Bấm Huyệt Chữa Đau Dạ Dày, Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả

Bấm Huyệt Chữa Đau Dạ Dày, Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả

Dạ dày là một tạng thuộc hệ tiêu hóa, đóng vai trò chính trong việc tiêu hóa thức ăn. Dạ dày có cấu tạo như một chiếc túi, thông 2 đầu, phía trên nối với nối với thực quản, phía dưới nối với tá tràng. Đây là một tạng có liên hệ mật thiết với những cơ quan khác như tuyến tụy, lá lách, gan,… Một dạ dày có cấu tạo bình thường có thể chứa từ 1-1,5 lít dung tích thức ăn mà con người nạp vào cơ thể sau mỗi lần ăn. Theo thống kê gần đây nhất của các phòng khám y tế, có tới hơn 70% bệnh nhân đến khám hệ tiêu hóa mắc bệnh đau dạ dày ở các mức độ khác nhau. Bệnh có đặc điểm là ở giai đoạn đầu của bệnh, triệu chứng bệnh thường nhẹ và xuất hiện với tần suất ít, do đó người bệnh thường chủ quan. Đến khi cơn đau xuất hiện nhiều hơn và không thể chịu nổi nữa, bệnh nhân mới đến bệnh viện khám. Đây chính là nguyên nhân khiến cho niêm mạc dạ dày tổn thương nặng hơn, bệnh dai dẳng hơn và nguy cơ cao xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy có những cách chữa đau dạ dày đơn giản nào để người bệnh có thể thực hiện tại nhà? Sau đây là bài viết chia sẻ phương pháp bấm huyệt chữa đau dạ dày một mà bạn có thể tham khảo.

Bấm huyệt chữa đau dạ dày

Bấm huyệt chữa đau dạ dày

1. Công dụng của phương pháp bấm huyệt chữa đau dạ dày

1.1 Xoa bóp, bấm huyệt là gì?

Xoa bóp, bấm huyệt là những phương pháp trị bệnh cổ xưa, được lưu hành trong dân gian và cho đến tận bây giờ vẫn được áp dụng một cách hiệu quả. Phương pháp này sử dụng các động tác tay, tác động lên các huyệt, các điểm đặc biệt trên cơ thể người bệnh. Dưới tác động của lực bàn tay, sẽ tạo ra những kích thích  thần kinh gây nên những thay đổi về huyết học, dẫn truyền thần kinh,… từ đó giúp bệnh nhân cải thiện quá trình dinh dưỡng, nâng cao thể lực cũng như hạn chế tình trạng đau, tình trạng bệnh tiến triển.

1.2 Xoa bóp bấm huyệt có tác dụng gì?

Xoa bóp bấm huyệt được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực chăm sóc sức khỏe như:

  • Điều trị bệnh cơ xương khớp: xoa bóp có tác dụng giúp giãn cơ, cải thiện vận động cho người bệnh.
  • Điều trị bệnh về thần kinh: Bấm huyệt có thể tác động trực tiếp lên một số dây thần kinh, gây ra tác dụng thư giãn, giảm đau, giảm chèn ép dây thần kinh.
  • Trong lĩnh vực thẩm mỹ: xoa bóp, bấm huyệt ở các huyệt vùng mặt giúp tăng lưu thông máu, tăng độ đàn hồi của làn da, giảm bít tắc lỗ chân lông,…
  • Thêm vào đó, xoa bóp bấm huyệt còn có khả năng điều hòa chức năng sinh lý bình thường của nội tạng, tăng cường nhu động của dạ dày, ruột,…

1.3 Phương pháp bấm huyệt được ứng dụng để bấm huyệt chữa đau dạ dày

Bấm huyệt trị liệu là phương pháp trị bệnh có nguồn gốc từ y học cổ truyền, được nghiên cứu, phát triển và lưu truyền rộng rãi trong dân gian từ ngàn đời nay. Trong đó, bấm huyệt chữa đau dạ dày là một trong những phương pháp phổ biến, hiệu quả bậc nhất.Bấm huyệt chữa đau dạ dày – phương pháp giảm đau tức thời, nhanh chóng, hiệu quả.

