Đau Thượng Vị Là Gì? Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Và Cách Điều Trị

Đau Thượng Vị Là Gì? Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Và Cách Điều Trị

Với mỗi vùng đau tương ứng trên khoang bụng thì người bệnh sẽ có nguy cơ mắc phải các bệnh khác nhau của đường tiêu hóa. Một trong số đó là các bệnh lý liên quan tới vùng thượng vị. Vậy đau thượng vị là gì? Các nguyên nhân và cách điều trị đau thượng vị ra sao?

1. Đau thượng vị là gì?

Vùng thượng vị là một vùng thuộc ổ bụng, được xác định bởi ranh giới mặt phẳng ngang từ rốn lên tới dưới xương ức. Đau thượng vị là tình trạng đau tại vùng được xác định như trên, là dấu hiệu cảnh báo cho một số bệnh lý của các cơ quan trong cơ thể như thực quản, dạ dày, tụy hay mật.

2. Đau thượng vị gây ra bởi những nguyên nhân nào?

Sau khi đã nắm được đau thượng vị là gì, cần tiếp tục xác định rõ nguyên nhân gây đau thượng vị để có phương pháp điều trị đúng nhất. Dưới đây là một vài nguyên nhân gây đau thượng vị dễ gặp nhất. 

dau-thuong-vi-la-gi-1

Đau thượng vị là gì?

2.1. Khó tiêu 

Bện cạnh dấu hiệu đau vùng thượng vị, người bệnh còn có một vài biểu hiện đi kèm khác như là buồn nôn, ợ hơi, đầy bụng… Nguyên nhân là do ăn phải các thực phẩm giàu chất đạm hoặc chất béo nên thời gian tiêu hóa thức ăn sẽ lâu hơn bình thường, từ đó dẫn tới tình trạng thức ăn còn ứ đọng tại dạ dày. 

Nếu xác định được nguyên nhân là do các loại thực phẩm khó tiêu thì bệnh nhân không nên quá lo lắng bởi đây không phải dấu hiệu cảnh báo cho một chứng bệnh nào nguy hiểm. Bạn chỉ cần uống một tách trà gừng hoặc trà hoa cúc là cảm giác đau, khó tiêu sẽ biến mất.

>>> Xem thêm: Đau thượng vị là gì? Chia sẻ từ BS Võ Hồng Minh Công

                           Làm Gì Khi Bị Đầy Bụng Khó Tiêu

Tuy nhiên, không nên chủ quan bởi nếu dấu hiệu này xảy ra thường xuyên theo chu kì dù bạn không ăn loại thực phẩm khó tiêu nào, nguyên nhân có thể là do chức năng của dạ dày đang có vấn đề gây cản trở quá trình hấp thu và tiêu hóa. Để biết chính xác nguyên nhân, bạn nên tới các phòng khám, bệnh viện để được chẩn đoán bằng các phương pháp y học hiện đại chứ không nên tự mua thuốc uống. Các triệu chứng có thể tạm thời biến mất nhưng tình trạng bệnh sẽ ngày càng xấu đi mà người bệnh không hề hay biết. 

2.2. Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày – thực quản là một trong những bệnh lý hay gặp nhất của hệ tiêu hóa, thường gặp ở nam giới hơn nữ giới và thường gặp ở người trưởng thành hơn trẻ em. Nguyên nhân là bởi đây là nhóm đối tượng dễ có những thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh như uống rượu bia, hút thuốc lá, thức khuya, ăn nhiều đồ có tính cay, căng thẳng…

Thức ăn tại dạ dày chưa kịp tiêu hóa hết sẽ bị đẩy ngược lại đường thực quản do cơ vòng thực quản đóng mở không bình thường. Tình trạng này gây ra những biểu hiện bên ngoài như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đau rát vùng thượng vị và có thể có cảm giác nóng ran lan lên vùng ngực, lưng, vai. 

2.3. Viêm thực quản, barrett thực quản 

Viêm thực quản hay barrett thực quản thường là biến chứng xấu của trào ngược dạ dày – thực quản. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh về thực quản ngay từ đầu chứ không hề do bị trào ngược dạ dày – thực quản. 

Viêm thực quản là tình trạng tổn thương lớp niêm mạc thực quản. Bên cạnh nguyên nhân do acid trào ngược như trên còn có một số nguyên nhân khác là cơ địa dị ứng với các tác nhân, hệ miễn dịch suy giảm và bị virus/vi khuẩn xâm nhập… 

Barrett thực quản là tình trạng loét kéo dài của phần cuối ống thực quản. Một số biểu hiện khác đi kèm có thể là buồn nôn, khó nuốt khi ăn, ợ hơi, ợ nóng, ợ chua… 

Nếu không sớm phát hiện và điều trị, cả hai bệnh này đều có nguy cơ rất cao biến chứng tiếp sang ung thư thực quản. Khi đó, người bệnh thường phải làm phẫu thuật, hóa trị và không thể kéo dài thời gian sống lâu sau điều trị. 

