Bệnh Dạ Dày Trào Ngược Và Những Thông Tin Bổ Ích Liên Quan

Bệnh Dạ Dày Trào Ngược Và Những Thông Tin Bổ Ích Liên Quan

Bệnh dạ dày trào ngược  là một bệnh khá phổ biến hiện nay. Điều đặc biệt là số lượng người mắc bệnh đang gia tăng ở lứa tuổi người trưởng thành. Vậy bệnh dạ dày trào ngược là gì? Dấu hiệu nhận biết như thế nào và căn nguyên của bệnh do đâu? Giải pháp phòng ngừa bệnh ra sao? Tất cả sẽ được các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong việc chữa trị bệnh lý dạ dày của Scurma Fizzy giải đáp cùng bạn.

1.Bệnh dạ dày trào ngược  là gì? 

bệnh dạ dày trào ngược

Bệnh dạ dày trào ngược

1.1: Bệnh dạ dày trào ngược nên được hiểu ra sao?

Bệnh dạ dày trào ngược hay ta thường gọi với tên khác là trào ngược thực quản. Là một căn bệnh rất phổ biến trong hệ tiêu hóa. Hiện tượng này được hiểu là tình trạng dịch trong dạ dày bị trào ngược lên phía trên.

 

Hiểu một cách đơn giản hơn là khi ta ăn, thức ăn này sẽ đi từ họng xuống dạ dày, ruột non và lượng thức ăn này khi đi qua các bộ phận của hệ tiêu hóa sẽ có các cơ vòng ngăn lại không cho trào ngược lên phía trên. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân mắc bệnh dạ dày trào ngược , lượng thức ăn và dịch tiết này sẽ bị đi ngược lên phía trên gây ra các triệu chứng của gerd.

 

Theo GS BS Đào Văn Long nguyên là trưởng khoa tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai- Hà Nội cho biết thêm: “ Trào ngược dạ dày còn có tên khác là GERD – chữ viết tắt của cụm từ Gastroesophageal Reflux Disease. Là tình trạng lượng dịch vị bị trào ngược lên phía trên đến thực quản và họng. Hiện tượng này có thể do bạn ăn quá no, vận động mạnh sau khi ăn hoặc do bạn nằm ngủ sai tư thể. Nếu xuất hiện các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, đau rát vùng bụng,.. xảy ra thường xuyên thì rất có thể bạn đã bị mắc bệnh lý liên quan đến dạ dày và tiêu biểu là bệnh dạ dày trào ngược”.

bệnh dạ dày trào ngược

Bệnh dạ dày trào ngược

1.2: Phân loại 

Dựa trên biểu hiện nội soi và mô bệnh học, GERD được phân loại thành ba kiểu khác nhau: 

  • Bệnh trào ngược không ăn mòn (NERD),
  • Viêm thực quản ăn mòn (EE) 
  • Thực quản Barrett (BE)

Trong đó, kiểu hình phổ biến nhấtNERD với tỉ lệ khoảng ở 60-70% bệnh nhân tiếp đó là viêm thực quản ăn mòn và BE với tỉ lệ 30% và 6-12% bệnh nhân mắc GERD.

1.3: Các cấp độ phân chia của bệnh dạ dày trào ngược

Bệnh trào ngược dạ dày được các bác sĩ chuyên khoa chia thành nhiều cấp độ khác nhau. Nhưng phổ biến nhất là 4 cấp độ:

