Bệnh Đau Dạ Dày Do Nguyên Nhân Nào Gây Nên

Bệnh Đau Dạ Dày Do Nguyên Nhân Nào Gây Nên

Ngày nay, với nhịp sống ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự gia tăng về số lượng người bị nhiều căn bệnh khác nhau. Trong đó phải kể đến căn bệnh đau dạ dày. Tỷ lệ mắc các bệnh đường tiêu hóa không ngừng tăng lên và tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh dạ dày cũng tăng theo. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này, tùy thuộc vào tính chất và độ nghiêm trọng, các nguyên nhân gây ra các biểu hiện khác nhau trên cơ thể người bệnh. Sau đây hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu xem những yếu tố nào gây nên bệnh đau dạ dày và cách phòng ngừa, điều trị ra sao!

1. Bệnh đau dạ dày là gì?

benh-dau-da-day-1

Vị trí của dạ dày

 

Dạ dày là phần giãn to nhất của ống tiêu hóa (ống tiêu hóa bao gồm: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và hậu môn) và là đoạn ống tiêu hóa ở giữa thực quản và ruột non. Nó nằm ở các vùng thượng vị, rốn và phần dưới khung xương sườn bên trái.Hình thể và vị trí của nó biến đổi bởi sự biến đổi của lượng thức ăn mà nó chứa và bởi các cơ quan xung quanh. Dạ dày có dung tích ở trẻ sơ sinh  khoảng 30ml,  ở tuổi dậy thì khoảng 1000ml và 1500ml khi trưởng thành. Dạ dày có hình chữ J với các phần được chia từ trên xuống là phần tâm vị, phần đáy vị, phần thân vị và phần môn vị. Thành dạ dày có thêm một lớp cơ chéo so với các đoạn khác của ống tiêu hóa để phù hợp với chức năng nhào trộn, co bóp thức ăn thấm hoàn toàn dịch vị, sau khi được phân cắt nhỏ và thấm đều dịch tiêu hóa, các enzym sẽ dễ dàng phân giải thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thu.

Bệnh đau dạ dày là một tình trạng bệnh lý của cơ thể bao gồm nhiều triệu chứng như:

đầy hơi, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu… và đau ở vùng bụng trên. Bản chất của đau dạ dày chính là sự tổn thương của lớp niêm mạc dạ dày gây ra đau đớn cho người bệnh và làm suy giảm chất lượng cuộc sống, khó chịu ảnh hưởng đến tâm trạng và công việc.

Các loại đau dạ dày

Có một số loại đau dạ dày dựa trên tính chất của cơn đau và thời gian kéo dài: 

  • Cơn đau cấp tính thường xảy ra đột ngột, bắt đầu trong vài giờ hay vài ngày, có thể kèm theo các triệu chứng khác.
  • Đau mãn tính kéo dài hơn từ vài tuần đến vài tháng hoặc hơn và có thể đến rồi biến mất.

>>> Xem thêm: 4 thuốc điều trị HP dạ dày sử dụng trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày

2. Bệnh đau dạ dày do những nguyên nhân nào gây nên?

2.1. Bệnh đau dạ dày do thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý

Ăn các thức ăn nhanh, nhiều đồ ăn cay nóng

Thức ăn nhanh thường chứa nhiều dầu mỡ, trans fat, chất béo đun ở nhiệt độ cao không tốt cho đường ruột của bạn, gây nên triệu chứng đầy bụng, khó tiêu. Về đồ ăn quá cay nóng, nó có thể kích thích các triệu chứng ở những người có vấn đề về tiêu hóa như trào ngược axit, hội chứng ruột kích thích (IBS). Nếu bạn đã bị trào ngược hoặc IBS, thì thông thường, thức ăn cay có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn và khởi phát các triệu chứng thông thường của bạn, ví dụ đi vệ sinh thường xuyên.

