Bị Đau Dạ Dày Ăn Gì, Các Thực Đơn Cho Người Đau Dạ Dày

Bị Đau Dạ Dày Ăn Gì, Các Thực Đơn Cho Người Đau Dạ Dày

Thực phẩm chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh dạ dày. Vậy nên ăn gì thì tốt cho người bị đau dạ dày? Thực đơn như thế nào là tốt cho người đau dạ dày? Hãy cùng chuyên gia Scurma Fizzy tìm hiểu trong bài viết này nhé

1. Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày ăn gì?

Đau dạ dày ăn gì?

Để biết được đau dạ dày ăn gì? Và cách nào để xây dựng thực đơn cho người đau dạ dày? trước hết chúng ta cùng nhau tìm hiểu đau dạ dày là gì? Tại sao lại xuất hiện cơn đau dạ dày?

1.1 Khái niệm

Dạ dày là một bộ phận trên đường tiêu hóa, nằm giữa thực quản và tráng, có nhiệm vụ tiếp nhận thức ăn từ thực quản xuống, chưa đựng, nhào trộn và tiếp tục dẫn xuống tá tràng để thực hiện chức năng hấp thu. Dạ dày là cơ quan tiêu hóa lớn nhất, có hình dạng và vị trí có thể biến đổi phụ thuộc vào sự thay đổi của thể vị và dung lượng thức ăn ít hay nhiều, có khả năng co dãn tốt. Khi đói, dung tích dạ dày co lại, nhỏ như một khoang hẹp của ống ruột nhưng khi ăn no hay có nhiều thức ăn thì dung tích có thể giãn ra gấp đôi.

Theo cơ chế sinh lý, dạ dày có khả năng bài tiết dịch tiêu hóa và hoạt động co bóp vừa có tác dụng để nghiền nát thức ăn vừa để đẩy thức ăn xuống tá tràng. 

Hoạt động bài tiết của dạ dày diễn ra liên tục, tăng lên khi đói, khi ăn no và khi chịu tác động từ ngoại cảnh (như mùi thơm, hình ảnh thức ăn ngon,…). Mỗi ngày các tế bào tiết của dạ dày có thể sản xuất ra khoảng 1-3 lít dịch. Dịch dạ dày có độ pH thấp (pH khoảng 1-2) do có chứa hàm lượng cao acid HCl do tế bào thành tiết ra, ngoài ra còn chứa rất nhiều enzyme tiêu hóa như pepsin, amylase, lipase,…có vai trò phân giải thức ăn ban đầu. Bên cạnh đó còn các yếu tố bảo vệ, mang tính bazơ như HCO3, chất nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày. Giúp ngăn cản sự tấn công của dịch vị vào niêm mạc dạ dày. Từ đó, cản trở “sự tiêu hủy chính nó” của niêm mạc dạ dày.

Hiện nay, bệnh đường tiêu hóa là bệnh có tỷ lệ mắc cao thứ 2 thế giới mà phổ biến hơn cả là bệnh đau dạ dày. Căn bệnh xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, không phân biệt giới tính, giàu hay nghèo, mọi người đều có nguy cơ mắc. Đau dạ dày là tình trạng xuất hiện các cơn đau âm ỉ, hoặc dai dẳng tại vùng dạ dày. Hoặc triệu chứng ban đầu của bệnh có thể chỉ là triệu chứng khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, buồn nôn, chán ăn,… Các triệu chứng này không điển hình, thường bị nhầm lẫn và người bệnh thường bỏ qua. Làm cho bệnh tiến triển ngày càng trầm trọng hơn.

1.2 Triệu chứng

Các triệu chứng của đau dạ dày. Đau dạ dày ăn gì?

Các triệu chứng của đau dạ dày. Đau dạ dày ăn gì?