2.4. Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày cũng là một bệnh khá phổ biến ở nhiều đối tượng khác nhau, từ trẻ nhỏ tới người trưởng thành. Cơn đau thượng vị ở những bệnh nhân này thường xảy đến theo chu kì nhất định, như trong bữa ăn, sau bữa ăn, khi đói hoặc khi sáng thức dậy. Một số biểu hiện khác như ợ, buồn nôn… cũng có thể có. 

Viêm loét dạ dày cấp tính không nguy hiểm tới tính mạng và có thể chữa khỏi bằng phương pháp Tây y hay Đông – Tây y kết hợp nếu kiên trì điều trị trong một đến vài tháng tùy mức độ nặng – nhẹ. 

Tuy nhiên, nếu để bệnh biến chuyển sang thể mạn tính thì sẽ khó khăn hơn trong việc điều trị dứt điểm. Không những vậy, loét dạ dày kéo dài còn có thể dẫn tới tình trạng xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày… 

2.5. Rối loạn túi mật

dau-thuong-vi-la-gi-2

Rối loạn túi mật

Túi mật là nơi dự trữ mật dùng cho việc tiêu hóa các chất béo. Vì thế, việc tiêu hóa thức ăn chậm gây đau bụng có thể là một dấu hiệu cảnh báo sức khỏe túi mật của bạn đang gặp vấn đề. Một số biểu hiện lâm sàng khác ngoài đau thượng vị đó là vàng da, buồn nôn, tiêu chảy… 

Tuy tỉ lệ người đau thượng vị do rối loạn túi mật thấp hơn so với những bệnh lý trên nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan. lơ là các dấu hiệu bệnh để tránh biến chứng sang ung thư. 

2.6. Viêm tụy 

Tụy là cơ quan nằm sau dạ dày. Viêm tụy là tình trạng tổn thương nhu mô tụy do chấn thương vùng tụy, rối loạn chuyển hóa, tình trạng tắc nghẽn gây ra bởi sỏi ống mật, giun chui ống mật, dị vật… 

Khác với cơn đau dạ dày, đau thượng vị do viêm tụy thường là cơn đau dữ dội và kéo dài, có thể lan ra sau lưng và hạ sườn. Ngoài ra, bệnh nhân có thể có các biểu hiện khác như buồn nôn, chướng bụng, bí tiện… 

Bệnh tiến triển khá nhanh và dễ biến chứng xấu, thậm chí tử vong nếu không kịp thời phẫu thuật để cắt bỏ phần mô bị hoại tử. Các biến chứng có thể kể tới như sốc, xuất huyết, nhiễm trùng, áp xe và suy hô hấp cấp. 

2.7. Mang thai

Cuối cùng, một nguyên nhân gây đau thượng vị nhưng không đáng lo ngại đó là những phụ nữ đang có thai. Thông thường các cơn đau này sẽ kéo đến vào ban đêm, một số ít cũng có thể xảy ra vào ban ngày. 

Thai nhi khi lớn lên gây chèn ép lên dạ dày và một số cơ quan khác khiến người mẹ có cảm giác đau. Bên cạnh đó cũng có thể do sự thay đổi hormon trong cơ thể người mẹ dẫn tới tình trạng đau. Tình trạng này sẽ kết thúc sau khi sinh mà không để lại biến chứng xấu nào. 

>>> Xem thêm: 12 Nguyên Nhân Dẫn Đến Đau Thượng Vị Buồn Nôn Và Cách Điều Trị

                           Cách Chữa Đầy Bụng Khó Tiêu Khi Mang Thai Mà Các Mẹ Bầu Cần Biết

3. Triệu chứng của đau thượng vị là gì?

Các cơn đau thường âm ỉ kéo dài hoặc có cảm giác quặn thắt, cũng có thể là những cơn đau dữ dội và lan sang các vùng lân cận như hai bên mạn sườn, lưng, ngực, vai… Đây là dấu hiệu của nhiều bệnh, chính vì vậy cần dựa vào các triệu chứng đi kèm khác để xác định cụ thể nguyên nhân gây đau thượng vị là gì. 

4. Phương pháp chẩn đoán đau thượng vị là gì?

Với sự phát triển nhanh của y học và các công nghệ như hiện nay, việc chẩn đoán bệnh không còn quá khó khăn nữa. Người bị nghi nhiễm bệnh có thể làm các xét nghiệm, các phương pháp xâm lấn hay không xâm lấn để biết chính xác tình trạng nặng – nhẹ mà mình đang mắc phải. 

Dưới đây la một số phương pháp để chẩn đoán nguyên nhân gây đau thượng vị là gì. 

dau-thuong-vi-la-gi-3

Phương pháp chẩn đoán đau thượng vị là gì?

