BẬT MÍ TOP 6 CÂY THUỐC CHỮA DẠ DÀY TỐT NHẤT
Các bệnh dạ dày luôn là những bệnh gây ra sự ám ảnh lớn đến những bệnh nhân mắc phải. Các chứng bệnh như đau dạ dày trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày… gây ra nhiều triệu chứng cực kỳ khó chịu. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Với nền y khoa hiện đại của nước nhà thì có rất nhiều phương pháp chữa các bệnh dạ dày, tuy nhiên hầu hết mọi bệnh nhân đều muốn điều trị bệnh một cách lành tính ít tác dụng phụ hơn khi sử điều trị bằng thuốc tây. Vậy nên các chuyên gia của Scurma fizzy sẽ gợi ý top 6 cây thuốc chữa dạ dày tốt nhất trong bài viết dưới đây.
1. Nhọ nồi là cây thuốc chữa dạ dày.
1.1 Những điều cần biết về cây nhọ nồi.
Nhọ nồi hay còn có tên là cỏ mực là một trong những cây thuốc phổ biến ở các vùng ẩm ướt ôn đới, nhiệt đới trên toàn thế giới. Nhọ nồi được phân bố rộng rãi trên khắp Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc và cả Việt Nam. Cây nhọ nồi từ xưa đã được ông cha ta sử dụng để cầm máu cả bên trong và bên ngoài cơ thể trong những trường hợp rong kinh, băng huyết, xuất huyết dạ dày, chảy máu cam, trĩ…Ngoài ra, người ta thấy rằng trong cỏ nhọ nồi có các chất như tanin, caroten, một loại flavonoid có tên wedelolacton cùng nhiều hoạt chất khác có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, phục hồi vết thương tốt nên nhọ nồi có thể sử dụng để điều trị các bệnh đau dạ dày do viêm loét, xuất huyết.
1.2 Cách dùng.
Cỏ nhọ nồi nên được thu hái vào mùa hạ khi cây đang tươi tốt, ta cắt lấy phần trên mặt đất, rửa sạch, loại bỏ lá úa rồi đem phơi khô để sử dụng lâu dài (sắc nước uống). ta cũng có thể sử dụng nhọ nồi tươi cũng rất tốt cho người bị đau dạ dày.
Nguyên liệu: 1 nắm lá nhọ nồi tươi và 200ml nước đun sôi để nguội
Cách làm:
- Cây nhọ nồi tươi cắt lấy phần trên mặt đất, rửa thật sạch. Có thể ngâm vào dung dịch muối loãng nửa tiếng để có thể loại bỏ sạch đất bụi cũng như vi khuẩn có hại.
- Sau khi ngâm nước muối xong, vớt ra rổ và để ráo nước. Sử dụng máy xay sinh tố xay lá nhọ nhồi cùng 200ml nước.
- Loại bỏ phần bã bằng rây lọc, giữ lại phần nước cốt để sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng:
- Nên uống nước cốt nhọ nồi vào sáng và tối mỗi lần uống 100ml để tối đa hóa hiệu quả điều trị của cây.
- Không nên pha nhiều rồi để nước cốt nhọ nồi quá lâu. Nên sử dụng luôn trong ngày.
- Kiên trì sử dụng cỏ nhọ nồi từ 1 đến 2 tuần thì sẽ đem lại hiệu quả cao. Giảm các tình trạng ợ hơi, buồn nôn và nóng rát dạ dày của bệnh.
>>>>>>>> Đọc thêm: DÙNG CÂY NHỌ NỒI CHỮA ĐAU DẠ DÀY THU ĐƯỢC HIỆU QUẢ RA SAO
2. Chè đây là cây thuốc chữa dạ dày.
2.1 Những điều cần biết về cây chè dây.
Chè đây là một cây thuốc phổ biến có thể tìm thấy ở rất nhiều vùng núi phía bắc Việt Nam có thể kể đến một số tỉnh thành như Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Đồng Văn, Hương Khê… Chè đây từ lâu đã được dân ta sử dụng như một loại thảo dược quý hiếm giúp an thần, điều trị mất ngủ và còn được sử dụng làm cây thuốc chữa trị các bệnh lý dạ dày rất hiệu quả.
