Giảm Đau Dạ Dày Bằng Gừng Hiệu Quả, An Toàn Và Đơn Giản

Giảm Đau Dạ Dày Bằng Gừng Hiệu Quả, An Toàn Và Đơn Giản

Đau dạ dày ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống là vấn đề không của riêng ai. Hiện nay, ngoài các phác đồ điều trị bằng thuốc đặc hiệu thì việc lựa chọn những phương pháp tự nhiên cũng đang trở nên vô cùng phổ biến. Trong số đó, cách giảm đau dạ dày bằng gừng có độ phổ biến cao hơn cả, do các phương pháp giảm đau dạ dày bằng gừng được biết tới với thành phần thảo dược lành tính, an toàn, tiết kiệm và ít tác dụng phụ. Vậy, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về thực hư công dụng và cách sử dụng của gừng ra sao qua bài viết dưới đây.

1. Đau dạ dày và nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày là thuật ngữ thường dùng để chỉ tình trạng dạ dày gặp thương tổn dẫn tới các cơn đau nhức khó chịu. Những cơn đau có thể diễn ra ngắn và âm ỉ ngay cả khi ăn quá no hay khi đói hoặc cũng có thể gây đau nhức quằn quại ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt thường ngày của người mắc.

Các bệnh dạ dày có thể được gây ra bởi một hoặc một vài các nguyên nhân thường gặp sau đây:

1.1. Nhiễm vi khuẩn HP trong bệnh viêm loét dạ dày

Vi khuẩn HP dạ dày (Helicobacter pylori) là nguyên nhân phổ biến hàng đầu trong bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Bệnh nhân khi mắc thường không thể phát hiện ra bất kỳ triệu chứng khác thường nào mà phải nhờ tới những xét nghiệm đặc hiệu mới có thể phát hiện được vi khuẩn Hp trong dạ dày khi bệnh tình đã trở nên khá nghiêm trọng.

Nhiễm vi khuẩn HP

Nhiễm vi khuẩn HP sẽ dẫn tới viêm loét dạ dày

H.pylori là loài xoắn khuẩn Gram âm, hình thái hơi cong hoặc hình chữ S, sống thuận lợi ở lớp niêm mạc và dưới lớp niêm mạc dạ dày tá tràng. Khi thói quen sinh hoạt của người bệnh tạo điều kiện thuận lợi, làm độ acid pH trong dạ dày giảm, hay sức đề kháng của cơ thể suy yếu.

Vi khuẩn HP sẽ gây các ổ loét trên niêm mạc dạ dày bằng cách làm thoái hoá vùng chất nhầy bảo vệ niêm mạc, tổng hợp ra các men urease gây thương tổn đối với tế bào niêm mạc lân cận.

>>>> Tìm hiểu thêm: Điều trị hp trong thời đại kháng kháng sinh ngày càng gia tăng

1.2. Đau dạ dày do có tác dụng phụ của thuốc

Người mắc chứng đau dạ dày thường xuyên phải sử dụng một số thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs) dễ có nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn đối với đường tiêu hóa nhất.

Nguyên nhân là do, các thuốc NSAIDs thường được dùng qua đường uống. Khi vào đến dạ dày, vì có độ hòa tan kém trong môi trường acid, thuốc sẽ tích tụ lại thành từng cụm trong dạ dày.

Nếu phải trải qua sử dụng kéo dài, NSAIDs sẽ gây ức chế lớp chất nhầy bao quanh niêm mạc, dạ dày không còn được bảo vệ sẽ dễ dàng bị acid dịch vị tấn công, gây tổn hại cho lớp niêm mạc và lớp dưới niêm mạc trong các bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày hay thủng dạ dày.

Đặc biệt, thuốc được sử dụng khi đói sẽ càng kích thích thêm các tác dụng phụ nguy hại biểu hiện bởi các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, đi ngoài ra máu và những cơn đau với tần suất cao. 

Thuốc kháng viêm nsaids

Thuốc kháng viêm là nguyên nhân gây đau dạ dày

1.3. Thói quen ăn uống không lành mạnh dẫn tới đau dạ dày

Các thói quen ăn uống thiếu tính khoa học là nguyên nhân gây ra hậu quả trực tiếp lên các cơ quan trong hệ tiêu hóa; việc sở hữu thói quen ăn uống không lành mạnh không chỉ là một nguyên nhân chủ yếu mà còn góp phần thúc đẩy các nguyên nhân khác dẫn tới đau dạ dày.