  • Cấp độ 1: Bệnh trào dạ dày trào ngược cấp độ A. Đây là cấp độ tình trạng bệnh nhẹ nhất hay nói cách khác đây là giai đoạn khởi phát. Nếu bệnh nhân nội soi dạ dày thấy 1-2 vết loét riêng rẽ với kích thước nhỏ < 5mm thì được xếp vào cấp độ này.
  • Cấp độ 2: Bệnh dạ dày trào ngược cấp độ B. Nếu bệnh nhân nội soi dạ dày thấy có từ 2-3 vết loét có kích thước lớn hơn > 5mm thì được xếp vào cấp độ này
  • Cấp độ 3: Bệnh dạ dày trào ngược cấp độ C. Người bệnh tiến hành nội soi dạ dày thấy vết loét có kích thước <75% chu vi thực quản thì các bác sĩ sẽ xếp bệnh nhân vào giai đoạn này của bệnh
  • Cấp độ 4: Bệnh dạ dày trào ngược cấp độ D. Đây là cấp độ nặng nhất và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhất. Khi làm nội soi giai đoạn này, bạn sẽ thấy kích thước vết loét lớn hơn hẳn những cấp độ trước đó. Kích thước vết loét lên tới > 75% chu vi thực quản. Điều này rất đáng báo động.

>>> Xem thêm Viêm Thực Quản Trào Ngược Độ A Có Nguy Hiểm Không

2,Các dấu hiệu bệnh dạ dày trào ngược xảy ra ở bệnh nhân

Dấu hiệu bệnh dạ dày trào ngược

Dấu hiệu bệnh dạ dày trào ngược

 

2.1: Ợ hơi, ợ chua

Đây là dấu hiệu thường gặp đầu tiên mà người mắc bệnh dạ dày trào ngược gặp phải. Khi lượng thức ăn bạn ăn vào cơ thể không được tiêu hóa mà tích tụ và ứng đọng lâu ở trong cơ thể, chúng sẽ lên men và làm tăng lượng acid hơn. Lúc đó, áp lực lên thành bụng sẽ tăng lên và lượng acid này sẽ có cơ hội để trào ngược lên phía trên và gây ra triệu chứng ợ hơi, ợ chua. Điều này khiến cho bệnh nhân có cảm giác khó chịu và tự ti về bản thân. 

Ngoài ra, triệu chứng này cũng có thể gặp phải khi bạn sử dụng thường xuyên nước uống có gas, ăn nhiều thức ăn có vị chua và nằm ngủ thấp. 

>>> Xem thêm Ợ Chua Nóng Rát Cổ Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

2.2: Đau nóng rát vùng thượng vị

Khi bạn mắc bệnh dạ dày trào ngược, bạn sẽ luôn có cảm giác nóng rát và đau vùng thượng vị. Cơn đau này không chỉ ở vùng thượng vị mà còn lan cả vùng bụng, thậm trí lan sang cả sau lưng. 

Triệu chứng này được lý giải do lượng acid trào ngược lên phía trên và kích thích vào các đầu mút dây thần kinh cảm giác đau trên bề mặt niêm mạc thực quản sinh ra cảm giác đau. 

>>> Xem thêm Thượng Vị Nằm Ở Đâu Và Nguyên Nhân Gây Đau Vùng Thượng Vị

2.3: Nôn và buồn nôn là triệu chứng của bệnh dạ dày trào ngược

Nôn là hiện tượng tống các chất trong dạ dày ra ngoài một cách mạnh mẽ qua đường tiêu hóa. Còn buồn nôn là cảm giác chủ quan của bệnh nhân, họ muốn nôn nhưng không thể nôn được. Nôn và buồn nôn có thể xảy ra đồng thời cả hai nhưng cũng có thể xảy ra riêng biệt và độc lập với nhau. 

 

Nôn là sự kết hợp của nhiều động tác của các cơ quan và bộ phận. Dạ dày đóng vai trò là chất bị động còn cơ thành bụng đóng vai trò quan trọng trong việc tống các chất dịch trong dạ dày lên phía trên. Cơ hoành và cơ thành bụng cùng co bóp, gây tăng áp lực lên thành bụng một cách đột ngột. Đồng thời, cơ tròn của dạ dày thực quản mở ra, đóng môn vị lại, nhu động thực quản được đưa lên phía trên. Do đó, chất trong dạ dày được đưa ra ngoài theo cơ chế đó.

