Axit Trong Dạ Dày Và Những Vấn Đề Liên Quan

Axit Trong Dạ Dày Và Những Vấn Đề Liên Quan

axit-trong-da-day-2

Axit trong dạ dày và một số vấn đề liên quan

1.Một số vấn đề chung về axit trong dạ dày

1.1.Vai trò của axit dạ dày

Axit bên trong dạ dày, hay còn gọi là axit dịch vị – axit hydrochloric (HCl) là một chất lỏng dạng nước, không màu được tạo ra bởi tế bào thành của dạ dày. Nó có tính axit cao và có vai trò giúp phân hủy thức ăn để quá trình tiêu hóa được diễn ra nhanh hơn. Do đó cơ thể sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng một cách dễ dàng hơn khi thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, nó cũng hoạt động như một tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại các mầm bệnh và vi khuẩn có thể tác động đến, gây bệnh cho cơ thể.

1.2.Mức độ mạnh của axit dịch vị dạ dày như thế nào?

Cơ thể phân hủy được từ thịt đến các loại thực vật chứa xơ, thì nồng độ axit HCl tại dạ dày phải ở mức cao nhất định. Tính axit của dạ dày được đo trên thang độ pH. Thang đo này được quy định ở trong khoảng từ 0 đến 14. Mức độ pH càng thấp thì độ axit bên trong dạ dày càng mạnh. Axit dịch vị trong dạ dày có độ pH nằm trong khoảng từ 1 đến 2. Điều đó chứng tỏ dịch vị ở dạ dày có tính axit khá cao.

Mức độ pH thấp của axit dạ dày như thế phần lớn là do axit dịch vị của dạ dày có chứa axit clohydric (HCl). Một số thành phần khác ở trong dịch vị bao gồm natri clorua (NaCl) và kali clorua (KCl).

Các tế bào thành dạ dày sẽ tiết ra axit dịch vị này. Bên cạnh đó, nó cũng tiết ra một số enzym và chất nhầy. Chất nhầy này cực kỳ quan trọng vì giúp bảo vệ không để axit dịch vị gây kích ứng lớp niêm mạc dạ dày. Dù có tính axit cao như thế nhưng cơ thể của chúng ta được cấu tạo để có chức năng cân bằng axit ở trong dạ dày ở mức độ bình thường, do đó nó không gây ra bất kỳ ảnh hưởng hoặc biến chứng nào đến sức khỏe.

Tuy nhiên, đôi khi việc cân bằng mức độ axit đó sẽ có những lúc hoạt động không như mong muốn, dẫn đến mất cân bằng axit bên trong dạ dày. Tình trạng mất cân bằng axit dịch vị đó chủ yếu được chia thành 3 loại: Axit dạ dày cao hơn mức bình thường (Hyperchlorhydria), axit dạ dày thấp hơn mức bình thường (Hypochlorhydria) và không có axit dịch vị trong dạ dày (Achlorhydria).

axit-trong-da-day-3

Độ mạnh của axit trong dạ dày

2.Tình trạng axit trong dạ dày cao hơn mức bình thường (Hyperchlorhydria)

Theo chia sẻ của Bác sĩ Văn Nhật Minh, Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Trưng Vương, TP.HCM: “Tình trạng dư thừa axit dịch vị trong dạ dày hiện nay rất phổ biến. Hàng ngày, số ca tiếp nhận các bệnh lý vì tăng axit dịch vị trong dạ dày rất nhiều, nó có thể xuất hiện ngay ở cả những người còn rất trẻ tuổi do những thói quen ăn các thức ăn chua, cay nhiều dầu mỡ và ăn không đúng giờ giấc, hay các vấn đề tâm lý. Đó là những yếu tố nổi bật gây ra hiện tượng axit trong dạ dày cao”. Vậy tình trạng này như thế nào, hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu về tình trạng axit bên trong dạ dày cao hơn mức bình thường nhé.

2.1.Nguyên nhân gây ra axit trong dạ dày cao?

Có một số tình trạng có thể dẫn đến axit bên trong dạ dày cao. Thông thường, những tình trạng này sẽ dẫn đến sản xuất quá mức hormone gastrin. Gastrin là một loại hormone có tác dụng kích thích dạ dày sản xuất nhiều axit hơn. Một số nguyên nhân phổ biến nhất khiến nồng độ axit HCl trong dạ dày cao bao gồm:

2.1.1.Tăng tiết axit hồi lưu

Thuốc kháng Histamin H2 là một loại thuốc có tác dụng làm giảm axit bên trong dạ dày. Có bằng chứng cho thấy tăng tiết axit hồi lưu cũng có thể xảy ra sau khi ngừng sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI) một cách đột ngột sau thời gian dài dùng thuốc.

