Bật Mí Cách Xì Hơi Khi Đầy Bụng
Có những cách xì hơi khi đầy bụng nào giúp bạn nhanh chóng giảm các triệu chứng khó chịu? Nhiều giờ sau khi ăn bạn vẫn có cảm giác bụng căng tức, không tiêu, mệt mỏi… Đây là các dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp các vấn đề về tiêu hóa, gây ra tình trạng đầy bụng. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn độc giả tìm hiểu 10 cách xì hơi khi đầy bụng đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà.
Để tìm hiểu các cách xì hơi khi đầy bụng này, trước tiên chúng ta cùng làm rõ đầy bụng là gì nhé
1. Đầy bụng là gì?
Đầy hơi chướng bụng (đầy bụng) là tình trạng khí (hơi) bị tích tụ trong dạ dày và ruột làm cho bạn cảm thấy bị đầy tức bụng và trong một số trường hợp bụng có thể căng chướng lên.
Tình trạng này thường xảy ra do lượng không khí mà bạn nuốt phải trong quá trình ăn uống hoặc lượng khí sinh ra do sự phân huỷ thức ăn trong quá trình tiêu hoá. Bạn có thể gặp tình trạng này một hoặc nhiều lần trong ngày. Mặc dù không gây ra nguy hiểm đối với cơ thể nhưng tình trạng này khiến bạn cảm thấy khó chịu, nếu kéo dài lâu có thể gây chán ăn, mệt mỏi. Với người mắc bệnh viêm đại tràng, viêm loét dạ dày – tá tràng có thể có đau bụng, khó tiêu kèm theo.
2. Nguyên nhân do đâu?
Các nguyên nhân mang tính chất chủ quan – Đây là các nguyên do được xác định là yếu tố chính dẫn đến tình trạng đầy bụng:
- Chế độ ăn uống không khoa học, chế độ sinh hoạt không điều độ, căng thẳng, lo âu kéo dài…
- Ăn quá no: khiến đường ruột quá tải không xử lý hết được lượng thức ăn gây tình trạng đầy bụng
- Ăn các thực phẩm khó tiêu: thức ăn giàu tinh bột (thực phẩm chứa nhiều lactose, fructose, gluten), nhiều chất béo, thức ăn nhanh…
- Nhai không kỹ, ăn quá nhanh, nói chuyện trong khi ăn sẽ khiến bạn vô tình nuốt phải nhiều không khí vào trong bụng
- Thường xuyên bỏ bữa hay ăn không theo giờ nhất định; ăn xong nằm ngay cũng khiến bạn cảm thấy ì ạch, khó chịu ở bụng
- Nhai kẹo cao su thường xuyên
- Việc sử dụng các loại chất kích thích bao gồm rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có ga như một thói quen
- Căng thẳng, lo lắng nhiều, kéo dài
- Lười vận động, ngồi nhiều khiến hệ tiêu hoá bị trì trệ, ảnh hưởng tới việc chuyển hóa thức ăn
Một số nguyên nhân khác do bệnh lý gây nên như :
- Rối loạn tiêu hoá: cơ thể thiếu men tiêu hóa, lợi khuẩn
- Hội chứng ruột kích thích (IBS)
- Trào ngược dạ dày – thực quản
- Viêm loét dạ dày – tá tràng
- Tắc ruột
- Ung thư đại tràng
- Do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau: gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, loạn khuẩn…
3. Triệu chứng của đầy bụng
- Cảm giác căng tức, khó chịu, không thoải mái ở vùng bụng
- Căng trướng vùng thượng vị
- Đôi khi cảm giác đau nhiều, đau âm ỉ, xì hơi
- Ợ nóng thường xuyên hoặc ợ hơi, sôi bụng, buồn nôn và nôn ói
- Táo bón hoặc tiêu chảy khiến người bệnh mệt mỏi gây ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày
- Chán ăn, không cảm thấy đói
Các triệu chứng đầy bụng thường tự hết. Tuy nhiên khi các triệu chứng trên không thuyên giảm mặc dù bạn đã thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt thì bạn nên tới bác sĩ khám để biết rõ tình trạng cụ thể.
