Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Ở Người Lớn

Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Ở Người Lớn

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn có tỷ lệ mắc cao trên thế giới và ngàng càng có xu hướng gia tăng ở các nước phương đông trong những năm qua. Bệnh diễn biến thầm lặng với các triệu chứng ợ chua, ợ nóng dễ bị nhầm lẫn, bỏ qua và điều trị không đúng cách. Chỉ khi các biến chứng xuất hiện mới điều trị can thiệp thì đã quá muộn. Trong bài viết này, Bác sĩ Lê Thị Tuyết Phượng – Trưởng khoa Nội tiêu hóa – Bệnh viện Nhân dân 115 – Thành phố Hồ Chí Minh sẽ chia sẻ đến bạn một vài dấu hiệu nhận biết bệnh và nguyên nhân giúp người bệnh mở rộng kiến thức về bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn.

1. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn được định nghĩa ra sao?

benh-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-o-nguoi-lon-nguyen-nhan-trieu-chung3

Khái quát bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn

Trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn hay còn gọi chung là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal reflux disease, viết tắt là GERD) là bệnh lý mạn tính gặp ở người lớn, là một hội chứng xảy ra do rối loạn acid được biểu hiện với một loạt các triệu chứng.

>>>> Xem thêm: Biểu hiện bệnh trào ngược dạ dày và những biết

1.1. Thực trạng bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn hiện nay

thuc-trang-benh-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-nguoilon

Thực trạng bệnh hiện nay

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một trong những rối loạn chức năng của đường tiêu hóa mạn tính đặc trưng bởi sự trào ngược bất thường của các chất lỏng có trong dạ dày lên thực quản. 

Theo thống kê trên thế giới có tới 13% người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, tuy nhiên tỷ lệ này có sự khác nhau giữa các khu vực. Có tỷ lệ mắc cao nhất là khu vực Nam Á và Đông Nam Châu Âu với 25%, ở các nước Đông Nam Á là 10 %.

Đây cũng là tình trạng rối loạn tiêu hóa được chẩn đoán là phổ biến nhất ở nước Mỹ với tỷ lệ mắc lên đến 20% trong tổng số người dân, gây ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế và chi phí trực tiếp cũng như gián tiếp, tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Ở phương Tây, bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một trong những rối loạn phổ biến nhất, chủ yếu gặp ở người lớn với tỷ lệ là 25%. Kết quả của một cuộc đánh giá có hệ thống của El- SErag et al ước tính tỷ lệ của GERD trong người dân Mỹ lên tới 18,1-27,8%.

Tỷ lệ rối loạn đường tiêu hóa GERD ở nữ giới phổ biến hơn ở nam giới theo một phân tích tổng hợp lớn của Eusebi. 

1.2. Khái niệm

Vậy trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn là gì?

Năm 2006, quy trình Delphi sửa đổi được sử dụng để định nghĩa GERD như sau: “Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng phát triển khi trào ngược chất trong lòng dạ dày lên phía trên, có thể gây ra nhiều phiền phức với các triệu chứng hoặc biến chứng”.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở ngườii lớn

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở ngườii lớn

1.3 Cơ chế bệnh sinh của trào ngược dạ dày ở người lớn

Dạ dày là túi chứa đựng thức ăn, tiếp nhận từ thực quản, sau đó, chuyển tiếp xuống tá tràng qua các hoạt động đóng mở tâm vị và môn vị.

Thực quản có chức năng như một “ống dẫn” thức ăn từ khoang miệng đến dạ dày và điều khiển hoạt động đóng mở tâm vị qua hệ thống cơ thắt thực quản dưới.

Trong điều kiện bình thường, tâm vị luôn đóng. Khi có thức ăn từ thực quản xuống sát với tâm vị sẽ tạo kích thích đẩy mở tâm vị và thức ăn sẽ rơi xuống dạ dày và tâm vị cũng đồng thời đóng lại.

Việc đóng mở linh hoạt của tâm vị giúp cho thức ăn và dịch vị không bị trào ngược quay trở lại thực quản. Bình thường thực quản được bảo vệ bởi một lớp biểu mô vảy để chống lại sự di chuyển ngược của chát trào ngược.

 Khi một lý do nào đó dẫn đến sự rối loạn hoạt động đóng mở tâm vị, sẽ gây tình trạng trào ngược dịch vị lên thực quản, phá vỡ sự bảo vệ của lớp biểu mô và gây tổn thương thực quản, thanh quản, họng, miệng…

2. Triệu chứng nhận biết bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn

thuc-trang-benh-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-nguoilon2

Triệu chứng nhận biết trào ngược

Trước đây, trào ngược dạ dày thực quản được biết đến là bệnh lý với hai triệu chứng điển hình là ợ nóng và buồn nôn, nôn.

