Bé Bị Trào Ngược Dạ Dày

Bé Bị Trào Ngược Dạ Dày

Bé bị trào ngược dạ dày

be-bi-trao-nguoc-da-day

be-bi-trao-nguoc-da-day

Thống kê của tổ chức y tế cho thấy có đến 50% trẻ khỏe mạnh mắc triệu chứng trào ngược ngay từ khi ra đời đến khi đạt 3 tháng tuổi. Khi trẻ lớn hơn 1 năm tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ dần hoàn thiện thì hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản cũng giảm dần. Theo thống kê là chỉ có khoảng 5% trẻ trên 1 tuổi vẫn bị trào ngược. Vậy trào ngược là gì, có nguy hiểm không? cách phòng tránh và giải quyết vấn đề bé bị trào ngược dạ dày như thế nào? Bạn đọc có thể tham khảo thông tin được chọn lọc và tổng hợp dưới đây.

 

1. Dạ dày bị trào ngược ở trẻ em

hien-tuong-trao-nguoc-da-day-1

hien-tuong-trao-nguoc-da-day

Trào ngược dạ dày có thể gặp ở cả đối tượng trẻ em và người lớn. Với tần số rất ít, trào ngược dạ dày chỉ là một hiện tượng bình thường của cơ thể. Lý do: nước bọt có tác dụng trung hòa acid dịch vị khi acid này bị trào ngược lên thực quản. Do đó, thực quản chịu rất ít tổn thương. Trong trường hợp acid dạ dày bị trào lên quá nhiều hay liên tục, ảnh hưởng tới chức năng thực quản, dạ dày hay các chức phận khác, gọi là bệnh lý trào ngược dạ dày. Ở đối tượng trẻ em, hiện tượng trào ngược dạ dày sinh lý được lý giải là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa được phát triển toàn diện.

Bé bị trào ngược dạ dày có hai trường hợp là trào ngược dạ dày sinh lý và trào ngược dạ dày bệnh lý. Cụ thể từng trường hợp được trình bày như sau:

– Bé bị dạ dày trào ngược sinh lý:

Thường trẻ dưới đang trong giai đoạn 6 tháng tuổi sẽ dễ gặp.

Nguyên nhân được cho dẫn đến tình trạng bé bị trào ngược dạ dày là do:

  • Cấu tạo chưa hoàn thiện của hệ thống tiêu hóa:

Tại dạ dày: dạ dày của trẻ sơ sinh nằm ngang và ở vị trí khá cao. Cơ thắt tâm vị chưa hoàn toàn phát triển và co giãn, trong khi cơ thắt môn vị phát triển rất tốt, do đó thức ăn dễ bị trào ngược. 

Tại thực quản: cơ thắt thực quản chưa hoàn thiện và phát triển, độ đàn hồi chưa tốt nên việc đóng nắp thực quản để tránh hiện tượng trào ngược bị hạn chế.

  • Tư thế bú sữa mẹ chưa đúng: 

Trào ngược dạ dày ở trẻ do trẻ được đặt ở tư thế bú sữa sai và biểu hiện bằng việc trẻ bị sặc sữa, quấy khóc. 

Tư thế bú sữa và khớp ngậm không chuẩn sẽ dẫn đến việc trẻ dễ bị sặc sữa khi sữa mẹ tiết ra nhanh và nhiều. Ngoài tác hại làm bé bị trào ngược dạ dày thì tư thế bú sữa mẹ sai cách còn gây ra các vấn đề về xương khớp, dinh dưỡng, hô hấp và tiêu hóa khác.

Tham khảo thêm về tư thế đúng cho trẻ bú mẹ mà các mẹ tham khảo: https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/nuoi-con-bang-sua-me/cac-tu-the-cho-be-bu-me-dung-cach/

Triệu chứng thường gặp khi bé bị trào ngược dạ dày: bé sặc sữa là dấu hiệu điển hình. Bên cạnh đó là nôn trớ nhiều lần và quấy khóc. Tuy nhiên, với trường hợp trào ngược dạ dày sinh lý thì trẻ không bị sụt cân, rối loạn nhịp thở vì trạng thái này sẽ hết dần khi trẻ lớn hơn 1 tuổi.