 

Kèm theo nôn và buồn nôn, bệnh nhân có các triệu chứng khác xảy ra đồng thời như: da xanh, tái nhợt. mạch chậm, có thể ho hoặc sặc nếu chất dịch đi vào đường hô hấp. Nôn nhiều sẽ dẫn đến mất nước và chất điện giải từ mức độ nhẹ đến nặng.

2.4: Khó nuốt là một trong những triệu chứng của bệnh dạ dày trào ngược

Khó nuốt là một những thuật ngữ y khoa thể hiện khả năng nuốt thức ăn và nước bọt của bệnh nhân một cách khó khăn. Nguyên nhân đưa ra do các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa xuất hiện vùng thực quản hoặc vùng hầu (họng). 

 

Tùy vào giai đoạn của bệnh và cơ địa của từng người thì mức độ khó nuốt sẽ khác nhau. Ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ cảm thấy khi nuốt thức ăn có hơi vướng, có cảm giác có thứ gì đó đang mắc lại. Ở mức độ nặng, ngay cả thức ăn dạng lỏng bệnh nhân cũng không thể tự nuốt xuống được và người bệnh có thể sẽ muốn nôn và buồn nôn ra ngoài.

 

Khi tình trạng dạ dày trào ngược diễn ra trong một thời gian dài với tần suất lớn khiến cho các tế bào niêm mạc của thực quản tiếp xúc nhiều với acid của dạ dày. Điều này khiến cho lớp niêm mạc thực quản bị sưng tấy và đường kính của nó bị thu hẹp lại hơn so với bình thường. Vì vậy, nhiều người có cảm giác khó nuốt khi thức ăn bị mắc kẹt ở vị trí này.

2.5: Khó thở

Một trong những triệu chứng của bệnh dạ dày trào ngược gây khó chịu cho người bệnh là khó thở. Đối với triệu chứng này các chuyên gia y tế giải thích như sau: 

 

Đối với những người khỏe mạnh bình thường, lượng acid và lượng bazo sẽ được trung hòa với nhau trong quá trình tiêu hóa. Nhưng đối với những người mắc bệnh dạ dày trào ngược lượng bazo tiết ra không đủ để trung hòa lượng acid tiết ra, do lúc này lượng acid tiết ra quá nhiều trong khi lượng bazo vẫn tiết ra một cách bình thường. Lúc này, lượng acid tiết ra thúc đẩy cơ thắt thực quản mở ra đồng thời lượng thức ăn cũng nhân tiện cơ hội này đi ngực lên phía trên và bị chèn ép tại vòng họng gây ra tình trạng khó thở. 

 

Các cơ chế bệnh dạ dày trào ngược gây khó thở

  • Acid dạ dày trào ngược lên thực quản và tràn đến các đường dẫn khí làm cho đường dẫn khí co lại và gây ra cảm giác khó thở.
  • Acid dạ dày kích thích các đầu dây thần kinh ở cuối thực quản khiến cho cơ trơn thực quản co lại. Đồng thời, các đường dẫn khí cũng bị co lại gây ra triệu chứng  khó thở.
  • Thức ăn bị trào ngược lên phía trên tạo áp lực vòng họng, gây chèn ép các đường khí quản khiến cho hơi thở bị đứt quãng, không được liền mạch như bình thường, bệnh nhân thở gấp đặc biệt sau khi ăn.

2.6: Lượng acid tiết ra nhiều

Lượng nước bọt tiết ra không chỉ có tác dụng làm mềm thức ăn mà còn có tác dụng trung hòa lượng acid dịch vị nếu chúng có khả năng trào ngược lên phía trên. Chính vì vậy, khi bạn mắc bệnh dạ dày trào ngược, lượng nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn như một cơ chế tự nhiên để kìm hãm lượng acid có cơ hội tràn lên thực quản. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài có thể làm tăng lượng không khí đi vào trong dạ dày gây ra các triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ chua,..