Thường gặp các triệu chứng đau dạ dày như là

– Đau thượng vị:  có thể xuất hiện các cơn đau âm ỉ hay dữ dội tại vùng thượng vị. Ban đầu có thể chỉ là những cơn đau ngắt quãng, các cơn đau có tính chất chu kì và quy luật, đau khi đói, căng thẳng hoặc ăn quá no. Về sau các cơn đau xuất hiện với tần suất tăng dần. Cảm giác đau tức vùng thượng vị, bụng là triệu chứng điển hình để nhận biết viêm dạ dày giai đoạn đầu.

>>> Xem thêm Đau Thượng Vị Là Gì? Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Và Cách Điều Trị

– Đầy bụng, chướng bụng hoặc chậm tiêu

– Ợ hơi, ợ chua: đây là một trong những triệu chứng rất phổ biến trong bệnh đau dạ dày. 

– Buồn nôn: cảm giác buồn nôn hay xuất hiện, đặc biệt là vào buổi sáng sớm, khi mới thức dậy. Buồn nôn nhưng không được hoặc chỉ có dịch vị. Cảm giác buồn nôn cúng có thể xuất hiện sau khi ăn. Đây là triệu chứng đau dạ dày nhẹ nhưng thường gặp ở đa số người bệnh đau dạ dày.

– Nôn ra máu: nôn máu có lẫn thức ăn là chứng tỏ đã có sự tổn thương tại dạ dày dẫn đến chảy máu. Dấu hiệu này để nhận biết bệnh đau dạ dày đã tiến triển năng dẫn đến xuất huyết tiêu hóa. Bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và chăm sóc tốt nhất.

1.3 Nguyên nhân

Nguyên nhân của bệnh đau dạ dày hiện nay chưa được xác định rõ ràng nhưng có giả thuyết cho rằng đau dạ dày là hậu quả của sự mất cân bằng acid- base tại dạ dày. Tại dạ dày, sự cân bằng này giúp hạn chế sự tấn công Acid, enzyme tiêu hóa trực tiếp lên niêm mạc dạ dày, hạn chế các tổn thương và gây đau. Nhưng do một số nguyên nhân nào đó mà cân bằng này bị phá vỡ sẽ dẫn đến các tổn thương tại chính niêm mạc dạ dày , thậm chí có thể sâu tới lớp cơ niêm mạc như viêm, loét dạ dày- tá tràng, ung thư dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày,…

Nguyên nhân gây đau dạ dày có liên quan mật thiết đến thức ăn chúng ta ăn và thói quen sinh hoạt hàng ngày:

Nguyên nhân của đau dạ dày. Đau dạ dày ăn gì?

Nguyên nhân của đau dạ dày. Đau dạ dày ăn gì?

  • Hút thuốc lá
  • Rượu bia
  • Đồ cay nóng, chiên rán, ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh, thực phẩm không đủ vệ sinh,…
  • Ăn uống bất hợp lý, bỏ bữa hay thời gian ba bữa không theo quy luật, nhịn đói hay ăn quá no.
  • Căng thẳng thường xuyên, stress kéo dài, thức khuya, áp lực công việc và cuộc sống.
  • Vi khuẩn phá hủy lớp chất nhầy Helicobacter pylori.
  • Tác dụng không mong muốn của một số thuốc như NSAIDs, corticoid, Aspirin.
  • Các yếu tố khác như di truyền, bệnh lý tại dạ dày (Zollinger Ellison, ung thư di căn,…)

>>> Xem thêm Vi khuẩn Hp là gì? Hp gây bệnh gì cho cơ thể?

2. Đau dạ dày ăn gì thì tốt cho dạ dày?

Vậy đau dạ dày nên ăn gì? Đây là một câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Từ chế độ ăn chúng ta có thể cải thiện được chức năng của dạ dày cũng như là giảm tình trạng đau dạ dày, loại nhanh nỗi đau do các cơn đau dạ dày đem lại.

Đau dạ dày nên lựa chọn những loại thực phẩm có tác dụng tăng cường bảo vệ, các loại thực phẩm có tác dụng thúc đẩy việc chữa lành các vết loét, các thực phẩm làm hạn chế sự bài tiết acid dạ dày. 

