Điều Trị Loét Dạ Dày, Những Phương Pháp Hiệu Quả Cho Bạn

Điều Trị Loét Dạ Dày, Những Phương Pháp Hiệu Quả Cho Bạn

Bệnh lý loét dạ dày là một trong những bệnh lý trên đường tiêu hóa rất thường gặp. Bệnh lý này có thể xuất hiện ở nhiều nhóm đối tượng khác nhau, từ người già đến trẻ nhỏ, nhưng thông thường người trưởng thành có tỷ lệ mắc cao nhất. Bệnh lý loét dạ dày có thể được điều trị khỏi hoàn toàn nếu người bệnh tiến hành điều trị sớm và điều trị triệt để. Tuy nhiên, hiện nay, việc điều trị loét dạ dày không được người bệnh chú ý và hậu quả là dẫn tới tình trạng loét trở nặng, dẫn tới một số biến chứng và việc điều trị rất khó khăn. Chính vì thế, Scurma Fizzy xin được cung cấp một số thông tin về bệnh lý loét dạ dày cũng như một số phương pháp điều trị loét dạ dày hiệu quả thông qua bài viết dưới đây.

1. Bệnh lý loét dạ dày là gì?

Như thế nào là bệnh lý loét dạ dày

Như thế nào là bệnh lý loét dạ dày

Chức năng của dạ dày

  • Dạ dày có thể được coi là trung tâm của bộ máy tiêu hóa. Nó có vai trò chính là chứa đựng, thực hiện quá trình co bóp để xay nghiền nhỏ thức ăn và tiến hành trộn đều thức ăn đã nghiền với dịch vị do chính dạ dày tiết ra.
  • Chính vì thực hiện chức năng này mà dạ dày là cơ quan dễ bị tổn thương và tình trạng bệnh lý hay gặp nhất ở dạ dày là viêm loét.

Vậy, loét dạ dày là gì?

  • Loét dạ dày là bệnh lý mà có sự tổn thương xuất hiện trên lớp niêm mạc của dạ dày.
  • Những tổn thương này khi tiếp xúc với dịch vị, những vi khuẩn và acid của dạ dày thì nó trở thành những ổ viêm lớn và dần dần tiến triển thành những vết loét.
  • Những vết loét này nếu không được điều trị nhanh chóng thì chúng có thể lan rộng hơn rất nhiều và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày.
  • Những vết loét dạ dày thường xuất hiện ở bờ cong nhỏ nhiều hơn so với những vị trí khác.

Phân loại theo tình trạng bệnh lý thì loét dạ dày được chia thành hai dạng, đó là:

  • Loét dạ dày cấp tính

Bệnh lý đang ở giai đoạn đầu, mức độ tiến triển của tổn thương rất nhanh, tuy nhiên, loét dạ dày cấp tính thường dễ điều trị và ít để lại di chứng sau này.

  • Loét dạ dày mạn tính

Các vết loét dạ dày tiến triển rất chậm. Hậu quả có thể gây teo các lớp niêm mạc của dạ dày và có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, người bệnh không nên để bệnh tiến triển sang giai đoạn mạn tính.

>>> Tìm hiểu thêm: Bị loét dạ dày có nguy hiểm gì không? Cảnh báo bệnh gì

2. Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh lý loét dạ dày

Bệnh lý loét dạ dày có thể để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh.

Trước khi đưa ra những biện pháp để điều trị loét dạ dày hiệu quả, hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu về nguyên nhân cũng như những biểu hiện của tình trạng loét dạ dày.

2.1. Loét dạ dày xảy ra do những nguyên nhân nào?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng loét dạ dày. Có một số nguyên nhân chính thường gặp có thể kể đến như sau:

2.1.1. Nguyên nhân do nhiễm Hp

Vi khuẩn Hp

Hp-nguyên nhân gây loét dạ dày

Helicobacter Pylori, tức là vi khuẩn Hp, là loại vi khuẩn chủ yếu gây ra tình trạng loét ở dạ dày. Khi những vi khuẩn này xuất hiện trong dạ dày, chúng sẽ di chuyển vào trong lớp chất nhầy và đồng thời tiết ra những loại độc tố khiến cho lớp bảo vệ niêm mạc không thể phát huy được tác dụng.