>>>>>> Tìm hiểu thêm: 5 Vấn Đề Cần Nắm Rõ Khi Thường Xuyên Bị Đầy Bụng Xì Hơi
4. Đầy bụng uống thuốc gì?
Tùy thuộc vào nguyên nhân khác nhân mà có các nhóm thuốc điều trị khác nhau:
Thuốc chống acid dạ dày và đầy hơi như Auminium hydroxyd, Magnesium hydroxyd (maalox), Cimetidin. Ngoài ra, có thể dùng các loại thuốc có công dụng củng cố lớp bao bảo vệ niêm mạc dạ dày như Gastropulgite, hỗ trợ hấp phụ khí và độc chất, hạn chế đầy bụng.
Nhóm thuốc giúp điều tiết sự co bóp của dạ dày (khi dạ dày co bóp kém dẫn đến việc chuyển đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột chậm, gây ra tình trạng đầy bụng). Một số thuốc cụ thể trong nhóm có thể kể tới gồm: Domperidon, Metoclopramid,..
Các loại men tiêu hóa:
- Lipase giúp hỗ trợ việc tiêu hóa chất béo, protease giúp “giải quyết” protein.
- Amylase giúp tiêu hóa các chất carbohydrat hiệu quả.
- Lactase hỗ trợ quá trình tiêu hóa các sản phẩm được làm từ đường sữa.
- Hemicellulose và Cellulase giúp phá vỡ dễ dàng hơn các loại chất xơ có nguồn gốc từ thực vật.
Các loại men này nên uống ngay trước hoặc cùng với bữa ăn.
Nhóm ức chế bơm proton: Gồm Lansoprazol và Omeprazol giúp giảm triệu chứng đầy bụng, trào ngược, ợ hơi, ợ chua, ức chế bơm proton và điều hoà sản sinh dịch vị. Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần thực hiện đúng chỉ dẫn theo đơn của bác sĩ để tránh các tác dụng không mong muốn của thuốc.
Một số loại thuốc không kê đơn thường được sử dụng như:
Thuốc giảm khí – simethicone: Simethicone là thuốc không kê đơn như: Khí – X, Mylanta Gass, Phazyme. Simethicone có công dụng hợp nhất các bong bóng khí chứa bên trong dạ dày của bạn để tạo điều kiện thuận lợi cho bạn tống chúng ra ngoài dễ dàng hơn. Làm theo hướng dẫn dùng thuốc và đảm bảo thảo luận về thuốc này với bác sĩ của bạn, nếu bạn đang dùng thuốc khác hoặc đang mang thai.
Than hoạt tính là một loại thuốc không kê đơn khác giúp loại bỏ khí bị mắc kẹt trong ruột của bạn. Uống ngay trước và một giờ sau bữa ăn.
5. Mách bạn 10 cách xì hơi khi đầy bụng
Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị bạn có thể giải quyết tình trạng đầy bụng tại nhà bằng một số phương pháp đơn giản. Đừng ngại việc đẩy khí ra ngoài (đánh hơi) vì đó là phương pháp trực tiếp nhất làm giảm cơn đau do đầy bụng. Cách xì hơi khi đầy bụng dễ dàng đó là bạn nên massage vùng bụng hoặc đi bộ nhẹ nhàng để giúp đẩy khí ra ngoài.
5.1. Masssage bụng
Massage bụng có thể giúp nhu động ruột hoạt động một cách dễ dàng, đặc biệt là massage dọc theo khung đại tràng.
