Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Ở Trẻ Em, Các Biện Pháp Phòng Ngừa

Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Ở Trẻ Em, Các Biện Pháp Phòng Ngừa

Bệnh viêm loét dạ dày hiện nay có xu hướng ngày càng trẻ hóa, và hiện nay trẻ em đang là đối tượng có nguy cơ cao bị viêm loét dạ dày tá tràng? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của bệnh cùng như chế độ ăn uống cần thiết để giúp điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em.

1. Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em là gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em thường ít gặp hơn so với người lớn, tuy nhiên bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiện nay đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa và trẻ em hiện nay là các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa Ulcer vào năm 2011 đã ghi nhận có tới 8,1% trẻ em ở châu Âu và 17,4% trẻ ở Hoa Kỳ sẽ bị viêm loét dạ dày tá tràng trước 18 tuổi, ghi nhận ở nước ta cũng cho một tỉ lệ không hề nhỏ

Các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa cho biết, việc chẩn đoán viêm loét dạ dày ở trẻ em khó hơn và kết quả thu được không đáng tin cậy so với người lớn vì một số xét nghiệm như xét nghiệm máu xác định vi khuẩn Hp, nội soi dạ dày…thường cho kết quả không mấy khả quan.

Các triệu chứng phổ biến hay gặp của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em gồm:

  • Đau âm ỉ, lâm râm trong dạ dày

Với những đứa trẻ có tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng thì đây là dấu hiệu điển hình và dễ nhận biết nhất. Trẻ sẽ có cảm giác đau âm ỉ do dạ dày bị viêm loét, đồng thời cơ đau có thể xuất hiện sau khi trẻ ăn no hoặc khi trẻ bắt đầu đi ngủ

Do vậy nếu trẻ có biểu hiện đau ở khu vực vùng thượng vị, bố mẹ nên chú ý cho trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị càng sớm càng tốt

  • Chướng bụng, đầy hơi

Trẻ bị viêm loét dạ dày tá tràng thường có biểu hiện chướng bụng, đầy hơi, ậm ạch trong ổ bụng và không muốn ăn.

Nguyên nhân là do dạ dày của trẻ không tiêu hóa thức ăn như bình thường, bị suy yếu nên thức ăn không được tiêu hóa và tồn đọng lại bên trong dạ dày lâu ngày gây nên tình trạng chướng bụng

Do đó bố mẹ cần lưu ý biểu hiện này của trẻ, khi trẻ chán ăn, ăn không ngon, nhanh có cảm giác no, khó đi tiêu… thì cần cho trẻ đi khám càng sớm càng tốt

>>>> Xem thêm: Bé bị đầy hơi chướng bụng liệu có nguy hiểm

Chướng bụng đầy hơi

Chướng bụng đầy hơi

  • Buồn nôn hoặc nôn

Buồn nôn và nôn cũng là dấu hiệu trẻ bị viêm loét dạ dày tá tràng. Do dịch acid tiết ra nhiều gây kích thích làm giãn cơ vòng thực quản dưới, do đó thức ăn và các dịch tiêu hóa trong dạ dày có thể trào ngược lên phía trên thực quản, gây kích thích vùng hầu họng tạo cảm giác buồn nôn

  • Ăn không ngon

Trẻ không muốn ăn, ăn không ngon miệng là do thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa hết, gây tình trạng đầy bụng và khiến trẻ luôn có cảm giác no, không muốn ăn

Trẻ ăn không ngon ngay cả với những loại đồ ăn mà thường ngày trẻ rất thích, cảm giác mắc nghạn trong cổ họng mỗi khi ăn khiến trẻ gặp tình trạng chán ăn

  • Cơ thể mệt mỏi

Trẻ rơi vào tình trạng mệt mỏi do vấn đề tiêu hóa thức ăn của dạ dày không hoàn thiện, các chất dinh dưỡng không được hấp thu đầy đủ khiến trẻ gầy sút, nhẹ cân

Trẻ có cảm giác mệt mỏi, không muốn làm việc, vui chơi, học tập, do đó bố mẹ cần hết sức lưu ý về tình trạng này của trẻ

  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng

Đây cũng là dấu hiệu điển hình cho tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em. Do acid dịch vị tiết ra nhiều, đồng thời thức ăn tiêu hóa không hết bị lên men trong ổ bụng, kích thích gây giãn cơ vòng thực quản dưới khiến acid và thức ăn trào ngược lên trên