2.1.2.Hội chứng Zollinger-Ellison

Với hội chứng này, các khối u dạ dày hình thành trong tuyến tụy và ruột non. Các khối u dạ dày này tạo ra lượng gastrin cao, do đó làm tăng axit bên trong dạ dày.

2.1.3.Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori

H.pylori là một loại vi khuẩn có thể khu trú trong dạ dày và gây nên viêm loét, từ đó có thể dẫn đến lượng axit HCl trong dạ dày cao.

>>> Xem thêm Vi khuẩn Hp là gì? Hp gây bệnh gì cho cơ thể?

2.1.4.Tắc nghẽn đường ra khỏi dạ dày

Khi đường dẫn từ dạ dày đến ruột non bị tắc nghẽn có thể dẫn đến tăng axit dạ dày.

2.1.5.Suy thận mãn tính

Trong một số trường hợp hiếm hơn, những người bị suy thận hoặc những người đang chạy thận nhân tạo có thể tạo ra lượng gastrin cao, dẫn đến tăng sản xuất axit dịch vị dạ dày.

Cũng cần lưu ý rằng đôi khi không thể xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng axit dạ dày cao. Nếu không xác định được nguyên nhân rõ ràng gây ra axit HCl trong dạ dày cao, người ta gọi đó là tình trạng vô căn.

2.2.Các triệu chứng của tình trạng axit dạ dày cao hơn mức bình thường là gì?

Một số dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp tình trạng axit dạ dày cao bao gồm khó chịu ở bụng, đặc biệt là khi bụng đói, buồn nôn hoặc nôn mửa, đầy hơi, ợ nóng, tiêu chảy, giảm cân không rõ nguyên nhân,…

Các triệu chứng của axit dạ dày cao đôi khi sẽ rất giống với các triệu chứng của các tình trạng tại đường tiêu hóa khác. Nếu các triệu chứng đó kéo dài dai dẳng hoặc tái phát, nên đến gặp các chuyên gia y tế ngay để phát hiện nguyên nhân gây ra các triệu chứng đó và được lập kế hoạch điều trị kịp thời.

2.3.Axit dịch vị dạ dày cao dẫn đến những hậu quả như thế nào?

Nồng độ axit ở trong dạ dày cao có thể làm tăng nguy cơ phát triển các tình trạng sức khỏe khác liên quan đến dạ dày. Bao gồm:

2.3.1.Loét dạ dày

Loét dạ dày là tình trạng xảy ra khi lớp chất nhầy giúp bảo vệ dạ dày khỏi dịch tiêu hóa bị giảm đi, khiến axit dịch vị trong dạ dày ăn mòn lớp niêm mạc dạ dày, gây ra các vết loét.

2.3.2.Bệnh GERD: trào ngược dạ dày-thực quản 

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng axit dịch vị từ trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản, xảy ra khi áp lực cơ vòng thực quản dưới (LES) thấp hơn trong dạ dày. Khi áp lực trong dạ dày tăng lên như sau khi ăn hay uống no, dẫn đến giãn cơ vòng thực quản dưới khiến axit dịch vị trong dạ dày sẽ bị trào ngược lên trên.

>>> Xem thêm Trào Ngược Dạ Dày Dấu Hiệu Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị GERD

2.3.3.Chảy máu đường tiêu hóa

Điều này liên quan đến việc chảy máu ở bất kỳ vị trí nào trong hệ thống ống tiêu hóa.

axit-trong-da-day-9

Hậu quả của tăng axit trong dạ dày

2.4.Các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến axit dịch vị tại dạ dày cao

Một số yếu tố nguy cơ tiềm ẩn làm cho nồng độ axit dạ dày cao bao gồm:

2.4.1.Việc dùng thuốc 

Nếu cơ thể đang dùng thuốc để điều trị, một tình trạng bệnh giúp giảm sản xuất axit bên trong dạ dày và sau đó ngưng đột ngột không điều trị nữa, axit dạ dày có thể tăng cao trở lại.

