Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Ở Người Lớn, Có Thể Bạn Chưa Biết

Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Ở Người Lớn, Có Thể Bạn Chưa Biết

Bệnh trào ngược dạ dày ở người lớn rất phổ biến hiện nay, chiếm tỷ lệ khoảng 20%. Béo phì được coi là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bệnh. Giảm cân nếu thừa cân góp phần cải thiện tình trạng trào ngược. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những biện pháp giảm cân đúng cách. 

1. Đôi điều về bệnh trào ngược dạ dày ở người lớn bạn nên biết

1.1. Bệnh trào ngược dạ dày là gì?

benh-trao-nguoc-da-day-o-nguoi-lon-1

Bệnh trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản, còn được biết đến với tên gọi khác là “trào ngược acid”. Thực chất đây là một quá trình sinh lý bình thường của cơ thể, đặc trưng cho sự di chuyển của các chất từ dạ dày vào thực quản. Các đợt trào ngược hầu hết chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn, không gây ra bất kỳ triệu chứng và biến chứng khó chịu nào.

Trào ngược dạ dày không xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên, nếu tình trạng trào ngược trở nên thường xuyên hơn, khoảng 2 lần/tuần, kèm theo đó là một số triệu chứng khó chịu thì bạn cần phải lưu ý trường hợp này. Các triệu chứng khó chịu thường gặp bao gồm: ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, khó nuốt hay đau khi nuốt. Khi đó, đây không còn là quá trình sinh lý của cơ thể nữa mà nó đã phát triển thành bệnh lý, bệnh trào ngược dạ dày hay bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

1.2. Các kiểu hình bệnh trào ngược dạ dày 

Dựa trên biểu hiện nội soi và mô bệnh học, GERD được phân loại thành 3 kiểu hình khác nhau:

  • Bệnh trào ngược không ăn mòn (NERD): bệnh nhân chỉ bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng thực quản hoặc ngoài thực quản hoặc cả thực quản và ngoài thực quản.
  • Bệnh nhân bị viêm thực quản ăn mòn(EE).
  • Bệnh nhân có biến chứng khác: thực quản Barrett (BE).

Trong đó, NERD là kiểu hình phổ biến nhất, gặp ở 60-70% bệnh nhân. Viêm thực quản ăn mòn và Barrett thực quản ít gặp hơn, có tỷ lệ lần lượt là 30% và 6-12%.

1.3. Thực trạng mắc bệnh trào ngược dạ dày ở người lớn

Bệnh trào ngược dạ dày có thể bắt gặp ở mọi đối tượng: người lớn, trẻ em và thậm chí ở cả trẻ sơ sinh. Đây là một căn bệnh phổ biến ở những đối tượng trưởng thành. Và tỷ lệ mắc bệnh trào ngược dạ dày ở người lớn chiếm khoảng 20% tổng số người trưởng thành. 

Người ta tiến hành nghiên cứu đánh giá tỷ lệ mắc bệnh trào ngược dạ dày ở người lớn theo từng nhóm tuổi trong khoảng thời gian 11 năm từ 2006-2016. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc GERD ở người lớn tăng ở tất cả các nhóm tuổi, ngoại trừ nhóm người trên 60 tuổi. 

GERD được coi là căn bệnh của những đối tượng trung niên trở lên. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng tần suất các triệu chứng trào ngược dạ dày cao hơn đáng kể ở những đối tượng trên 50 tuổi so với dưới 50 tuổi. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu khác, tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán GERD tăng mạnh nhất được thấy ở thanh niên 30-39 tuổi. Kết quả này cho thấy các đối tượng trẻ tuổi ngày nay tiếp xúc nhiều hơn với các yếu tố nguy cơ làm phát triển bệnh trào ngược dạ dày số với 10 năm trước đây. 

2. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh trào ngược dạ dày ở người lớn

benh-trao-nguoc-da-day-o-nguoi-lon-2

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh trào ngược dạ dày ở người lớn

Cho đến nay, vẫn chưa có nguyên nhân cụ thể nào giải thích sự phát triển của bệnh GERD. Bệnh trào ngược dạ dày ở người lớn phát triển khi các yếu tố gây bất lợi vượt qua các yếu tố bảo vệ. Một số yếu tố nguy cơ đã được xác định và có liên quan đến cơ chế bệnh sinh của GERD, bao gồm:

  • Các bất thường vận động như rối loạn chức năng thực quản gây suy giảm thanh thải acid thực quản, suy giảm trương lực cơ thắt thực quản dưới (LES), giãn LES thoáng qua và chậm làm rỗng dạ dày.
  • Các yếu tố giải phẫu: thoát vị gián đoạn và béo phì.
  • Một số yếu tố nguy cơ khác: tuổi, phụ nữ có thai, thói quen sử dụng thuốc lá, rượu bia, thức khuya, sử dụng một số thuốc (NSAIDs)…

>>>Xem thêm: Nguyên Nhân Trào Ngược Dạ Dày, Những Vấn Đề Hữu Ích Bạn Cần Biết

2.1. Các bất thường vận động

2.1.1. Suy giảm chức năng cơ thắt thực quản dưới (LES) và giãn cơ thắt thực quản dưới thoáng qua (TLESRs)

Cơ thắt thực quản dưới (LES) là một đoạn cơ trơn co cứng dài 3-4cm, nằm ở ngã ba thực quản (EGJ). Đoạn cơ trơn này cùng với cơ hoành tạo thành một hàng rào sinh lý EGJ, có tác dụng ngăn cản sự di chuyển ngược dòng của các chất trong dạ dày vào thực quản.

LES duy trì vùng áp suất cao hơn áp suất trong dạ dày trong điều kiện nghỉ ngơi. Nhờ đó, việc di chuyển thức ăn vào dạ dày được thực hiện một cách thuận lợi hơn. Và khi áp lực LES thấp hơn áp lực dạ dày sẽ dẫn đến tình trạng trào ngược. 

Bệnh nhân có các triệu chứng của GERD có thể thường xuyên bị giãn cơ thắt thực quản dưới thoáng qua (TLESR). Điều này dẫn đến áp lực trong dạ dày vượt quá áp suất LES, cho phép các chất trong dạ dày trào ngược vào thực quản. Cơ chế chính xác của yếu tố này vẫn chưa có bằng chứng cụ thể. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, TLESRs chiếm tới 48-73% các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày ở người lớn.

Sự suy giảm chức năng cơ thắt thực quản dưới và giãn cơ thắt thực quản dưới thoáng qua bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như:

  • Phụ nữ mang thai
  • Thói quen sử dụng rượu bia, hút thuốc lá
  • Sử dụng một số nhóm thuốc: chẹn kênh Calci, nitrat…

2.1.2. Suy giảm thanh thải acid thực quản

Thanh thải acid thực quản là một quá trình bảo vệ quan trọng liên quan đến nhu động chính và thứ cấp cũng như việc nuốt nước bọt bicarbonate. Nhu động chính xảy ra khoảng 60 lần mỗi giờ ngay sau mỗi lần nuốt. Trong khi nhu động thứ phát được quan sát thấy trong trường hợp không nuốt được do căng thực quản hoặc sự có mặt của các chất có tính acid trong lòng thực quản. Việc nuốt nước bọt cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình thanh thải acid thực quản.

Nhu động thực quản không hiệu quả được coi là một yếu tố góp phần gây bệnh trào ngược dạ dày ở người lớn. Bởi vì nó là nguyên nhân làm suy giảm sự thanh thải acid thực quản. Sự thanh thải acid thực quản càng chậm thì các chất tiếp xúc với niêm mạc càng lâu, làm nghiêm trọng hơn tình trạng GERD.

2.1.3. Chậm làm rỗng dạ dày

Chậm làm rỗng dạ dày có thể là một yếu tố dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày ở người lớn. Đặc biệt là những đối tượng không đáp ứng với liệu pháp ức chế bơm proton (PPIs). Dạ dày bị căng tức gây tăng áp lực trong dạ dày, dẫn đến một lượng lớn các chất bị trào ngược. Đây có thể là một cơ chế giả định làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, sự căng tức dạ dày cũng có thể góp phần làm tăng tỷ lệ TLESR sau ăn. 

2.2. Các yếu tố giải phẫu

2.2.1. Thoát vị gián đoạn Hiatal

Thoát vị Hiatal là một yếu tố quan trọng, thường gặp với tỷ lệ 0,8-43,0%. Hầu hết các trường hợp bị viêm thực quản ăn mòn nghiêm trọng hay những đối tượng bị biến chứng GERD đều có thoát vị đĩa đệm. 

Thoát vị Hiatal làm nới lỏng cơ thắt thực quản dưới và làm tăng tần suất TLESR. Hơn nữa, nó làm giảm độ thanh thải của thực quản, giữ lại acid dạ dày, làm tăng tình trạng trào ngược ở người bệnh. 