Khi đó, niêm mạc dạ dày sẽ tiếp xúc với acid dịch vị cũng như một số yếu tố tấn công khác một cách thường xuyên hơn, niêm mạc sẽ dần bị bào mòn và những tổn thương sẽ xuất hiện. Những tổn thương này dần dần sẽ phát triển thành những vết loét tại niêm mạc.

>>>> Xem thêm: Vi khuẩn Hp là gì? Hp gây bệnh ra bệnh lý gì cho cơ thể bạn

2.2.2. Nguyên nhân do lạm dụng thuốc NSAIDs

NSAIDs là một nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid. Nó được sử dụng chủ yếu trong việc kiểm soát những cơn đau ngoại vi, đau xương khớp.

Những thuốc giảm đau chống viêm thuốc nhóm NSAIDs có khả năng ức chế tổng hợp Prostaglandin. Đây là một chất có vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của dịch tiêu hóa. 

Chính vì vậy, khi sử dụng những loại thuốc này không hợp lý, sử dụng sai cách, sử dụng trong thời gian dài có thể khiến cho dạ dày của bạn bị viêm loét. Chính vì thế, không được lạm dụng thuốc NSAIDs trong việc giảm đau.

Nguyên nhân gây loét dạ dày do NSAIDs

Nguyên nhân gây loét dạ dày do NSAIDs

2.2.3. Một số yếu tố nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ loét dạ dày

Ngoài  hai nguyên nhân chính là do vi khuẩn Hp, tình trạng lạm dụng thuốc NSAIDs thì sau đây là một số yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ bị loét dạ dày:

  • Sử dụng quá nhiều chất kích thích như cafe và một số loại đồ uống có chứa cồn như rượu, bia
  • Trải qua căng thẳng trong thời gian dài
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ, ăn quá nhiều loại đồ ăn cay nóng, thường xuyên bỏ bữa, ăn uống không đúng giờ giấc, ăn quá no, thức quá khuya và rất ít vận động, tập thể dục thể thao.

2.2. Những biểu hiện của bệnh lý loét dạ dày là gì?

Ở những người bị viêm loét dạ dày ở dạng cấp tính, các triệu chứng của bệnh rất rõ ràng và đặc trưng, có thể dễ dàng phát hiện ra.

Tuy nhiên, ở những đối người bệnh đang ở giai đoạn mạn tính, các dấu hiệu của bệnh thường không điển hình và các triệu chứng còn biến đổi khá phức tạp nên việc nhận biết thường khó khăn, dễ nhầm lẫn và việc điều trị loét dạ dày thường không được quan tâm nhiều.

Dưới đây là một số dấu hiệu thường hay gặp ở những người bị loét dạ dày.

  • Người bệnh bị đau vùng thượng vị

Ở những người bị loét dạ dày hoặc những người bị viêm loét tá tràng, những cơn đau thường xuất hiện ở vùng thượng vị sau khoảng 3 tiếng đồng hồ kể từ lúc ăn hoặc đau thường xuất hiện vào lúc nửa đêm.

Cơn đau này có thể lan ra vùng lưng. Những cơn đau có tính chất đau âm ỉ, thỉnh thoảng có đau quặn từng cơn.

>>>> Xem thêm: Đau thượng vị là gì? Chẩn đoán xác định, nguyên do và phương pháp điều trị

  • Đầy bụng, buồn nôn hoặc nôn

Khi bị loét, chức năng tiêu hóa của dạ dày giảm đi đáng kể, lượng thức ăn không được tiêu hóa tăng lên khiến cho người bệnh cảm thấy đầy bụng.

Không chỉ thế, thức ăn nếu không được tiêu hóa có thể bị trào ngược lên thực quản khiến cho người bệnh buồn nôn hoặc nôn. Ngoài ra, acid dịch vị trào ngược còn gây ra hiện tượng ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị. 