Trong chè dây chứa một số chất như tanin, flavonoid gồm myricetin và 2,3-dihydromyricetin… rất hiệu quả trong việc chống viêm loét dạ dày, giảm đau, kháng khuẩn chống oxy hóa do flavonoid trong chè đây còn có tác dụng kháng viêm, làm lành vết thương rất tốt nên điều trị các bệnh lý về dạ dày mang lại những hiệu quả cao không ngờ. Ngoài ra với tính mát, vị ngọt thì chè dây luôn được tin dùng để thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Chè đây thuộc nhóm dược liệu lành tính nên khi sử dụng các bạn không cần lo lắng về các tác dụng phụ hay độc tố có trong cây.
2.2 Cách dùng.
Sau khi thu hái chè dây thì phải loại bỏ các phần hư hỏng, các phần cành lá bị héo rồi ta đem đi rửa sạch, cắt thành từng khúc 2-3 cm. Ta đem chè đây đi ủ trong 2 đêm để chè dây lên men nhằm mục đích tạo ra các phần chè tăng công dụng của dược liệu trong việc điều trị bệnh lý dạ dày. Sau khi ủ xong ta đem phơi ngoài nắng ở nhiệt độ cao. Chú ý phơi không được khô hẳn, sau đó lấy dược liệu vào sao đến khi có mùi thơm và phấn màu của cây chè dây trông trắng mịn là lúc đó ta có thể sử dụng được.
Nguyên liệu: chè dây đã sao khô, nước nóng.
Cách làm: lấy khoảng 15-20g chè dây đã sao khô sau đó ta hãm trong 200ml nước sôi trong 30 phút là có thể dùng được.
Lưu ý khi sử dụng:
- Khuyến cáo Chỉ nên dùng từ 60-70g/người/ngày có thể chia ra làm nhiều lần để uống trong ngày hoặc uống thay nước cũng rất tốt. Không nên sử dụng quá liều lượng trên vì không tốt cho sức khỏe.
- Chè dây có thể uống nóng hoặc lạnh tùy sở thích của mỗi người. Tuy nhiên dùng lúc còn nóng thì sẽ đạt được hiệu quả điều trị cao nhất
- Không nên dùng trà để qua đêm vì có thể gây nên tình trạng đau bụng do các vi sinh vật lên men gây ra.
- Với những người sử dụng chè dây để điều trị bệnh dạ dày thì nên uống nước chè vào buổi sáng trước khi ăn từ 20-30 phút để tối đa hoá hiệu quả điều trị bệnh.
3. Nha đam là cây thuốc chữa dạ dày.
3.1 Những điều cần biết về cây nha đam.
Nha đam hay còn được biết đến bởi cái tên là lô hội. Lô hội là một trong những cây thuốc chữa dạ dày rất tốt vì chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như acid amin ( có đến ít nhất 23 loại acid amin) cùng nhiều loại vitamin khác nhau có thể kể đến như vitamin C, E, cùng nhiều loại vitamin nhóm B.
Trên tờ báo Alimentary Pharmacology and Therapeutics có nghiên cứu cho thấy nha đam có nhiều hoạt chất chống oxy hóa giúp cải thiện các tình trạng bệnh đau dạ dày do viêm loét và trào ngược dạ dày nhờ vào khả năng làm lành tổn thương, kiểm soát tình trạng viêm loét của cây nha đam. Trong tờ báo còn đề cập đến việc sử dụng nha đam một cách thường xuyên sẽ giảm được 47% triệu chứng của bệnh. Nha đam còn rất tốt cho việc tiêu hoá của đường ruột do có hoạt chất là aloin giúp nhuận tràng từ đó giảm được các tình trạng ợ hơi, ợ nóng trong một số bệnh dạ dày.
Ngoài khả năng điều trị bệnh dạ dày ra thì nha đam còn được hội chị em phụ nữ rất tin dùng trong việc làm đẹp nhờ khả năng làm mịn da mặt, làm mờ vết thâm, trị mụn đầu đen…
3.2 Cách dùng.
Nha đam có rất nhiều cách sử dụng khác nhau đều đem lại hiệu quả rất tốt trong việc điều trị các bệnh lý dạ dày các bạn có thể tham khảo các cách sau đây.