2.7: Triệu chứng của bệnh dạ dày trào ngược là đắng miệng

Khi hoạt động của van môn vị không bình thường, dịch từ túi mật sẽ có cơ hội trào ngược qua tá tràng và trong lòng dạ dày kết hợp đồng thời cùng với dịch vị của acid và trào ngược lên phía trên gây ra cảm giác đắng trong khoang miệng. Hiện tượng này sẽ xảy ra thường xuyên khi bạn có các hiện tượng như nôn và buồn nôn hoặc vào buổi sáng khi bạn mới ngủ dậy.

3. Biến chứng khi mắc bệnh dạ dày trào ngược 

Dạ dày là nơi chứa đựng acid Hcl có nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn. Nó có khả năng ăn mòn các bộ phận khác nếu như không có cơ chế bảo vệ thích hợp. Vì vậy, khi tiếp xúc nhiều với dịch dạ dày có khả năng sẽ bị sưng, tấy, phù nề thậm chí dẫn tới ung thư. Một số biến chứng thường gặp do bệnh dạ dày trào ngược sẽ được các chuyên gia trình bày cụ thể như sau

  • Viêm loét thực quản: Nếu các mô thực quản tiếp xúc lâu với dịch vị dạ dày sẽ gây lên các vết loét. Những vết loét này thường gây đau đớn, khó chịu, nếu năng hơn gây chảy máu
  • Hẹp thực quản: Do chịu tác động trong khoảng thời gian lâu dài của acid dịch vị nên niêm mạc thực quản xuất hiện các mô sẹo. Vì vậy, ống thực quản bị co lại. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc nuốt thức ăn
  • Barrett thực quản: trào ngược dạ dày diễn ra trong một khoảng thời gian dài sẽ kích thích niêm mạc thực quản. Vì vậy, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới tế bào lót phần dưới thực quản.
  • Ung thư biểu mô thực quản là biến chứng nặng nhất của bệnh dạ dày trào ngược. Gồm 2 dạng chính là ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô vảy.

Bệnh dạ dày trào ngược nếu như không được điều trị đúng cách và hợp lý sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe bệnh nhân. Vì vậy, bất cứ ai khi mắc phải căn bệnh này ngay cả ở thời điểm khởi phát nên đến gặp ngay bác sĩ để có phương pháp phù hợp và hiệu quả nhất

4. Nguyên nhân thường gặp  dẫn đến bệnh dạ dày trào ngược 

Qua nghiên cứu, các nhà y học đã xác định một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến cơ chế bệnh sinh của GERD. Những hiện tượng không bình thường về vận động của dạ dày như rối loạn chức năng thực quản dẫn đến suy giảm thanh thải acid có trong thực quản, giảm trương lực cơ thắt thực quản dưới (LES) hay giãn LES thoáng qua và chậm làm rỗng dạ dày được cho là nguyên nhân thường gặp của dạ dày trào ngược. Cụ thể sẽ được các chuyên gia Scurma Fizzy trình bày như sau

4.1: Rối loạn chức năng thực quản 

Co thắt thực quản là triệu chứng rối loạn co giãn cơ  trơn ở vị trí thực quản gây khó khăn cho thức ăn đi từ miệng xuống dạ dày. Khi bị co thắt thực quản, phần cơ giữa thực quản và dạ dày bị suy yếu thậm chí có thể không hoạt động. Điều này dẫn đến lượng thức ăn đưa xuống đến thực quản không bị đẩy xuống dạ dày. Thay vào đó, chúng sẽ bị ứ đọng ở cơ vòng thực quản. Khi lượng thức ăn ứ đọng lâu ở 1 vị trí, chúng sẽ lên men và gây ra các hiện tượng như ợ hơi, ợ chua, khó tiêu cho người bệnh.

4.2: Hiện tượng giảm trương lực cơ thắt thực quản phía dưới (LES) và giãn cơ thắt thực quản dưới thoáng qua (TLESRs)

Bệnh dạ dày trào ngược  xuất hiện có thể là tín hiệu do suy giảm trương lực cơ thắt thực quản dưới. LES là một đoạn cơ trơn co cứng dài 3-4cm nằm ở ngã ba thực quản (EGJ) và cùng với cơ hoành tạo thành hàng rào sinh lý EGJ, ngăn cản sự di chuyển ngược dòng của các chất chứa trong dạ dày vào thực quản. 