Nguyên nhân của chứng bệnh này có thể do ăn uống không điều độ, lo lắng quá mức, làm việc nặng nhọc,… làm cho khí trệ tại tỳ và vị. Khi chức năng của hai cơ quan này suy giảm gây ra triệu chứng như khó tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, buồn nôn,…

Bấm huyệt chữa đau dạ dày

Bấm huyệt chữa đau dạ dày – phương pháp giảm đau tức thời, nhanh chóng, hiệu quả

Dân gian có nhiều bài thuốc hành khí, hoạt huyết, kiện tỳ vị. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, y học cổ truyền còn ứng dụng phương pháp bấm huyệt chữa đau dạ dày tức thời.

>>>> Tìm hiểu thêm: Chữa Đau Dạ Dày Với Các Bài Thuốc Đơn Giản Tới Từ Dân Gian

2. Hướng dẫn bấm huyệt chữa đau dạ dày

Bấm huyệt chữa đau dạ dày là phương pháp loại bỏ cơn đau một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả điều trị tốt, người bệnh cần thực hiện đúng cách, nếu không thì liệu pháp này có thể vô tác dụng, thậm chí gây tác động xấu.

2.1 Xoa bóp bụng trước khi bấm huyệt

Trước khi thực hiện bấm huyệt chữa đau dạ dày, bạn cần làm nóng vùng thượng vị để lưu thông khí huyết, làm mềm mô, tăng cường nhu động ruột. Ngoài ra, việc xoa bóp còn giúp cơ thể thích ứng dần với lực từ bàn tay, giảm cảm giác đau và khó chịu khi tiến hành bấm huyệt. Người bệnh nên nhỏ vài giọt tinh dầu lên lòng bàn tay để việc xoa bóp trở nên dễ dàng, đồng thời cơ bụng được thư giãn tốt hơn. Sau đó thực hiện xoa bóp theo hướng dẫn dưới đây:

Bấm huyệt chữa đau dạ dày

Xoa bóp bụng là bước khởi động để bấm huyệt chữa đau dạ dày

  • Bước 1: Xoa vuốt bụng

Bạn nằm trên mặt phẳng ở tư thế duỗi thẳng người, thư giãn, thả lỏng cơ bụng. Sau đó đặt tay lên bụng, trượt tay lên nhau theo chuyển động tròn từ trái sang phải.

  • Bước 2: Xoa bóp cơ bụng

Xoa bóp nhẹ cơ bụng bằng đầu ngón tay rồi kéo dần lên phía trên, rồi thả xuống dưới. lặp lại động tác 5 lần.

  • Bước 3: Day, ấn khung đại tràng

Tục dùng các đầu ngón tay day, ấn vùng bụng dọc theo khung đại tràng.

  • Bước 4: Ấn cơ

Dùng các đầu ngón tay ấn vào bụng từ phía ngoài dần về phía trong bụng. Lặp lại liên tục động tác này từ 3 – 4 lần.

  • Bước 5: Rung cơ

Dùng ngón tay nắm phần thịt ở chính giữa bụng, nhanh chóng nhấc nhẹ lên rồi nhanh chóng đưa hạ xuống.

  • Bước 6: Lắc cơ bụng

Dùng 2 bàn tay lắc cơ bụng theo hướng từ  trái sang phải và ngược lại, mỗi bên 3 lần.

2.2 Cách bấm huyệt chữa đau dạ dày

Sau khi đã khởi động và làm nóng vùng bụng, bạn sẽ bắt đầu xác định vị trí các huyệt đạo thực hiện bấm huyệt. Sau đây sẽ là 5 huyệt đạo chính bạn cần bấm huyệt chữa đau dạ dày.

Cách bấm huyệt Cự khuyết

  • Vị trí: nằm trên đường thẳng giữa bụng, ngay giữa buồng tim, cách rốn 6 thốn về phía trên.
  • Hướng dẫn: Dùng đầu ngón tay cái day và ấn vào huyệt cự khuyết liền trong 1 phút rồi thả ra, làm 5 lần liên tiếp, mỗi ngày 1 – 2 lần.
  • Tác dụng: Giảm đau nhanh chóng, hỗ trợ điều trị một số bệnh như co thắt dạ dày, hẹp thực quản, tăng tiết dịch vị dạ dày.
bấm huyệt chữa đau dạ dày

Xác định huyệt cự khuyết trong phương pháp bấm huyệt chữa đau dạ dày

Cách bấm huyệt Trung quản

  • Vị trí: Ở chính giữa bụng, nằm trên rốn khoảng 4 thốn.
  • Hướng dẫn:Bấm mạnh ngón tay cái vào huyệt trong vòng 30 giây rồi thả ra.
  • Tác dụng: loại bỏ cơn đau nhanh chóng do làm mất cảm giác đau của dạ dày.