3.2.1 Nha đam mật ong.
Mật ong chắc không còn xa lạ gì với mọi người trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh dạ dày. Với khả năng làm lành vết thương, hỗ trợ hồi phục các tổn thương ở dạ dày cũng như xoa dịu triệu chứng đau dạ dày do có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa tự nhiên nên mật ong khi kết hợp với nha đam đem lại hiệu quả rất cao.
Nguyên liệu: Nha đam tươi 5-6 nhánh, mật ong 5ml.
Cách làm:
- Nha đam ta đem cắt bỏ phần vỏ xanh và phần gel vàng chỉ giữ lại phần gel màu trắng ở bên trong.
- Cho nha đam cùng 5ml mật ong vào máy xay sinh tố xay thật nhuyễn.
- Thêm khoảng 500ml nước vào khuấy đều rồi bảo quản trong tủ lạnh.
Lưu ý khi sử dụng:
- Với những người bị bệnh tiêu chảy thì phải gọt thật sạch phần gel vàng vì trong đó có chứa aloin sẽ gây nặng thêm tình trạng bệnh này.
- Nên sử dụng sinh tố mật ong nha đam nhiều lần trong ngày, mỗi lần dùng từ 1-2 thìa cafe. Thời điểm tốt nhất là lúc đói khi mà trong dạ dày không có thức ăn.
>>>>>> Xem thêm: Bỏ Túi Thêm 8+ Biện Pháp Điều Trị Dạ Dày Tại Nhà Vừa An Toàn Vừa Hiệu Quả
3.2.2 Sữa chua nha đam.
Nguyên liệu:
- Sữa tươi nguyên chất 1 lít.
- 250g sữa đặc.
- Nha đam 4-5 nhánh.
- 500ml nước.
- 50g đường
Cách làm:
Bước 1: sơ chế nha đam.
Nha đam ta đem cắt hết phần vỏ cũng như lớp gel vàng, giữ lại lớp gel trắng. Ngâm lớp gel trắng trong nước muối loãng 5 phút để giảm độ nhớt sau đó đem cắt nhỏ hạt lựu.
Bước 2: làm sữa chua từ những nguyên liệu đã có.
Ta trộn hỗn hợp sữa đặc, đường, nước vào với nhau sau đó đun trong nồi đến khi sủi bọt thì tắt bếp.
Bước 3: Hoàn thành sữa chua nha đam.
Khi sữa chua làm ở bước 2 đã sủi bọt thì ta đổ nha đam đã sơ chế ở bước 1 vào, khuấy đều rồi đun tiếp đến khi sôi thì tắt bếp. Để nguội hỗn hợp đến khoảng 40 độ C thì ta rót vào hộp đựng sau đó đem ủ vào trong thùng xốp khoảng 8-10 tiếng rồi mới đem bỏ vào trong tủ lạnh để bảo quản và sử dụng dần.
Lưu ý khi làm: Để làm được sữa chua nha đam ngon như ý thì cần chú ý các điều sau đây.
- Khi ủ cần đảm bảo nhiệt độ rơi vào khoảng 40-50 độ C để men sữa chua hoạt động tốt nhất.
- Không được di chuyển sữa chua trong lúc ủ vì sẽ khiến sữa chua khó đông hơn.
- Có thể sử dụng nồi cơm điện để ủ sữa chua bằng cách đun nước đến 50 độ C thì cho sữa chua vào ủ
4. Gừng là cây thuốc chữa dạ dày.
4.1 Những điều cần biết về gừng.
Gừng là một trong những gia vị mà bất cứ gia đình nào cũng sử dụng. Trong gừng có chứa nhiều tinh dầu (2-3%) nhựa dầu (4,2-6,5%) và chất cay là gingerol và shogaol đóng vai trò là chất kháng sinh tự nhiên. Ngoài ra gừng còn là một nguồn cung cấp hoạt chất tecpen và oleoresin tương đối dồi dào, 2 hoạt chất quý này có tác dụng vô cùng thần kỳ trong việc sát trùng, giãn nở và lưu thông mạch máu tốt từ đó tăng cường khả năng phục hồi các ổ viêm loét trong dạ dày. Sử dụng gừng đúng cách thì có thể ức chế, hồi phục ổ viêm trong dạ dày. Ngoài ra gừng còn có công dụng kích thích tiêu hóa, làm giảm triệu chứng ợ hơi, ợ nóng.
