4 Thuốc Điều Trị HP Dạ Dày Được Sử Dụng Phổ Biến

4 Thuốc Điều Trị HP Dạ Dày Được Sử Dụng Phổ Biến

Để có thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn HP trong dạ dày thì người mắc bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị của các bác sĩ chuyên khoa đưa ra. Để điều trị được HP dạ dày thì người bệnh cần phải sử dụng nhiều thuốc phối hợp với nhau tuy theo tình trạng bệnh và chỉ định của bác sĩ. Hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu về top 4 thuốc điều trị HP dạ dày và phác đồ điều trị HP dạ dày mới nhất qua bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu sơ qua về HP dạ dày.

Trước khi tìm hiểu về thuốc điều trị HP dạ dày ta cần phải tìm hiểu sơ lược qua về vi khuẩn HP.

thuoc-dieu-tri-hp-da-day-1

Hình ảnh mô phỏng của vi khuẩn HP

1.1 Khái niệm và con đường xâm nhập của vi khuẩn HP.

Vi khuẩn HP dạ dày hay còn có tên gọi đầy đủ là Helicobacter Pylori, đây là một loại xoắn khuẩn gram âm có khả năng sinh sống trong lớp nhầy của niêm mạc dạ dày ở người.

Theo thông tin từ một số nghiên cứu tại Việt Nam thì có khoảng 70% dân số Việt Nam đang nhiễm vi khuẩn HP. Đúng như vậy để chứng minh số liệu đó là chính xác thì đã có một nghiên cứu mới đây ở Hà Nội trên 1000 người cho thấy có đến gần 700 người dương tính với vi khuẩn HP. Và vi khuẩn HP cũng chính là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm, loét dạ dày – tá tràng và bệnh ung thư dạ dày ngày càng tăng lên trong những năm gần đây.

Vi khuẩn Hp có khả năng tiết ra một enzym tên urease có khả năng phân hủy ure thành amoniac từ đó gây độc cho niêm mạc dạ dày. Ngoài ra thì vi khuẩn Hp còn có khả năng tiết ra một số loại độc tố như VacA, CagA… có khả năng phân hủy các thành phần trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và còn hoạt hóa, lôi kéo bạch cầu từ đó gây hoại tử và bong tróc tế bào.

Vi khuẩn HP có thể lây lan từ người này sang người khác qua 3 con đường chính.

  • Đường miệng –  miệng: Đây chính là con đường lây lan chính của vi khuẩn HP. Vi khuẩn HP được lây từ người sang người khi có sự tiếp xúc với nước bọt, hay là dịch tiết đường tiêu hóa giữa người bệnh và người lành. Sở dĩ có sự lây lan này là do vi khuẩn HP được tìm thấy trong cao răng và dịch dạ dày của người nhiễm HP.
  • Đường miệng – phân: Người ta tìm thấy vi khuẩn HP rằng ở trong phân của những người nhiễm loại vi khuẩn này. Vậy nên ở những người có thói quen ăn uống không sạch sẽ, thích ăn những loại rau sống thì tỷ lệ mắc HP sẽ cao hơn so với người bình thường.
  • Đường khác: Ngoài hai con đường chính thì vi khuẩn HP cũng có thể lây lan qua các dụng cụ y tế như ống nội soi, dụng cụ nha khoa… vậy việc tiệt trùng dụng cụ này trước khi sử dụng là thực sự cần thiết.

>>> Xem thêm ngay: Bị Hp Dạ Dày Là Tình Trạng Như Thế Nào Và Các Biện Pháp Điều Trị

1.2 Phương pháp chẩn đoán sự có mặt của vi khuẩn HP trong dạ dày.

Có đến 80% người nhiễm vi khuẩn HP không có triệu chứng cụ thể vậy nên việc sử dụng các phương pháp chẩn đoán trong y học hiện đại được sử dụng khá phổ biến.

  • Xét nghiệm xâm lấn CLO test.
thuoc-dieu-tri-hp-da-day-2

Phương pháp clo test: màu vàng là âm tính, màu đỏ (hồng) là dương tính

Campylobacter-Like Organism (CLO test) là phương pháp để xác định trong dạ dày có sự có mặt của vi khuẩn HP hay không bằng các nội soi dạ dày và lấy mẫu sinh thiết. Tuy nhiên phương pháp này thường có tỷ lệ âm tính giả khá cao nên thường được đánh giá lại cùng các phương pháp khác như xét nghiệm đánh dấu nhiễm trùng hiện tại (CIM)…

  • Xét nghiệm máu.

Cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể kháng HP để đối phó với sự xâm nhập của Hp trong dạ dày, việc tìm thấy kháng thể của vi khuẩn này trong máu chính là dấu hiệu của việc người này đang nhiễm vi khuẩn HP. Tuy nhiên, phương pháp ít được các bác sĩ ưu tiên chỉ định vì đôi khi kết quả này cũng chưa hoàn toàn chính xác.

  • Xét nghiệm không xâm lấn test hơi thở Urea.

Đây là phương pháp xét nghiệm phổ biến trên nhiều nước trong đó có Việt Nam. Xét nghiệm này dùng để xác định sự có mặt của enzyme urease do vi khuẩn HP tiết ra bằng cách theo dõi nồng độ khí carbonic trong hơi thở của bệnh nhân trước và sau khi uống một lượng ure nhất định. Nếu nồng độ khí carbonic tăng lên thì có thể sơ bộ kết luận về sự có mặt của HP trong dạ dày.

2. Thuốc điều trị HP dạ dày được dùng trong phác đồ điều trị HP mới nhất.

Để điều trị vi khuẩn HP thì cần phải sử dụng phối hợp giữa nhiều loại thuốc. Dưới đây thì Scurma Fizzy sẽ liệt kê ra một vài loại thuốc hay được sử dụng phổ biến hiện nay sau đó mới đi sâu vào phác đồ phối hợp các thuốc để điều trị dứt điểm HP.

2.1 Amoxicillin thuốc kháng sinh dùng trong phác đồ điều trị HP dạ dày.

thuoc-dieu-tri-hp-da-day-3

Amoksiklav là một trong những biệt dược của amoxicillin

2.1.1 Chỉ định.

Amoxicillin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm penicillin, phân nhóm beta lactam có thể tiêu diệt được một số vi khuẩn gây bệnh nhất định. Thuốc được dùng trong nhiều trường hợp nhiễm khuẩn khác nhau như nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm xoang, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn đường mật… Đối với bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP thì amoxicillin có thể sử dụng phối hợp với các kháng sinh nhóm imidazole để làm thuốc điều trị HP dạ dày.

2.1.2 Cách dùng.

Tùy theo dạng amoxicillin mà con đường sử dụng lại khác nhau. Ở dạng trihydrat thì chỉ được sử dụng đường uống còn ở dạng muối natri thì chỉ được sử dụng bằng đường tiêm bắp. Do thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn trong dạ dày nên uống trước hay sau bữa ăn đều được.

Nếu thuốc ở dạng bột pha hỗn dịch uống thì có thể uống hỗn dịch amoxicillin cùng với sữa, nước quả và phải uống ngay lập tức sau khi pha.

Liều lượng sử dụng tùy theo tình trạng của bệnh và thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ đưa ra liều lượng khác nhau.

2.1.3 Liều dùng.

Đối với người lớn trong việc điều trị vi khuẩn HP thì khuyến cáo sử dụng 1000mg, 2 lần/ ngày phối hợp với kháng sinh nhân imidazol cùng với thuốc ức chế bơm proton để đạt được hiệu quả điều trị cao.

2.1.4 Tác dụng không mong muốn.

Khi sử dụng Amoxicillin có thể gặp một số tác dụng không mong muốn sau đây.

Thường gặp ADR>1/100:

  • Tác dụng phụ trên tiêu hóa: Tiêu chảy, đau thượng vị, buồn nôn, nôn (các triệu chứng này hay gặp hơn ở trẻ em và người cao tuổi)
  • Ngoại ban gặp trong khoảng 1,4-10% người sử dụng amoxicillin thường xuất hiện muộn gặp sau 7 ngày điều trị bệnh.

Ít gặp 1/1000 <ADR<1/100:

  • Xảy ra phản ứng quá mẫn như ban đỏ, ban dát sẩn, mề đay đặc biệt là hội chứng Stevens Johnson.