Thức ăn lên men sinh ra hơi nên gây ra biểu hiện ợ hơi ở trẻ

Acid trào ngược có vị chua gây tình trạng ợ chua

Acid kích thích gây bỏng rát vùng thực quản tạo ra các cơn ợ nóng

>>>> Xem thêm: Ợ hơi, ợ chua và những điều cần biết


Đặc biệt đối với trẻ em, khi bị viêm loét dạ dày tá tràng dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng do sự hấp thu tiêu hóa không tốt, trẻ có tình trạng biếng ăn, ăn không ngon.

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

  • Nhiễm vi khuẩn Hp
Vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

Vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

Nguyên nhân phổ biến gây viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em là lây nhiễm vi khuẩn Hp từ gia đình, bạn bè.

Vi khuẩn Hp có khả năng gây tổn thương và phá hủy niêm mạc dạ dày. Do đó khi vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể trẻ có thể kí sinh nhanh chóng vào lớp niêm mạc và tạo ra các ổ loét tại dạ dày khiến trẻ vô cùng đau đớn và khó chịu, buồn nôn và nôn

>>>> Xem thêm: Vi khuẩn Hp là gì? Hp gây bệnh gì cho cơ thể

  • Do di truyền

Những đứa trẻ có bố mẹ mắc bệnh đau dạ dày hoặc có tiền sử bị các bệnh lý đường tiêu hóa thì nguy cơ dẫn đến viêm loét dạ dày sẽ cao hơn những đứa trẻ khác.

Có những đứa trẻ có thể bị viêm loét dạ dày tá tràng ngay từ lúc mới sinh ra.

  • Do chế độ ăn uống sinh hoạt

Do trẻ ăn nhiều các đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, các loại thức ăn nhanh, thực phẩm có vị chua cay, thực phẩm nhiều đường,… gây ra áp lực tiêu hóa cho dạ dày

Ngoài ra, một số trẻ còn ăn các thức ăn do bố mẹ hoặc người thân mớm, do đó nhiều loại vi khuẩn và tác nhân gây hại khác trong cơ thể mẹ có thể truyền sang cho con khiến con có nguy cơ bị viêm loét dạ dày tá tràng

  • Do sử dụng thuốc không đúng cách

Nhiều trẻ được bố mẹ cho sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau chống viêm với liều lượng lớn trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm loét dạ dày ở trẻ

Các loại thuốc giảm đau chống viêm này có thể kích thích gây tăng bài tiết acid và giảm tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày gây tổn thương niêm mạc, đau và viêm loét.

  • Do căng thẳng stress

Trẻ bị quá căng thẳng, áp lực trong học tập,… cũng là nguyên nhân tác động đến niêm mạc dạ dày của trẻ dễ gây viêm dạ dày

Căng thẳng stress là nguyên nhân gây tăng tiết cortisol dẫn đến tăng tiết acid dịch vị, giảm tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, dẫn đến tình trạng viêm loét, tổn thương ở vùng niêm mạc dạ dày

Căng thẳng gây viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

Căng thẳng gây viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

3. Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ có nguy hiểm không

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, nó có thể gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm mà chúng ta không lường trước được

Một số biến chứng có thể gặp phải do viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ là:

  • Trào ngược dà dày thực quản

Do khi dạ dày bị viêm loét, acid dịch vị sẽ được tiết ra nhiều hơn bình thường, đồng thời thức ăn trong dạ dày sẽ không được tiêu hóa hết, bị ứ trệ và có thể trào ngược lên phía trên thực quản

>>>> Xem thêm: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

  • Hẹp thực quản

Đây là một biến chứng rất nguy hiểm của viêm loét dạ dày tá tràng, do acid dạ dày trào ngược lên phía trên thực quản, có thể gây kích ứng, viêm loét và tổn thương vùng thực quản.