Gừng có nhiều cách sử dụng khác nhau nhưng phổ biến và dễ làm nhất là trà gừng và gừng ngâm giấm.
4.2 Cách dùng.
4.2.1 Trà gừng.
Nguyên liệu: gừng tươi 1 nhánh, nước nóng 250ml.
Cách làm:
- Nhánh gừng ta rửa sạch không cần cạo lớp vỏ bên ngoài. Sau đó ta thái thành từng lát mỏng.
- Lấy khoảng 5-6 lát gừng cho vào cốc rồi rót từ từ 250ml nước nóng vào hãm trong 5 phút là có thể sử dụng
Lưu ý khi dùng.
- Không nên sử dụng quá nhiều trà gừng trong một ngày, mỗi ngày chỉ nên sử dụng 1 ly vì gừng có tính nóng nếu sử dụng nhiều sẽ gây ra tình trạng nóng trong người.
- Có thể cho vào ly trà gừng ¼ quả chanh và một chút mật ong rồi khuấy đều để hợp khẩu vị và dễ uống hơn.
4.2.2 Gừng ngâm giấm.
Nguyên liệu.
- Khoảng 500g gừng tươi.
- Muối trắng 2 muỗng.
- Giấm táo hoặc giấm gạo
Cách làm.
- Gừng ta rửa sạch bùn đất ở ngoài, không cần cạo vỏ.
- Cắt gừng thành từng lát thật mỏng rồi ngâm qua nước muối loãng 15 phút.
- Cho gừng vào trong lọ thủy tinh (nếu không có có thể dùng lọ bằng nhựa) sau đó rót giấm táo vào đến khi ngập hết gừng. NVà cứ ngâm gừng như thế trong khoảng 4-5 ngày là có thể đem ra sử dụng được.
Lưu ý khi sử dụng.
- Nên sử dụng gừng ngâm giấm vào buổi sáng, ăn trong bữa cơm.
- mỗi ngày chỉ nên ăn từ 3-5 lát, ăn nhiều có thể gây ra tình trạng nóng trong người.
>>>>>>> Đọc thêm: Giảm Đau Dạ Dày Bằng Gừng Tại Gia Hiệu Quả, An Toàn Và Đơn Giản
5. Mơ lông là cây thuốc chữa dạ dày.
5.1 Những điều cần biết về lá mơ lông.
Mơ lông hay còn gọi là mơ tam thể là một loại rau ăn kèm khá phổ biến ở Việt Nam. Lá mơ lông được dân ta tin dùng để chữa trị các bệnh về đường tiêu hóa. Phương pháp chữa đau dạ dày bằng lá mơ lông được nhiều người biết tới vì lá mơ lông là cây thuốc chữa dạ dày vừa rẻ, vừa dễ kiếm và hiệu quả khi điều trị bằng dược liệu này lại cao. Trong y học cổ truyền thì lá mơ là cây thuốc có tính mát, vị đắng, mùi hôi. Trong lá mơ lông có chứa alkaloid peaderin và một chất tinh dầu sulfur dimethyl disulfide đây được xem như chất kháng sinh trong tự nhiên nên được sử dụng để điều trị dứt điểm bệnh kiết lỵ. Ngoài ra alkaloid peaderin còn có tác dụng chống viêm, kiểm soát tình trạng của các viêm ở dạ dày rất tốt.
5.2 Cách dùng.
Sử dụng lá mơ để điều trị dạ dày có nhiều cách khác nhau. Có thể dùng lá mơ trực tiếp, uống nước ép lá mơ hoặc chế biến thành các món ăn đều rất tốt cho sức khỏe của dạ dày.
5.2.1 Ăn lá mơ trực tiếp.