Các thực phẩm mà bệnh nhân đau dạ dày nên ăn:

2.1  Nhóm Tinh bột

Hàng ngày chúng ta ăn rất nhiều tinh bột mà có thể chúng ta không biết đến, đặc biệt là đối với người Việt Nam thì nhu cầu sử dụng tinh bột hàng này rất cao. Các thực phẩm chứa hàm lượng chủ yếu là tinh bột như gạo nếp, gạo tẻ, các loại gạo, ngô, khoai lang, khoai tây, sắn,…Tuy nhiên nếu sử dụng không phù hợp các thực phẩm chứa tinh bột này chính là nguyên nhân làm nặng thêm các cơn đau dạ dày. 

Đau dạ dày không nên lựa chọn các sản phẩm từ gạo, tinh bột lên men như bún, phở. Và cần lưu ý, đối với các thực phẩm chứa tinh bột cần chế biến kĩ, mềm nhừ để việc tiêu hóa được dễ dàng hơn.

Như vậy khi bị đau dạ dày ăn gì?Bệnh nhân cần lựa chọn các thực phẩm được chế biến từ tinh bột như bánh mỳ, bánh bao, gạo lứt, cháo.

Thực phẩm nhóm tinh bột. Đau dạ dày ăn gì?

Thực phẩm nhóm tinh bột. Đau dạ dày ăn gì?

 

2.1.1 Bánh mỳ nướng, bánh quy

Bánh mỳ, bánh quy là thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao, tính chất khô, mềm có khả năng hút cao, có thể hút acid dạ dày, làm giảm độ acid của dạ dày. Sẽ có tác dụng làm giảm bớt cơn đau dạ dày. Đồng thời, bánh mỳ tương đối thanh đạm, không chứa quá nhiều chất béo. Tuy nhiên chỉ nên dùng bánh mì mà không kèm theo bơ hay mứt vì nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến dạ dày của bạn. 

2.1.2 Bánh bao rán

Bánh bao là thực phẩm được làm từ tinh bột. Sau khi ăn, dưới tác dụng của men tinh bột (Amylase) sẽ được phân giải thành dạng keo và dần dần được phân giải nhỏ dần thành các phân tử đường glucose mà cơ thể có thể hấp thụ được dễ dàng. Dưới tác động của nhiệt độ (180-200 độ C), các chuỗi phân tử bị phá vỡ, tạo thành các lớp keo mà chúng ta có thể nhìn thấy sau khi dán. Việc dùng nhiệt tác động giúp cho các phân tử tinh bột dễ tiêu hóa hơn. Đông thời, bánh bao tương đối xốp, có nhiều lỗ trống trên bề mặt do đó, có khả năng hút mạnh. Nó có thể hút nước, dịch vị, khí thể, độc tố của vi khuẩn và ruột, cuối cùng là đào thải ra ngoài theo phân.

Do vậy, ở người đau dạ dày nên ăn bánh bao rán vì nó có khả năng hút acid dư thừa tại dạ dày, giảm bớt triệu chứng đau, nóng rát tại dạ dày do tác động của acid.  

2.1.3 Gạo lứt.

Gạo lứt cũng chứa tinh bột nhưng hàm lượng thấp hơn so với gạo nếp, thích hợp với những người ăn kiêng mà bị đau dạ dày. Sử dụng gạo lứt thay thế gạo thường trong bữa ăn hàng ngày vừa giúp giảm bớt tình trạng đau dạ dày do giảm cân không đúng cách vừa tiếp tục được chế độ ăn cho người giảm cân.

2.1.4 Cháo

Cháo là thực phẩm được chế biến từ tinh bột, mềm, dễ ăn, dễ tiêu hóa rất thích hợp với người bệnh bị đau dạ dày. Tuy nhiên cần lưu ý, nên ăn những loại cháo thanh đạm, giúp quá trình tiêu hóa được dễ dàng và thuận lợi hơn. Giảm gánh nặng tiêu hóa cho dạ dày, giảm sự co bóp và tiết acid để tiêu hóa nên giúp giảm bớt các cơn đau.