 

bấm huyệt chữa đau dạ dày

Xác định huyệt trung quản trong phương pháp bấm huyệt chữa đau dạ dày.

Cách bấm huyệt Thượng quản

  • Vị trí huyệt: trên rốn 5 thốn.
  • Hướng dẫn: Dùng đầu ngón tay cái ấn, day vào huyệt Thượng quản liên tục trong vòng 1 phút, lặp lại 2 lần vào mỗi buổi sáng.
  • Tác dụng: Loại bỏ nhanh các cơn đau sau khi thực hiện, làm giảm các triệu chứng sôi bụng, tức bụng, buồn nôn.

Cách bấm huyệt Thiên xu

  • Vị trí huyệt: Thuộc đường thẳng ngang rốn, cách rốn 2 thốn về bên phải.
  • Hướng dẫn thực hiện: Dùng 2 đầu ngón tay bấm giữ huyệt trong vòng 2 phút.
  • Tác dụng: Dứt nhanh cơn đau, hỗ trợ một số bệnh lý về đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, tắc ruột.

Cách bấm huyệt Công tôn

  • Vị trí huyệt: bên trên mắt cá chân 3 thốn.
  • Hướng dẫn thực hiện: Dùng 2 đầu ngón tay bấm vào huyệt trong 2 phút, ngày làm 2 lần sáng – tối.
  • Tác dụng: Cắt cơn đau, tức bụng.

Cách bấm huyệt Thái xung

  • Vị trí huyệt: Trên mu bàn chân, cách điểm nằm giữa ngón cái và ngón trỏ 3 thốn.
  • Hướng dẫn thực hiện: Dùng đầu ngón cái bấm vào huyệt bằng lực vừa phải trong vòng 2 phút, mỗi ngày thực hiện 2 lần.
  • Tác dụng: Giảm đau vùng thượng vị.

Cách bấm huyệt Túc tam lý

  • Vị trí huyệt: Nằm ở dưới đầu gối ba thốn và cách bờ xương ống chân một thốn.
  • Hướng dẫn thực hiện: Dùng đầu ngón tay trỏ và cái ấn mạnh vào huyệt trong vòng 2 phút, lặp lại 2 lần vào mỗi buổi sáng.
  • Tác dụng: Cắt cơn đau, hỗ trợ điều trị táo bón, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, tiêu hóa kém, buồn nôn,…

Cách bấm huyệt Nội quan

  • Vị trí huyệt:Nằm ở giữa khe gân cơ, cách đường chỉ ở cổ tay khoảng 2 thốn.
  • Hướng dẫn thực hiện: Ấn mạnh ngón tay cái vào huyệt trong vòng 2 phút.
  • Tác dụng: Lưu thông khí huyết, giảm co bóp dạ dày, giảm  đau.

Cách bấm huyệt Lậu cốc

  • Vị trí huyệt: Ở chỗ lõm sát bờ sau trong xương chày, cách đỉnh của mắt cá trong 6 thốn ở phía trên.
  • Hướng dẫn: Dùng các đầu ngón trỏ và ngón giữa ấn, day mạnh vào 2 huyệt lậu cốc ở 2 chân.
  • Tác dụng: Điều trị đau rát dạ dày, làm thuyên giảm các chứng sôi bụng, chướng bụng, buồn nôn.

>>>> Tìm hiểu thêm: Điều Trị Sao Cho Hiệu Quả Tình Trạng Buồn Nôn Chướng Bụng

3. Lưu ý cần nhớ khi bấm huyệt chữa đau dạ dày

Bấm huyệt chữa đau dạ dày có thể giúp người bệnh làm giảm cơn đau nhanh chóng, hiệu quả, thực hiện đơn giản. Tuy nhiên, cần chú ý một số điều sau nếu không muốn xảy ra các rủi ro không mong muốn.