Sử dụng chất kích thích

benh-dau-da-day-2

Chất kích thích làm tăng mức độ đau dạ dày

 

Bạn có thể bị bệnh đau dạ dày do uống nhiều rượu bia: Dạ dày tiết ra một chất nhầy để bảo vệ lớp niêm mạc. Cồn làm ức chế sự tiết chất nhầy này ngược lại còn làm tăng tiết axit dịch vị làm cho niêm mạc dễ bị tổn thương bởi nồng độ axit cao. Sau khi uống nhiều rượu bia, cơ thể sẽ cảm thấy nóng rát vùng bụng, hơi thở nóng, đau vùng thượng vị. Tác động về lâu dài sẽ gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Hút thuốc lá: Thuốc là không chỉ gây hại cho phổi mà còn khiến cho dạ dày của bạn phải gánh chịu những hậu quả nặng nề. Trong thuốc là có chứa hai chất nicotine –  chất độc này sẽ tạo ra pepsin và axit clohidric. Đây là hai chất có khả năng ăn mòn niêm mạc trực tiếp  dạ dày, dẫn đến hình thành nên các biến chứng dạ dày ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Uống đồ uống có ga dễ dẫn đến tình trạng tích tụ khí gây khó chịu trong dạ dày của bạn

Ăn uống mất vệ sinh

Ăn các thực phẩm không được chế biến kĩ càng, mất vệ sinh tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào dạ dày gây nên bệnh đau dạ dày

Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm xảy ra do ăn phải thực phẩm bị nhiễm chất độc. Hầu hết các vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến vi khuẩn thông thường như E. coli. Những nơi thường xảy ra ngộ độc thực phẩm là căng tin trường học, các buổi dã ngoại, tụ tập đông người. Ở những nơi này, kỹ thuật chế biến thức ăn có thể không đảm bảo vệ sinh, hoặc thức ăn có thể để ngoài tủ lạnh quá lâu. Ngộ độc thực phẩm cũng thường xảy ra do ăn các sản phẩm từ sữa, thịt chưa nấu chín hoặc thực phẩm có chứa sốt mayonnaise.

Dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm là phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch cơ thể đối với một hoặc một số loại thực phẩm nào đó. Mặc dù các phản ứng dị ứng thường nhẹ, nhưng chúng có thể rất nghiêm trọng, gây triệu chứng buồn nôn,  ngứa rát ở miệng, cổ và đau bụng.

Thói quen ăn uống không đúng giờ giấc, bỏ bữa thường xuyên

Khi dạ dày rỗng, các cơn co bóp của dạ dày sẽ xuất hiện. Khi cơ thể bị đói, các cơ co cứng liên tục và co bóp trở nên mạnh hơn gây đau nhói vùng thượng vị gây ra bệnh đau dạ dày. Vì thế cần ăn đúng giờ và không được bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng.

Nhai không kỹ, nuốt thức ăn quá nhanh

Việc nhai kỹ thức ăn giúp cho thức ăn được cắt nhỏ hơn và dễ thấm dịch tiêu hóa. Điều này giảm áp lực co bóp cho dạ dày làm giảm các cơn đau. Hơn nữa, nếu thức ăn không được nhai kỹ sẽ được lưu lại dạ dày lâu hơn tạo điều kiện cho các vi khuẩn lên men gây ra ợ hơi.

Ăn quá nhiều trước khi ngủ

Ban đêm là thời gian cho các cơ quan nghỉ ngơi, kể cả dạ dày. Nếu ăn đêm quá muộn, dạ dày sẽ phải hoạt động liên tục để tiêu hóa hết thức ăn, gây nên bệnh đau dạ dày và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.

Lạm dụng thuốc giảm đau không Steroid (NSAIDs)

NSAID có thể dẫn đến loét bao gồm các loại thuốc giảm đau không kê đơn phổ biến như aspirin, ibuprofen và naproxen. Chúng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và có thể cản trở các chất hóa học giúp điều chỉnh lớp niêm mạc bảo vệ.

Loét do NSAID có thể được ngăn ngừa bằng cách giảm hoặc loại bỏ việc sử dụng thuốc.