2.4.2.Nhiễm khuẩn H. pylori

Nhiễm khuẩn H. pylori đang hoạt động trong dạ dày có thể dẫn đến tăng sản sinh axit tại dạ dày do nó có thể gây nên viêm loét hay trào ngược dạ dày thực quản.

2.4.3.Di truyền

Khoảng 25 đến 30% những người bị u dạ dày – khối u hình thành trong tuyến tụy hoặc tá tràng – có một tình trạng di truyền được gọi là đa u nội tiết loại 1, điều này cũng có thể khiến axit dịch vị trong dạ dày cao hơn mức bình thường.

2.5.Điều trị tình trạng axit trong dạ dày cao

2.5.1.Phương pháp dùng thuốc

–  Khi nồng độ axit dạ dày cao thường được chỉ định điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton (PPI). Những loại thuốc này có tác dụng làm giảm sản xuất axit dịch vị dạ dày thông qua việc ức chế kênh H+/K+/ATPase. Thuốc thường được dùng bằng đường uống, nhưng có thể được tiêm qua đường tĩnh mạch trong những trường hợp nghiêm trọng hơn.

-Nếu nguyên nhân khiến axit dạ dày cao là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori, việc dùng thuốc kháng sinh sẽ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trong khi PPI sẽ giúp ức chế sự sản xuất axit dịch vị.

-Đôi khi phẫu thuật có thể được lựa chọn để điều trị trong những trường hợp không đáp ứng với thuốc, chẳng hạn như cắt bỏ u dạ dày ở những người mắc hội chứng Zollinger-Ellison. Ngoài ra, những người bị loét dạ dày nặng, không đáp ứng điều trị với việc dùng thuốc và thay đổi lối sống, có thể phải phẫu thuật cắt bỏ dây thần kinh phế vị hoặc một phần dạ dày.

2.5.2.Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống giúp giảm tình trạng axit dịch vị cao 

-Ăn ít và chậm: Khi ăn no, thức ăn cùng với axit có thể bị trào ngược lên thực quản. Nên ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên hơn thay vì ba bữa ăn lớn hàng ngày.

-Tránh một số loại thực phẩm dễ gây trào ngược bao gồm bạc hà, thức ăn béo nhiều dầu mỡ, thức ăn cay, cà chua, hành, tỏi, cà phê, trà, sô cô la và rượu.

-Không uống đồ uống có gas vì chúng khiến tình trạng ợ hơi, axit trào ngược vào thực quản trầm trọng hơn. Thay vào đó, nên uống nhiều nước lọc vì nó có thể giúp làm loãng và giảm nồng độ axit dạ dày.

-Không nằm ngay sau khi ăn. Khi chúng ta đứng hoặc ngồi, trọng lực sẽ giúp giữ axit ở lại trong dạ dày. Nên ăn xong ít nhất ba giờ trước khi đi ngủ và tốt nhất không nên ăn vào lúc tối muộn hoặc nửa đêm.

-Tránh vận động mạnh trong vài giờ sau khi ăn, tránh các động tác cúi gập người vì có thể đưa axit vào thực quản.

-Nâng cao đầu khi ngủ.

-Giảm cân nếu khối lượng cơ thể vượt quá mức bình thường vì trọng lượng tăng lên làm giãn cơ thắt thực quản dưới, giảm áp lực giữ cơ vòng đóng lại. Điều này làm tăng nguy cơ dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản.

-Bỏ hút thuốc lá vì Nicotin có trong thuốc lá có thể làm giãn cơ vòng thực quản dưới.

-Xem xét việc dùng thuốc: Một số thuốc như estrogen dùng sau mãn kinh, thuốc chống trầm cảm ba vòng và thuốc giảm đau chống viêm có thể làm giãn cơ vòng thực quản dưới. Một số thuốc khác như bisphosphonates bao gồm alendronate (Fosamax), ibandronate (Boniva) hoặc risedronate (Actonel), được dùng để tăng mật độ xương có thể gây kích ứng lớp niêm mạc thực quản.

>>> Xem thêm Những Thuốc Giảm Tiết Axit Dạ Dày Tốt Nhất Năm 2021

axit-trong-da-day-4

Điều trị tình trạng axit dịch vị tăng quá cao

3.Axit trong dạ dày thấp hơn mức bình thường (Hypochlorhydria)

3.1.Nguyên nhân khiến axit dịch vị thấp hơn mức bình thường

3.1.1.Stress

Căng thẳng quá mức trong thời gian dài cũng có thể làm giảm sản xuất axit dạ dày.