4.1. Siêu âm ổ bụng

Siêu âm ổ bụng được thực hiện bằng cách bác sĩ sẽ bôi gel tạo độ trơn lên vùng cần siêu am, sau đó đặt đầu dò trực tiếp lên đó để quan sát hình ảnh hiện trên máy. Từ đó bác sĩ có thể chẩn đoán các bệnh ở gan, mật, dạ dày, lách… 

Siêu âm ổ bụng không chỉ giúp xác định mức độ viêm nhiễm của bệnh lý đường tiêu hóa mà còn giúp tầm soát biến chứng bệnh theo định kỳ. Đây là phương pháp không xâm lấn khá an toàn cho bệnh nhân. 

Một số lưu ý cho người bệnh trước khi thực hiện siêu âm ổ bụng đó là không nên ăn no trước khi siêu âm để kết quả không bị sai lệch, nên uống nhiều nước hoặc nhịn tiểu trước khi siêu âm để bàng quang căng ra giúp hình ảnh dễ quan sát hơn. Ngoài ra cũng nên mặc quần áo thoải mái để quá trình siêu âm diễn ra thuận tiện nhất. 

Do là phương pháp không xâm lấn nên phương pháp này còn hạn chế đó là không thể chẩn đoán các bệnh khó quan sát dấu hiệu nhận biết hay các bệnh ở dạng nhẹ, dạng ẩn. 

4.2. Nội soi

Đây cũng là phương pháp chẩn đoán nguyên nhân gây đau thượng vị là gì với độ chính xác cao. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống soi y tế mềm chuyên dụng và đưa vào ổ bụng thông qua một trong các đường mũi hoặc miệng. 

Bệnh nhân có thể lựa chọn gây mê hoặc không tùy theo nguyện vọng. Thủ thuật nội soi có gây mê thường đắt và phức tạp hơn nhưng không gây đau đớn hay khó chịu cho bệnh nhân, vì vậy sẽ không ảnh hưởng tới quá trình nội soi do bệnh nhân không giữ nguyên trạng thái. 

Bệnh nhân sau khi nội soi có thể cảm thấy đau rát họng do tổn thương niêm mạc hoặc cảm thấy buồn nôn, không ăn uống được. Tuy nhiên những hiện tượng này sẽ biến mất sau một vài ngày và không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. 

Bệnh nhân lưu ý không được ăn trong vòng 8 tiếng trước khi nội soi và có thể phải tạm dừng một số loại thuốc nếu đang sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

5. Phương pháp điều trị đau thượng vị là gì?

Như đã nêu trên, đau thượng vị có thể do nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân cần điều trị khẩn cấp để phòng tránh những biến chứng và nguy hiểm tới tính mạng. Khi đó, việc sử dụng duy nhất phương pháp Đông y là không được mà có thể phải có cả sự can thiệp của phẫu thuật. Cũng có những nguyên nhân không gây nguy hiểm tới tính mạng thì chỉ cần điều trị triệu chứng dứt điểm để không gây bất tiện trong cuộc sống cho người bệnh. 

Dù sử dụng phương pháp chữa trị nào thì bệnh nhân cũng cần tuân thủ các chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất. Những lưu ý đó bao gồm không sử dụng rượu bia, chất kích thích, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, hạn chế thức khuya và stress, thường xuyên tập thể dục… 

5.1. Phương pháp Tây y

Đây là biện pháp điều trị có tác dụng nhanh và mạnh, tuy nhiên có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn cho người sử dụng. Các loại thuốc được kê đơn chủ yếu tập trung vào việc điều trị triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh. Một số nhóm thuốc hay được kê đơn bao gồm:

  • Thuốc điều trị nhiễm trùng
  • Thuốc kháng acid 
  • Thuốc ức chế bơm proton
  • Thuốc chống viêm không steroid

5.2. Phương pháp Đông y 

dau-thuong-vi-la-gi-4

Phương pháp chữa đau thượng vị là gì?

Đây là biện pháp điều trị có hiệu quả chậm hơn nhưng có thể điều trị lâu dài nếu kiên trì. Ưu điểm của phương pháp này là rẻ, dễ thực hiện tại nhà và hầu như không gây ra tác dụng phụ. Dưới đây là một số bài thuốc từ các nguyên liệu quen thuộc tại nhà.

5.2.1. Chữa đau thượng vị bằng mật ong

Mật ong có tính kháng viêm, khả năng làm liền các vết loét rất tốt. Không chỉ được gọi tên trong các sản phẩm làm đẹp mà mật ong còn được sử dụng rất nhiều trong điều trị các bệnh ở đường tiêu hóa. 

Có rất nhiều cách sử dụng mật ong để chữa đau thượng vị, như uống trực tiếp, pha với nước ấm, pha cùng tinh bột nghệ hay thêm một vài giọt chanh. 