2.2 Nhóm chất xơ

Chất xơ là thành phần cơ nhiều trong rau, củ, quả. Rất có lợi với đường tiêu hóa, dễ tiêu hóa và giúp cho hệ tiêu hóa được khỏe mạnh hơn. Không những tốt cho người bệnh đau dạ dày mà còn rất tốt cho những người mắc tình trạng tiêu hóa kém, táo bón, chậm tiêu.

Vậy trong chế độ ăn hàng này bệnh nhân đau dạ ăn gì? Đối với nhóm chất này, người đau dạ dày nên ăn các loại thực phẩm sau nho, táo, đậu đũa, bí ngô, súp lơ,…

Thực phẩm nhóm chất xơ. Đau dạ dày ăn gì?

Thực phẩm nhóm chất xơ. Đau dạ dày ăn gì?

2.2.1 Nho

Nho là loại trái cây yêu thích của nhiều người, có vị ngọt thanh và chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như đường glucose, acid oxalic, calci, sắt,… Nho tươi có tác dụng kích thích tặng bài tiết nước bọt khai vị, nho khi đã chế biến sấy khô thì có tác dụng ích khí, bổ huyết, kiện tỳ. Đối với bệnh nhân bị viêm dạ dày, ăn nho có hiệu quả đối với việc điều trị. Nho chứa nhiều hỗn hợp phenol tự nhiên, có khả năng hòa hợp với vi khuẩn và các protein hay độc tố của mầm bệnh, làm mất chức năng hay độc tính gây bệnh của nó. Đồng thời, cũng kích thích sự sinh kháng thể của cơ thể làm giảm tỷ lệ phát bệnh tại dạ dày.

2.2.2 Táo

Táo là loại trái cây rất phổ biến tại Việt Nam mà vô cùng hữu ích. Táo chứa nhiều chất dinh dưỡng như đường, protein, calci, sắt, carotin và nhiều loại vitamin, chất xơ khác. Táo có vị ngọt mát, rất dễ ăn. Vỏ táo có thành phần là pectin, chất này có thể tan và dãn nở khi gặp nước, đồng thời, có tác dụng kích thích sự hoạt động của đường ruột. Trong y học cổ truyền, táo có công dụng bổ tỳ, ích khí, kích thích bài tiết nước bọt khai vị, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa dễ dàng, giảm gánh nặng cho dạ dày. Thích hợp sử dụng trên các bệnh nhân đau dạ dày, chướng bụng, đặc biệt là bệnh nhân bị táo bón. Bạn có thể dùng mỗi ngày một quả táo hoặc nước ép táo, mứt táo, sinh tố táo để làm giảm gánh nặng cho dạ dày.

2.2.3 Gừng tươi

Gừng là loại thực phẩm rất quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình mà lại có tác dụng vô cùng thần kì trong điều trị các bệnh tiêu hóa, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa. Gừng có vị cay, ấm nóng. Trong y học cổ truyền, có tác dụng kiện tỳ, trị đau. Làm ra mồ hôi, tính ấm nóng trị nôn, ho, đặc biệt được sử dụng trong trường hợp dạ dày lạnh, nôn mửa do lạnh. Nước gừng tươi có tác dụng kích thích niêm mạc dạ dày, kích thích sự co bóp dạ dày và ruột. Sử dụng gừng tươi là một trong những cách đơn giản nhất để điều trị tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu. 

Gừng tươi còn có khả năng khống chế hoạt tính của tế bào ung thư. Do đó, ản gừng tưởi hay sử dụng trong các thực phẩm hàng ngày giúp giảm tỷ lệ mắc ung thư dạ dày. Bạn có thể sử dụng gừng bằng cách uống trà gừng hay ăn vài lát gừng hàng ngày.