– Bé bị dạ dày trào ngược bệnh lý:

Thường ở trẻ trong giai đoạn lớn hơn 1 tuổi sẽ gặp phải.

Nguyên nhân dẫn đến bé bị trào ngược dạ dày bệnh lý:

  • Dị tật bẩm sinh: bé bị trào ngược dạ dày do mắc phải các dị tật bẩm sinh như sa dạ dày, thoát vị hoành, hở van tim bẩm sinh,..
  • Bệnh não: trẻ bị bại não thường gặp khó khăn trong việc ăn uống và tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, trẻ dễ có những biểu hiện trào ngược trào ngược dạ dày nhất định: ợ chua, buồn nôn, nôn trớ,…
  • Do việc sử dụng một số loại thuốc giãn mạch, tăng huyết áp, hen suyễn,… có thể làm giãn cơ vòng thực quản. Mà việc dùng thuốc trên bé phụ thuộc rất nhiều vào cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ cần tuân thủ theo chỉ định dùng thuốc của các bác sĩ cho bé.
  • Do chế độ ăn uống chưa khoa học: cho bé ăn quá no, ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ ăn khó tiêu, socola, caffeine,…
  • Một số nguyên nhân khác: thừa cân, béo phì, thường xuyên hít phải khói thuốc lá, …

Triệu chứng thường gặp: trẻ bị nôn trớ liên tục và kéo dài, tiêu chảy kèm theo, viêm phổi, thở khò khè giống hen suyễn, trẻ quấy khóc nhiều, khó ngủ sâu giấc, lười ăn, suy dinh dưỡng,…

>>>> Tìm hiểu ngay: Trẻ Bị Trào Ngược, Mẹ Cần Chăm Sóc Và Điều Trị Như Thế Nào Là Chính Xác

 

2. Hậu quả và biến chứng khi bé bị trào ngược dạ dày

Bé bị trào ngược dạ dày nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Các bệnh lý sau đây là biến chứng của trào ngược dạ dày:

Viêm loét thực quản:

Triệu chứng của viêm loét thực quản bao gồm: khó nuốt, nóng rát ngực, đau khi nuốt nước bọt, buồn nôn, có thể nôn ra máu. Các tổn thương này có thể để lại sẹo, gây ra các biến chứng lâu dài về sau.

Barrett thực quản:

Là trạng thái niêm mạc thực quản bị thay đổi cấu trúc, gần giống với niêm mạc dạ dày để thích nghi trước sự tấn công của acid dạ dày. 

Triệu chứng bệnh bao gồm: thường xuyên ợ chua ợ nóng, đau tức ngực, đi ngoài phân đen. Khi nặng thì có thể nôn ra máu hoặc chất lỏng màu nâu. Có thể phát hiện burrett thực quản bằng cách nội soi dạ dày. 

Hẹp thực quản:

Trào ngược dạ dày dẫn đến hệ quả viêm loét thực quản do acid dạ dày liên tục được đẩy lên thực quản. Viêm loét thực quản không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến việc hình thành các mô sẹo. Chính những mô sẹo này gây tắc, hẹp thực quản.

Các triệu chứng của hẹp thực quản bao gồm: nuốt nghẹn, cảm giác khó nuốt, đau và vướng ở xương ức, dễ bị nôn.

Các vấn đề về hô hấp:

Trào ngược dạ dày dẫn đến các biến chứng về hô hấp ở bé bao gồm: ho, thở khò khè, ngủ không ngon giấc,…

Các biến chứng khác: 

  • Tai – mũi – họng: viêm xoang, viêm tai giữa,…
  • Dinh dưỡng: suy dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển.
  • Mòn răng, chậm mọc răng,…

 

3. Cách chăm sóc khi bé bị trào ngược dạ dày

Khi bé bị trào ngược dạ dày, bạn có thể chăm sóc bé theo những khuyến cáo từ chuyên gia sau đây:

Đối với trẻ còn bú sữa mẹ: 

