Thường Xuyên Bị Đầy Bụng Xì Hơi Và 5 Điều Cần Biết

Thường Xuyên Bị Đầy Bụng Xì Hơi Và 5 Điều Cần Biết

Hệ tiêu hóa được cấu thành từ rất nhiều các cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan sẽ làm một nhiệm vụ nhất định trong quá trình tiêu hóa của cơ thể. Sự hoạt động của các cơ quan này có quan hệ mật thiết, hỗ trợ nhau. Mỗi một ngày, hệ thống tiêu hóa phải đối mặt với vô vàn các yếu tố tấn công từ bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Từ đó gây ra các tình trạng rối loạn và các bệnh lý tiêu hóa trong thực tế. Trong số đó, tình trạng thường xuyên bị đầy bụng xì hơi diễn ra phổ biến. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của các chuyên gia đến từ Scurma Fizzy. 

1. Thường xuyên bị đầy bụng xì hơi là tình trạng gì?

Quá trình tiêu hóa gồm nhiều giai đoạn tiêu hóa khác nhau theo con đường trên xuống dưới. Bắt đầu từ miệng rồi đến thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và kết thúc bởi sự tạo thành phân được thải ra ngoài. 

Các giai đoạn này tiếp nối nhau nên nếu sự rối loạn, trì trệ xảy ra ở bất cứ cơ quan nào thì rất dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng. Trong đó, dạ dày và ruột là hai cơ quan thường gặp phải các vấn đề này nhất. 

Đầy bụng xì hơi là tình trạng thức ăn, hơi bị dồn ứ quá mức trong đường ống tiêu hóa gây ra cảm giác khó chịu và các biểu hiện trên lâm sàng. 

>>>> Xem thêm: Làm thế nào để hết đầy bụng nhanh chóng hiệu quả

thuong-xuyen-bi-day-bung-xi-hoi-5-dieu-can-biet-1

Thường xuyên bị đầy bụng xì hơi

2. Nguyên nhân gây thường xuyên bị đầy bụng xì hơi

2.1. Chế độ và thói quen ăn

2.1.1. Ăn nhiều thức ăn khó tiêu

Các đồ ăn khó tiêu như đồ ăn cứng, rắn, đồ chiên rán dầu mỡ… cần được dạ dày co bóp nhiều hơn cũng như cần có một lượng lớn hơn các dịch tiêu hóa để có thể chuyển hóa, thủy phân được chúng.

Do đó sử dụng  một lượng quá nhiều các thực phẩm này sẽ dẫn đến tình trạng quá tải tiêu hóa gây đầy bụng, khó tiêu. 

2.1.2. Uống nhiều nước có gas

Nước uống có gas thường được nhiều người lựa chọn để giải khát trong những ngày hè như thế này. Nó không chỉ chứa lượng đường quá cao không tốt cho cơ thể mà còn chứa lượng hơi gas lớn.

Khí hơi này không được cơ thể tiêu hóa mà tồn lại trong đường ống tiêu gây tình trạng đầy bụng và xì hơi.

2.1.3. Ăn quá nhanh

Ăn quá nhanh là khi thức ăn được đưa vào cơ thể liên tục, chưa được trải qua quá trình tiêu hóa ở miệng. 

Bình thường miệng sẽ nghiền nhỏ và thủy phân một phần tinh bột bởi men trong nước bọt chuyển thức ăn thành khối mềm nhão.

Tuy nhiên do ăn quá nhanh, quá trình này không diễn ra đầy đủ, thức ăn ở nguyên dạng cứng, rắn…gây tăng áp lực tiêu hóa ở dạ dày, gây quá tải tiêu hóa.

Bên cạnh đó, thức ăn mới được đưa xuống liên tục trong khi lượng thức ăn cũ vẫn còn đang tiêu hóa trong dạ dày nên tình trạng đầy trệ thức ăn dễ xảy ra.

Thức ăn bị ứ lại sẽ trở thành yếu tố bị các vi khuẩn, vi nấm lên men sinh hơi.  Bệnh nhân sẽ đầy bị đầy chướng bụng do cả thức ăn và hơi trong đường ống tiêu hóa. 