2.2.2. Béo phì

Béo phì đã được coi là yếu tố nguy cơ chính của bệnh trào ngược dạ dày ở người lớn. Theo ước tính trong những năm 2005-2009, tỷ lệ béo phì ngày càng tăng: 35,5% ở nam giới và 35,8% ở nữ giới. Vấn đề này được cho rằng có liên quan đến sự khởi phát sớm của bệnh trào ngược dạ dày ở người lớn.

Tỷ lệ các triệu chứng trào ngược tăng dần khi BMI ngày càng tăng. Mối liên quan giữa BMI và GERD đã được chứng minh trong một phân tích tổng hợp gần đây.

2.3. Các yếu tố nguy cơ khác 

Trong một nghiên cứu, Zheng và cộng sự đã phát hiện rằng hút thuốc có liên quan đến sự xuất hiện các triệu chứng trào ngược dạ dày ở người lớn. Nguy cơ mắc bệnh do hút thuốc lá lên tới 37% ở phụ nữ và 53% ở nam giới. 

Việc sử dụng một số loại thuốc gây trào ngược dạ dày cũng đã được công bố trong các nghiên cứu gần đây. Các nhà nghiên cứu suy luận rằng các thuốc nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), nitrat, thuốc chống trầm cảm ba vòng… là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày ở người lớn.

Ngoài ra, một số thói quen sinh hoạt không hợp lý cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh và làm trầm trọng tình trạng bệnh. Bao gồm: thói quen sử dụng rượu bia, thức khuya…

3. Dựa vào những triệu chứng điển hình nào để nhận biết bệnh trào ngược dạ dày ở người lớn?

benh-trao-nguoc-da-day-o-nguoi-lon-3

Triệu chứng nhận biết bệnh trào ngược dạ dày ở người lớn

Ợ nóng, ợ chua là triệu chứng cổ điển thường gặp nhất ở những đối tượng bị trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, trào ngược có triệu chứng cũng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Và đôi khi, ợ chua có thể do một vấn đề khác không phải trào ngược dạ dày.

Ngoài ra, bạn có thể dựa vào các triệu chứng bên ngoài thực quản để xác định bệnh trào ngược dạ dày ở người lớn. Khàn giọng, hắng giọng ở người bệnh là các triệu chứng ngoài thực quản điển hình. 

Bệnh trào ngược dạ dày ở người lớn đôi khi cũng gây hen suyễn, tình trạng ho, khó thở hay nôn, buồn nôn. Vì thế, khi có các dấu hiệu này, bạn không nên bỏ qua mối nghi ngờ với bệnh trào ngược dạ dày.

>>>Xem thêm: Các Triệu Chứng Trào Ngược Dạ Dày Và Biện Pháp Xử Lý Trào Ngược

4. Chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày ở người lớn

Cho đến nay, chưa có xét nghiệm tiêu chuẩn chính xác để chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày ở người lớn. Việc chẩn đoán chỉ được thực hiện dựa trên các triệu chứng hoặc kết hợp với các yếu tố nguy cơ hay các yếu tố khác. Các yếu tố khác bao gồm: khả năng đáp ứng với liệu pháp kháng tiết, nội soi thực quản…

4.1. Thử nghiệm thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Bệnh trào ngược dạ dày ở người lớn có thể được chẩn đoán giả định ở hầu hết các đối tượng có triệu chứng điển hình là ợ chua và nôn trớ. Khi người bệnh không có các triệu chứng báo động liên quan, họ sẽ được đề nghị điều trị thử bằng thuốc ức chế bơm proton (PPI). Các triệu chứng báo động bao gồm khó nuốt, thiếu máu, giảm cân, nôn trớ…

4.2. Nội soi thực quản (EGD) 

Nội soi thực quản

Nội soi thực quản – Chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày ở người lớn

Bệnh nhân có các triệu chứng trào ngược dạ dày điển hình kèm theo một triệu chứng báo động bất kỳ nên được tiến hành nội soi thực quản để loại trừ nguy cơ biến chứng.  Đây là một phương pháp cho phép bác sĩ kiểm tra trực tiếp thực quản, dạ dày. 