Tuy nhiên, ngày nay, GERD được công nhận với hàng loạt các triệu chứng ngoài thực quản, có thể là biểu hiện duy nhất hoặc kèm theo của nó, như ho mạn tính, hen suyễn, viêm thanh quản, mòn răng, đau thượng vị, đau mắt,…

Các triệu chứng ngoài thực quản có thể xảy ra đồng thời hoặc không với các triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày ở người lớn.

2.1 Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng

benh-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-nguoilon-o-chua-o-nong

Triệu chứng ợ chua, ợ hơi, ợ nóng

Ợ chua là triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn, được định nghĩa là cảm giác nóng rát gây khó chịu cho ở vùng sau cổ, để lại vị chua trong miệng, thường xảy ra ngay sau khi ăn xong hoặc khi ở tư thế nằm nghiêng.

>>>> Xem thêm: Những cách trị ợ chua tại nhà ai cũng nên biết

Thậm chí, khi nằm ngủ các cơn ợ chua cúng có thể xảy ra, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Đặc biệt các triệu chứng lại phổ biến vào ban đêm hơn ban ngày. 

2.2. Đau tức thượng vị

Khi có rối loạn gây trào ngược dạ dày thực quản, acid dịch vị sẽ di chuyển ngược lên, gây kích thích lên các đầu mút sợi thần kinh niêm mạc thực quản, gây ra các cảm giác đau, thậm chí là tức ngực, đau ngực.

>>>> Xem thêm: Đau thượng vị là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán bệnh và hướng giải quyết

2.3. Buồn nôn, nôn

Đây cũng là một trong hai triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày thực quản.

Xảy ra do sự di chuyển ngược dòng của dịch vị mang tính acid cao từ dạ dày lên miệng hoặc họng, thanh quản, gây cảm giác bỏng rát vùng họng hoặc trực tiếp kích thích cổ họng gây cảm giác buồn nôn, nôn.

Triệu chứng không mang tính chất chu kì trong ngày nhưng phụ thuộc nhiều vào tư thế. Khi ngủ nằm ngửa dễ xuất hiện các cơn buồn nôn hơn tư thế nằm nghiêng.

Triệu chứng điển hình trong trào ngược

Triệu chứng điển hình trong trào ngược

2.4. Ho mãn tính, khản tiếng

Ho và khản tiếng là các triệu chứng không điển hình của trào ngược dạ dày thực quản, thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp khác.

Triệu chứng xảy ra do sự trào ngược dịch vị lên họng và thanh quản gây tình trạng sung huyết, phù nề dây thanh quản dẫn đến khản tiếng.

Đồng thời, kích thích gây ho mãn tính kéo dài. Kết hợp với việc xác định không đúng nguyên nhân và điều trị sai cách càng làm cho tình trạng ho kéo dài.

2.5. Các triệu chứng khác

Ngoài các triệu chứng trên, trên bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản còn ghi nhận một số triệu chứng khác như:

  • Viêm thanh quản, hen suyễn.
  • Khó thở
  • Cảm giác ê buốt, mòn răng
  • Khó tiêu, chậm tiêu

3. Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn

Nguyên do có thể gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn gồm những gì?

Cơ chế bệnh sinh của trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn là đa yếu tố, được xác định bởi nhiều cơ chế liên quan khác nhau, bao gồm ảnh hưởng do rối loạn trương lực co thắt thực quản dưới, sự hiện diện của thoát vị gián đoạn bảo vệ niêm mạc thực quản chống lại trào ngược và nhu động thực quản và sự quá tải acid bên trong dạ dày.

3.1. Giảm chức năng co thắt thực quản dưới

Trào ngược do giảm trương lực cơ thắt thực quản

Trào ngược do giảm trương lực cơ thắt thực quản

Cơ thắt thực quản là một đoạn cơ trơn co cứng dài 3-4cm nằm ở điểm giao nhau giữa thực quản, dạ dày và cơ hoành tạo thành một hàng rào sinh lý bảo vệ, điều tiết sự đóng mở tâm vị, chức năng như một “cái nắp” ngăn cản sự di chuyển ngược dòng.

Trong trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn, bệnh nhân thường xuyên bị giãn cơ thắt dưới thực quản một cách bất thường, thoáng qua không phải do phản xạ nuốt, dẫn đến thay đổi áp lực trong dạ dày, gây trào ngược dạ dày thực quản.

Sự giảm chức năng co thắt của cơ thắt thực quản dưới chưa được xác định rõ. Nhưng đã chứng minh được mối liên quan với một số yếu tố như việc sử dụng rượu, cafein, mang thai, một số loại thuốc nitrat và thuốc chẹn kênh calci.