Nếu bạn chưa biết xoa bụng như thế nào mới là đúng để tăng hiệu quả chữa đầy bụng, bạn hãy thực hiện theo các bước sau đây:
- Đặt ngang 4 ngón tay ở vị trí dưới rốn điểm hướng tới nằm ở ngón út.
- Massage theo chiều kim đồng hồ. Rồi ngược chiều kim đồng hồ. Mỗi chiều thực hiện từ 2 – 3 phút.
- Khi thực hiện đúng, sẽ thấy tình trạng đầy bụng giảm dần rồi biến mất.
Động tác này có tác dụng tích cực kích thích hoạt động ổn định của ruột, giảm cảm giác nặng nề trong bụng, kích thích nhu động ruột co bóp và tiêu hóa thức ăn nhanh hơn.
5.2. Đi bộ
Tập thể dục có thể giúp giải phóng khí bị mắc kẹt và đau do khí một cách nhanh chóng. Hoạt động thể chất đem lại công dụng thúc đẩy nhu động ruột hoạt động một cách đều đặn, nhịp nhàng và thuận lợi, từ đó hỗ trợ giải phóng khí và chất thải trong cơ thể. Hãy thử đi bộ nhẹ nhàng sau bữa ăn như một cách để tránh đầy bụng. Nếu bạn bị đau do khí: nhảy dây, chạy hoặc đi bộ có thể giúp bạn đẩy lùi cơn đau.
5.3. Tập yoga
Một vài động tác yoga được thực hiện giản đơn có thể giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc nhanh chóng loại bỏ cảm giác khó chịu ở vùng bụng do đầy bụng.
Tư thế cánh cung
- Nằm úp trên tấm thảm tập yoga hoặc sàn tập, tay chân duỗi thẳng.
- Gập 2 đầu gối của bạn lại rồi dần dần đưa phần thân trên lên một cách từ từ, 2 tay bạn giữ lấy mắt cá chân để tạo thành tư thế hình cánh cung.
- Hít thở sâu khoảng 5 lần rồi thả lỏng cơ thể. Tiếp tục lặp đi lặp lại khoảng 10 lần động tác này.
Asana thoát khí: đây là cách xì hơi khi đầy bụng trong trường hợp bạn không thể tự xì hơi được.
- Nằm ngửa trên sàn hoặc thảm tập. Hai chân chụm lại duỗi thẳng, duỗi thẳng tay.
- Hít vào. Từ từ gập chân trái lại. Đan hai tay vào nhau. Ép chân trái về phía ngực. Chân phải để thẳng.
- Thở ra từ từ, nâng người dậy. Duy trì nhịp thở, giữ nguyên tư thế trong 10 – 20 giây.
- Thở ra, hạ người xuống rồi hạ chân trái xuống.
- Thực hiện tương tự với chân phải.
5.4. Tỏi
Ngoài việc thường xuyên được sử dụng như một gia vị trong quá trình chế biến ra các món ăn, tỏi còn đem tới công dụng hiệu nghiệm giúp giảm đầy bụng khó tiêu đến khó tin. Theo nghiên cứu, tỏi có chứa hợp chất hữu cơ Glycosides, Sulfur, Germanium và các loại vitamin, chất chống oxy hóa giúp phòng chống ung thư, kích thích tiêu hóa, giảm đầy bụng.
Cách 1: Chuẩn bị khoảng 30g tỏi đã được bóc sạch vỏ, đem đi giã nát rồi trộn chung với 5g đường phèn hoặc đường kính. Hòa với 100ml nước sôi ấm (từ 40 – 50 độ) khuấy đều cho đến khi đường tan. Chia làm 2 lần uống sau bữa ăn (dùng trong ngày).
Cách 2: Nướng 1 củ tỏi rồi bọc vào trong một miếng gạc mỏng,sau đó đặt lên rốn. Sau vài phút, bạn sẽ đánh hơi được ngay, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
5.5. Dùng gừng tươi
Gừng hoạt động như một chất hóa học tự nhiên, kích thích các enzyme tiêu hóa chống lại việc ứ khí trong dạ dày.