  • Không thực hiện phương pháp bấm huyệt chữa đau dạ dày cho bệnh nhân mới phẫu thuật vùng bụng hoặc phụ nữ đang mang thai, cho con bú.
  • Rửa tay sạch sẽ, lau khô trước khi bấm, cắt móng tay gọn gàng.
  • Không bấm vào những vết thương hở hoặc bị viêm.
  • Dùng lực vừa phải, tránh quá mức để không gây đau mà cũng không tăng tác dụng.
  • Nên thực hiện khi mới thức dậy buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Không thực hiện khi bụng quá no hoặc quá đói.
  • Vị trí của huyệt cần bấm cần được xác định chính xác.
  • Phương pháp bấm huyệt chữa đau dạ dày chỉ phù hợp với những người bị đau mức độ nhẹ giúp làm giảm triệu chứng.

4. Một số cách chữa đau dạ dày theo y học dân gian

Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số cách chữa trị theo y học dân gian để giảm đau. Hầu hết các mẹo chữa này đều đơn giản, dễ thực hiện do tận dụng các yếu tố như nhiệt độ, tác động cơ học và nguyên liệu tự nhiên.

Dưới đây là 8 cách chữa đau dạ dày tại nhà bạn có thể áp dụng để kiểm soát cơn đau và giảm nhẹ một số triệu chứng đi kèm.

4.1 Uống nước ấm – mẹo chữa đau dạ dày đơn giản nhất

Nguyên nhân trực tiếp làm bùng phát cơn đau ở dạ dày là do dịch vị được bài tiết quá mức. Acid HCl trong dịch vị sẽ tấn công, làm phá hủy lớp chất nhầy có vai trò bảo vệ niêm mạc, dẫn tới tế bào biểu mô bị ăn mòn. Nếu không kiểm soát kịp thời, niêm mạc dạ dày có thể hình thành ổ viêm, loét hoặc thậm chí là xuất huyết.

Để làm dịu cơn đau dạ dày, bạn nên uống 1 ly nước ấm, uống từng ngụm nhỏ một. Nước ấm sẽ giúp làm loãng dịch vị và giảm mức độ kích thích lên tế bào biểu mô.

Nước ấm

Nước ấm

4.2. Giảm đau dạ dày bằng cách chườm ấm

Nếu phương pháp trên không mang lại hiệu quả, bạn có thể chuyển sang thực hiện phương pháp chườm ấm. Hiện nay, phương pháp này đã được công nhận về hiệu quả điều trị và được sử dụng khá phổ biến.

Túi chườm có nhiệt độ ấm hơn nhiệt độ cơ thể, giúp giãn mạch máu ở vùng thượng vị và làm giảm hiện tượng thành dạ dày co bóp quá mức, từ đó giúp giảm đau. Ngoài ra, mạch máu giãn còn giúp tăng lượng máu đến dạ dày và ruột, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa. Từ đó làm giảm các triệu chứng của đau dạ dày gây ra.

Hướng dẫn:

  • Đổ nước ấm (từ 50 – 65 độ C) vào túi chườm.
  • Đặt túi chườm trực tiếp lên vùng thượng vị trong khoảng 10 – 20 phút.
    Chườm ấm

    Chườm ấm

4.3. Xoa bóp bụng – Cách trị đau dạ dày công hiệu

Hiện nay, phương pháp xoa bóp bụng đã được sử dụng phổ biên trong vật lý trị liệu điều trị đau dạ dày. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, phương pháp này giúp tăng tuần hoàn máu vùng bụng và làm giảm kích thích dây thần kinh.

Biện pháp này đặc biệt hiệu quả với những bệnh nhân đau dạ dày do nguyên nhân ăn uống, có các triệu chứng khó tiêu, chướng bụng và đầy hơi.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Cho một lượng tinh dầu vừa đủ vào lòng bàn tay, xoa tròn 2 lòng bàn tay vào nhau cho nóng lên.
  • Đặt tay lên bụng, xoa đều nhẹ nhàng theo chiều lên – xuống và trái – phải.
  • Thực hiện trong 10 – 15 phút.
  • Nên thực hiện xoa bóp sau bữa ăn khoảng 1 tiếng để kích thích tiêu hóa và giảm nhẹ cơn đau.
    Xoa bóp bụng

    Xoa bóp bụng

4.4. Uống trà cam thảo chữa đau dạ dày

Cam thảo từ lâu đã thường được nhân dân sử dụng trong các bài thuốc điều trị các chứng bệnh đường tiêu hóa như đau dạ dày, khó tiêu, loét dạ dày và trào ngược dạ dày.