 

 Ở trạng thái sinh lý bình thường, cơ thắt thực quản chỉ mở ra trong một khoảng thời gian nhất định khoảng 2-5 giây giúp lượng thức ăn đi xuống dạ dày để thực hiện các giai đoạn tiếp theo của chu trình tiêu hóa. Nhưng khi cơ thắt thực quản bị suy giảm hay đồng nghĩa với việc thời gian cơ thắt thực quản sẽ dài hơn bình thường. Việc này sẽ tạo điều kiện cho dịch và các chất khác như thức ăn, nước bọt,.. trào ngược lên phía trên.

4.3: Gia tăng áp lực đột ngột lên ổ bụng

Khi bạn có các hiện tượng như hắt hơi hay ho, áp lực trong ổ bụng sẽ tăng lên đáng kể và gây sức ép cho cơn co thắt thành thực quản. Lúc này, cơ thắt thực quản dưới sẽ phải chịu một áp lực rất lớn và tình trạng này nếu kéo dài trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến cho cơ thắt thực quản bị suy yếu và hoạt động đóng mở bị bất thường. Thời điểm này sẽ là điều kiện thuận lợi để dịch acid thoát khỏi dạ dày và đi ngược lên phía trên. 

4,4: Béo phì, thừa cân

Béo phì là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh dạ dày trào ngược

Béo phì là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh dạ dày trào ngược

 

Bệnh béo phì có liên quan đến tăng nguy cơ phát triển bệnh dạ dày trào ngược . Một phân tích tổng hợp của các chuyên gia y tế hàng đầu nước Mỹ kết luận rằng béo phì có liên quan đến tăng nguy cơ phát triển của bệnh dạ dày trào ngược, viêm thực quản bị ăn mòn và ung thư thực quản. Nghiên cứu ProGERD của Malfertheiner  đã đánh giá các yếu tố dự báo cho bệnh trào dạ dày  ở hơn 6000 bệnh nhân và  tăng lên theo chỉ số khối cơ thể (BMI).

 

Nguyên nhân được đưa ra là khi cân nặng của bạn vượt mức cho phép sẽ làm tăng áp lực vùng bụng và cơ thắt thực quản dưới. Khi áp lực này tác động trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến cho cơ thắt thực quản bị suy yếu và khó hồi phục và dẫn đến các dấu hiệu của bệnh dạ dày trào ngược.

4.5: Chế độ ăn thiếu khoa học

Việc ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động tiêu hóa của chúng ta. Khi bạn ăn uống không khoa học, không hợp lý có thể dẫn đến các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, làm cho quá trình tiêu hóa trở lên khó khăn và phức tạp hơn. Vì vậy, lượng thức ăn bị tồn đọng lâu, không thể đi xuống phía dưới và gây sức ép lên dạ dày.  

5,6: Một số yếu tố khác dẫn đến bệnh dạ dày trào ngược 

Một số yếu tố khác dẫn đến bệnh dạ dày trào ngược

Một số yếu tố khác dẫn đến bệnh dạ dày trào ngược

Một số yếu tố nguy cơ khác có liên quan độc lập với sự phát triển của các triệu chứng GERD bao gồm tuổi ≥50, tình trạng kinh tế xã hội thấp, tiêu thụ rượu quá mức, sử dụng thuốc lá, mang thai, rối loạn mô liên kết, nằm sau khi ăn hoặc đang dùng một số loại thuốc khác nhau như là NSAID hoặc aspirin, thuốc kháng cholinergic, sử dụng nitroglycerin, albuterol, benzodiazepine, thuốc chống trầm cảm, thuốc chẹn kênh canxi và glucagon.