Cách 1: Gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ rồi thái thành lát mỏng. Đun sôi 100ml nước cho vào cốc, thả vài lát gừng vào đợi khoảng 5 phút rồi uống từng ngụm. Sau 15 – 20 phút cảm giác đầy bụng sẽ thuyên giảm
Cách 2: Pha trà gừng với nước nóng, uống ngay sau ăn.
Cách 3: Gừng tươi rửa sạch đập nát cho vào cốc nước nóng ngâm khoảng 30 phút rồi thêm 1 thìa mật ong quấy đều, uống 2 – 3 lần/ngày sau bữa ăn.
>>>>>> Đọc thêm: Đầy Bụng Nên Làm Gì Và Những Thắc Mắc Hay Gặp
5.6. Bạc hà
Lá bạc hà có chứa menthol có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, có thể làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, bao gồm cả khí.
Cách 1: Cho 50g lá bạc hà khô, tinh dầu bạc hà (50g) vào 100ml rượu 90 độ. Mỗi ngày uống 3 – 4 lần, mỗi lần 5 – 10 giọt hòa với nước nóng uống.
Cách 2: Trà bạc hà có công hiệu làm kích thích túi mật tăng sản sinh dịch mật, qua đó làm giảm thiểu lượng khí chứa bên trong dạ dày, đẩy lùi các triệu chứng đau bụng, khó tiêu và ợ nóng. Nên uống một cốc trước mỗi bữa ăn để có kết quả tốt nhất.
Cách 3: Bạn có thể sử dụng chất bổ sung, tuy nhiên bạc hà có thể làm giảm sự hấp thụ sắt và một số loại thuốc, nó cũng có thể gây chứng ợ nóng ở một số người dùng. Vì vậy, bạn nên dùng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
5.7. Quế
Quế không chỉ là gia vị thêm vào các món ăn để kích vị giác, thúc đẩy tiêu hóa mà nó còn là vị thuốc chữa đầy bụng. Quế giúp đào thải lượng khí ga ứ trong dạ dày ra bên ngoài cơ thể, xóa tan cảm giác khó chịu cho bạn.
Cách dùng: Hòa tan 1/2 thìa cà phê bột quế với 250 ml nước đun sôi, gạn lấy nước uống sau khi ăn.
Hoặc có thể hòa tan 1/2 thìa cà phê bột quế vào trong ly sữa ấm, uống khi đầy bụng.
5.8. Muối nở (Baking soda)
Đau do chướng bụng có thể do acid trong dạ dày tiết quá mức. Muối nở (Baking soda) là một chất kiềm có tác dụng trung hòa acid trong dạ dày giúp làm dịu cơn đau do chướng bụng.
Nước chanh và baking soda (muối nở) giúp điều trị khí dạ dày, chứng khó tiêu, ợ chua và đầy hơi.
Cách dùng: Hòa một thìa nước chanh và 1/2 thìa muối nở vào ly nước ấm. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng hỗn hợp này sau khi dùng xong bữa ăn.
5.9. Trà hoa cúc
Trong hoa cúc có thành phần chứa hoạt chất chống viêm tự nhiên, làm dịu niêm mạc dạ dày, ruột và giảm khí.
Cách dùng: Lấy 1 ít hoa cúc khô hoặc tươi cho vào ấm pha trà sau đó đổ nước sôi vào. Đậy nắp kín 15 phút, rồi thưởng thức trà.
Uống trà hoa cúc trước bữa ăn và trước khi đi ngủ có thể làm giảm chứng đầy hơi khó tiêu vừa giúp bạn thư giãn.
5.10. Lá ổi
Trong lá ổi có chứa hoạt chất tanin giúp làm se khít niêm mạc ruột, giảm tiết dịch nhày trong dạ dày. Bên cạnh đó lá ổi còn có tác dụng ức chế hoạt động của các vi khuẩn có hại gây ra khí trong ruột.