3.2. Sự giảm chức năng của hàng rào bảo vệ niêm mạc thực quản 

Niêm mạc thực quản được cấu tạo bởi các cấu trúc và chức năng khác nhau với vai trò như một hàng rào bảo vệ chống lại các chất gặp phải trong trào ngược dạ dày thực quản.

Khi tiếp xúc với acid và các enzyme tiêu hóa trong dịch vị, sẽ trực tiếp làm tổn thương hàng rào bảo vệ này, gây tổn thương niêm.

Đồng thời, kết hợp với sự giảm Carbonic anhydrase III dẫn đến giảm ion bicarbonate, niêm mạc vùng cổ ngấm acid và gây các tổn thương.

3.3. Khiếm khuyết nhu động thực quản

Thông thường, tại thực quản sẽ có những nhu động bởi hệ thống lông quét chuyển có vai trò làm sạch các thành phần có tính acid từ dạ dày lên thực quản một cách thường xuyên và được trung hòa bởi bicacbonat trong nước bọt.

Qua nghiên cứu, ghi nhận 21% bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn được báo cáo có tình trạng suy giảm nhu động thực quản, dẫn đến giảm thanh thải dịch vị gây tổn thương niêm mạc thực quản nghiêm trọng.

3.4. Sự quá tải của acid dạ dày

Khi nồng độ acid dạ dày tăng cao đột ngột dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

Sự tăng quá độ này cơ thể do liên quan đến một số bệnh lý tại dạ dày như viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày, hẹp môn vị dạ dày,…

Hoặc do thói quen sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh gây ra các rối loạn trong sự bài tiết dịch vị. 

3.5. Các yếu tố nguy cơ của trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn

Các yếu tố nguy cơ của trào ngược dạ dày

Các yếu tố nguy cơ của trào ngược dạ dày

Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng gây rối loạn hoạt động của dạ dày liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản:

  • Béo phì có liên quan đến tăng triệu chứng của GERD.
  • Tuổi trên 50 
  • Sử dụng thuốc lá
  • Các chất kích thích như rượu, bia, cafein,… thường xuyên được sử dụng
  • Rối loạn mô liên kết
  • Mang thai
  • Tác dụng không mong muốn của một số loại thuốc như thuốc kháng cholinergic, benzodiazepine, NSAIDs, aspirin, nitroglycerin, thuốc chống trầm cảm, glucagon,…

4. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn có thể tiến triển thành biến chứng gì?

  • Viêm thực quản ăn mòn

Là tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi sự tổn thương, ăn mòn thậm chí là loét niêm mạc thực quản. Mức độ viêm thực quản được đánh giá thông qua nội soi.

  • Hẹp thực quản

Sự tác động kéo dài của acid dạ dày lên thực quản dẫn đến các tổn thương nhất định, các tổn thương sau đó liền sẹo và chống chéo lên nhau dẫn đến tình trạng hẹp mô thực quản.

Thức ăn từ khoang miệng khó di chuyển xuống dạ dày dẫn đến tình trạng khó nuốt.

  • Barrett thực quản

Biến chứng này xảy ra do sự trào ngược dịch vị lên niêm mạc thực quản đoạn xa. Dẫn đến sự thay đổi mô học của niêm mạc- thường được lót bởi biểu mô vảy phân tầng thành biểu mô trụ siêu sản.

Các tế bào biến đổi này có thể là nguyên nhân tiềm ẩn phát triển trở thành tế bào ung thư.

5. Điều trị

Vậy phải làm gì mới có thể điều trị được bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn?

Việc điều trị phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau từ thay đổi lối sống, chế độ ăn uống đến các biện pháp điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa nếu cần thiết.

5.1. Biện pháp không dùng thuốc

benh-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-o-nguoi-lon-tuoi3

Biện pháp điều trị không dùng thuốc

Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý có tác động tích cực đến điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn.

Việc điều trị thông qua thay đổi chế độ ăn uống và lối sống là biện pháp đầu tiên mà các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân của mình trong quá trình điều trị trước khi thực hiện điều trị bằng thuốc hoặc kết hợp với việc dùng thuốc.

Chế độ ăn uống

  •  Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày giúp làm giảm sự chênh lệch áp lực giữa bụng và thực quản.
  • Tránh ăn quá no, đặc biệt là ăn uống nhiều trước khi nằm 2-3 giờ.
  • Giảm dung nạp các loại thực phẩm nhiều chất béo, tránh ăn socola, tỏi, rượu, bia, gia vị cay, chua,… Các loại đồ uống có pH thấp như rượu hay hút thuốc lá. Gây tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản.
  • Thực hiện chế độ ăn ít đường và tinh bột để hạn chế tình trạng ăn no quá mức, gây tăng áp lực cho dạ dày và thực quản., giúp giảm triệu chứng ợ nóng, trào ngược.