>>> Xem thêm Giảm Đau Dạ Dày Bằng Gừng Hiệu Quả, An Toàn Và Đơn Giản

2.2.4 Đậu đũa

Đậu đũa là loại thực phẩm quen thuộc. Theo y học cổ truyền có vị ngọt, tính bình, công dụng bổ tỳ, thận, ích tinh. Đậu đũa có hàm lượng chất xơ cao, giàu vitamin. Do đó, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa được dễ dàng hơn. Thích hợp sử dụng cho người bị trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Đặc biệt có hiệu quả trong điều trị hỗ trợ người bệnh bị đau dạ dày.

2.2.5 Đậu quả

Đậu quả hay còn gọi là đậu Hà Lan hay đậu lạnh. Thành phần đậu quả có hàm lượng protein cao, chiếm đến 25-30%, và các acid amin, lysine tương đối cao. Ngoài ra, đậu quả còn chứa các vitamin nhóm B, sắt, calci, phosphor, acid béo (khoảng 1%) và một chất có khả năng chống hoại huyết. Trong thành phần của đậu quả chua chín có khoảng 7% đường mía. Do vậy, đậu quả có vị ngọt tính bình, công dụng ích khí, lợi ẩm, giải độc trong y học cổ truyền. Đậu quả rất có hiệu quả trong điều trị người bệnh bị đau dạ dày.

2.2.6 Bí đỏ

Là loại thực phẩm rất quen thuộc với căn bếp của mọi gia đình. Bí đỏ có màu cam đỏ, bắt mắt, vị ngọt rất dễ ăn và được rất nhiều người ưa thích. Bí đỏ có hiệu quả trong điều trị trướng bụng, khó tiêu, dùng cho người suy nhược. Vì trong thành phần bí đỏ có nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin C, calci, sắt, đường, tinh bột, vitamin B2, chất khoáng và 8 loại acid amin cần thiết đối với cơ thể. Qua nghiên cứu về mặt dinh dưỡng học đã chứng minh rằng, bí đỏ có hiệu quả trong nâng cao hoạt động, chức năng của dạ dày rất hiệu quả. Sử dụng bí đỏ trong bữa ăn hàng ngày giúp tăng cường chức năng tiêu hóa , khả năng miễn dịch và đẩy lùi tình trạng đau dạ dày.

2.2.7 Rau cải trắng

Rau cải trắng hay còn gọi là rau cải bẹ trắng hay cải chíp (theo tên gọi địa phương) là một trong những loại thực phẩm rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Rau cải trắng có vị ngọt, tính lạnh rất dễ ăn và có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Thành phần chứa hàm lượng vitamin cao như calci và vitamin C , vitamin B2, kẽm và các nguyên tố vi lượng khác. Hàm lượng nguyên tố vi lượng có thể xem là tương đương hoặc nhiều hơn so với thịt, trứng. Rau cải trắng rất bổ dưỡng lại dễ tiêu hóa nên thích hợp với người bị vấn đề về dạ dày.

2.2.8 Bắp cải

Bắp cải là cây dụ thực từ vùng khí hậu lạnh Địa Trung Hải và hiện nay được nuôi trồng rất phổ biến tại Việt Nam. Bắp cải có hàm lượng vitamin cao, chỉ sau cà chua, hàm lượng cao gấp 4,5 lần so với cà rốt. Ngoài ra trong bắp cải còn chứa vitamin P, lipid, chất xơ, khoáng chất (calci, phosphor), có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả, tăng cường tác dụng này của vitamin C. Trong y học cổ truyền, bắp cải có vị ngọt, tính bình, không độc, công dụng bổ tỳ vị.

Gần đây, người ta cũng đã xác định được một hoạt chất trong bắp cải tươi có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Do đó, bắp cải rất có hiệu quả trong hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày- tá tràng, đau dạ dày. Bạn có thể sử dụng bắp cải bằng cách chế biến chín hoặc dùng nước ép bắp cải tươi vào mỗi buổi sáng sớm.