Những thói quen rất không tốt mà đa số người bệnh thường mắc trong sinh hoạt hằng ngày có thể kể đến như:

  • Nhai vội, nuốt vội, chưa nghiền kỹ thức ăn trong khoang miệng nhất là với các thực phẩm cứng, dai, khó tiêu làm cho dạ dày thường xuyên hoạt động, co bóp mạnh.
  • Giờ ăn tối quá khuya, không dành thời gian cho cơ thể tiêu hóa trước khi đi ngủ.
  • Có thói quen bỏ bữa sáng hoặc ăn bữa sáng không đủ chất dinh dưỡng.
  • Thường xuyên ăn vặt trong ngày, ăn quá nhiều trong một bữa khiến dạ dày không được nghỉ.
  • Lạm dụng gia vị, phụ gia quá mức trong món ăn: thực phẩm quá chua, quá mặn hay quá cay là yếu tố nguy cơ cao dẫn tới tăng lượng acid dịch vị dạ dày.
  • Thường xuyên sử dụng các chế phẩm thuốc lá, rượu bia và nước ngọt có gas.

1.4. Sở hữu thói quen sinh hoạt không điều độ

Đa số chúng ta trong cuộc sống bận rộn ngày nay thường quá chú tâm vào công việc bận rộn mà vô tình bỏ quên việc chăm sóc bản thân đúng mực, gây ra nhiều hệ lụy và nguy cơ cho cả cơ thể nói chung và dạ dày nói riêng:  

  • Làm việc, vận động thể lực quá mức không kết hợp với chế độ nghỉ ngơi phù hợp sẽ dẫn tới stress và căng thẳng thần kinh. Chính điều này gây ra các kích thích ở vỏ não làm dạ dày tiết nhiều acid dịch vị.
  • Thường xuyên thức quá khuya và ngủ không đủ giấc vào ban đêm cũng là yếu tố điều kiện giúp bệnh tiến triển xấu.
Stress

Thói quen làm việc quá mức góp phần sản sinh ra các bệnh lý dạ dày nghiêm trọng

2. Giảm đau dạ dày bằng gừng – hiệu quả và cách sử dụng

2.1. Hiệu quả thực sự của mẹo giảm đau dạ dày bằng gừng ?

Trong Đông y, gừng tươi hay sinh khương (gừng khô được gọi là can khương) là dược liệu có tính ấm, ôn trung, do đó có tác dụng chống viêm, đầy hơi, giảm sưng đau, khó tiêu và trị các triệu chứng dạ dày rất tốt.

Theo bác sĩ Nguyễn Đăng Khôi (Bệnh viện Y học cổ truyền TP HCM): “Trong thành phần gừng có chứa Oleoresin,  Tecpen cùng nhiều vitamin và khoáng chất. Những hoạt chất này có tác dụng chữa đau dạ dày như giảm đau nhức, chống viêm, trung hòa acid dịch vị, giảm nhiễm trùng và trị cảm cúm.”

Còn trong y học hiện đại, gừng được nghiên cứu có chứa các nguyên tố làm giảm đau, tăng chuyển hóa ở mật, ngoài ra còn giúp sát trùng và trung hòa acid dạ dày. Cụ thể các hoạt chất có tác dụng rất tốt đối với trào ngược dạ dày:

  • Tecpen: Tecpen có khả năng diệt các vi khuẩn dạ dày có hại bao gồm cả vi khuẩn Hp và giảm nhanh các biểu hiện trào ngược dạ dày.
  • Zingiberol: Đây là hoạt chất nổi tiếng nhất tìm thấy trong gừng, có khả năng ngăn cản sự tạo ra Prostaglandin, đồng thời, chất này còn làm dịu các cơn co thắt dạ dày và tình trạng trào ngược. Zingiberol cũng có khả năng làm giảm mệt mỏi, căng thẳng kéo dài, khiến lượng acid dạ dày tiết ra ít hơn.
  • Shogaol: Hoạt chất giúp ổn định hoạt động hệ tiêu hóa và hạn chế các dấu hiệu khó chịu của trào ngược dạ dày gây ra.
  • Methadone và Oleoresin: Đây là hai hợp chất được tìm thấy trong gừng, chúng được chứng minh là có công dụng giảm đau chống viêm mạnh, như làm dịu cơn đau thượng vị trong thời gian ngắn.
  • Một số phức chất khác: Ngoài Zingiberol thì gừng còn chứa một vài phức hợp khác có thể ngăn cản sự tổng hợp Prostaglandin. Ngoài ra các phức hợp này có tác dụng giảm đau, sát khuẩn, trung hòa acid dịch vị dạ dày và ngăn ngừa các triệu chứng gây đau dạ dày.