Đây là một cách dùng lá mơ rất đơn giản dễ thực hiện. Bạn chỉ cần lấy lá mơ rửa thật sạch rồi ăn như những loại rau sống bình thường.
5.2.2 Uống nước ép lá mơ.
Sử dụng nước ép lá mơ là một trong những phương pháp sử dụng lá mơ để làm lành các tổn thương viêm loét ở dạ dày nhanh nhất.
Nguyên liệu: Lá mơ khoảng 1 nắm, 250ml nước lọc.
Cách làm:
- Lá mơ ta rửa sạch để ráo nước.
- Cho lá mơ cùng 250ml nước vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.
- Lọc lấy phần nước cốt bằng rây lọc là có thể sử dụng được.
Lưu ý khi sử dụng: Uống nước ép lá mơ 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối trước khi ăn 30 phút là hợp lý nhất. Kiên trì sử dụng trong 8-10 tuần để thấy tình trạng bệnh chuyển biến một cách tích cực.
6. Lược vàng là cây thuốc chữa dạ dày.
6.1 Những điều cần biết về cây lược vàng.
Lược vàng là cây thuốc nam rất quý được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau trong đó có cả bệnh dạ dày. Theo đông y thì cây lược vàng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thuận phế, tiêu viêm, họa đàm, lợi thủy rất tốt cho sức khỏe. Trên tạp chí sức khỏe và đời sống của Nga tác giả Vladimir-Ogarkov đã có bài viết về việc sử dụng cây lược vàng để chữa các bệnh về đường tiêu hóa như các bệnh về dạ dày, ruột, túi mật… Ngoài ra thì nhiều thông tin nghiên cứu cũng cho thấy cây lược vàng còn có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh hen phế quản và dị ứng. Dược tính điều trị nhiều bệnh như vậy của cây lược vàng là do có chứa các loại flavonoid như quercetin, kaempferol isoorientin cùng 2 loại vitamin thiết yếu là B2 và vitamin pp.
6.2 Cách dùng
Với các bệnh dạ dày thì theo đông y có đề cập sử dụng cây lược vàng bằng cách ngâm rượu, hãm lấy nước uống, chiết xuất tinh dầu hoặc ăn tươi trực tiếp.
6.2.1 Ăn tươi trực tiếp lá cây lược vàng.
Nguyên liệu: Lá lược vàng 2-3 lá, muối ăn.
Cách làm: Lá lược vàng ta rửa thật sạch bằng nước. Sau đó nhá kĩ lá, có thể nhá cùng một chút muối ăn. Nên ăn mỗi ngày một lần, ăn lúc đói và phải sử dụng liên tục trong 1 tháng để thấy hiệu quả rõ ràng.
6.2.2 Lược vàng hãm nước sôi.
Nguyên liệu: Lá lược vàng tươi 3-5 lá, nước sôi 500ml.
Cách làm:
- Lá lược vàng ta rửa sạch, cắt thành từng khúc nhỏ bỏ vào trong lọ thủy tinh.
- Rót nước sôi vào bình thủy tinh để hãm lá lược vàng, để 2-3 tiếng là có thể sử dụng được.
Lưu ý khi sử dụng: Mỗi ngày uống một ly nước lá lược vàng đã hãm nước sôi sẽ thấy tình trạng đau dạ dày giảm xuống rõ rệt. Nên uống vào buổi sáng sớm, lúc đói khi mà dạ dày chưa có thức ăn. Sử dụng bằng cách này Ngoài chữa trị bệnh dạ dày ra thì còn rất tốt cho những người bị tiểu đường, viêm tụy, gan …
>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Bị Đau Dạ Dày Nên Ăn Gì Thì Tốt, Các Thực Đơn Cho Người Đau Dạ Dày
Trên đây là những bật mí về 6 cây thuốc chữa dạ dày tốt nhất. Hy vọng các bạn đã có được những thông tin bổ ích để giúp ích cho quá trình điều trị các bệnh của dạ dày một cách hiệu quả.
Còn vấn để gì thắc mắc về tình trạng dày của bạn thì hãy nhấc máy và liên hệ ngay vào hotline 18006091 để được các bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi tư vấn.