  • Rối loạn tiêu hóa

Dạ dày tổn thương, chức năng tiêu hóa bị rối loạn, người bệnh thường có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy. Bên cạnh đó, người bị loét dạ dày có thể bị sụt cân hoặc tăng cân nhanh.

Trên đây là một số nguyên nhân và biểu hiện của bệnh loét dạ dày. Người bệnh cần nắm rõ được các nguyên nhân và biểu hiện của bệnh lý để có thể dự phòng hoặc phát hiện bệnh ngay ở giai đoạn đầu.

Nếu không phát hiện bệnh sớm, bệnh có thể tiến triển thành một số biến chứng rất nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày hoặc thậm chí là ung thư dạ dày. Khi bệnh đã tiến triển nặng, việc điều trị loét dạ dày là rất khó khăn.

Vậy nếu phát hiện cơ thể có các biểu hiện của loét dạ dày, người bệnh nên điều trị như thế nào? Hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu qua những phần dưới đây.

3. Điều trị loét dạ dày bằng thuốc

Thuốc điều trị loét dạ dày là gì?

Thuốc điều trị loét dạ dày là gì?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhóm thuốc được sử dụng để điều trị viêm hoặc loét dạ dày. Dưới đây là một số nhóm thuốc thường được sử dụng để điều trị loét dạ dày hiệu quả:

3.1. Nhóm thuốc kháng acid

Nhóm thuốc kháng acid hoạt động theo cơ chế trung hòa và làm giảm sự hoạt động của pepsin, giúp làm lành các vết loét ở đường tiêu hóa, làm giảm các triệu chứng của bệnh lý loét dạ dày.

Tuy nhiên, nhóm thuốc này thường làm giảm sự hấp thu của một số thuốc khác như tetracycline, digoxin, sắt,…, do đó cần lưu ý khi sử dụng những thuốc này khi đang sử dụng các thuốc kháng acid. 

Nhôm hydroxit là một trong những chất kháng acid hiệu quả và an toàn, được sử dụng nhiều hiện nay. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc này trong thời gian dài thì nó có thể gây táo bón.

Mặc dù magie hydroxit có thể gây tiêu chảy nhưng nó cũng là một chất kháng acid hiệu quả bên cạnh nhôm hydroxit.

3.2. Nhóm thuốc chẹn H2 điều trị loét dạ dày

  • Cơ chế

Cơ chế hoạt động của các thuốc thuộc nhóm này là ức chế thụ thể H2. Thụ thể này có khả năng kích thích tế bào viền dạ dày tiết acid.

Khi thụ thể này bị ức chế, lượng acid dạ dày sẽ được giảm đáng kể, từ đó giảm sự tấn công của acid với niêm mạc dạ dày, giảm tình trạng loét dạ dày. 

Một số thuốc thuộc nhóm này thường được sử dụng như: cimetidine, ranitidine, famotidine,…

  • Tác dụng phụ

Ngoài tác dụng giảm loét dạ dày, các thuốc thuộc nhóm chẹn thụ thể H2 có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như tiêu chảy, phát ban, sốt, giảm tiểu cầu, hạ huyết áp sau khi tiêm tĩnh mạch nhanh và làm thay đổi trạng thái tâm thần của người bệnh.

Do đó, khi sử dụng những thuốc này, người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân cần chú ý theo dõi những tác dụng phụ của thuốc để có thể xử lý kịp thời.

3.3. Nhóm thuốc ức chế bơm proton điều trị loét dạ dày

Thuốc ức chế bơm proton điều trị loét dạ dày

Thuốc ức chế bơm proton điều trị loét dạ dày

Cơ chế hoạt động của các thuốc thuộc nhóm này chính là ức chế sự bài tiết acid của tế bào viền dạ dày thông qua việc ức chế mạnh bơm proton H+-K+-ATPase ở tế bào viền, ngăn cản sự bài xuất ion H+ vào dịch vị trong khoảng thời gian từ 10 đến 14 giờ. Từ đó, thuốc làm giảm lượng acid ở trong dạ dày. 