3.1.2.Thiếu vitamin và khoáng chất

Thiếu nguyên tố kẽm hoặc vitamin B cũng có thể dẫn đến tình trạng lượng axit dịch vị dạ dày thấp hơn mức bình thường. Những thiếu hụt này có thể do chế độ ăn uống không đủ chất hoặc mất chất dinh dưỡng do căng thẳng, hút thuốc hay uống rượu.

3.1.3.Việc dùng thuốc

Dùng thuốc kháng axit (Antacid) hoặc các thuốc nhóm ức chế bơm Proton (PPI) hay Kháng Histamin H2 để điều trị loét và trào ngược axit trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến tình trạng giảm HCl. 

3.1.4.Vi khuẩn H. Pylori

Nhiễm vi khuẩn H. Pylori là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên bệnh viêm loét dạ dày. Nếu không được điều trị, có thể dẫn đến giảm axit tại dạ dày.

3.1.5.Phẫu thuật

Các cuộc phẫu thuật cắt bỏ dạ dày có thể làm giảm sản xuất axit dạ dày.

axit-trong-da-day-5

Nguyên nhân gây giảm axit trong dạ dày

3.2.Các triệu chứng của tình trạng giảm axit dịch vị dạ dày

Các triệu chứng của axit dạ dày thấp có liên quan đến chức năng hệ tiêu hóa bị suy giảm, tăng khả năng bị nhiễm trùng và giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Các triệu chứng có thể bao gồm đầy hơi, ợ hơi, đau bụng, buồn nôn khi uống vitamin và khoáng chất, tiêu chảy, thèm ăn dù không đói, rụng tóc, móng tay yếu, giòn, thiếu máu do thiếu sắt, thiếu hụt các khoáng chất khác, chẳng hạn như vitamin B12, canxi và magiê, thiếu protein, các vấn đề thần kinh, chẳng hạn như tê ngứa khắp cơ thể và thay đổi thị lực.

3.3.Axit dịch vị dạ dày giảm dẫn đến những hậu quả như thế nào?

Hàm lượng HCl thấp có thể có ảnh hưởng không tốt đến khả năng tiêu hóa thức ăn và sự hấp thụ chất dinh dưỡng. Nếu không được điều trị, hypochlorhydria có thể gây tổn thương hệ tiêu hóa, nhiễm trùng và một số vấn đề sức khỏe mãn tính khác.

3.4.Các yếu tố nguy cơ đối với tình trạng giảm axit bên trong dạ dày

-Trên 65 tuổi

-Mức độ căng thẳng cao

-Liên tục sử dụng thuốc làm giảm axit dịch vị ở dạ dày

-Thiếu vitamin

-Bị nhiễm khuẩn do H. pylori

-Có tiền sử phẫu thuật dạ dày

3.5.Điều trị tình trạng thiếu hụt axit dạ dày như thế nào?

Việc điều trị bệnh giảm HCl trong dạ dày sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh.

Phương pháp điều trị tiếp cận chủ yếu dựa trên việc điều chỉnh chế độ ăn uống và thay đổi lối sống.

3.5.1.Phương pháp dùng thuốc

-Thuốc betaine hydrochloride có vai trò bổ sung HCl, có thể kết hợp với enzyme pepsin, giúp tăng nồng độ axit ở tại dạ dày.

-Dùng kháng sinh: Nếu nhiễm H. pylori là nguyên nhân gây ra các triệu chứng giảm axit dịch vị trong dạ dày, bác sĩ có thể kê toa sử dụng kháng sinh.

-Bổ sung kẽm – một khoáng chất cần thiết cho trong tế bào của con người. Kẽm cũng có vai trò trong việc sản xuất axit HCl. Những người không có đủ kẽm trong chế độ ăn và những người kém hấp thu kẽm có thể có mức axit dịch vị trong dạ dày thấp. Giải quyết tình trạng thiếu kẽm có thể giúp tăng axit tại dạ dày.