Nội soi thực quản là một thủ thuật an toàn và hiếm khi xảy ra biến chứng. Những bệnh nhân có biểu hiện đau ngực không đỡ tim nghỉ ngờ do trào ngược dạ dày nên được đánh giá chẩn đoán bằng EGD và theo dõi pH trước khi bắt đầu PPIs. Ngược lại, với bệnh nhân có chỉ số nghi ngờ cao về bệnh mạch vành có các triệu chứng GERD thì nên được đánh giá về bệnh tim mạch tiềm ẩn. Theo hướng dẫn của trường Đại học Tiêu hoá Hoa Kỳ (ACG), sinh thiết thực quản xa không được khuyến cáo để chẩn đoán thường xuyên bệnh trào ngược dạ dày ở người lớn.

4.3. Nghiên cứu pH thực quản trong 24 giờ

Đây là phương pháp trực tiếp nhất để đo tần suất trào ngược dạ dày. Thử nghiệm bao gồm việc đưa một ống mỏng có cảm biến qua mũi và vào thực quản, được giữ nguyên trong 24 giờ. 

Xét nghiệm này có thể được sử dụng để xác định chẩn đoán GERD nếu bạn vẫn tiếp tục có các triệu chứng, đặc biệt sau khi đã dùng thuốc ức chế bơm proton. Đồng thời, phương pháp này cũng góp phần trong việc theo dõi hiệu quả điều trị bệnh.

4.4. Áp kế thực quản

Áp kế thực quản có thể giúp bạn xác định xem cơ vòng thực quản dưới có hoạt động bình thường hay không. Người bệnh sẽ được chỉ định nếu có dấu hiệu đau ngực và/hoặc khó nuốt nhưng nội soi thực quản lại cho kết quả bình thường. Điều này có thể giúp loại trừ mối nghi ngờ với rối loạn nhu động ruột.

5. Giảm cân nếu thừa cân – cải thiện bệnh trào ngược dạ dày ở người lớn

Giảm cân nếu thừa

Giảm cân nếu thừa

Một số thay đổi về lối sống và chế độ ăn uống thường có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày ở người lớn. Nếu triệu chứng bệnh ở mức độ nhẹ, thay đổi lối sống được ưu tiên. Tuy nhiên, khi xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bạn cần tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để được chỉ định biện pháp phù hợp. 

Như đã đề cập đến ở trên, béo phì là một trong những yếu tố chính dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày ở người lớn. Vì thế, giảm cân là một lựa chọn khả thi giúp giảm đáng kể tình trạng trào ngược của bạn.

Việc đầu tiên bạn cần làm là tìm một chuyên gia chăm sóc sức khoẻ đưa ra liệu pháp giảm cân thực sự hữu ích với bạn. Mỗi đối tượng sẽ có kế hoạch giảm cân phù hợp khác nhau. Điều quan trọng là bạn phải thực sự chăm chỉ và có thể duy trì được kế hoạch đó.

Trước hết, dựa vào chỉ số BMI, xác định tình trạng béo phì là cần thiết. Từ đó, có thể thiết lập mục tiêu giảm cân và đưa ra phương pháp giảm cân phù hợp.

5.1. Thay đổi thói quen ăn uống, tăng cường vận động

Một số yếu tố như các loại thực phẩm yêu thích, địa điểm, thời gian nào đó đôi khi có thể kích thích sự ăn uống. Họ sẽ ăn nhiều hơn bình thường và lâu dần trở nên thừa cân. 

Tác động vào mối quan hệ giữa yếu tố kích thích ăn với hành động ăn có thể giúp bạn cải thiện thói quen ăn uống. Bạn có thể chuẩn bị bữa chính có khẩu phần ăn ít hơn và ăn chậm hơn. Xen giữa các bữa chính thêm vào chút đồ ăn nhẹ lành mạnh như rau sống cắt nhỏ, trái cây hay các loại hạt… Điều này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng đói giữa các bữa ăn.

Đặc biệt, bạn cần lưu ý đến một số loại thực phẩm lành mạnh và không lành mạnh đối với việc duy trì trọng lượng cơ thể. Ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, quả hạch và sữa chua có lợi cho việc duy trì trọng lượng cơ thể. Trong khi các loại thực phẩm như khoai tây chiên, đồ uống có ga, chất béo chuyển hoá và các loại thực phẩm chế biến đặc biệt có hại cho sức khoẻ và việc duy trì cân nặng của bạn. Ngoài ra, thói quen vận động cũng được khuyến cáo.