Các thuốc thuộc nhóm này thường được chỉ định trong một số trường hợp như 

  • Điều trị trào ngược dạ dày thực quản
  • Dự phòng viêm loét dạ dày tá tràng trong trường hợp sử dụng NSAIDs trong thời gian dài
  • Điều trị loét dạ dày tá tràng dạng lành tính
  • Phối hợp với các loại thuốc kháng sinh để tiêu diệt Hp
  • Sử dụng điều trị hội chứng Zollinger-Ellison

Tuy nhiên, việc sử dụng những thuốc thuộc nhóm này cần phải được kiểm soát theo sự chỉ định của bác sĩ và theo dõi một số tác dụng phụ như tăng buồn nôn, nôn, đau bụng, có thể tiêu chảy hoặc táo bón,….

3.4. Nhóm thuốc kháng sinh diệt Hp

Đối với vi khuẩn Hp, kháng sinh là thuốc điều trị đặc hiệu. Để diệt được Hp thì việc điều trị loét dạ dày cần tuân theo những phác đồ điều trị của bộ y tế.

Một số loại kháng sinh thường được sử dụng như amoxicillin, clarithromycin, tetracycline, metronidazole hoặc tinidazole,…

Trong trường hợp các triệu chứng không giảm khi mà sử dụng phác đồ điều trị trong vòng 8 tuần thì trường hợp này được coi là kháng thuốc. Khi đó, các bác sĩ cần phân tích lại phác đồ điều trị để tìm ra nguyên nhân. 

Để điều trị loét dạ dày, trên đây là một số nhóm thuốc thường được lựa chọn để chỉ định sử dụng. Ngoài tác dụng điều trị bệnh thì những thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Do vậy, việc điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc nên tuân theo sự hướng dẫn sử dụng của bác sĩ, không được tự ý sử dụng trong bất kỳ trường hợp nào.

4. Một số cách điều trị loét dạ dày tại nhà hiệu quả

Nếu tình trạng bệnh của bạn đang còn nhẹ, mới ở giai đoạn đầu, bạn có thể sử dụng một số mẹo điều trị tại nhà như sau:

4.1. Điều trị loét dạ dày bằng nghệ

Nghệ

Nghệ có tác dụng điều trị loét dạ dày

Nghệ là loại củ có chứa hàm lượng lớn curcumin có tác dụng kích thích tái tạo tế bào mới, làm lành những vết viêm, loét ở dạ dày.

Phương pháp này đã được rất nhiều người sử dụng và cho hiệu quả cao và đặc biệt là rất an toàn cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng nghệ như sau:

Nguyên liệu

  • 120g bột nghệ tươi
  • 30ml mật ong nguyên chất

Cách sử dụng

  • Lấy bột nghệ tươi trộn với mật ong, trộn đều
  • Vo viên hỗn hợp trên thành từng viên nhỏ rồi bỏ vào hũ thủy tinh để bảo quản
  • Mỗi lần uống 1 viên, mỗi ngày uống 3 lần như vậy

Kiên trì sử dụng phương pháp này hàng ngày, bạn có thể nhận ra các triệu chứng viêm dạ dày sẽ giảm đáng kể trong vòng 7-10 ngày.

Với những trường hợp mức độ bệnh nặng hơn, người bệnh nên kiên trì sử dụng trong vòng 1-2 tháng.

>>>> Xem thêm: Dùng nghệ tươi, chữa dạ dày hiệu quả và nhanh chóng nhất

4.2. Điều trị loét dạ dày bằng lá mơ lông

Theo đông y thì lá mơ lông là loại lá có tính mát, vị đắng, giúp giải độc, giảm tình trạng viêm và làm lành vết thương nhanh chóng.