2.1.4. Ăn quá no

Ăn quá no là tình trạng bạn đưa vào cơ thể một lượng thức ăn vượt quá ngưỡng chứa của dạ dày, ruột. Điều này cũng khiến thức ăn khó được tiêu hóa, tạo cảm giác đau bụng âm ỉ trên người bệnh. 

2.1.5. Nằm ngay sau khi ăn

Sau khi ăn no, áp lực trong dạ dày tăng làm tăng sự chèn ép lên cơ hoành tạo ra các biểu hiện như buồn ngủ, ngáp ngủ… nên nhiều người thường có thói quen nằm nghỉ, đi ngủ ngay sau khi ăn xong.

Thói quen này gây ra nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. 

Tư thế nằm khiến cho sự di chuyển của thức ăn trong đường ống tiêu hóa bị cản trở, chúng thường bị dồn lại phía trên nhiều gây ra tình trạng bị tức ngực, đầy bụng khó tiêu. 

2.2. Lười vận động

Đầy bụng xì hơi

Lười vận động

Vận động cơ thể mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe và thúc đẩy sự hoạt động nhịp nhàng của các hệ cơ quan trong cơ thể trong đó có hệ tiêu hoá. 

Hiện nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của các thiết bị điện tử và mạng internet, thói quen lười vận động tăng lên rõ rệt, đặc biệt ở trẻ em, thanh thiếu niên.

Thói quen này sẽ khiến hoạt động của cả hệ tiêu hóa bị trì trệ lại, tình trạng đầy bụng sẽ xảy ra.

Ở một số đối tượng khác như nhân viên văn phòng, công nhân…cũng có thể gặp tình trạng tương tự do đặc thù công việc phải ngồi yên trong nhiều giờ để làm việc. 

2.3. Kháng sinh

Trong những trường hợp bệnh nhân cần sử dụng kháng sinh đường uống trong thời gian dài để điều trị bệnh, đặc biệt là các kháng sinh phổ rộng, tình trạng khó tiêu, đầy bụng rất dễ xảy ra.

Do các kháng sinh này đã tiêu diệt cả các lợi khuẩn đường ruột. 

2.4. Stress

Khi bị stress, dưới sự tác động của hệ thống thần kinh thực vật, cơ trơn tiêu hóa thường bị co thắt lại gây cảm giác đau bụng trên người bệnh.

Do tình trạng này, thức ăn dễ bị ứ trệ lại. Đồng thời stress còn gây rối loạn hoạt động bài tiết acid dạ dày từ đó gây ra một số bệnh lý như viêm loét dạ dày. 

2.5. Dạ dày suy giảm chức năng

Trong một số trường hợp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, đặc biệt trong các bệnh lý như viêm loét, xung huyết dạ dày…chức năng tiêu hóa của dạ dày giảm đi đáng kể do đó thức ăn dễ bị dồn ứ lại, không được tiêu hóa và dễ bị lên men bởi vi khuẩn, nấm đường ruột. 

>>>>> Xem thêm: Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không

3. Biểu hiện khi thường xuyên bị đầy bụng xì hơi

Khi gặp tình trạng này, người bệnh sẽ gặp phải một số biểu hiện sau:

thuong-xuyen-bi-day-bung-xi-hoi-5-dieu-can-biet-4

Một số biểu hiện thường gặp

3.1. Đau chướng bụng

Cảm giác đau chướng bụng cảm nhận được là do lượng lớn thức ăn và khí hơi làm giãn căng đường ống tiêu hóa.

Đối với trường hợp bệnh nhân bị đầy chướng bụng do niêm mạc dạ dày bị viêm loét thì cảm giác đau còn đi kèm với sự nóng rát dạ dày. 

3.2. Nôn

Lượng lớn thức ăn trong lòng dạ dày sẽ gây kích thích vào các cảm thụ thần kinh trên thành dạ dày gây ra hiện tượng nôn mửa.