  • Cho bé bú mẹ một lượng sữa nhất định: khoảng 60ml sữa/ 1 lần bú. Nếu bé bú nhiều hơn 60ml, các mẹ hãy tiếp tục ẵm bé ở tư thế cao đầu để giảm bớt phản xạ nôn trớ. Đối với bé không bị nôn trớ và vẫn tăng cân tốt, nên cho bé bú mẹ cách 3 giờ giữa hai lần bú liên tiếp, tránh tình trạng trào ngược có thể xảy ra.
  • Để giúp bé ợ hơi sau khi bú, vỗ nhẹ vào lưng bé sau khi kết thúc bú mẹ. Trạng thái ợ giúp giảm nguy cơ trào ngược dạ dày sau khi bé bú sữa. Tuy nhiên, không phải tất cả các bé đều cần phản xạ này.
  • Sau khi cho con bú xong, các mẹ cần tránh những điều sau: đặt con nằm ngay, để vật đè ép lên bụng con như gối. Do đó, sau khi thực hiện bú xong, cần cho bé giữ ở tư thế thẳng đứng chừng 20 phút, sau đó mới đặt bé nằm trong tư thế đầu cao hơn thân. Cũng không nên cho trẻ ngồi ngay sau khi ăn vì có thể làm tăng áp lực lên dạ dày, tạo điều kiện cho tình trạng ợ hơi và trào ngược có thể xảy ra.
  • Tư thế ngủ: cho bé nằm gối có góc nghiêng khoảng 30 độ. Giữ bé nằm ngửa, tránh nằm sấp vì có thể xảy ra nguy cơ đột tử do ngạt đường thở. 
  • Chế độ ăn (sữa): cha mẹ có thể thêm một lượng nhất định bột gạo vào sữa và cho bé uống hỗn hợp này. Tác dụng: giảm bớt lượng sữa trong khẩu phần của bé, từ đó giúp giảm hiện tượng bé bị trào ngược dạ dày. 

Đối với trẻ lớn hơn:

Cách chăm sóc trẻ lớn hơn cũng áp dụng như trẻ còn bú sữa mẹ, bao gồm tư thế ngủ và chế độ ăn. Bên cạnh đó là những lưu ý khác:

thuc-pham-cho-be-bi-trao-nguoc-da-day-2

thuc-pham-cho-be-bi-trao-nguoc-da-day

  • Khi bé sử dụng sữa công thức mà có biểu hiện của trào ngược dạ dày (ợ hơi, ợ chua, nôn, trớ,…) thì bố mẹ nên đổi sữa công thức khác cho con. Vì bé có thể dị ứng một thành phần nào đó trong sữa đã sử dụng. Cha mẹ có thể tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để lựa chọn được sữa công thức phù hợp cho bé.
  • Hạn chế thực đơn chứa các thực phẩm chua, cay; các thức uống chứa chất kích thích như caffeine; socola; thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, mỡ động vật;…
  • Không để bé trong môi trường độc hại như bia rượu, thuốc lá. Việc hít phải khói thuốc thụ động không chỉ khiến bé bị trào ngược dạ dày, mà có thể gây nên các bệnh lý nghiêm trọng khác về hô hấp, ung thư, tâm sinh lý,…

Các thực phẩm cha mẹ có thể tham khảo cho bé bị trào ngược dạ dày:

  • Nghệ: giúp làm lành vết loét, giúp vết thương nhanh chóng hồi phục. Bên cạnh đó là tính kháng viêm hiệu quả. Trẻ có thể sẽ khó ăn nghệ tươi, do đó các mẹ có thể sử dụng nano curcumin thay thế. Sử dụng nano curcumin giúp tăng hiệu quả trên dạ dày gấp khoảng 40 lần so với nghệ tươi, hơn nữa lại rất hợp với trẻ nhỏ do loại bỏ mùi hắc đặc trưng của nghệ. Có thể thêm bột nghệ vào các món súp, cháo, hay phối hợp với các nguyên liệu khác làm thành vỏ bánh để cho bé ăn.

Scurma Fizzy là kết quả nghiên cứu trong 3 năm của các nhà khoa học Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ và ĐH Quốc gia Hà Nội khi công nghệ hướng đích được ứng dụng từ hợp chất Curcumin của củ nghệ vàng nhằm tăng hiệu quả tác dụng tập trung gấp 70 lần Nano Curcumin thông thường. Và cùng lúc, tăng hiệu quả chữa lành ổ loét và chống oxy hóa của cơ thể hơn khi so với các dạng bào chế khác.

scuma-fizzy

scuma-fizzy

Bạn đọc tìm hiểu thêm sản phẩm Scurma Fizzy ngay tại đây.

