Thuốc Chữa Trào Ngược Dạ Dày Cho Bé , Mẹ Cần Biết

Thuốc Chữa Trào Ngược Dạ Dày Cho Bé , Mẹ Cần Biết

Thuốc chữa trào ngược dạ dày cho bé đặc biệt được quan tâm bởi các bà mẹ có con nhỏ mắc phải tình trạng này. Trào ngược dạ dày thực quản là vấn đề xảy ra rất phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng không phải thuốc nào cũng có thể sử dụng cho bé. Dưới đây là một số thuốc chữa trào ngược dạ dày cho bé an toàn các mẹ cần biết

1. Trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ

Trào ngược dạ dày (GERD) là gì? – Thuốc chữa trào ngược dạ dày cho bé

Trào ngược dạ dày (GERD) là gì? – Thuốc chữa trào ngược dạ dày cho bé

Trào ngược dạ dày (GERD – Gastroesophageal Reflux Disease) xảy ra khi acid dạ dày trào ngược lên thực quản trong hoặc sau bữa ăn và gây ra đau hoặc các triệu chứng khác. Thực quản là một đoạn ống nối miệng với dạ dày. Van ở đáy thực quản mở ra để thức ăn đi xuống và đóng lại để ngăn acid trào lên. Khi van này đóng hoặc mở không đúng thời điểm, điều này có thể gây ra các triệu chứng của GERD. 

Tình trạng này xảy ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ và thường tự khỏi sau sau 9 – 18 tháng – khi mà trẻ đã biết ngồi và ăn đặc hơn. Rất ít trẻ bị sau 1 tuổi, vì vậy ở trẻ 3 tuổi bị tình trạng này là rất nguy hiểm, khi này trào ngược dạ dày thực quản là triệu chứng của 1 bệnh lý nào đó.

Bệnh có nhiều biến chứng tiềm ẩn, khó lường như: các vấn đề về hô hấp, hen suyễn, viêm thực quản, hẹp thực quản, ung thư thực quản, xuất huyết thực quản,….

2. Nguyên nhân của trào ngược dạ dày ở trẻ em

GERD ở trẻ có thể xảy ra khi vòng cơ thực quản dưới bị yếu hoặc sự đóng – mở không đúng lúc. Điều này khiến cho thức ăn, axit trong dạ dày bị trào ngược lại thực quản. Nguyên nhân khiến cơ thực quản đóng mở bất thường như:

  • Thừa cân, béo phì hoặc mang thai
  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc như: Hen suyễn, thuốc giảm đau, thuốc điều trị dị ứng, chống trầm cảm, …
  • Do trẻ nhỏ hít phải khói thuốc

Ngoài ra còn một số lý do có thể khiến trẻ bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản như:

  • Đã từng phẫu thuật thực quản
  • Sử dụng thực phẩm có múi
  • Thực phẩm giàu chất béo
  • Socola
  • Bạc hà
  • Tổn thương thần kinh nghiêm trọng như chậm phát triển, bệnh bại não.
  • Hội chứng Down

>>>Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Và Những Điều Cần Lưu Ý

3. Dấu hiệu nhận biết GERD ở trẻ nhỏ

Ở mỗi lứa tuổi sẽ có các triệu chứng đặc trưng khác nhau nhưng vẫn có các triệu chứng chung như: 

Dấu hiệu nhận biết GERD – Thuốc chữa trào ngược dạ dày cho bé

Dấu hiệu nhận biết GERD – Thuốc chữa trào ngược dạ dày cho bé

  • Ói, ọc sữa hoặc nôn ra thức ăn liên quan tới bữa ăn
  • Quấy khóc vô cớ, biếng ăn
  • Chứng ợ nóng là triệu chứng phổ biến và điển hình trong GERD. Tuy nhiên ở trẻ nhỏ có thể có hoặc không có triệu chứng này.
  • Đau vùng thượng vị, cảm giác rát bỏng sau xương ức (trẻ lớn)
  • Đau khi nuốt hoặc khó chịu khi nuốt
  • Có ợ hơi quá mức
  • Nôn thường xuyên
  • Có vị chua trong miệng
  • Cảm thấy như mắc kẹt thức ăn trong cổ họng
  • Ói máu, triệu chứng thiếu máu mạn 
  • Triệu chứng hô hấp kéo dài như: ho, khò khè, hen suyễn không đáp ứng với điều trị, có cơn ngừng thở
  • Tiền sử gia đình: dị ứng

Các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản thường xảy ra trong thời gian dài. Đặc điểm này giúp phân biệt với các bệnh lý thông thường khác.