Do các hợp chất có lợi trên, giảm đau dạ dày bằng gừng tươi được đánh giá có tác dụng rất lớn đối với bệnh trào ngược dạ dày.

>>>> Tìm hiểu thêm: 4 Thuốc Điều Trị HP Dạ Dày Được Sử Dụng Phổ Biến

giam-dau-da-day-bang-gung

Trong gừng có chứa các hoạt chất điều trị bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả

2.2. Top 6 cách giảm đau dạ dày bằng gừng đơn giản nhưng hiệu quả cao

Dưới đây, bài viết xin giới thiệu tới các bạn 6 cách sử dụng gừng thông dụng trong dân gian và cũng cực kì đơn giản để xua tan cơn đau dạ dày và giảm nhanh các triệu chứng khó chịu.

2.2.1. Giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản bằng gừng ngâm giấm

Cách giảm đau dạ dày bằng gừng tươi ngâm giấm gạo được dân gian thường xuyên áp dụng. Do trong giấm (gạo) có thành phần acid acetic có khả năng thúc đẩy chức năng tiêu hóa dạ dày. Từ đó khi kết hợp giấm với gừng sẽ hạn chế ứ đọng thức ăn làm đau nhức vùng thượng vị, các biểu hiện chướng bụng, ợ hơi và ợ chua.

Các bước làm gừng ngâm giấm gạo chữa đau dạ dày như sau:

  • Chuẩn bị 2-300g gừng tươi, cạo vỏ, rửa sạch và thái thành lát mỏng.
  • Cho gừng mới thái vào hũ thủy tinh và đổ khoảng 400g giấm gạo đến ngập gừng.
  • Ngâm giấm gừng trong khoảng 1 tuần rồi đưa ra sử dụng. Mỗi ngày có thể nhai nhẹ và  nuốt khoảng 3 lát gừng sẽ cho hiệu quả trị bệnh.

Lưu ý: Trong giấm có hàm lượng acid khá cao, cần tránh sử dụng khi đói hoặc dùng quá mức sẽ phản tác dụng làm bệnh thêm trầm trọng.

2.2.2. Uống trà gừng điều trị bệnh trào ngược dạ dày

Sử dụng trà gừng hằng ngày là phương pháp giảm trào ngược dạ dày thực quản cho tác dụng nhanh chóng. Đây là cách sử dụng gừng phù hợp với bệnh nhân bị đau họng, buồn nôn hay khó nuốt do trào ngược acid dạ dày gây nên. Bên cạnh đó, nhiệt độ nước ấm từ trà có thêm công dụng làm dịu niêm mạc, loại bỏ phần dịch vị ứ đọng trong thực quản và giúp tiêu hóa tốt hơn.

Công thức pha trà gừng chữa bệnh như sau:

  • Gừng được rửa sạch và thái lát mỏng rồi để ráo nước. 
  • Sau đó, tưới 5 – 7 lát gừng ngập bằng 250ml nước sôi và hãm trong thời gian 5 phút. 
  • Có thể thêm đường vào cùng nước trà cho dễ uống. 
  • Khi sử dụng nên nhấp thành từng ngụm nhỏ sẽ giúp tinh chất thẩm thấu vào niêm mạc. 

Áp dụng công thức chữa trào ngược dạ dày với gừng này hằng ngày để giảm nhanh các triệu chứng trào ngược acid dịch vị.

Chú ý: Uống trà vào sáng sớm là thời điểm tốt nhất để thanh lọc cơ thể và ngăn ngừa tình trạng buồn nôn sau khi ăn.

giam-dau-da-day-bang-gung

Trà gừng – Cách giảm đau dạ dày bằng gừng đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao

2.2.3. Ăn gừng chữa trào ngược dạ dày hàng ngày mang lại hiệu quả cao

Bên cạnh những bài thuốc dân gian lưu truyền, chúng ta có thể chữa trào ngược dạ dày đơn giản với việc sử dụng gừng như một gia vị trong bữa ăn hàng ngày. 