Một số thực phẩm giàu kẽm mà mọi người có thể thêm vào chế độ ăn uống như hàu, tôm hùm, thịt bò, các loại hạt như hạt điều, hạt đậu, sữa chua, ngũ cốc,…

-Uống men vi sinh: Probiotics là những vi sinh vật có ích giúp hỗ trợ sự cân bằng của vi khuẩn có lợi trong đường ruột, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại, từ đó góp phần làm tăng nồng độ axit dịch vị dạ dày.

axit-trong-da-day-6

Điều trị tình trạng axit trong dạ dày giảm

3.5.2.Phương pháp thay đổi chế độ ăn và lối sống

-Ăn gừng: Gừng có đặc tính chống viêm có thể giúp giảm viêm dạ dày do axit dạ dày thấp, gừng có thể kích thích sản xuất và bài tiết các enzym tiêu hóa cần thiết và tăng cường nhu động ruột.

-Dùng các loại thực phẩm có chứa Probiotics cũng có nhiều hiệu quả trong việc điều trị tình trạng giảm axit dịch vị dạ dày như dưa chua, kim chi, cải muối,…

-Nhai kỹ. Việc nhai kỹ sẽ chia nhỏ thức ăn thành nhiều miếng nhỏ hơn, hòa trộn với nước bọt, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn, từ đó cũng giúp tăng tiết axit dịch vị dạ dày để giúp tiêu hóa thức ăn.

4.Không có axit trong dạ dày (Achlorhydria)

4.1.Không có axit dịch vị dạ dày là tình trạng như thế nào?

Đây là một dạng thiếu hụt Axit hydroclorid (HCl) trong dạ dày nghiêm trọng hơn, có thể làm suy giảm quá trình tiêu hóa và dẫn đến tổn thương hệ thống tiêu hóa. Nếu không có axit dạ dày, cơ thể của chúng ta sẽ không thể thực hiện quá trình phân hủy protein đúng cách và cũng sẽ dễ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa hơn. Nếu không được điều trị, việc không có axit HCl tại dạ dày có thể gây ra những hậu quả đe dọa tính mạng.

4.2.Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của không có axit HCl trong dạ dày

Tình trạng này có thể xảy ra ở nam giới và phụ nữ thuộc mọi chủng tộc và mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nó sẽ xảy ra thường xuyên hơn ở những người cao tuổi. Một số yếu tố có thể góp phần làm tăng nguy cơ không có axit HCl tại dạ dày bao gồm:

-Suy giáp. Tình trạng này có thể làm chậm đáng kể quá trình trao đổi chất của cơ thể, dẫn đến giảm sản xuất axit dạ dày.

-Việc dùng thuốc: Thuốc kháng axit là một nhóm thuốc thường dùng để điều trị chứng ợ nóng và khó tiêu. Thuốc ức chế bơm proton (PPI) có thể làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Cả hai loại thuốc đều làm giảm axit bên trong dạ dày. Lạm dụng quá mức có thể ngăn cơ thể sản xuất axit dạ dày, dẫn đến không còn axit dịch vị dạ dày.

-Phẫu thuật như phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày hay một phần của dạ dày. Khi chức năng của một phần dạ dày bị thay đổi, việc sản xuất axit dịch vị dạ dày có thể giảm xuống và có thể không còn axit dạ dày.

-Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) có thể gây nên viêm loét dạ dày tá tràng. Nếu không được điều trị, nhiễm khuẩn này có thể làm mất đi việc tạo ra axit tại dạ dày.

-Rối loạn tự miễn dịch. Một số bệnh rối loạn tự miễn có thể làm rối loạn quá trình sản xuất axit dạ dày.

axit-trong-da-day-7


Nguyên nhân khiến không có axit trong dạ dày

4.3.Các triệu chứng của việc không có axit dịch vị dạ dày

Việc không có axit HCl tại dạ dày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt, cơ thể sẽ gặp vấn đề trong việc hấp thụ sắt.

Các vitamin và khoáng chất khác như canxi, axit folic, vitamin C và vitamin D cũng dựa vào axit dạ dày đầy đủ để hấp thu được vào đường tiêu hóa.