Nôn là một phản xạ của cơ thể để giảm bớt áp lực, tình trạng đầy chướng trong đường ống tiêu hóa. Tuy nhiên, nôn quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe do tình trạng mất nước, điện giải, suy giảm thể tích tuần hoàn… nên bạn cần lưu ý.

3.3. Ợ hơi, xì hơi

Hơi trong lòng dạ dày, ruột đòi hỏi cần được giải phóng ra để không gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá. Có hai con đường chính để giải phóng hơi đó là ợ hơi và xì hơi. Hơi thoát ra có tiếng và mùi khó chịu.

>>>> Xem thêm: Các nguyên nhân chính gây ợ hơi 

3.4. Khó thở

Áp lực tăng trong lòng dạ dày khiến nó tăng sự chèn ép lên khối cơ hoành – khối cơ hoành hình vòm tham gia vào quá trình tạo nhịp thở. Do đó, khi bị đầy bụng, chướng hơi, bệnh nhân còn gặp tình trạng khó thở.

3.5. Tiêu chảy

Lượng thức ăn không được tiêu hóa do bị quá tải sẽ kéo theo nước từ khoang ngoại bào vào trong lòng ống tiêu hóa để thiết lập lại cân bằng áp suất thẩm thấu.

Chính điều này đã dẫn đến biểu hiện bệnh nhân bị  tiêu chảy, phân lỏng nát nhiều lần trong ngày. Tiêu chảy nhiều cũng gây ra tình trạng mất nước, điện giải tương tự như nôn. 

4. Điều trị thường xuyên bị đầy bụng xì hơi

Một số trường hợp nhẹ, đầy bụng xì hơi có thể được cơ thể tự điều chỉnh mà không cần phải cần đến sự hỗ trợ của các thuốc. 

Tuy nhiên, ở một số trường hợp như triệu chứng ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hay trường hợp nguyên nhân gây ra là các bệnh lý dạ dày, ruột nghiêm trọng thì việc sử dụng thuốc trong điều trị là cần thiết.

Hầu hết mọi trường hợp, bệnh nhân sẽ áp dụng biện pháp điều trị bằng thảo dược trước. Sau đó, nếu bệnh không tiến triển thì có thể phối hợp thêm với các thuốc tây trong điều trị. 

4.1. Thuốc tây trị thường xuyên bị đầy bụng xì hơi

4.1.1. Thuốc điều chỉnh acid dạ dày

Các thuốc điều chỉnh acid dạ dày sẽ được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân bị đầy bụng khó tiêu, xì hơi do sự tổn thương niêm mạc dạ dày gây suy giảm chức năng tiêu hóa.

  • Kháng H2
Chướng bụng xì hơi

Cimetidin

Gây ức chế sự bài tiết acid dạ dày dưới sự kích thích của histamin thông qua hiện tượng ức chế cạnh tranh liên kết với histamin trong liên kết với receptor H2 tại tế bào viền dạ dày.

Thuốc có vai trò giảm bài tiết acid dạ dày vào ban đêm, khi bụng đói, sử dụng cafein…

  • Antacid

Thuốc có vai trò trung hòa acid dạ dày còn dư sau mỗi bữa ăn. Một số dược chất trong nhóm như nhôm hydroxit, magie silicat, natri bicarbonat…

  • Ức chế bơm proton

Có khả năng tạo liên kết bất thuận nghịch với bơm proton – bơm tổng hợp và bài tiết dịch acid vào trong lòng dạ dày.

Từ đó, dịch acid bị giảm bài tiết trong thời gian dài, lên tới trên 24 giờ tạo điều kiện làm lành các vết loét trên niêm mạc dạ dày.

4.1.2. Thuốc giảm đầy hơi

Nhóm thuốc này gồm có simethicon, kremil – S… có vai trò làm tăng sức căng bề mặt của các bóng khí hơi bị lên men trong lòng ống tiêu hóa.

Điều này khiến chúng dễ bị vỡ ra từ đó giúp giảm áp lực hơi, giảm sự chướng bụng đầy hơi và các triệu chứng liên quan.   