4. Biến chứng nguy hiểm của trào ngược dạ dày

Nếu sau 1 tuổi trẻ vẫn gặp phải các triệu chứng trào ngược dạ dày thì trẻ sẽ gặp phải các biến chứng của trào ngược dạ dày gây ra:

Biến chứng nguy hiểm của GERD – Thuốc chữa trào ngược dạ dày cho bé

Biến chứng nguy hiểm của GERD – Thuốc chữa trào ngược dạ dày cho bé

  • Biến chứng về tiêu hóa: Viêm thực quản ảnh hưởng tới hoạt động ăn uống của trẻ. Viêm thực quản có nhiều mức độ khác nhau, nặng nề nhất là barrett thực quản. Đây là tình trạng thực quản bị viêm, hẹp khiến cho việc lưu thông thức ăn từ miệng xuống dạ dày gặp nhiều khó khăn. 

Theo GS.TS Đào Văn Long – Nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai: “Barrett thực quản có liên quan đến việc tăng nguy cơ tiến triển thành ung thư thực quản. Barrett đoạn dài (thông thường lớn 2cm) có nguy cơ tiến triển thành ung thư cao hơn, Barrett đoạn ngắn thì hiếm khi có nguy cơ trở thành ung thư”.

  • Biến chứng về hô hấp: Trẻ bị ho, khò khè kéo dài không đáp ứng với điều trị. Nặng hơn, trào ngược dạ dày trẻ em còn gây ra tình trạng hen suyễn ở trẻ nhỏ.
  • Biến chứng về tai-mũi-họng: Trẻ bị trào ngược bệnh lý có thể bị viêm tai, viêm xoang, mòn răng, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng 

>>>Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Trẻ Em Điều Trị Như Thế Nào Cho Đúng

5. Mục tiêu điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ

  • Giảm, hết các triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày thực quản gây ra như ợ nóng, ợ chua, ợ hơi, chán ăn…
  • Tăng cân và tăng trưởng bình thường
  • Làm lành tổn thương viêm nếu có
  • Phòng ngừa triệu chứng hô hấp: ho, khò khè, hen suyễn…
  • Phòng các biến chứng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như viêm thực quản, xuất huyết thực quản, ung thư thực quản…
  • Duy trì hiệu quả ngăn ngừa trào ngược dạ dày thực quản tái phát 

6. Nguyên tắc điều trị trào ngược dạ dày

Nguyên tắc điều trị - Thuốc chữa trào ngược dạ dày cho bé

Nguyên tắc điều trị – Thuốc chữa trào ngược dạ dày cho bé

Nguyên tắc điều trị chung cho bệnh trào ngược dạ dày là sử dụng thuốc và điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt. 

6.1. Điều trị không dùng thuốc

  • Tư vấn: Với tình trạng nhẹ, mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn thay đổi thói quen sinh hoạt cho bé để giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày cho bé.
  • Không sử dụng các loại thực phẩm gây kích ứng tiêu hóa như đồ cay, đồ dầu mỡ, đồ nóng , nhiều gia vị…
  • Tránh các yếu tố làm tăng áp lực ổ bụng: ho, mặc đồ chật…
  • Nếu nghi ngờ dị ứng sữa: đổi công thức sữa ít dị ứng. Ví dụ: Nghi ngờ trẻ dị ứng với protein sữa bò thì dùng sữa thủy phân protein trong 2 tuần hoặc loại trừ yếu tố dị ứng khỏi khẩu phần ăn của mẹ đối với trẻ bú mẹ.
  • Thức ăn đặc: giảm ói mửa, không giảm trào ngược. Có thể làm đặc thức ăn bằng cách thêm bột vào sữa ở trẻ bú bình. Chia thành nhiều bữa nhỏ (không quá 7 lần/ngày)
  • Tư thế nằm sấp ban đêm, nằm cao đầu 30o: giảm tỉ lệ trào ngược 8 – 24%, tuy nhiên tăng nguy cơ hội chứng đột tử (SIDS)