2.2. Đau dạ dày do chấn thương tai nạn

Các chấn thương do tai nạn tác động vào vùng bụng có làm dạ dày tổn thương gây đau dạ dày, nếu bị vật nhọn đâm vào có thể thủng dạ dày hay xuất huyết. Chấn thương ở vùng rộng còn tác động lên các tạng khác trong bụng gián tiếp gây nên bệnh đau dạ dày

2.3. Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) gây nên bệnh đau dạ dày

benh-dau-da-day-3

Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây nên viêm loét dạ dày

H.pylori là vi khuẩn hình xoắn ốc có thể gây bệnh loét dạ dày tá tràng bằng cách làm hỏng lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và tá tràng. Một khi Helicobacter pylori đã làm hỏng lớp phủ niêm mạc, axit dạ dày mạnh có thể xâm nhập vào lớp niêm mạc nhạy cảm. Cùng với nhau, axit dạ dày và H. pylori kích thích niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng và gây ra loét dạ dày tá tràng. Helicobacter pylori lây lan qua thức ăn và nước bị ô nhiễm hoặc điều kiện không đảm bảo vệ sinh. 

>>> Tìm hiểu về: Phác Đồ Điều Trị Viêm Dạ Dày Hp Dương Tính – SCurma Fizzy New

2.4. Bệnh đau dạ dày do sỏi mật

Sỏi mật là dạng cứng của cholesterol hoặc bilirubin kết tinh tạo thành sỏi, có thể phát triển trong túi mật. Không phải lúc nào chúng cũng gây ra vấn đề, nhưng đôi khi chúng làm tắc ống dẫn mật. Sỏi mật có kích thước lớn có thể gây ra tắc ngẽn, gây đau dữ dội ở vùng bụng trên bên phải, cùng với triệu chứng nôn mửa, mệt mỏi và kiệt sức. Hầu hết các trường hợp, bác sĩ điều trị sỏi mật bằng phương pháp cắt bỏ túi mật và con người có thể sống một cuộc sống bình thường khi không có cơ quan này. Hoặc bác sĩ cũng có thể kê đơn một số  thuốc để làm tan sỏi.Nếu sỏi mật có thể tự biến mất, bác sĩ có thể đưa ra một số lời khuyên thay đổi lối sống, chẳng hạn như tập thể dục nhiều hơn hoặc chế độ ăn ít chất béo hơn, để giảm nguy cơ sỏi tái phát.

2.5. Các bệnh liên quan về gan hoặc tuyến tụy cũng có thể gây ra bệnh đau dạ dày

Gan, tuyến tụy và túi mật hoạt động cùng nhau để hỗ trợ tiêu hóa. Cả ba cơ quan này đều có vị trí ở phía trên bên phải của dạ dày. Nếu tình trạng tắc nghẽn do sỏi mật không được điều trị kịp thời thì có thể gây đau ở gan hoặc tuyến tụy. Các bệnh về gan hoặc tuyến tụy gây ra tình trạng buồn nôn, nôn mửa, mắt và da vàng, nước tiểu đậm và đau vùng bụng trên rốn.

2.6. Đau dạ dày do viêm dạ dày

Viêm dạ dày khiến niêm mạc dạ dày đau rát, sưng tấy. Đó có thể viêm dạ dày cấp tính hay mạn tính. Viêm dạ dày cấp tính xảy ra trong thời gian ngắn và diễn biến nhanh chóng, thường là do nhiễm vi khuẩn, chẳng hạn như vi khuẩn Helicobacter pylori. Một vài tình trạng kích thích niêm mạc của dạ dày, dẫn đến viêm dạ dày mãn tính.

2.7. Nguyên nhân do viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị sưng viêm, nhiễm trùng. Nếu không điều trị kịp, có thể dẫn đến ruột thừa bị vỡ và tình trạng này có thể trở nên nguy hiểm đến tính mạng.Trong giai đoạn đầu của viêm ruột thừa, một người có thể nhận thấy một cơn đau âm ỉ xung quanh rốn của họ, cơn đau này có thể lan đến phần trên của dạ dày. Khi tình trạng nhiễm trùng trở nên tồi tệ hơn, cơn đau sẽ di chuyển xuống phía dưới bên phải. Trong hầu hết trong các trường hợp, bác sĩ điều trị sẽ cắt bỏ ruột thừa.

2.8. Bệnh đau dạ dày do không dung nạp được lactose

Khoảng 1/4 phụ nữ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa đường lactose, một loại đường được tìm thấy tự nhiên trong các sản phẩm từ sữa như sữa, kem và pho mát mềm. Các bác sĩ cho biết, nếu bạn nghi ngờ rằng đầy hơi hoặc đầy bụng của bạn là kết quả của việc không dung nạp lactose, bạn có thể cắt bỏ các sản phẩm từ sữa trong vài tuần để xem liệu các triệu chứng có cải thiện hay không.