2.2.9 Súp lơ

Súp lơ thực chất là phần hoa của cây loe. Thành phần chứa nhiều vitamin, khoáng chất hữu ích, cần thiết đối với cơ thể như vitamin C (hàm lượng cao gấp 4 lần rau cải trắng), selen. Hai chất này có tác dụng tốt trong chống oxy hóa, giúp bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết đối với cơ thể, đặc biệt trên bệnh nhân bị ung thư.

2.3 Nhóm chất béo

Người bệnh bị đau dạ dày nên hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo tuy nhiên không đồng nghĩa với việc kiêng hoàn toàn. Vì điều đó sẽ dẫn đến việc gây thiếu hụt dưỡng chất này trên bệnh nhân.

Vậy người bệnh bị đau dạ dày ăn gì để vừa không thiếu dưỡng chất vừa không ảnh hưởng đến tình trạng đau dạ dày?

Thực phẩm nhóm chất béo. Đau dạ dày ăn gì?

Thực phẩm nhóm chất béo. Đau dạ dày ăn gì?

Để đảm bảo chế độ ăn đầy đủ, bạn cần thực hiện việc cân bằng hàm lượng chất béo trong các bữa ăn hằng ngày. Nên lựa chọn các sản phẩm có hàm lượng chất béo thấp như dầu thực vật thay thế hoàn toàn cho mỡ động vật.

Dầu thực vật

Dầu thực vật được chế biến từ thực phẩm, chủ yếu là chất béo không no, dưới dạng chất lỏng, sánh, màu vàng trong. Dầu thực vật có tác dụng chữa lành vết tổn thương của dạ dày một cách nhanh chóng.

Trong cơ thể, tuyến tiền liệt có khả năng bài tiết ra một chất có tác dụng kích thích sự hình thành niêm mạc dạ dày, điều hòa độ chua của dịch vị. Các vấn đề về dạ dày như viêm loét dạ dày, tá tràng; đau dạ dày; đều liên quan đến chất này. Việc bổ sung dầu thực vật có tác dụng giúp chất này được tiết ra ở mức độ bình thường, vừa tránh sự mất cân bằng thành phần trong nó.

Đồng thời, các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên việc sử dụng dầu thực vật thay vì mỡ động vật trong bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là trên người mắc bệnh dạ dày. Điều đó có thể làm giảm việc phát sinh các bệnh dạ dày và thúc đẩy sự phục hồi trên bệnh nhân mắc bệnh dạ dày.

2.4 Nhóm chất đạm

Chất đạm là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, đặc biệt đối với người đau dạ dày. Tuy nhiên, cần lựa chọn các loại thực phẩm chữa protein thích hợp, dễ tiêu hóa, giúp giảm gánh nặng cho dạ dày và đường tiêu hóa

Bệnh nhân đau dạ dày ăn gì để vừa đảm bảo đủ dưỡng chất vừa tốt với dạ dày?

Thực phẩm nhóm chất đạm. Đau dạ dày ăn gì?

Thực phẩm nhóm chất đạm. Đau dạ dày ăn gì?

Đối với bệnh nhân bị đau dạ dày nên lựa chọn các thực phẩm chứa chất đạm dễ tiêu như trứng, ức gà, thịt lợn nạc (tránh sử dụng mỡ lợn do chứa hàm lượng chất béo cao). Cần lưu ý, khi tiến hành chế biến đối với loại thực phẩm này, cần nấu kỹ, mềm để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình co bóp, tiêu hóa của dạ dày và ruột.

2.5 Lợi khuẩn

Các sản phẩm như sữa lên men, sữa chua, váng sữa,… đều chứa một lượng vi khuẩn có lợi nhất định. Giúp bổ sung vi khuẩn có lợi, tăng cường khả năng tiêu hóa tại ruột, giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa rất hiệu quả.

Sữa chua thực phẩm được chế biến bằng cách lên men các sản phẩm của sữa nhờ vào các vi khuẩn có khả năng lên men, tạo vị chua cho sữa. Sữa chua được chia thành 4 loại theo hàm lượng mỡ là sữa chua hàm lượng mỡ cao, sữa chua hàm lượng mỡ thấp, sữa chua có đường hàm lượng mỡ cao và thấp.