Cách sử dụng này cũng có tác dụng không kém trong việc hạn chế các triệu chứng bệnh trào ngược như ợ chua, trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, co thắt… Có rất nhiều các món ăn ngon có thể kết hợp với gừng như cháo, một số món cá, gà, nước chấm…

Có thể dùng bột gừng thay cho gừng tươi trong trường hợp người bệnh không đi chợ  thường xuyên. Tuy nhiên, gừng tươi vẫn có độ an toàn và hiệu quả cao hơn.

2.2.4. Mẹo giảm đau dạ dày bằng gừng tươi ngâm mật ong

Gừng và mật ong đều có chứa các hoạt chất giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn HP, ngăn ngừa trào ngược và viêm loét, giúp hoạt động tiêu hóa thuận lợi.

Trong mật ong rất giàu chất chống oxy hóa có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm có thể kết hợp vô cùng hiệu quả với gừng. Chính vì vậy giảm đau dạ dày bằng gừng tươi và mật ong là mẹo được sử dụng rộng rãi trong dân gian.

giam-dau-da-day-bang-gung

Cách giảm đau dạ dày bằng gừng ngâm mật ong cụ thể như sau:

  • Đầu tiên lấy khoảng 200g gừng tươi mang đi rửa sạch, cạo vỏ để ráo nước rồi thái thành từng lát mỏng.
  • Cho gừng vừa thái vào bình thủy tinh, sau đó đổ đến ngập mật ong nguyên chất. Đậy kín nắp và để bình ở nơi khô thoáng.
  • Ngâm gừng cùng mật ong khoảng 10 ngày là có thể mang ra sử dụng. Mỗi ngày, người bệnh nên ngậm 2-3 lát gừng ngâm cùng với 3-4 thìa mật ong để trị bệnh đạt hiệu quả.
  • Nên sử dụng đều đặn hàng ngày từ 2-3 lần trước bữa ăn 30-60 phút.

Các triệu chứng của trào ngược dạ dày và viêm loét dạ dày sẽ giảm đi nhanh chóng sau từ 1-3 tháng thực hiện điều trị theo cách trên.

>>>> Tìm hiểu thêm: Làm Thế Nào Để Hết Đầy Bụng Nhanh Chóng Hiệu Quả

2.2.5. Điều trị nhanh đau dạ dày bằng trà gừng và mật ong

Trong trường hợp không kịp chuẩn bị hay không có sẵn bình gừng ngâm mật ong, người bệnh có thể thử làm một tách trà gừng mật ong. Trà gừng mật ong là liệu pháp có tác dụng giảm nhẹ tức thời cơn đau dạ dày và cảm giác đầy hơi, buồn nôn và nôn mửa với cách pha chế vô cùng đơn giản.

Chi tiết cách giảm đau dạ dày bằng trà gừng và mật ong:

  • Nguyên liệu: 4 thìa cà phê mật ong, 1 củ gừng tươi và nước sôi.
  • Rửa sạch gừng tươi, gọt vỏ rồi để ráo và cắt thành miếng mỏng.
  • Tiếp theo, cho gừng vào cốc uống nước, hãm với khoảng 200ml nước sôi.
  • Đợi trong 10 – 15 phút rồi thêm mật ong vào cốc khuấy đều, uống từng ngụm nhỏ sẽ đẩy lùi cơn đau dạ dày trong thời gian ngắn.
giam-dau-da-day-bang-gung

Giảm đau dạ dày bằng gừng vô cùng đơn giản, lành tính có thể áp dụng lâu dài

2.2.6. Kết hợp giảm đau dạ dày bằng gừng tươi và mật ong cùng chanh

Đối với người bệnh thường xuyên có triệu chứng nôn nao, chán ăn, đầy hơi thì cách giảm đau dạ dày bằng gừng tươi và mật ong kết hợp cùng nước cốt chanh có thể đem lại hiệu quả cao ngăn ngừa các biểu hiện khó chịu kể trên.

Thành phần gừng chứa nhiều tinh chất có lợi như Methadone, Oleoresin, Tepen hay Shogaol cho tác dụng giảm đầy hơi, buồn nôn và khó tiêu sau khi ăn.

Khi kết hợp với chanh và mật ong sẽ có thêm công năng điều hòa, cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa giúp người bệnh ngủ ngon giấc và có thể hỗ trợ điều trị trào ngược, viêm loét dạ dày rất tốt.

Cách làm không hề phức tạp:

  • Nguyên liệu: Chuẩn bị 1 thìa mật ong, 2 thìa nước ép gừng, 250ml nước ấm, một thìa thìa nước cốt chanh.
  • Xay và giã nhuyễn gừng tươi ép lấy cốt
  • Trộn hỗn hợp của ép gừng, mật ong, nước cốt chanh vào nước ấm và khuấy đều.