Người bệnh có thể sử dụng lá mơ lông như sau:

4.2.1 Uống nước lá mơ lông

Nguyên liệu

  • Khoảng 20 lá mơ lông
  • Nước muối loãng
  • 10ml nước

Cách sử dụng

  • Lấy lá mơ lông rửa sạch rồi đem đi ngâm với nước muối trong vòng 10 phút
  • Cho lá mơ lông vào cối hoặc máy xay rồi xay cùng với 10ml nước
  • Lọc lấy nước cốt và uống trực tiếp, bỏ bã

Nước lá mơ lông nên được uống khi bụng đói. Bệnh loét dạ dày sẽ được cải thiện đáng kể, nếu bạn kiên trì sử dụng liệu pháp này trong khoảng 1 tháng

Lá mơ lông

Lá mơ lông có tác dụng điều trị loét dạ dày

4.2.2. Sử dụng lá mơ lông kết hợp với trứng gà

Nguyên liệu

  • 10 lá mơ lông
  • 1 quả trứng gà

Cách sử dụng

  • Bạn lấy lá mơ lông rửa sạch, ngâm khoảng 10 phút trong nước muối loãng rồi vớt ra để ráo nước
  • Thái lá mơ lông thành từng sợi mỏng rồi đem trộn với trứng gà để rán hoặc hấp cách thủy tùy theo sở thích

4.3. Điều trị loét dạ dày từ chuối xanh

Theo đông y, chuối xanh có vị chát, tính bình, có tác dụng giúp tăng tiết dịch nhầy để bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó làm giảm tình trạng loét dạ dày hiệu quả.

Nguyên liệu

  • Chuối xanh

Cách sử dụng

  • Lấy chuối xanh gọt vỏ rồi thái thành từng lát móng.
  • Đổ chuối vào ngâm với nước lọc khoảng 30 phút cho bớt mủ chuối rồi vớt ra để ráo.
  • Dùng chuối xanh ăn với cơm nóng  để đạt được tác dụng tốt nhất. 

Với những mẹo trên, người bệnh có thể cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày vô cùng hiệu quả mà còn tránh được những tác dụng không mong muốn của thuốc tây.

Tuy nhiên, cần lưu ý là các biện pháp trên chỉ sử dụng cho những người bệnh nhẹ và cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài.

Bên cạnh đó, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn và chế độ sinh hoạt sao cho hợp lý. Không ăn những đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, đồ ăn cay nóng, không sử dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn, kết hợp với luyện tập thể dục thể thao, không được thức khuya và bỏ bữa ăn, không lạm dụng thuốc giảm đau NSAIDs.

Trên đây là một số thông tin cơ bản và những biện pháp được sử dụng để điều trị loét dạ dày. Bên cạnh tạo thói quen ăn uống khoa học, tập thể dục thể thao giảm stress, căng thẳng,.. người bệnh nên sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị để hiệu quả điều trị bệnh được cải thiện nhanh chóng, đồng thời hạn chế tái phát và đảm bảo an toàn cho các cơ quan khác trong cơ thể khi sử dụng thuốc Tây.

Scurma Fizzy chính là thành quả nghiên cứu được trong khoảng thời gian 3 năm dài của các nhà khoa học làm việc tại Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ và ĐH Quốc gia Hà Nội. Sản phẩm này ứng dụng công nghệ hướng đích từ hợp chất Curcumin của củ nghệ vàng nhằm mục đích tăng hiệu quả tác dụng tập trung gấp 70 lần Nano Curcumin thông thường. Đồng thời, công nghệ này còn giúp tăng hiệu quả lành loét và chống oxy hóa của cơ thể hơn so với các dạng bào chế khác.

Sản phẩm hỗ trợ điều trị loét dạ dày

Sản phẩm hỗ trợ điều trị loét dạ dày

Tìm hiểu nhiều hơn nữa về sản phẩmScurma Fizzy ngay tại đây nhằm hướng tới một dạ dày được bảo vệ toàn diện hơn.

Liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được tư vấn MIỄN PHÍ về tình trạng dạ dày đang gặp phải ngay hôm nay từ các bác sĩ, dược sĩ chuyên gia để hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091