4.1.3. Men vi sinh, men tiêu hóa

Men vi sinh có chứa hàng tỷ lợi khuẩn đường ruột giúp cân bằng lại hệ khuẩn, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại.

Thuốc thường được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn gây rối loạn tiêu hoá, bệnh nhân sử dụng kháng sinh kéo dài.

Men tiêu hóa có chứa các enzym tiêu hóa có bản chất tương tự các enzym tự nhiên trong cơ thể của chúng ta.

Việc bổ sung các enzym là cần thiết nếu cơ thể bạn không thể tiêu hóa được một số loại thực phẩm do thiếu enzym tiêu hóa chúng hay khi dạ dày bị tổn thương khiến khả năng bài tiết men tiêu hóa giảm. 

4.1.4. Thuốc điều hòa nhu động ruột 

Các thuốc điều hòa nhu động ruột có hiệu quả trong trường hợp bệnh nhân bị đầy bụng do nguyên nhân stress gây co thắt cơ trơn.

Các thuốc này sẽ giúp tăng cường hoạt động của nhu động ruột đồng thời giúp giảm tình trạng co thắt cơ trơn đường ống tiêu hóa. Dược chất hay được sử dụng của nhóm là metoclopramid, domperidon…

Thuốc điều hòa nhu động ruột

Thuốc điều hòa nhu động ruột

4.2. Thảo dược điều trị thường xuyên bị đầy bụng xì hơi

Các thảo dược đem lại hiệu quả điều trị tốt mà lại lành tính, an toàn, dung nạp tốt trong cơ thể nên được rất nhiều người sử dụng như một biện pháp đầu tây cũng như để phối hợp điều trị với các thuốc tây.

4.2.1. Gừng

Trong đông y gừng được bào chế dưới hai dạng là gưng tươi (sinh khương) và gừng khô (can khương). Cả hai dạng thuốc này đều hiệu quả với các bệnh nhân bị đầy bụng khó tiêu. 

Có thể liệt kê ra rất nhiều tác dụng mà gừng mang lại như:

  • Kháng viêm giảm đau, giảm bài tiết acid nên rất tốt nếu hiện tượng đầy bụng là do các bệnh lý viêm loét dạ dày, xung huyết dạ dày…
  • Gừng có tính sát khuẩn cao giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, trong đó có cả vi khuẩn Hp gây nên tình trạng viêm loét, xung huyết hay trào ngược dạ dày 
  • Gừng giúp kích thích tiêu hóa từ đó giảm đầy ứ thức ăn trong đường ruột 
  • Giảm nhanh các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy 

>>>>> Xem thêm: Trào ngược dạ dày được chữa bằng cách dùng gừng như thế nào?

Để sử dụng gừng, bạn có thể tiến hành theo rất nhiều cách thức khác nhau

  • Ngậm trong miệng 1 lát gừng tươi mỏng
  • Ăn gừng được chế biến trong các món ăn
  • Pha trà gừng: hãm 3 – 5 lát gừng tươi mỏng trong 500ml nước, uống ấm vào buổi sáng

Tuy có tác dụng điều trị tốt nhưng do đặc tính cay nóng của nó, chỉ nên sử dụng gừng 2 – 3 ngày trong tuần, các ngày sử dụng nên cách nhau. Cần tránh sử dụng gừng nếu bạn đang mang thai hay bị xuất huyết. 

4.2.2. Trần bì

Trần bì có công năng hành khí tiêu ứ tích nên giúp giảm nhanh tình trạng đầy bụng xì hơi. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng giảm nôn, tiêu chảy.

Cách sử dụng trần bì:

  • Hãm 4 – 5 lát trần bì khô với 500ml nước, sử dụng nước này để uống khi còn ấm, trước bữa ăn.
  • Trong trường hợp bạn không có vị thuốc trần bì tại nhà, thì có thể thay thế nó bằng vỏ quýt cũng đem lại hiệu quả điều trị tốt.