Hiếm gặp ADR<1/1000:

  • Gan: Tăng nhẹ men SGOT.
  • Thần kinh trung ương: có các triệu chứng kích động, mệt mỏi vật vã, lo lắng, mất ngủ, lú lẫn thay đổi ứng xử và chóng mặt.
  • Tiêu hóa: Viêm đại tràng có màng giả do Clostridium difficile, viêm tiểu – đại tràng cấp…
  • Máu: Thiếu máu, giảm số lượng của tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt.

>>> Tìm hiểu thêm: Viêm Loét Dạ Dày Nên Ăn Uống Gì Cho Hợp Lý Và Giảm Đau Hiệu Quả 

2.2 Metronidazol thuốc kháng sinh sử dụng trong phác đồ điều trị HP dạ dày.

thuoc-dieu-tri-hp-da-day-7

Metronidazol là kháng sinh dùng trong phác đồ điều trị HP dạ dày

2.2.1 Chỉ định.

Đây là kháng sinh nhóm imidazole có phổ khá rộng trên nhiều loại vi sinh vật. Phổ hoạt tính của metronidazol có tác dụng trên amip, giardia, vi khuẩn kị khí. Metronidazol được chỉ định để điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn trong các bệnh liên quan đến amip (nhiễm amip cấp, áp xe do amip…), điều trị viêm cổ tử cung viêm âm đạo do nhiễm khuẩn cùng nhiều loại nhiễm khuẩn khác. Metronidazol còn là thuốc điều trị HP dạ dày khi được sử dụng phối hợp với các thuốc khác như thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng sinh nhóm cefalosporin, penicillin…

2.2.2 Cách dùng.

Metronidazol có nhiều dạng bào chế khác nhau nên đường dùng thuốc cũng khá đa dạng.

  • Viên nén metronidazol có thể uống trực tiếp cùng bữa ăn hoặc sau ăn đều được.
  • Dạng dịch treo metronidazol khuyến nghị dùng 1 giờ trước bữa ăn.
  • Một số dạng bào chế có thể dùng tại chỗ như đặt âm đạo hoặc hậu môn.
  • Dạng tiêm truyền được bào chế ở nồng độ 5mg/ ml, được truyền vào cơ thể với tốc độ 5ml/ phút.

2.2.3 Liều dùng.

Với trường hợp bị viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori thì uống metronidazol 500mg/ lần, ngày uống 3 lần. Sử dụng phối hợp với thuốc bao vết loét dạ dày bismuth subsalicylat, một thuốc kháng sinh khác như amoxicillin hoặc tetracyclin cùng với một thuốc ức chế bơm proton như omeprazol hoặc lansoprazol. Đợt điều trị bệnh kéo dài trong khoảng 1 – 2 tuần.

2.2.4 Tác dụng không mong muốn.

Tác dụng không mong muốn của metronidazol phụ thuộc vào liều sử dụng. Khi dùng thuốc ở liều cao và trong thời gian dài thì các tác dụng phụ càng nhiều và biểu hiện rõ rệt. 

Thường gặp, ADR >1/100.

  • Người ta thấy rằng tác dụng không mong muốn của metronidazol thường gặp nhất là buồn nôn, nhức đầu, ăn không ngon và khô miệng kèm theo miệng có vị kim loại rất khó chịu.
  • Nôn, tiêu chảy, đau thượng vị, đau bụng và táo bón cũng gặp ở 5-25% bệnh nhân dùng thuốc.

Ít gặp, 1/1000<ADR<1/100.

  • Số lượng bạch cầu trong máu bị giảm đáng kể.

Hiếm gặp ADR<1/1000.

  • Thành phần trong máu mất bạch cầu hạt.
  • Xảy ra các cơn động kinh, bệnh đa dây thần kinh ngoại vi.
  • Da xuất hiện tình trạng phồng rộp, ban ngứa.

2.3 Omeprazol thuốc ức chế bơm proton sử dụng trong phác đồ điều trị HP dạ dày.

thuoc-dieu-tri-hp-da-day-4

Omeprazol là thuốc ức chế bơm proton phổ biến

Để đưa acid vào trong lòng dạ dày thì cần sự có mặt và xúc tác của enzym H+/K+ ATPase còn gọi là bơm proton. Omeprazol là thuốc ức chế enzym này nên có tác dụng giảm lượng acid được tiết vào dạ dày từ đó điều trị được bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Ngoài ra người ta cũng phối hợp omeprazol cùng nhiều thuốc khác để tạo thành phác đồ chữa viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP.