Cách dùng: Bạn có thể hái từ 7-10 lá ổi non, rồi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng, sau đó xay nhuyễn lá ổi với một ly nước. Loại bỏ phần bã rồi chia ra làm 2 phần để lấy nước uống. Bạn có thể cho thêm vài thìa mật ong để dễ uống hơn.
6. Phòng tránh đầy bụng như thế nào?
Thông thường, thức ăn được tiêu hóa chủ yếu trong ruột non của bạn. Những phần không được tiêu hóa sẽ được lên men trong ruột già với vi khuẩn, men và nấm. Quá trình này tạo ra khí metan (CH4) và hydro (H2), được loại bỏ dưới dạng chất béo.
Đối với nhiều người chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống là đủ để giảm bớt khí và các triệu chứng kèm theo. Hãy note ngay lại những điều dưới đây để phòng tránh được tình trạng đầy bụng:
6.1. Không ăn quá no
Việc ăn quá no hay nạp quá nhiều thực phẩm cùng một lúc làm cho hệ tiêu hóa bạn phải “lao động quá mức” nhưng không đảm bảo được tiêu hóa hết thức ăn. Điều này làm tình trạng đầy bụng ngày càng tồi tệ hơn. Vì vậy, lời khuyên cho bạn là nên chia nhỏ bữa ăn để cơ thể xử lý thức ăn nhỏ thuận lợi hơn.
6.2. Dành thời gian để nhai
Đừng ăn một cách vội vàng nhanh chóng mà bạn nên nhai kỹ một cách chậm rãi. Khi bạn nuốt quá nhanh sẽ đưa nhiều không khí vào đường tiêu hóa. Nhưng cũng đừng nhai quá lâu điều đó sẽ làm quai hàm của bạn bị đau đấy. Dùng ống hút để uống nước cũng có nguy cơ tương tự. Vì vậy, bạn nên ăn chậm và hạn chế sử dụng ống hút để tránh nuốt phải nhiều không khí trong khi ăn.
Bên cạnh đó, khi ăn hãy chỉ tập trung vào ăn, hạn chế việc vừa ăn vừa nói chuyện, vừa ăn vừa xem phim hay chơi game. Sau mỗi bữa ăn, bạn không nên nằm ngay hay hoạt động mạnh, làm việc ngay. Việc này làm cho bạn dễ bị đầy bụng.
6.3. Không nên uống quá nhiều trong khi ăn
Uống quá nhiều khi ăn sẽ làm loãng các enzyme tiêu hóa tự nhiên có trong cơ thể đang rất cần để tiêu thụ lượng thức ăn khổng lồ trong dạ dày.
6.4. Ăn đúng giờ, tránh bỏ bữa
Bạn cần đảm bảo giờ ăn cố định để tránh ăn khi quá đói hoặc quá no giúp cơ thể giữ hệ tiêu hóa hoạt động đều đặn, ổn định. Không chỉ tránh được đầy bụng mà còn giúp giảm bệnh lý dạ dày.
6.5. Hạn chế các nhóm thực phẩm
Một số loại thực phẩm tuy kích thích vị giác cực mạnh nhưng lại không tốt cho bụng của bạn như bạn vẫn tưởng. Đó là những thực phẩm gì?
- Thực phẩm có nhiều chất béo
- Thức ăn chiên hoặc cay
- Thực phẩm giàu chất xơ
- Đồ uống có ga
- Các thành phần nhân tạo thường được tìm thấy trong các sản phẩm ít carbohydrate và không đường, ví dụ như rượu đường, sorbitol và maltitol
- Kẹo cao su
- Đậu và đậu lăng
- Các loại rau họ cải, chẳng hạn như súp lơ trắng và bông cải xanh
- Mận khô hoặc nước ép mận
- Thực phẩm có chứa lactose như sữa, pho mát và các sản phẩm từ sữa khác
- Cắt giảm lượng muối dùng hàng ngày để giảm lượng dịch tích tụ trong cơ thể. Từ đó, cải thiện các triệu chứng đầy bụng, phù, tăng huyết áp…
Khi bạn đã xác định được thực phẩm nào gây ra khí gas, bạn có thể sửa đổi chế độ ăn uống của mình để tránh các thủ phạm trên.