2.9. Stress kéo dài gây nên bệnh đau dạ dày

Khi căng thẳng kéo dài, kích thích thần kinh làm các tế bào dạ dày tăng tiết dịch axit, điều này có thể khiến cho niêm mạc dạ dày bị ăn mòn gây ra bệnh đau dạ dày

3. Triệu chứng điển hình của bệnh đau dạ dày mà bạn nên biết

  • Đau bụng

Là những cơn đau xuất hiện giữa vùng thượng và vùng hạ sườn trái. Đau bụng ở bệnh nhân mắc bệnh dạ dày có thể có nhiều biểu hiện khác nhau như đau quặn, đau, âm ỉ, từng cơn hoặc đau nhói. Đau bụng gây khó chịu vô cùng cho bệnh nhân. Nguyên nhân của đau bụng không thể giải quyết tận gốc trong thời gian ngắn vì vậy vấn đề chỉ có thể được giải quyết bằng cách cố gắng làm giảm các triệu chứng. Các bác sĩ chăm sóc sức khỏe khuyên bạn nên chườm nóng lên vùng bị đau để giúp tăng cường tuần hoàn. Mặc dù thuốc có thể giúp giảm nhẹ các cơn đau, nhưng trước tiên phải được sự đồng ý của bác sĩ. Bệnh nhân có thể uống một lượng nước nhỏ, nó sẽ giúp ích trong việc giảm những cơn đau trong bệnh đau dạ dày. Trong trường hợp bệnh đau dạ dày nặng hơn, có thể xuất hiện chảy máu bên trong dạ dày. Viêm dạ dày ăn mòn khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn dẫn đến xuất huyết.

Có thể thấy bất kỳ triệu chứng nào sau đây cũng như những triệu chứng đã được đề cập.

Ợ hơi, nóng rát ở cổ họng

  • Xanh xao, đổ mồ hôi và nhịp tim nhanh, cảm thấy yếu ớt hoặc khó thở
  • Đau ngực hoặc đau dạ dày nghiêm trọng
  • Ợ hơi, cảm giác đầy bụng hoặc nóng rát ở phần trên của bụng.
  • Buồn nôn và nôn: Chất nôn có thể trong, xanh hoặc vàng, có vệt máu hoặc hoàn toàn có máu, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh đau dạ dày.
  • Nước tiêu đặc, đi tiểu sẫm màu, dính, có mùi hôi.

>>> Xem ngay: Bị Nghẹn Ở Cổ Họng Và Ợ Hơi Và Cách Xử Lý Ngay Tại Nhà

4. Các biến chứng của bệnh đau dạ dày

Nếu không được điều trị, bệnh đau dạ dày có thể dẫn đến ung thư dạ dày và xuất huyết dạ dày.Vì vậy hãy cho bác sĩ biết nếu các dấu hiệu và triệu chứng của bạn không cải thiện mặc dù đã điều trị bệnh đau dạ dày. Bất kỳ một hoặc tất cả các triệu chứng này có thể xảy ra đột ngột ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt đối với người lớn trên 65 tuổi.

5. Cách điều trị, điều trị tại nhà của bệnh đau dạ dày

5.1. Sử dụng gừng ngăn ngừa bệnh đau dạ dày.

Gừng làm giảm đau dạ dày

 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng củ gừng có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, kháng u và chống đông máu. Bác sĩ khuyên nên ăn gừng với lượng nhỏ trong ngày – không cần phải ăn quá nhiều. Có thể  lựa chọn các cách  khác có sẵn ở trên thực phẩm hằng ngày bao gồm: Kẹo gừng hoặc kẹo mút (tốt nhất là ít đường), trà gừng, thực phẩm có chứa gừng, gừng giã. 