6. Phương pháp dùng để trị bệnh dạ dày trào ngược 

Để điều trị bệnh trào ngược dạ dày nhanh, đúng cách và hiệu quả thì cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây

  • Giúp cơ vòng dưới thực quản tăng trương lực lên
  • Giảm áp lực lên dạ dày
  • Giảm áp lực lên ổ bụng
  • Dự phòng hậu quả nghiêm trọng của bệnh trào ngược dạ dày là viêm và loét dạ dày 

 

Để giải quyết các vấn đề trên thì mỗi chúng ta cần sử dụng các biện pháp sau đây. Các biện pháp này không chỉ áp dụng cho bản thân bạn mà bạn nên chia sẻ những thông tin quý báu này đến người thân, bạn bè của mình nhé.

6.1: Chế độ ăn uống hợp lý và khoa học

 

Chế độ ăn khoa học và hợp lý là phương pháp điều trị bệnh dạ dày trào ngược

Chế độ ăn khoa học và hợp lý là phương pháp điều trị bệnh dạ dày trào ngược

Bạn không nên ăn quá no,mỗi bữa ăn một ít một, không được bỏ bữa, nên ăn thành nhiều bữa. Một ngày bạn nên ăn khoảng từ 4-5 bữa trong đó gồm 3 bữa chính và 1-2 bữa phụ xen kẽ bữa chính. 

  • Không nên các chất lỏng, bạn nên ăn những thức ăn khô, đặc vì những thức ăn khô như sandwich, bánh mì có khả năng thấm hút dịch acid dư trong cơ thể. Điều này, hạn chế xuất hiện các triệu chứng của bệnh dạ dày trào ngược như ợ hơi, ợ chua,..

 

  • Sau khi ăn không nên nằm, ngồi ở tư thế cúi ra phía trước mà nên có thời gian nghỉ ngơi khoảng 30 phút sau ăn, không vận động mạnh như tập thể thao, đi lại nhiều. Không nên ăn quá no đặc biệt là bữa tối, bạn nên ăn bữa tối trước ít nhất 3 giờ đồng hồ trước khi đi ngủ để giảm áp lực tác động lên bộ máy tiêu hóa của cơ thể. 

 

  • Bỏ qua hoặc hạn chế sử dụng một số loại thức ăn làm giảm trương lực cơ vòng như socola, thuốc lá, cà phê, chất mỡ, nước khoáng có hơi và các đồ uống có hơi.
  • Ăn chậm, nhai kỹ, không nên vừa đi vừa ăn và tránh nuốt hơi vào bên trong dạ dày
  • Bạn nên thực hiện một chế độ ăn ít đường và ít tinh bột có tên là chế độ ăn Low- Carbs. Khi thực hiện chế độ ăn này bạn không rơi vào tình trạng ăn quá no và cũng không quá đói mà còn đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Không chỉ phòng ngừa các triệu chứng của bệnh dạ dày trào ngược mà còn góp phần phòng ngừa các bệnh khác như béo phì, thừa cân, tăng huyết áp,..

6.2: Tư thế ngủ

Tư thế phù hợp với bệnh nhân mắc bệnh dạ dày trào ngược

Tư thế phù hợp với người mắc bệnh dạ dày trào ngược

 

Tư thế ngủ cũng là một dấu hiệu làm xuất hiện các dấu hiệu bệnh dạ dày trào ngược. Vậy như thế nào là tư thế ngủ đúng cách và hợp lý. Các bạn hãy cùng các đội ngũ chuyên gia hàng đầu của Scurma Fizzy tìm hiểu nhé.

  • Nằm gối cao khi ngủ: Vấn đề này nhiều bạn nghĩ rằng khi ngủ nằm như nào cũng được miễn là ta có một giấc ngủ ngon. Nhưng không khi bạn nằm gối thấp sẽ làm cho acid trong dạ dày dễ dàng đi ngược lên lên phía trên gây ra các triệu chứng của bệnh như nôn và buồn nôn, ợ hơi, ợ chua.
  •  Nằm nghiêng về bên trái Với tư thế nằm ngủ này, giúp bạn vận chuyển các chất trong bộ tiêu hóa từ trên xuống một cách trơn tru và linh hoạt hơn. Đồng thời giúp tránh gặp phải các hiện tượng rối loạn tiêu hóa từ đó làm giải khả năng gây ra bệnh dạ dày trào ngược.