  • Mật ong: mật ong có rất nhiều tác dụng với dạ dày bao gồm bao bọc niêm mạc dạ dày, giúp nhanh lành vết loét, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong dạ dày và đường ruột. Bạn có thể dùng nước ấm pha mật ong cho bé uống. Hoặc có thể kết hợp mật ong với nghệ, nặn thành viên cho bé nhai.
    bé bị trào ngược dạ dày nên được dùng mật ong

    bé bị trào ngược dạ dày nên được dùng mật ong

  • Nha đam: chế biến nha đam bằng cách loại sạch vỏ xanh, rửa cho sạch nhựa, thái nhỏ, trộn cùng sữa chua và thưởng thức. Các mẹ có thể xay nha đam thành sinh tố, thêm chút mật ong và lá bạc hà để bé thưởng thức. Trong nha đam chứa các chất có tác dụng chống oxy hóa, giúp kiểm soát vết loét dạ dày hiệu quả, giảm tình trạng ợ chua ợ nóng.
    nha đam thích hợp cho bé bị trào ngược dạ dày

    nha đam thích hợp cho bé bị trào ngược dạ dày

>>>> Tham khảo thêm: 6 Lá Cây Chữa Trào Ngược Hay Cho Bạn

  • Chuối xanh: chuối xanh có vị chát, tác dụng bổ tỳ, lợi tiểu, nhuận tràng và kháng viêm rất tốt. Các mẹ có thể sấy khô chuối xanh, làm mứt hoặc nấu chuối ốc cho bé ăn. Tùy theo khẩu vị của trẻ mà có cách chế biến thích hợp. Cũng có thể tán chuối thành bột mịn và nặn thành viên cùng mật ong để trẻ nhai hay ngậm. Các loại chuối xanh có thể sử dụng cho bé trào ngược dạ dày là chuối hột, chuối tiêu, chuối tây. 
  • Trà hoa cúc: không chỉ có tác dụng trong trào ngược dạ dày cho bé, trà còn có rất nhiều tác dụng hữu ích cho người lớn để phòng các biến chứng khác như: tim mạch, mỡ máu,… Bên cạnh đó, trà hoa cúc cho tác dụng an thần, xả stress, dễ đi vào giấc ngủ, giúp trẻ ngủ sâu hơn. Bạn có thể ngâm hoa cúc khô với nước nóng, thêm chút mật ong và táo đỏ, đợi trà ngấm khoảng 20 phút và thưởng thức. Có thể uống khoảng 3-4 lần/ tuần để đạt hiệu quả tốt.
    vai trò của cúc hoa đối với dạ dày

    vai-tro-cuc-hoa-doi-voi-da-day

4. Một số câu hỏi:

H1: Bé bị trào ngược dạ dày có nguy hiểm không

Khi trào ngược dạ dày sinh lý thì mọi triệu chứng đều có thể tự biến mất sau một khoảng tuổi nhất định của bé (thường là sau khi bé lớn hơn 1 tuổi). Trường hợp này không nguy hiểm vì bé vẫn tăng cân đều và không bị ảnh hưởng tới chức năng các cơ quan.

Còn với trường hợp bé bị trào ngược dạ dày bệnh lý, nếu không kịp thời điều trị và chăm sóc đúng đắn thì có thể trở thành các biến chứng nguy hiểm hơn. Bao gồm các biến chứng về tiêu hóa, biến chứng về hô hấp và biến chứng về răng miệng, tai – mũi – họng. Như vậy, trào ngược trong trường hợp bệnh lý lại vô cùng nguy hiểm.

Từ đó, khi bé có các dấu hiệu sớm nhất, cha mẹ hãy lưu ý và đưa bé đi khám bệnh viện để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.