Vị thuốc này khá lành tính, ít gây tác dụng phụ nên bạn không cần quá lo lắng khi sử dụng. 

thuong-xuyen-bi-day-bung-xi-hoi-5-dieu-can-biet-6

Trần bì có công năng hành khí tiêu ứ tích nên giúp giảm nhanh tình trạng đầy bụng xì hơi

4.2.3. Tỏi

Tỏi là một loại gia vị, một vị thuốc quen thuộc với nhiều người. Nó được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý trong đó có cả các bệnh đường tiêu hoá như đầy bụng, xì hơi. 

Tỏi có chứa hoạt chất allicin có hoạt tính kháng khuẩn cao, đồng thời còn kích thích tiêu hóa, giảm đầy ứ. 

Các cách sử dụng tỏi

  • Ăn 1 nhánh tỏi sống

Tỏi có vị cay và mùi hăng nên cách này không được nhiều người lựa chọn

  • Ăn tỏi trong các món ăn

Cần lưu ý tránh nấu tỏi trong thời gian dài ở nhiệt độ cao do gây biến chất sinh ra chất độc cho cơ thể

  • Nướng tỏi để massage bụng

Tỏi được nướng ấm trong giấy bạc. Sau đó sử dụng tỏi này để massage trên bụng theo chiều từ trên xuống dưới và thuận theo kim đồng hồ

  • Uống nước tỏi

Dùng 2 – 3 nhánh tỏi xay nhuyễn ra để lấy nước cốt. Sau đó, pha loãng nước cốt này với 200 – 300ml nước ấm để uống trước bữa ăn

Tỏi lành tính nên bạn có thể sử dụng tỏi thường xuyên trong thời gian dài. 

5. Chế độ ăn và sinh hoạt phù hợp cho người thường xuyên bị đầy bụng xì hơi

Để điều trị bằng thuốc tây cũng như bằng thảo dược thiên nhiệt đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần phải thay đổi ngay những thói quen ăn uống và sinh hoạt phù hợp.

Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn, sinh hoạt cho người thường xuyên bị đầy bụng xì hơi đến từ các chuyên gia của chúng tôi:

  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm khó tiêu làm tăng lực lên hệ tiêu hóa như đồ ăn sống, đồ ăn dai cứng như xương, gân…, thức ăn chứa nhiều mỡ dầu
  • Thay đổi các cách chế biến món ăn, nên áp dụng các cách nấu ăn như luộc, hấp, hầm nhừ…
  • Trong thời gian bệnh tiến triển nên sử dụng thức ăn dưới dạng cháo, súp dễ tiêu
  • Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá do chúng gây hại nhiều đến dạ dày cũng như quá trình chuyển hóa thuốc trong cơ thể
  • Cần thay đổi các thói quen ăn như ăn nhanh, ăn quá no, ăn khuya, bỏ bữa…
  • Tránh ngồi, nằm quá lâu, xây dựng kế hoạch tập luyện thể thao đều đặn mỗi ngày
  • Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh căng thẳng, stress thường xuyên, kéo dài
  • Không nên quá lạm dụng, sử dụng tùy tiện các thuốc như các kháng sinh, NSAIDs
tranh-stress

Tránh stress căng thẳng

Trên đây là những chia sẻ đến từ các chuyên gia của Scurma Fizzy về tình trạng thường xuyên bị đầy bụng xì hơi. Nhìn chung đầy bụng xì hơi là một tình trạng nhẹ, có thể dễ dàng phòng tránh được nếu bạn xây dựng được lối sống và sinh hoạt phù hợp. Tình trạng này có thể gây nhiều biểu hiện khó chịu trên bệnh nhân nên một số trường hợp nặng, bệnh diễn ra thường xuyên thì bệnh nhân cần được áp dụng một số biện pháp điều trị như điều trị bằng thảo dược hay điều trị bằng thuốc tây. 

Để có thêm nhiều chia sẻ hữu ích khác về các bệnh lý dạ dày và các phương pháp điều trị hiệu quả, bạn có thể liên hệ đến chúng tôi theo đường dây hotline: 18006091.

Tham khảo:

http://www.healthline.com/health/indigestion

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091