Người bệnh nên uống hỗn hợp vào 20-30 phút trước bữa sáng đều đặn và kiên trì trong thời gian vài tuần, các biểu hiện của bệnh đau dạ dày sẽ từ từ giảm đi rõ rệt.

Lưu ý không nên pha quá nhiều nước cốt chanh vào hỗn hợp, do hàm lượng acid cao trong tranh có khả năng gây viêm loét dạ dày tá tràng và trào ngược dạ dày thực quản.

>>>> Tìm hiểu thêm: Đau Hang Vị Dạ Dày Nên Ăn Gì Cùng 6 Loại Thực Phẩm Nên Sử Dụng

2.3. Một số lưu ý cần thiết trong chữa bệnh đau dạ dày bằng gừng tươi

giam-dau-da-day-bang-gung

Người bệnh được khuyến cáo sử dụng không quá 4g gừng trong ngày để tránh phản tác dụng

Các mẹo giảm đau dạ dày bằng gừng mang lại hiệu quả giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu không biết sử dụng gừng đúng cách sẽ làm giảm tác dụng và gây ra tác dụng phụ. Vì vậy, khi giảm đau dạ dày bằng gừng, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề:

  • Không áp dụng các cách giảm đau dạ dày bằng gừng cho: Người có tiền sử bị bệnh tiểu đường, các bệnh lý về tim mạch, gan và bệnh trĩ nội; phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 2 tuổi; Người có cơ địa nóng, thường xuyên bị chảy máu cam; Người bị băng huyết, ho ra máu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu.
  • Giảm đau dạ dày bằng gừng là phương pháp mang lại hiệu quả chậm, vì vậy cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới có thể đem lại hiệu quả cao trong điều trị.
  • Giảm đau dạ dày bằng gừng có thể gây ra tình trạng mất ngủ, không nên sử dụng vào buổi tối; hoặc khi đói vì có nguy cơ gây tăng tiết acid dạ dày, khiến bệnh trạng trầm trọng hơn.
  • Không sử dụng quá 4 gam gừng mỗi ngày để hiệu quả cao nhất và tránh tác dụng phụ.
  • Cần kết hợp cùng chế độ ăn uống hợp lý, tránh sử dụng các chất và thực phẩm gây kích thích như: Ớt cay, dầu mỡ, đồ chua, nước ngọt có gas, rượu bia, cafein,… Thay vào đó, chúng ta nên sử dụng các thực phẩm tốt cho tiêu hóa như rau xanh, trái cây tươi chứa các khoáng chất và vitamin giúp giảm tiết acid dịch vị, hạn chế sự gia tăng của các triệu chứng bệnh.
  • Thêm vào đó, chế độ sinh hoạt không điều độ cũng là tác nhân khiến các bệnh lý dạ dày trở nên nghiêm trọng. Do đó, người bệnh không nên bỏ bữa, ăn không đúng bữa, làm việc hoặc nằm ngay sau khi ăn,… để ngăn ngừa các biểu hiện khó chịu.
  • Bên cạnh đó, nếu giảm đau dạ dày bằng gừng không thấy hiệu quả sau một thời gian, người bệnh nên tới cơ sở y tế để được chuyên gia tư vấn và điều trị bằng phương pháp khác. Tránh để tình trạng bệnh lâu ngày không được điều trị vì có thể dẫn đến biến chứng, như xuất huyết dạ dày hay ung thư dạ dày rất khó chữa trị dứt điểm.
giam-dau-da-day-bang-gung

Cần kết hợp giảm đau dạ dày bằng gừng với chế độ ăn uống giàu chất xơ và vitamin

Trong rất nhiều cách điều trị đau dạ dày tại gia, thì giảm đau dạ dày bằng gừng là phương pháp được ưa chuộng và phổ biến hơn cả bởi độ tiện lợi, an toàn và tiết kiệm của phương pháp.

Hy vọng rằng, với những thông tin trong bài, chúng ta đều đã có cái nhìn tổng quan, xác thực nhất về hiệu quả của các cách giảm đau dạ dày bằng gừng.

Hãy liên hệ ngay với số HOTLINE 18006091 để nhận được những thông tin chi tiết hơn cùng với sự tư vấn chu đáo của các chuyên gia hàng đầu Scurma Fizzy về các vấn đề tiêu hóa mà bạn và người thân đang gặp phải.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091