2.3.1 Chỉ định.

Omeprazol được bác sĩ chỉ định sử dụng trong các trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng Zollinger Ellison (u đầu tụy tăng tiết gastrin). Ngoài ra thuốc còn được chỉ định để dự phòng loét dạ dày tá tràng do stress (trong trường hợp bệnh nặng, chấn thương…) và loét do thuốc chống viêm không steroid NSAIDs.

Omeprazol khi kết hợp với các thuốc kháng sinh theo phác đồ bộ 3 hoặc phác đồ bộ 4 (sẽ đề cập ở bên dưới) thì sẽ có công dụng điều trị những trường hợp viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

2.3.2 Cách dùng.

Omeprazol bắt buộc phải uống trong lúc đói trước khi ăn 1 giờ đồng hồ. Bệnh nhân không được nhai hoặc nghiền nát viên thuốc.

Ở những bệnh nhân không phù hợp với việc sử dụng omeprazol theo đường uống thì có thể sử dụng theo đường tiêm tĩnh mạch

2.3.3 Liều dùng.

Liều thường dùng với người lớn là 20mg/ lần/ ngày uống liều duy nhất vào buổi sáng trước khi ăn. Với những trường hợp nặng hơn thì có thể uống 40mg/ ngày chia làm 2 lần vào buổi sáng và tối hoặc uống liều duy nhất vào buổi sáng. Kết hợp với một số thuốc kháng sinh và thuốc bao vết loét dạ đay để điều trị dứt điểm vi khuẩn HP.

Liều dùng đối với trẻ em:Với trường hợp viêm loét dạ dày hoặc trào ngược dạ dày ta sử dụng 1mg/ kg cân nặng, dùng 1 lần/ngày. Dùng 2 lần/ngày trong  trường hợp điều trị loét dạ dày khi có khuẩn Hp hoặc tuân theo chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng. Đối với trẻ sơ sinh thì phải thật cẩn trọng trước khi sử dụng.

2.3.4 Tác dụng không mong muốn.

Qua quá trình sử dụng cho thấy omeprazol dung nạp khá tốt và thường xảy ra ít tác dụng phụ. Nếu có thì tác dụng phụ thường lành tính và có hồi phục.

Thường gặp, ADR>1/100.

  • Bị nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi.
  • Tiêu hóa: Hay gặp tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón có thể buồn nôn, nôn kèm theo triệu chứng trướng bụng.

Ít gặp, 1/1000<ADR<1/100.

  • Thần kinh: Gặp các triệu chứng như rối loạn cảm giác, mệt mỏi, mất ngủ.
  • Da xuất hiện nhiều đám mề đay, mẩn ngứa, nổi ban.
  • Tăng men gan trong thời gian sử dụng,

Hiếm gặp ADR<1/1000

  • Toàn thây xảy ra tình trạng phù toàn thân, quá mẫn phù mạch, sốt phản vệ rất nguy hiểm.
  • Máu giảm tiểu cầu, bạch cầu hoặc giảm toàn bộ các dòng tế bào máu, mất bạch cầu hạt, xảy ra tình trạng tán huyết tự miễn/
  • Thần kinh lú lẫn có hồi phục, kích động và xuất hiện ảo giác ở người cao tuổi
  • Nội tiết: Hội chứng vú to ở nam giới.
  • Cùng nhiều triệu chứng ở một số cơ quan khác như xương, hô hấp, gan, tiết niệu sinh dục.

>>>Tìm hiểu thêm: Loét dạ dày triệu chứng là gì ? Bật mí một vài triệu chứng của loét dạ dày

2.4 Bismuth subcitrat thuốc bao vết loét sử dụng trong phác đồ điều trị HP dạ dày.

thuoc-dieu-tri-hp-da-day-5

Trymo là một trong những biệt dược của bismuth subcitrate

2.4.1 Chỉ định

Bismuth subcitrat thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị loét dạ dày và tá tràng và phối hợp sử dụng với các thuốc khác để làm thuốc điều trị HP dạ dày. Hay gặp nhất là metronidazol kèm với tetracyclin hoặc amoxicillin theo phác đồ 3 hoặc 4 thuốc để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn Helicobacter pylori và do đó ngăn ngừa tái phát bệnh.