Sữa chua có tác dụng kích thích tiêu hóa, bản thân nó cũng rất dễ tiêu hóa, dễ hấp thu. Mặt khác, có tác dụng bảo vệ và giúp tăng cường chức năng đường tiêu hóa do chứa các lợi khuẩn. Nên sữa chua có tác dụng hiệu quả trong dự phòng và điều trị bệnh đau dạ dày.

3.Một số thực đơn chi tiết dành riêng cho người đau dạ dày

3.1 Bệnh nhân bị đau dạ dày ăn gì? Việc xây dựng thực đơn cho các đối tượng này như thế nào? 

Thức ăn có ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh đau dạ dày. Thực phẩm khó tiêu hóa sẽ kích thích dạ dày tăng bài tiết dịch, tăng co bóp để tiêu hóa, làm nặng thêm tình trạng đau dạ dày. Đối với thực phẩm dễ tiêu hóa thì ngược lại. Do đó, tình trạng đau dạ dày hoàn toàn có thể được khắc phục, hỗ trợ điều trị thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn. Trong việc xây dựng thực đơn ăn uống, lựa chọn thực phẩm và chế biến phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định. 

Nguyên tắc lập một thực đơn phù hợp dành cho người đau dạ dày:

  • Lựa chọn các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, hạn chế lựa chọn các loại thịt đỏ (thịt bò, hải sản, thịt chó,…) rất khó tiêu đối dạ dày, làm nặng thêm tình trạng đau dạ dày, chướng bụng, khó tiêu.
  • Sử dụng các thực phẩm không béo nhưng vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng cho người bệnh. Thay vì dùng mỡ động vật thì sử dụng dầu thực vật. Hạn chế ăn các chế phẩm chứa kem, bơ, phô mai,… các chất này rất khó tiêu, làm tăng gánh nặng cho người bệnh đau dạ dày.
  • Ăn đúng bữa, thời gian mỗi bữa ăn đều đặn trong một khoảng khung giờ. Tuyệt đối không bỏ bữa, nhịn đói, đặc biệt là bữa sáng.
  • Khi ăn, thì nhai kỹ, nuốt chậm. Nhai kĩ tại khoang miệng giúp giảm áp lực co bóp của dạ dày với thức ăn, cải thiện tình trạng bệnh đau dạ dày trên bệnh nhân.
  • Hạn chế các loại thực phẩm chiên rán, dầu mỡ, chất kích thích.
  • Bổ sung lượng nước uống hàng ngày: bệnh nhân nên uống nước vào thời điểm thích hợp nhất là sáng sớm vừa mới ngủ dậy và cách các bữa ăn trước 1 giờ. Thời điểm uống nước cũng có vai trò rất quan trọng đối với bệnh nhân đau dạ dày. Nếu uống ngay sau khi ăn, sẽ làm pha loãng acid dịch vị mà dạ dày tiết ra để tiêu hóa, làm nặng thêm tình trạng đau rát dạ dày.
  • Dùng thức ăn ấm, không nên ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh
  • Không vận động quá mạnh sau khi ăn, nghỉ ngơi ít nhất là 30 phút sau khi ăn.

3.2 Một số thực đơn cho bệnh nhân đau dạ dày

Vậy bệnh nhân đau dạ dày ăn gì để tốt với dạ dày? Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn một vài thực đơn ăn uống dành cho người bị đau dạ dày.

Đau dạ dày ăn gì? Thực đơn cho người bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày ăn gì? Thực đơn cho người bệnh đau dạ dày

3.2.1 Thực đơn 1

  • Bữa sáng: bánh mì đen nướng + ruốc + cốc sữa ấm (200ml ở 40-50 độ C).
  • Bữa trưa: cơm gạo lứt thịt băm sốt cà chua + canh táo tàu bì lợn + nước uống mạch nha.
  • Bữa tối: cơm gạo lứt + thịt băm viên + cá kho + bắp cải luộc.
  • Cách chế biến:

 

  • Canh táo tàu bì lợn 

 

Nguyên liệu: táo tàu 250mg, bì lợn 500mg

Cách làm: làm sạch bì lợn, loại bỏ lông, rửa sạch. Cho vào nồi, thêm nước vừa đủ ngập, đun thành canh đặc sánh. Sau đó thêm táo tàu vào nấu chín, thêm một lượng đường phèn vừa phải. Chia uống nhiều lần.