6.2. Điều trị bằng thuốc

  • Kháng thụ thể H2: nhiều nghiên cứu cho thấy tốt hơn so với giả dược, tác dụng không mong muốn như phát ban, chóng mặt, nôn ói.
  • Thuốc ức chế bơm proton: có tác dụng tốt nhất khi sử dụng 30p trước bữa sáng hoặc bữa tối. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng khi xác định nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở bé là do acid dạ dày gây ra.
  • Các thuốc cường động (Prokinetics): Tăng áp lực cơ thắt thực quản dưới và tăng thời gian làm trống dạ dày có tác dụng điều trị giảm các triệu chứng ói, bứt rứt, ho.
  • Thuốc kháng acid: giúp trung hòa acid trong dạ dày làm giảm nhanh các triệu chứng trào ngược dạ dày và thường an toàn đối với người sử dụng.

7. Nhóm thuốc chữa trào ngược dạ dày cho bé thường được sử dụng 

7.1. Nhóm giảm tiết acid dạ dày

Nhóm thuốc này giúp giảm lượng acid mà dạ dày tạo ra và là thuốc chữa trào ngược dạ dày cho bé thường được kê đơn. Có 2 loại chất chống bài tiết giúp giảm acid trong dạ dày: những chất đối kháng thụ thể Histamin H2 (H2RAs, hoặc chẹn H2) và chất ức chế bơm proton (PPIs).

7.1.1 Thuốc đối kháng thụ thể H2 (H2RAs, chẹn H2)

Nếu trẻ bị ợ nóng sau ăn, bác sĩ thường kê đơn Thuốc kháng acid dạ dày kết hợp với thuốc đối kháng thụ thể H2 cho bé. Thuốc kháng acid để trung hòa acid dạ dày còn thuốc ức chế H2 ngăn chặn dạ dày tạo acid đều là thuốc chữa trào ngược dạ dày cho bé thường được kê đơn

  • Cimetidine (Tagamet HB): 40 mg/kg/ngày chia 3 – 4 lần
  • Famotidine (Pepcid AC): 1 mg/kg/ngày chia 2 lần
  • Nizatidine (Axid AR): 10 mg/kg/ngày chia 2 lần
  • Ranitidine (Zantac 75): 5 – 10 mg/kg/ngày chia 3 lần

Những thuốc chữa trào ngược dạ dày cho bé này cho tác dụng nhanh, nhưng không thường được khuyến khích sử dụng lâu dài cho trẻ sơ sinh vì có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như tiêu chảy, táo bón

7.1.2 Thuốc ức chế bơm proton (PPIs)

  • Esomeprazole (Nexium): có tác dụng kiểm soát lượng acid tiết ra nhờ vậy điều trị chứng trào ngược dạ dày hiệu quả. Ngoài ra, Nexium còn có khả năng phục hồi tổn thương do vi khuẩn HP gây ra giúp phòng ngừa trào ngược dạ dày tái phát
  • Liều dùng Nexium cho trẻ em như sau:
  • Trẻ dưới 12 tuổi: không dùng quá 20mg/ngày
  • Trẻ lớn trên 12 tuổi: uống 1 – 2 viên/ngày 
  • Omeprazole (Prilosec):  1 mg/kg/ngày chia 1 – 2 lần
  • Lansoprazole (Prevacid): 15mg/ lần (trẻ CN ≤ 30kg)

hoặc 30 mg/lần (CN > 30kg)

  • Trẻ em trên 12 tuổi uống 15mg/ngày liều lượng tương đương người lớn
  • Rabeprazole (AcipHex)

Nhóm thuốc ức chế bơm proton thường hiệu quả hơn Nhóm thuốc đối kháng thụ thể H2 và cho tác dụng tốt hơn để chữa lành thực quản do tiết dịch vị. Các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng liều nhỏ nhất có thể hàng ngày cho trẻ sơ sinh. Sử dụng Thuốc ức chế bơm proton kéo dài có thể khiến cơ thể khó hấp thu canxi. 