6.3: Sử dụng các thuốc có tác dụng làm tăng trương lực cơ vòng dưới thực quản và tiêu hóa co bóp dạ dày

6.3.1: Cisaprid (Prepulsid) viêm 10mg

Cisaprid là thuốc sử dụng điều trị trào ngược dạ dày. Với liều lượng 2-4 viên/ ngày chia nhỏ thành nhiều lần (3-4 lần uống). Để thuốc hoạt động tốt bạn nên uống trước khi ăn và uống trước khi đi ngủ tối thiểu 30 phút. 

Thuốc nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh nắng trực tiếp. Đọc kỹ hướng dẫn của bác sĩ kê cho bạn và để xa tầm tay của trẻ nhỏ.

6.3.2: Metoclopramid (Primperan) viên 10mg, ống 10mg hoặc siro

Liều lượng sử dụng: 

  • Đối với người lớn: 1-3 viên/ngày chia nhiều lần 2-3 lần trong ngày và uống trước khi ăn khoảng 30 phút
  • Đối với trẻ em: liều lượng bằng một nửa của người lớn, có thể dùng bằng đường hậu môn bằng cách cho viên đạn với liều lượng 0,5mg/kg cho trẻ em hơn 20kg.

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng và để xa tầm tay của trẻ nhỏ và thú cưng. Tuyệt đối sử dụng thuốc đã quá hạn sử dụng. 

6.3.3: Domperidon ( Motilium) viên 10mg

Domperidon ( Motilium) là thuốc được điều trị rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, đầy bụng sau bữa ăn nguyên nhân gây ra bởi đồ ăn tiêu thụ chậm xuống ruột hoặc do trào ngược dạ dày trào ngược. Liều dùng như sau:

  • Đối với người lớn: 3-6 viên/ngày, uống trước khi ăn khoảng 30 phút và chia thành 3 lần trong 1  ngày
  • Đối với trẻ em: Bạn nên mua cho con trẻ loại nhũ dịch với liều lượng 1,25- 2,5 mg/kg/ngày. 

6.4:Một số phương pháp điều trị bệnh dạ dày trào ngược khác

  •  Sử dụng các thuốc chống bài tiết dịch vị và tạo màng bao bọc chống acid như chống H2, ức chế bơm proton, Gastropulgite, Smecta,..
  • Các thuốc tạo màng ngăn cản dạ dày thực quản như Gaviscon dạng viên, nhũ dịch, uống sau mỗi bữa ăn từ 1-2 viên, bạn nên nhai thật kỹ viên thuốc trước khi nuốt. Hay thuốc Topaal dạng viên, nhũ dịch, có liều lượng và cách dùng hư trên.
  • Bệnh nhân chỉ phẫu thuật khi điều trị nội khoa không khỏi và khi có biến chứng nặng nề.

Các phương pháp trên chỉ là các phương pháp giúp bạn tham khảo thêm khi bạn hoặc người nhà, bạn bè mắc bệnh dạ dày trào ngược. Để chính xác và hiệu quả hơn, bạn nên đến các bệnh viện, trạm y tế để được các bác sĩ thăm khám và chăm sóc chu đáo hơn.

 

Nếu có bất cứ thắc mắc gì liên quan đến bệnh dạ dày trào ngược hay các bệnh lý liên quan đến hệ thống đường tiêu hóa. Bạn đừng ngần ngại mà hãy nhấc máy lên liên hệ ngay với chúng tôi- Scurma Fizzy qua Hotline: 18006091 để được tư vấn kịp thời và hiệu quả nhất.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091