>>>>>>>> Xem thêm: Đầy Bụng Uống Gì Và Các Loại Đồ Uống Tốt Nhất Cho Hiệu Quả Cao
6.6. Lựa chọn thực phẩm phù hợp
Lời khuyên từ các chuyên gia, khi bị đầy bụng, bạn nên chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa, ít calo, ít đạm, ít chất béo thay vì những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ…
- Ăn nhiều chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón và đầy bụng. Khuyến nghị, mỗi ngày phụ nữ nên tiêu thụ khoảng 25g chất xơ, còn với nam giới là 38g.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng việc nạp vào cơ thể một lượng chất xơ quá nhiều hoặc việc hấp thụ chất xơ diễn ra quá nhanh có thể gây phản tác dụng, khiến tình trạng đầy bụng trở nên nghiêm trọng hơn. Khi tăng lượng chất xơ, bạn nên bắt đầu từ từ và tăng lượng hấp thụ trong vài tuần để cơ thể có thể thích ứng từ từ.
- Ăn nhiều thực phẩm lên men:
Các sản phẩm đã được lên men như sữa chua, muối chua,… có chứa nhiều vi khuẩn hỗ trợ tốt cho khả năng tiêu hóa và thay thế tốt cho lượng vi khuẩn có sẵn tự nhiên ở trong đường ruột.
- Bổ sung thêm vi sinh vật có lợi đường ruột
Các vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hóa như lợi khuẩn, nấm men vi sinh là một phần thiết yếu giúp cân bằng hệ vi sinh đường tiêu hóa từ đó duy trì sức khỏe ổn định. Có thể sử dụng thêm các loại thuốc bổ sung Probiotics vào sáng sớm, lúc dạ dày vẫn còn rỗng. Chọn các loại thuốc có chứa nhiều lợi khuẩn trong đường ruột như Lactobacillus aciddophilus và Bifidobacterium bifidus.
Lúc này, men vi sinh và thuốc bổ sung Probiotics sẽ là nguồn cung cấp thêm các vi khuẩn có lợi cho cơ thể, giảm thiểu số lượng vi khuẩn có hại trong đường ruột gây tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm, phòng ngừa bệnh đường ruột về sau – trong đó có đầy bụng; giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa một cách đáng kể.
Khí ứ trong bụng có thể gây đau đớn, nhưng nó thường không nguy hiểm. Nếu chướng bụng hay đau bụng đang là vấn đề của bạn, hãy xem lại chế độ ăn uống cũng như lối sống của bạn để xác định rằng bạn có thể thay đổi những gì.
Thông thường, thay đổi lối sống và chế độ ăn uống có thể loại bỏ hoàn toàn vấn đề đầy bụng. Nếu bạn không nhận thấy sự cải thiện sau vài tuần thay đổi lối sống và chế độ ăn uống hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chạy các xét nghiệm để xem liệu các triệu chứng của bạn có phải do tình trạng bệnh lý hay không.
Hy vọng bài viết này có thể cung cấp các thông tin hữu ích giúp bạn giải quyết nhanh chóng vấn đề đầy bụng trong cuộc sống. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp về việc Cách xì hơi khi đầy bụng, hãy liên hệ ngay HOTLINE 18006091. Đội ngũ chuyên gia đầy tâm huyết và kinh nghiệm của Scurma Fizzy chúng tôi sẽ luôn đồng hành và hết mình hỗ trợ bạn trong các vấn đề này.