Nguy cơ: viêm phổi, nhiễm trùng đường tiêu hóa

7.2. Nhóm thuốc kháng acid dạ dày (Antacids)

Nhóm thuốc này có tác dụng trung hòa acid dạ dày giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản ở mức độ nhẹ. Một số loại thuốc kháng acid được sử dụng cho trẻ nhỏ như:

  • Yumangel: là thuốc chữa trào ngược dạ dày cho bé cực kì an toàn, vì vậy được sử dụng cho cả phụ nữ có thai. Thuốc được bào chế dưới dạng dịch lỏng nên dễ dàng cho trẻ uống.
Thuốc Yumangel giảm các triệu chứng, an toàn cho trẻ sơ sinh 

Thuốc Yumangel giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày, an toàn cho trẻ sơ sinh

Liều dùng như sau:

  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Ngày uống 2 – 4 lần, mỗi lần 1/2 gói
  • Trẻ dưới 6 tuổi: Uống theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Để cơ thể hấp thu tốt nhất nên cho bé uống trước bữa ăn khoảng 30p – 1 giờ.
  • Phosphalugel: là thuốc trào ngược dạ dày cho trẻ sơ sinh được công nhận bởi giới chuyên gia làm giảm triệu chứng nôn trớ, ợ chua thường xuyên. Thuốc chữa trào ngược dạ dày cho bé Phosphalugel bào chế dạng lỏng có mùi thơm nhẹ rất dễ uống không làm trẻ nhỏ khó chịu.

Liều dùng như sau:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: mỗi lần uống 1/4 gói, uống sau ăn
  • Trẻ từ 6 tháng – dưới 12 tuổi: mỗi lần uống 2 thìa nhỏ, sau ăn 
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên: mỗi lần uống 1 – 2 gói, ngày uống 3 lần

Mặc dù chúng có tác dụng giúp làm giảm các triệu chứng, nhưng thuốc kháng acid không được khuyến khích sử dụng lâu dài vì có thể gây các biến chứng và tác dụng không mong muốn như tiêu chảy và táo bón

>>>Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Nhỏ Có Phải Bệnh Lý Nguy Hiểm Không

7.3. Nhóm thuốc bao niêm mạc 

Nhóm thuốc này có tác dụng bao phủ dạ dày, bảo vệ sự tấn công của acid dạ dày, chuyên dùng để đặc trị chứng trào ngược, ợ chua, nôn trớ, viêm thực quản. Gaviscon được sử dụng làm thuốc chữa trào ngược dạ dày cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên.

Liều dùng Gaviscon với trẻ em như sau:

  • Trẻ từ 6 tháng  – dưới 12 tuổi: Uống 5 – 10ml/lần, ngày 3 lần uống sau ăn
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên: Uống 10 – 20ml/lần, ngày 3 lần uống sau ăn

Tuy nhiên, tác dụng không mong muốn hay gặp là tiêu chảy, táo bón và khó thở do co thắt phế quản

7.4. Nhóm thuốc cường động (Prokinetics) 

Domperidone: điều hòa nhu động có hiệu quả điều trị giảm các triệu chứng lâm sàng như ói, bứt rứt, ho lên tới 93% 

Liều dùng như sau:

  • Trẻ em trên 12 tuổi (CN > 35kg): uống 10mg/lần, liều tối đa 24h là 30mg tương đương tối đa 3 lần/ngày
  • Trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 12 tuổi hoặc có CN < 35kg không nên sử dụng thuốc này 

8. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày 

Điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em tùy thuộc vào mức độ nghiệm trọng của tình trạng bệnh này. Bên cạnh việc sử dụng thuốc chữa trào ngược dạ dày cho bé, hầu hết các bác sĩ thường khuyên cha mẹ nên phối hợp thay đổi những thói quen sinh hoạt cho con từ những việc nhỏ nhất.

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị GERD

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày

 

  • Chia bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ, mỗi bữa cách nhau từ 1,5 – 2 giờ/lần, tránh ăn 2 – 3 giờ trước khi đi ngủ

Cho ăn theo nhu cầu của trẻ và mỗi khi trẻ thấy đói. Tăng tần suất các bữa ăn và giảm lượng thức ăn mỗi lần để cho trẻ ăn rất hữu ích do hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện như người lớn. Khi dạ dày chứa lượng thức ăn vừa phải, không quá nhiều sẽ tạo ít áp lực hơn lên cơ vòng thực quản dưới – vòng cơ ngăn thức ăn từ dạ dày trở lại thực quản. Tránh ăn quá nó trước khi vui chơi hoặc hoạt động mạnh