H2: Khi nào trẻ cần khám bác sĩ

Bé cần được thăm khám bác sĩ khi có các triệu chứng sau:

  • Trẻ nôn nhiều, có thể lẫn máu hoặc dịch màu xanh (màu dịch mật).
  • Hệ hô hấp bị ảnh hưởng: trẻ khó thở, thở khò khè, ho khan.
  • Trẻ lừ đừ, mệt mỏi, đau bụng.
  • Trẻ quấy khóc nhiều, mất ngủ, không chịu ăn, sụt cân.
  • Trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài có thể lẫn cả máu.
  • Thường ợ chua, ợ nóng, cảm giác nóng rát cổ họng.
  • Tình trạng dễ tái phát viêm phổi.
  • Trẻ đang trớ sữa chuyển sang nôn ói.
  • Khó nuốt hoặc cảm giác đau khi nuốt thức ăn.

Khi bé có những biểu hiện bất thường như trên, hãy can thiệp sớm nhất để có những xử trí kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

 

H3: Biện pháp phòng ngừa trào ngược dạ dày ở trẻ

Để phòng ngừa biến chứng trào ngược dạ dày ở bé, các mẹ có thể áp dụng những biện pháp sau đây:

  • Cho bé ăn trước khi ngủ khoảng 2-3 giờ, để hạn chế tình trạng thức ăn chưa được tiêu hóa hết.
  • Mặc cho bé quần áo thoải mái, tránh vật chèn ép hay đè nặng lên dạ dày bé.
  • Chia nhỏ bữa ăn, cho bé ăn nhiều bữa trong ngày thay vì 3 bữa chính.
  • Sau khi cho bé bú mẹ xong, hãy ẵm bé trong tư thế thẳng đứng khoảng 40 phút, sau đó mới đặt bé nằm cao đầu để tránh tình trạng trào ngược do thức ăn chưa tiêu hóa hết. Bé mới ăn xong không nên nô đùa, quay tròn hay chạy nhảy ngay.
  • Nên hướng dẫn bé tư thế nằm nghiêng trái để giảm áp lực lên dạ dày, tránh tư thế nằm sấp vì có thể gây ngạt đường thở của bé.
  • Cho bé bú sữa mẹ đúng tư thế chuẩn khoa học.
  • Thực đơn của bé cần tránh các loại thực phẩm chua, cay, chứa nhiều chất béo, caffeine, chất kích thích.

Trong trường hợp bé bị trào ngược dạ dày nặng, bác sĩ có thể kê đơn cho bé những loại thuốc sau:

– Thuốc giảm tiết acid dạ dày: NaHCO3, Mg(OH)3, Al(OH)3,…

– Thuốc bao bọc niêm mạc dạ dày: muối bismuth, các prostaglandin, sucralfat,…

– Thuốc ức chế proton PPI: omeprazol 20mg, lansomeprazol, esomeprazol,…

– Thuốc trị vi khuẩn Hp trong trường hợp nhiễm khuẩn: amoxicillin, penicillin, metronidazol, imidazol.

Trong quá trình bé dùng thuốc, cha mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Vì vậy, khi gặp bất thường trong sử dụng thuốc như dị ứng, tiêu chảy, buồn nôn,… thì cha mẹ hãy cho bé đến ngay cơ sở gần nhất để khám chữa bệnh kịp thời. 

>>>> Tìm hiểu thêm: Thuốc Điều Trị Trào Ngược Cho Bé Được Khuyên Dùng Mà Mẹ Nên Biết

Tóm lại, trào ngược dạ dày thực quản ở bé là một hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu nó xuất hiện nhiều và gây ảnh hưởng đến giấc ngủ hay sinh hoạt ở bé thì việc can thiệp y khoa là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Trên đây là những thông tin tổng hợp và biện pháp phòng ngừa cho tình trạng trào ngược dạ dày ở bé. Bên cạnh việc tạo thói quen ăn uống khoa học cho bé, khuyến khích bé tập thể dục thể thao,… cha mẹ có thể sử dụng các chế phẩm bổ sung dưỡng chất, các loại probiotic hay scurma Fizzy để nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa cũng như sức đề kháng của bé.

Bạn đọc tìm hiểu thêm về Scurma Fizzy ngay tại đây hoặc liên hệ ngay với tổng đài 18006091 để được tư vấn cụ thể hơn. 

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091