Về thói quen sinh hoạt

  • Nằm nghiêng về b ên trái có vai trò quan trọng trong việc làm giảm triệu chứng của bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.
  • Thay đổi tư thế nằm, gối đầu cao khoảng 10-15 cm hoặc kê cao vai 25cm.
  • Giảm cân là biện pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn hiệu quả, giúp cải thiện 50% triệu chứng của viêm thanh quản sau.

5.2. Biện pháp dùng thuốc

trao-nguoc-da-day-thuc-quan-o-nguoi-lon-tuoi1

Biện pháp điều trị bằng thuốc

Khi các biện pháp điều trị không dùng thuốc tỏ ra không hiệu quả trên bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản thì cần có sự can thiệp điều trị của một số loại thuốc điều trị nhất định.

Liệu pháp y tế bao gồm các thuốc kháng acid như kháng thụ thể H2 hoặc liệu pháp PPI (thuốc ức chế bơm proton) hoặc các tác nhân prokinetic.

  • Thuốc ức chế bơm proton

Thuốc ức chế bơm proton hiện nay đang là xu hướng điều trị. Phần lớn, bệnh nhân đáp ứng tốt với thuốc, các triệu chứng bệnh thuyên giảm nhanh chóng, liền sẹo nhanh, ổn định lâu dài.

Các thuốc thường được sử dụng là Omeprazol, Lansoprazol, Esomerazol là các thuốc không kê đơn được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng.

Thuốc được khuyến cáo sử dụng bắt đầu với một liều mỗi ngày trước bữa ăn đầu tiên hoặc tăng lên 2 liều mỗi ngày nếu bệnh nhân đáp ứng không tốt, khi đó liều thuốc thứ 2 sẽ được dùng trước khi đi ngủ.

  • Thuốc ức chế thụ thể H2

Bên cạnh đó, có thể kết hợp với các thuốc kháng acid hay thuốc ức chế thụ thể Histamin H2 trong phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn.

Tuy nhiên các thuốc này, hiệu quả điều trị không cao bằng thuốc ức chế bơm proton và hiệu quả phụ thuộc vào liều dùng.

  • Prokinetics

Kết hợp với các Prokinetics, các chất có tác dụng làm tăng áp lực cơ vòng co thắt thực quản dưới, cải thiện làm tăng nhu động thực quản và là chống dạ dày.

Các chất thường được sử dụng của nhóm này là Metoclopramide, Bethanacol, Bromopride.

Mỗi liệu trình điều trị bằng thuốc sẽ kéo dài từ 3-6 tháng, kết hợp với các biện pháp không dùng thuốc giúp bổ sung và tăng cường hiệu quả điều trị của thuốc.

5.3. Can thiệp ngoại khoa

Khi việc kết hợp điều trị nội khoa với biện pháp không dùng thuốc mà vẫn không có đạt hiệu quả điều trị thì phải xem xét đến điều trị bằng can thiệp ngoại khoa.

Đặc biệt là trên bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn do thoát vị gián đoạn lớn tiềm ẩn hoặc không dung nạp liệu pháp y tế dùng thuốc do gặp tác dụng phụ.

  • Phẫu thuật ngoại khoa có thể tiến hành nội soi Nissen, nội soi 1800 hoặc phẫu thuật cắt lớp đệm ở bệnh nhân béo phì.
  • Hiện nay, người ta có xu hướng tiến hành phẫu thuật bằng phương pháp Nissen mềm qua nội soi, được coi là tiêu chuẩn vàng trong điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn và là phương pháp có hiệu quả tương đối cao giúp chống trào ngược dạ dày thực quản lên đến 80-90%.
  • Tuy nhiên sau phẫu thuật để lại nhiều nguy cơ tái phát tác dụng phụ như đầy hơi (gặp ở 15-25% bệnh nhân sau phẫu thuật), khó nuốt, ợ hơi,…
  • Phẫu thuật cắt bỏ dạ dày qua nội soi cũng dần trở nên phổ biến trên các bệnh nhân béo phì có tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, đặc biệt là ở Hoa Kỳ.

Trong bài viết này, các kiến thức mà nhóm chuyên gia của Scurma Fizzy đã chia sẻ giúp bạn hiểu rõ hơn về “ Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn”. Mong rằng đối với bạn, bài viết này của chúng tôi sẽ có ích và cũng hy vọng rằng bạn có thể hiểu biết thêm nhiều hơn về các nguyên nhân và triệu chứng của bệnh. Đừng ngần ngại trong trường hợp bạn có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết nào về bệnh trào ngược dạ dày hoặc bất cứ bệnh lý gì khác, hãy gọi đến HOTLINE 18006091 hoặc truy cập vào Website của Scurma Fizzy tại đây để được các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm của Scurma Fizzy tận tình tư vấn.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091