Tình trạng này kéo dài lâu có thể khiến thực quản bị sưng và vùng thực quản bị thu hẹp

  • Thủng dạ dày

Do acid tiết ra quá nhiều, khiến dạ dày bị tổn thương lâu ngày, thành dạ dày sẽ trở nên mỏng dần và đến một thời gian nhất định có thể gây ra tình trạng thủng dạ dày

  • Xuất huyết tiêu hóa

Đây là biến chứng nặng của viêm loét dạ dày tá tràng, do acid dạ dày chà xát vào niêm mạc có thể gây nên tình trạng xuyết huyết trong lòng niêm mạc dạ dày

Tình trạng xuất huyết dạ dày có thể có các biểu hiện như nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen hoặc có màu đỏ tươi.

Xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày

3.Một số biện pháp giúp hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ

Nếu phát hiện trẻ bị viêm loét dạ dày, bạn nên tạo cho trẻ chế độ ăn hợp lý, sớm tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến dạ dày, tá tràng của trẻ để có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.

  • Chế độ ăn

Trong quá trình xử lý viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em, nên cho trẻ ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, ít gây ảnh hưởng đến dạ dày như trái cây, rau quả, thịt gà, một số chế phẩm sinh học như sữa chua. Hạn chế tối đa thức ăn chiên rán, thực phẩm cay, có tính acid, đồ uống có ga,…

  • Massage bụng

Để làm giảm tình trạng đau và giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, bố mẹ có thể thoa một ít dầu nóng hoặc dầu oliu lên bụng của trẻ và  thoa vào khu vực quanh rốn, masage theo chiều kim đồng hồ, sau một thời gian trẻ sẽ có cảm giác đỡ đau và các triệu chứng viêm loét sẽ giảm đi rất nhiều

  • Chườm ấm

Đây là phương pháp sử dụng nhiệt để đẩy lùi tình trạng đau cho trẻ, nhiệt độ cao sẽ giúp mang lại cảm giác dễ chịu hơn ở khu vực quanh bụng của trẻ

Bố mẹ nên sử dụng một túi chườm ấm để đặt lên bụng của trẻ, duy trì 1-3 lần mỗi ngày, mỗi lần 15-20 phút sẽ giúp giảm các tình trạng đau cho trẻ

  • Sử dụng nghệ vàng

Ngoài các biện pháp trên, bạn có thể cho trẻ sử dụng những sản phẩm có tác dụng hỗ trợ, bảo vệ niêm mạc dạ dày có nguồn gốc từ thiên nhiên như những sản phẩm từ nghệ vàng.

Nghệ vàng là một phương thuốc quý đã được ông cha ta sử dụng từ xa xưa để bảo vệ dạ dày, giúp lành vết viêm loét.

Trong nghệ vàng, theo các nhà khoa học nghiên cứu, hợp chất có tác dụng dược lý là curcumin.

Ngày nay, khoa học hiện đại phát triển, curcumin đã được tách chiết dưới dạng các hạt nano có kích thước siêu nhỏ, đồng thời công nghệ hướng đích giúp đưa các hạt curcumin đích tới các tế bào bị bệnh mà không đi “lang thang” tránh lãng phí hoạt chất và không ảnh hưởng tới tế bào lành.

Curcumin nano hướng đích đã được công ty cổ phần ELEPHARMA điều chế dưới dạng sủi Scurma Fizzy

Viên sủi nghệ Scurma Fizzy

Viên sủi nghệ Scurma Fizzy

Tác dụng của viên sủi Scurma Fizzy

    • Làm lành các tổn thương viêm loét, giảm nhanh các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng
    • Ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn Hp
    • Kích thích bài tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày
    • Giảm tiết acid dạ dày, hỗ trợ làm lành ổ viêm

Đối tượng nên sử dụng viên sủi Scurma Fizzy

    • Bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng
    • Người bị trào ngược dạ dày thực quản

Liều dùng và cách dùng

    • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 2-3 viên/ ngày
    • Trẻ 6-12 tuổi: 2 viên/ngày
    • Trẻ từ 2-6 tuổi: 1 viên/ngày
    • Uống trước bữa ăn 30p-1h hoặc có thể uống sau ăn 1 h

Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em. Đây là một tình trạng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng về sau. Vì vậy cần hết sức lưu ý đến các triệu chứng đau dạ dày và đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám và điều trị sớm nhất có thể. Nếu có gì thắc mắc xin vui lòng liên hệ HOTLINE: 18006091 để được các chuyên gia của Scurma Fizzy tư vấn và giải đáp miễn phí

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091