5.2. Ăn nhẹ với thực phẩm chứa ít muối để giảm đau bụng trong bệnh đau dạ dày

Khi dạ dày của bạn cảm thấy không ổn, hãy tìm thức ăn ít chất béo và hơi mặn. Bạn sẽ thấy kết quả tốt nhất khi ăn các khẩu phần nhỏ hơn trong ngày.Thực phẩm  như bánh quy mặn dễ dàng đi qua dạ dày và có bằng chứng cho thấy rằng chúng:

  • Hấp thụ một số axit gây kích ứng khi bụng đói.
  • Ngăn chặn axit tiết ra trong dạ dày (thức ăn nặng hơn có xu hướng tạo ra nhiều axit hơn).
  • Ít gây buồn nôn hơn vì chúng không có mùi.
  • Chứa muối để giúp thay thế các chất điện giải bị mất.

Tuy nhiên, bạn không nên chỉ dựa vào những thực phẩm trên. Có rất nhiều thực phẩm khác có thể giúp bạn bao gồm: Chuối, táo, sữa chua ,các loại súp, mì sợi, cơm, bánh quy, bánh mì, lương khô.

5.3. Uống nước, đặc biệt nếu bạn đang nôn mửa hoặc bị tiêu chảy

Nước rất quan trọng khi bạn bị đau bụng, đặc biệt nếu bạn cần bù nước bị mất do nôn mửa và tiêu chảy. Hãy bổ sung thêm nước cho cơ thể.Hãy uống nhiều ngụm trong ngày. Cacbonat có thể không có hại nếu cơ thể ở tình trạng bình thường. Nhưng khi bị đầy hơi, bạn nên hạn chế chúng.

5.4. Loại thức ăn nên kiêng trong bệnh đau dạ dày

Có bằng chứng cho thấy bệnh nhân bị đau bụng cảm thấy tồi tệ hơn sau khi ăn một số loại thực phẩm. Những thực phẩm này không chỉ sinh ra khí – chúng còn có thể làm tăng cảm giác buồn nôn, đầy bụng, nôn mửa và  tiêu chảy.

Dưới đây là một số loại thực phẩm nếu đau đạ dày bạn cần tránh xa:

Không nên ăn quá nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, chúng không tốt cho dạ dày

  • Cay hoặc nặng mùi, chẳng hạn như bánh pizza, hành tây và salsa.
  • Nhiều chất béo, chẳng hạn như gà rán, xúc xích, thịt xông khói và thịt bò nướng.
  • Có tính axit, chẳng hạn như cà phê, nước cam, nước cà chua và rượu.
  • Đồ ngọt, chẳng hạn như nước ngọt.

>>> Xem thêm: Đau Hang Vị Dạ Dày Nên Ăn Gì Cùng 6 Loại Thực Phẩm Nên Sử Dụng

 6. Bệnh đau dạ dày khi nào cần đến gặp bác sĩ?

  • Mức độ nghiêm trọng : Nếu cơn đau quá nghiêm trọng đến mức không thể đứng dậy, hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức. Các cơn đau quá mạnh có thể dẫn đến tình trạng sốc gây nguy hiểm đến tính mạng
  • Thời gian : Cá nhân bị bệnh đau dạ dày thời gian càng lâu thì việc đi khám và điều trị càng quan trọng.
  • Tuổi tác : Tuổi lớn hơn. Người lớn tuổi có nguy cơ bị viêm dạ dày cao hơn vì niêm mạc dạ dày có xu hướng mỏng dần theo tuổi tác và do người lớn tuổi có nhiều khả năng bị nhiễm H. pylori hoặc rối loạn tự miễn dịch hơn người trẻ tuổi
  • Tốc độ khởi phát: Đau dạ dày đột ngột có thể là triệu chứng tiềm ẩn của viêm ruột thừa. Nếu cơn đau có tình trạng nặng hơn, không dứt dù đã uống thuốc antacid thì hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
  • Các triệu chứng khác : Người bị đau có thể bị sốt kèm theo đau bụng. Đau dạ dày cùng với buồn nôn có thể gợi ý đến tắc nghẽn hoặc tình trạng nghiêm trọng khác vì vậy cần được điều trị y tế kịp thời.

Trên đây là bài viết “Bệnh đau dạ dày do nguyên nhân nào gây nên” của Scurma Fizzy  . Mong rằng bài viết có những phương pháp cải thiện tình trạng đau dạ dày hữu ích với bạn.

Hãy liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được các dược sĩ, bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi tư vấn MIỄN PHÍ về những vấn đề mà bạn gặp phải .

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091