2.4.2 Liều dùng và cách sử dụng.

Liều dùng thông thường là 480mg/ ngày, chia làm 2 lần mỗi lần 240mg hoặc có thể chia làm 4 lần mỗi lần 120mg đều được. Thuốc cần phải được uống vào trước bữa ăn 1 giờ khi bụng đang đói. Điều trị bằng thuốc bismuth subcitrat trong vòng 1 tháng hoặc có thể 2 tháng nếu cần thiết tùy theo chỉ định của bác sĩ.

Người bị bệnh thận nặng không được sử dụng thuốc này. Phụ nữ có thai và đang trong thời gian cho con bú cần hỏi rõ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

2.4.3 Tác dụng không mong muốn.

Bismuth subcitrat phản ứng với H2S của vi khuẩn trong miệng và đường ruột tạo nên hợp chất có màu đen ở khoang miệng và phân.

Thường gặp, ADR>1/100

  • Lưỡi, miệng và phân có màu đen..
  • Làm biến màu răng biến mất khi dừng sử dụng thuốc (có hồi phục)

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

  • Một vài người sử dụng gặp phải triệu chứng buồn nôn, nôn.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

  • Thuốc có thể gây độc tính lên thận, não và thần kinh.

3. Phác đồ thuốc điều trị HP dạ dày mới nhất.

thuoc-dieu-tri-hp-da-day-6

Một số phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có mặt vi khuẩn HP

3.1 Phác đồ bộ 3.

Đây là phác đồ sử dụng phối hợp 3 thuốc điều trị HP dạ dày, trong đó một thuốc là thuốc ức chế bơm proton hay gọi là PPI (có thể dùng omeprazol 20mg, lansoprazol 30mg, pantoprazol 40mg đều được) và 2 thuốc kháng sinh khác. Phác đồ bộ 3 được bác sĩ chỉ định dùng trong 10-14 ngày.

  • Cách 1: PPI (2 lần/ ngày uống vào sáng và tối trước khi ăn) + Amoxicillin (1000mg, 2 lần/ngày sau ăn) + Clarithromycin (500mg, 2 lần/ ngày sau ăn).
  • Cách 2: PPI (2 lần/ ngày) + Amoxicillin (1000mg, 2 lần/ngày sau ăn) + Metronidazol (500mg, 2 lần/ ngày sau ăn).

Một số thông tin cần lưu ý về kháng kháng sinh khi điều trị

  • Khu vực miền bắc và miền trung có tỉ lệ kháng clarithromycin thấp nên sử dụng cách 1 khá hiệu quả.
  • Khu vực miền nam có tỷ lệ kháng clarithromycin khá cao cần xem xét kỹ lưỡng hoặc sử dụng cách 2.

>>>Tìm hiểu thêm: Nano curcumin là gì? và các sản phẩm nano curcumin trên thị trường

3.2 Phác đồ bộ 4.

Phác đồ này được sử dụng khi phác đồ 3 thuốc điều trị thất bại.

PPI (2 lần/ ngày) + Bismuth (120mg/ lần, 4 lần/ ngày uống trước khi ăn) + Tetracyclin (1000mg x 2 lần/ngày, sau khi ăn) + Metronidazol (500mg, 2 lần/ ngày sau ăn).

Nếu phác đồ 4 thuốc thất bại thì bác sĩ có thể xem xét cho bệnh nhân điều trị bằng phác đồ nối tiếp có thể tham khảo thông tin chi tiết tại đây.

Trên đây là bài viết của Scurma Fizzy về 4 thuốc điều trị hp dạ dày được sử dụng trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày. Hy vọng các bạn đã có nhiều kiến thức bổ ích để điều trị dứt điểm vi khuẩn HP.

Còn điều gì thắc mắc về phác đồ điều trị viêm loét dạ dày cũng như thuốc điều trị HP thì hãy gọi ngay vào hotline 18006091 để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp các thắc mắc miễn phí.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091