5.2. Lựa chọn chế độ ăn uống hoặc kế hoạch ăn mới

Các chế độ ăn kiêng hợp lý

Các chế độ ăn kiêng hợp lý

5.2.1. Chế độ ăn có kiểm soát khẩu phần

Một cách đơn giản để ăn kiêng là mua thực phẩm đóng gói sẵn. Một kế hoạch bữa ăn thông thường cho một ngày có thể bao gồm:

  • Đồ uống thay thế bữa ăn sáng.
  • Đồ uống thay thế bữa ăn hoặc bữa ăn đông lạnh ít calo (250-350 calo) cho bữa trưa.
  • Một bữa ăn đông lạnh ít calo hoặc bữa ăn đóng gói sẵn khác, được kiểm soát lượng calo, cùng với các loại rau bổ sung cho bữa tối.

5.2.2. Chế độ ăn ít chất béo

Với chế độ ăn kiêng 1500 calo đồng nghĩa với việc ăn không quá 45g chất béo mỗi ngày. Khi áp dụng chế độ ăn này, cần tăng lượng carbohydrate lành mạnh vào chế độ ăn uống. Có thể bổ sung bằng các loại trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên chất…

5.2.3. Chế độ ăn ít carbohydrate

Đây là chế độ ăn phổ biến nhằm mục đích giảm cân nhanh chóng. Chẳng hạn như chế độ ăn kiêng Atkins, chế độ ăn keto… Nếu bạn thực hiện chế độ ăn này, bạn phải lựa chọn chất béo và protein lành mạnh: cá, các loại hạt, đậu. Hơn nữa, ăn nhiều chất béo bão hoà có trong bơ, thịt đỏ có thể làm tăng mức cholesterol và tăng nguy cơ bệnh tim.

5.2.4. Chế độ ăn Địa Trung Hải

Thuật ngữ “Chế độ ăn Địa Trung Hải” dùng để chỉ một cách ăn uống phổ biến ở các vùng trồng ô liu quanh biển Địa Trung Hải. Mặc dù có một số biến thể trong chế độ ăn này, nhưng vẫn có một số điểm tương đồng. Hầu hết các chế độ ăn Địa Trung Hải bao gồm:

  • Ăn nhiều chất béo không bão hoà (dầu ô liu, dầu hạt cải, quả óc chó…) và một lượng nhỏ chất béo bão hoà (từ bơ).
  • Ăn nhiều rau, trái cây, các loại đậu và ngũ cốc.
  • Một lượng vừa phải sữa và các sản phẩm từ sữa. Sử dụng các sản phẩm từ sữa ít béo. 
  • Một lượng tương đối ít thịt đỏ và các sản phẩm từ thịt. Thay thế bằng cá hoặc thịt gia cầm.
  • Uống rượu với một lượng vừa phải. Tối đa 1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ, 2 ly mỗi ngày với nam giới. 

5.2.5. Chế độ ăn kiêng nào tốt nhất?

Các nghiên cứu so sánh các chế độ ăn kiêng khác nhau vẫn chưa tìm ra được chế độ ăn kiêng giảm cân tốt nhất cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, bất kỳ chế độ ăn kiêng nào cũng sẽ giúp bạn giảm cân nếu bạn kiên trì thực hiện. Nhờ đó, bệnh trào ngược dạ dày ở người lớn do yếu tố béo phì cũng được cải thiện đáng kể.

>>>Xem thêm: Chữa Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Hiệu Quả Theo Lời Khuyên Bác Sĩ

8 Bai Thuoc Dan Gian Chua Trao Nguoc Da Day Nhanh

Kết luận

Như vậy, béo phì là một trong những yếu tố gây bệnh trào ngược dạ dày ở người lớn. Vì thế, giảm cân nếu thừa cân là cần thiết đối với người bệnh. Mỗi đối tượng sẽ có phương pháp giảm cân khác nhau, cần lưu ý lựa chọn phù hợp. Đặc biệt sự kiên trì là một yếu tố quan trọng trong quá trình giảm cân. 

Trên đây là một số thông tin hữu ích về bệnh trào ngược dạ dày ở người lớn được đội ngũ Scurma Fizzy cung cấp.

Liên hệ ngay HOTLINE 1800.6091 để được tư vấn MIỄN PHÍ về bệnh trào ngược dạ dày ở người lớn từ các bác sĩ, dược sĩ chuyên gia để có thể đưa ra biện pháp xử trí kịp thời, hiệu quả.

 

 

 

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091