  • Nếu trẻ dị ứng với protein sữa bò thì dùng sữa thủy phân protein trong 2 tuần hoặc loại trừ yếu tố dị ứng khỏi khẩu phần ăn của mẹ đối với trẻ bú mẹ.
  • Thời kỳ ăn dặm mẹ nên nấu đồ ăn đặc hơn nhưng vẫn phải đảm bảo thức ăn dễ tiêu hóa để tránh tình trạng nôn trớ, khó tiêu
  • Tránh thức ăn cay, thức ăn nhiều chất béo, trái cây và rau quả có tính acid, có thể gây kích ứng dạ dày của con (socola, bạc hà, dứa, tỏi, hành…)
  • Tránh đồ uống có ga, rượu và tránh những nơi có khói thuốc
  • Bổ sung lợi khuẩn và các vitamin giúp dạ dày của bé được chắc khỏe hơn
  • Giữ trẻ đứng thẳng trong 30 phút sau bú. 

Mẹ nên cố gắng cho trẻ bú thẳng đứng và giữ trẻ ở tư thế đó trong khoảng 30 phút sau đó, tuyệt đối không rung lắc nhiều, điều này giúp hỗ trợ ngăn acid trào ngược lên thực quản. 

Nếu cho trẻ bú bình, trước khi bú mẹ nên kiểm tra xem kích thước bình và núm vú đã phù hợp với con chưa. Trong suốt cữ bú, nên giữ cho núm vú chứa đầy sữa và bình sữa không nằm ngang để tránh trẻ nuốt phải khí. Mẹ hãy thử nhiều loại núm vú, tránh những loại có lỗ lớn khiến sữa chảy quá nhanh, trẻ không nuốt kịp, để xác định loại phù hợp nhất cho trẻ. Ngoài ra, Các mẹ nên hạn chế cho trẻ ngậm vú giả.

  • Cho trẻ ợ hơi sau khi bú hoặc ăn 

Dù trẻ được bú bình hay bú sữa mẹ, cần đảm bảo rằng thường xuyên cho trẻ ợ hơi, điều này có thể giúp giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày. Có thể cho trẻ ợ hơi bất cứ khi nào trẻ kéo núm vú ra.

  • Kê cao gối khi ngủ hoặc nâng nôi của bé lên khoảng 30o hoặc nâng cao 15 – 20cm . Ở độ cao này, trọng lực đảm bảo acid dạ dày không chảy ngược vào trong thực quản.
  • Tránh mặc quần áo quá bó vào cơ thể hay đè lên vùng bụng của trẻ nhất là sau khi bú: Việc này vô tình tăng áp lực ổ bụng khiến bé dễ bị nôn trớ
  • Khi trẻ bị nôn trớ: Mẹ nên bế hoặc cho trẻ nằm nghiêng sang một bên để tránh sặc vào đường thở. Nếu trẻ trớ lên mũi cần hút rửa mũi sạch sẽ. Vệ sinh miệng lưỡi bằng nước ấm để tránh viêm mũi họng. Sau 30 phút có thể cho trẻ bú hoặc ăn lại

9. Khi nào bạn cần đưa bé tới khám ngay

Trào ngược dạ dày thực quản mặc dù là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ và có thể tự khỏi, tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp bệnh tình trở nên nặng nề và nguy hiểm với trẻ nhỏ.

  • Trẻ nôn, ói ra máu, dịch mật xanh 
  • Xuất hiện cơn ngừng thở trên 10 giây hoặc trẻ có biểu hiện khó thở
  • Tiêu chảy, đi ngoài ra máu
  • Bỏ bú, bỏ ăn, bỏ uống
  • Trẻ lờ đờ, mệt mỏi

Khi trẻ có một trong số các biểu hiện trên, mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế ngay để khám và điều trị bệnh kịp thời ngăn ngừa diễn biến nặng nề.

Trên đây là các loại thuốc chữa trào ngược dạ dày cho bé và một số lưu ý trong chăm sóc trẻ trào ngược dạ dày thực quản mà Scurma Fizzy mong muốn cung cấp cho các mẹ. Liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được các chuyên gia tư vấn MIỄN PHÍ nếu như có bất cứ thắc mắc nào về bệnh trào ngược dạ dày thực quản. 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091