>>> Xem thêm: Đau Thượng Vị Và Cách Chữa Đau Thượng Vị Nhanh Nhất

5.2.2. Chữa đau thượng vị bằng nghệ

Nghệ là một thảo dược rất giàu curcumin (một hoạt chất có tính chống oxy hóa, kháng viêm tự nhiên và có thể tiêu diệt một số loại vi khuẩn như vi khuẩn HP) so với các cây cùng thuộc họ Gừng khác, chính vì thế nó luôn là một trong những vị thuốc được ưu tiên sử dụng. 

Có thể sử dụng nghệ làm gia vị trong các bữa ăn hàng ngày, tuy nhiên lượng hấp thu được sẽ rất ít. Để đạt hiệu quả nhanh hơn, bệnh nhân nên nghiền nhỏ nghệ tươi hoặc lấy tinh bột nghệ pha với nước ấm (có thể thêm mật ong) để uống thường xuyên. 

5.2.3. Chữa đau thượng vị bằng gừng

Gừng là một cây thuốc có tính cay, không chỉ giúp kháng khuẩn, chống oxy hóa mà còn có thể trung hòa bớt lượng acid dư thừa tại dạ dày. 

Tương tự như nghệ, bên cạnh được sử dụng làm gia vị thì bệnh nhân cũng có thể hãm cùng nước ấm để làm trà gừng uống trong ngày. 

5.2.4. Chữa đau thượng vị bằng lá cây ổi 

Lá ổi có chứa tinh dầu có công dụng kháng khuẩn, se khít các tổn thương tại niêm mạc. Bài thuốc chữa đau thượng vị bằng lá ổi có thể kết hợp với một nguyên liệu đó là gạo lứt. Người bệnh có thể dùng nước ấm hãm trực tiếp lá ổi thành trà hoặc lấy lá ổi đã thái nhỏ cùng với gạo lứt đem sao khô, sau đó thêm nước vào và đun sôi lấy nước cốt để uống. 

5.2.5. Chữa đau thượng vị bằng nha đam

Nha đam (hay còn gọi là lô hội) có thể chế biến thành rất nhiều món ăn như chè nha đam (kết hợp đậu xanh, long nhãn, hạt sen…), sinh tố nha đam, sữa chua nha đam hoặc uống cùng mật ong. Tất cả đều có công dụng kháng khuẩn, làm lành các tổn thương tại vùng thượng vị. 

Lưu ý khi sử dụng nha đam là phải ngâm trong nước muối loãng trước khi sơ chế để làm giảm độ nhớt cũng như nhựa cây nha đam. 

5.2.6. Chữa đau thượng vị bằng cúc hoa

Trà hoa cúc (có chứa hoa cúc La Mã kết hợp với một số dược liệu khác như táo đỏ, kỳ tử…) có khả năng làm giảm chứng đầy bụng, khó tiêu, đồng thời đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương, vết loét niêm mạc. Bệnh nhân đau thượng vị có thể sử dụng trà như thức uống hàng ngày thay cho nước, không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn tốt cho hệ thần kinh, tuần hoàn máu. 

6. Một số câu hỏi thường gặp khi bị đau thượng vị 

dau-thuong-vi-la-gi-5

Đau thượng vị nên ăn gì?

6.1. Đau thượng vị nên ăn gì?

Các phương pháp Đông y nêu trên đều sử dụng những nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp nên ngoài cách sơ chế như trên, bệnh nhân có thể sử dụng chúng kết hợp trong bữa ăn hàng ngày như một loại gia vị cho các món ăn. 

Người bệnh cũng nên lưu ý ăn các loại thực phẩm dễ tiêu, dễ hấp thu các chất dinh dưỡng và các loại thực phẩm mềm. 

Ngoài ra, bệnh nhân có thể bổ sung thêm sữa chua hàng ngày hoặc các loại men vi sinh đường ruột theo từng đợt 2 – 3 tháng và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mua và uống. 

6.2. Đau thượng vị về đêm là biểu hiện của bệnh gì?

Đây có thể là do tình trạng vào ban đêm, lượng acid trong dịch dạ dày tăng cao cùng với việc người bệnh ở trong tư thế nằm ngang dễ khiến acid trào ngược gây đau thượng vị. Để chắc chắn mình có mắc bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản hay không, người bệnh nên dựa thêm vào các dấu hiệu đi kèm hoặc tới phòng khám, bệnh viện để được tư vấn và kiểm tra kĩ hơn. 

Hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1800.6091 để được tư vấn MIỄN PHÍ về tình trạng bệnh mà bạn đang gặp phải bởi đội ngũ các bác sĩ, dược sĩ và chuyên gia giàu kinh nghiệm của Scurma Fizzy ngay hôm nay. 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091