Nếu cơ thể được chẩn đoán mắc chứng không có axit HCl trong dạ dày, bác sĩ thường kiểm tra tình trạng thiếu máu. Các triệu chứng không có axit khác có thể bao gồm chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn, trào ngược axit, các vấn đề tiêu hóa, bệnh tiêu chảy, móng tay yếu, dễ gãy, rụng tóc,…

Nếu không có đủ axit dạ dày, việc vi khuẩn phát triển quá mức trong ruột non có thể xảy ra. Biến chứng achlorhydria cũng có thể dẫn đến kém hấp thu, một tình trạng ngăn cản ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Việc thiếu hụt chất dinh dưỡng cho cơ thể có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng bao gồm các vấn đề về thần kinh như yếu tay và chân, ngứa ran hoặc tê ở ngón tay và ngón chân, mất trí nhớ, thay đổi tầm nhìn, ảo giác,…

axit-trong-da-day-8

Một số triệu chứng không có axit trong dạ dày

4.4.Các phương pháp chẩn đoán tình trạng không có axit dịch vị

Để chẩn đoán achlorhydria, các bác sĩ sẽ lưu ý tiền sử bệnh và các triệu chứng hiện tại của bệnh. Đo độ pH trong dạ dày nếu có thể có tiền sử biểu hiện các triệu chứng như trào ngược axit, đau bụng và đầy hơi, tăng nhu động ruột, các vấn đề tiêu hóa, giảm cân, dấu hiệu hoặc các triệu chứng của tình trạng dinh dưỡng kém.

Các xét nghiệm máu, chẳng hạn như công thức máu toàn phần (CBC), cũng có thể được sử dụng để kiểm tra tình trạng thiếu máu do nó có thể liên quan đến nồng độ axit ở tại dạ dày bị thiếu hụt trầm trọng.

4.5.Điều trị tình trạng không có axit dịch vị như thế nào?

Điều trị achlorhydria phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng không có axit dạ dày. 

-Nếu achlorhydria do nhiễm vi khuẩn H. pylori, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị tình trạng này. 

-Nếu trước đó đã được kê đơn thuốc ức chế bơm Proton (PPI) hay kháng Histamin H2 để giảm bớt các triệu chứng trào ngược axit, bác sĩ có thể thay đổi thuốc trong đơn để tránh làm nặng hơn tình trạng thiếu hụt axit HCl tại dạ dày.

Achlorhydria có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe và biến chứng nghiêm trọng, vì vậy việc tìm ra nguyên nhân của nó và được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi về tiêu hóa hoặc các triệu chứng khác có thể gây khó chịu, hãy đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị.

 

Tóm lại, axit dịch vị dạ dày có một vai trò quan trọng đối với hệ thống tiêu hóa. Tình trạng mất cân bằng axit trong dạ dày hiện nay ngày càng gia tăng do sự tăng dần về thói quen sống cũng như sinh hoạt, ăn uống không điều độ của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, việc giữ cân bằng axit dịch vị dạ dày không hề khó, chúng ta có thể thực hiện ngay qua việc thay đổi chế độ ăn và thay đổi lối sống, bên cạnh tuân theo chỉ định dùng thuốc của các chuyên gia y tế. Hy vọng qua bài viết này, Scurma Fizzy đã giúp cung cấp được một số kiến thức chung về axit dịch vị bên trong dạ dày, cũng như các biện pháp giúp cân bằng chúng.

Trên đây là một số phương pháp và cách điều trị hiệu quả giúp cân bằng axit dịch vị dạ dày. Bên cạnh tạo thói quen ăn uống khoa học, tập thể dục, thể thao giảm stress, căng thẳng,.. người bệnh cần sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị để ngăn chặn bệnh xảy ra, đảm bảo cho một dạ dày khỏe mạnh, để hạn chế các bất lợi do việc mất cân bằng axit đem lại.

Scurma Fizzy là kết quả nghiên cứu trong 3 năm của các nhà khoa học Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ và ĐH Quốc gia Hà Nội khi ứng dụng công nghệ hướng đích từ hợp chất Curcumin của củ nghệ vàng nhằm tăng hiệu quả tác dụng tập trung gấp 70 lần Nano Curcumin thông thường. Đồng thời, tăng hiệu quả lành loét và chống oxy hóa của cơ thể hơn so với các dạng bào chế khác. Tìm hiểu thêm sản phẩm Scurma Fizzy ngay tại đây để giúp bảo vệ dạ dày của mình toàn diện hơn.

axit-trong-da-day

Scurma Fizzy giúp hỗ trợ cân bằng axit trong dạ dày

Nếu còn bất cứ câu hỏi nào hay các vấn đề nào khác cần quan tâm đến tình trạng mất cân bằng axit dịch vị dạ dày, hãy gọi ngay HOTLINE 18006091, Scurma Fizzy sẽ giải đáp các thắc mắc đó cùng bạn.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091