Y học hiện đại có nhiều nghiên cứu cho thấy, cam thảo có chứa các chất chống oxy hóa có khả năng trung hòa dịch vị, làm lành vết loét.

Cách pha trà cam thảo:

  • Lấy khoảng 1 – 2g cam thảo cho vào ấm.
  • Rót khoảng 300ml nước sôi vào, hãm trong 10 – 15 phút.
    Uống trà cam thảo

    Uống trà cam thảo

4.5. Dùng nha đam trị đau dạ dày theo dân gian

Nha đam (lô hội) có thành phần chủ yếu là nước, rất giàu vitamin và khoáng chất. Nha đam hay được sử dụng để chế biến các thức uống giải nhiệt. Theo Đông y, lô hội có vị ngọt nhạt, tính hàn, chủ trị các chứng nhiệt như nóng trong, tỳ vị hư tổn.

Cách dùng nha đam:

  • Sử dụng từ 1 đến 2 nhánh nha đam còn tươi, đem rửa thật sạch và gọt bỏ phần vỏ màu xanh.
  • Tách lấy phần thịt trắng, rửa sạch.
  • Đem xay nhuyễn phần thịt rồi thêm 1 ít đường vào và uống trực tiếp.
  • Nên dùng khi bụng rỗng.
    Nha đam

    Nha đam

4.6. Trà mật ong – Mẹo dân gian chữa đau dạ dày công hiệu

Mật ong là một vị thuốc bổ theo y học dân gian. Các chất chống oxy hóa trong mật ong có khả năng tiêu diệt các gốc tự do, đẩy nhanh tốc độ phục hồi ổ viêm loét ở niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, trong mật ong cũng chứa chất hydrogen peroxide có hiệu quả kháng khuẩn, nấm và virus. Mật ong có thể chất đặc sánh, độ dính cao, nên có thể tạo thành một lớp màng bao phủ niêm mạc dạ dày tránh khỏi tác động của axit dịch vị.

Cách dùng mật ong chữa đau dạ dày:

  • Rót khoảng 4 – 5 thìa cà phê mật ong cho vào chén.
  • Thêm vào khoảng 250ml nước ấm, khuấy đều, có thể cho thêm một vài lát gừng.
  • Uống từng ngụm nhỏ dung dịch vừa pha được.
    Trà mật ong

    Trà mật ong

4.7. Dùng gừng tươi chữa đau dạ dày tại nhà theo dân gian

Gừng tươi (sinh khương) có tính ấm, quy vào phế, tỳ và vị, chủ trị các chứng hàn phế, buồn nôn, đau bụng do lạnh, đau dạ dày.

Chính vì vậy, cơn đau dạ dày và cảm giác buồn nôn, nôn mửa có thể giảm nhanh, giảm đáng kể khi dùng trà gừng hoặc ngậm trực tiếp gừng tươi.

Cách pha một tách trà gừng để uống chữa đau dạ dày:

  • Lấy một lượng gừng tươi cắt lát mỏng khoảng 50 – 60g.
  • Cho gừng tươi vào tách và hãm với 200ml nước sôi trong khoảng 10 – 15 phút.

Sau đó cho thêm 1 ít mật ong vào, trộn đều và dùng trực tiếp.

Gừng tươi

Gừng tươi

>>>> Tìm hiểu ngay: 10 Thực Đơn Được Xây Dựng Riêng Cho Người Đau Dạ Dày

>>>> Tham khảo ngay: Chế Độ Luyện Tập Thể Dục Thể Thao Cho Người Bệnh Đau Dạ Dày

Bài viết trên đây đã chia sẻ cho bạn phương pháp bấm huyệt chữa đau dạ dày đơn giản mà hiệu quả. Thêm vào đó là những lưu ý khi thực hiện phương pháp. Rất mong bài viết của chúng tôi phần nào giúp ích được cho bạn trong việc cải thiện tình trạng bệnh của mình. Mọi thắc mắc cần giải đáp, bạn có thể liên hệ HOTLINE 1800.6091 để được tư vấn tận tâm nhất.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091