 

  • Nước uống mạch Nha

 

Nguyên liệu gồm mạch nha 30 mg và đường trắng 20mg.

Cách làm: rửa mạch nha thật sạch, loại bỏ chất bẩn và tạp chất. Cho vào nồi đã có 200-300ml nước sạch. Đun đến sôi, rối tiếp tục đun nhỏ lửa trong 30 phút. Lấy ra, lọc lấy nước, thêm đường theo sở thích, khuấy và uống hàng ngày như nước lọc.

3.2.2 Thực đơn 2

  • Bữa sáng: cháo thịt băm + quẩy.
  • Bữa trưa: cơm nấu nát + trứng gà nột quả+ súp lơ luộc + cá trắm hấp trám + lá sen đường phèn.
  • Bữa tối: cơm nấu nát + thịt gà rang gừng + canh bí đỏ.
  • Chế biến:

 

  • Lá sen tươi, đường phèn:

 

Nguyên liệu: lá sen tươi 250mg, đường phèn vừa đủ tùy thuốc vào sở thích người dùng.

Cách làm: lá sen rửa sạch, để ráo nước, được thái nhỏ rồi ép lấy nước. Thêm đường phèn hòa tan vào nước ép, uống như nước hàng ngày.

 

  • Cá trắm hấp tràm:

 

Nguyên liệu: cá trắm 1 con, trám 15 quả, vỏ quýt khô ngâm mềm thái sợi, hành vừa đủ.

Cách làm cá được làm sạch, để cho ráo nước. Tẩm ướp cá với tiêu xay nhỏ, bột gạo, sợi quýt trộn đều với trám. Sau đó, hấp chín, thêm hành phi thơm và rưới nước mỡ hành phi trước khi ăn.

3.2.3 Thực đơn 3

  • Bữa sáng: cháo đậu xanh 1 bát + 1 quả trứng gà luộc + táo
  • Bữa trưa: gạo tẻ nấu nát + thịt luộc + khoai tây xào + tôm nõn + trà hoa hồng
  • Bữa tối: cơm gạo tẻ nấu nát + mực xào măng + canh rau cải + đậu nấu cà rốt thịt bò + thanh long
  • Chế biến

 

  • Trà hoa hồng

 

Nguyên liệu: hoa hồng 10g

Cách làm: rửa sạch hoa hồng, để ráo. Cho vào ấm, đổ nước đã đun sôi vào, hãm trong vòng 15-20 phút. Gạn lấy phần nước và dùng uống mỗi ngày.

 

  • Mực xào măng

 

Nguyên liệu: mực to 200mg, tỏi băm nhỏ, măng tươi 300mg và các gia vị cần thiết khác

Cách làm: măng tươi, mực đã được sơ chế rửa sạch, cắt ngắn. đối với măng nên luộc qua với nước sôi, sau đó ngâm vào nước lạnh sau khi luộc. Cá mực thái nhỏ được tẩm ướp với gia vị vừa đủ, để 20 phút. Tiến hành mực măng đến chín.

Trên đây là một số điều đúc kết ra được về “BỊ ĐAU DẠ DÀY ĂN GÌ? CÁC THỰC ĐƠN CHO NGƯỜI ĐAU DẠ DÀY” và chúng tôi muốn gửi đến bạn. Nếu có bất cứ băn khoăn nào liên quan đến các loại thuốc hoặc cần biết thêm các thông tin chi tiết, bạn hãy nhấc máy gọi ngay đến HOTLINE 1800 6091 để được các dược sĩ của Scurma Fizzy giải đáp và tư vấn chi tiết nhất. 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091