Bệnh Viêm Dạ Dày Phòng Và Điều Trị Bệnh Cùng Chuyên Gia
Bệnh viêm dạ dày là một trong những bệnh đường tiêu hóa phổ biến, rất thường gặp và ngày càng gia tăng thời gian gần đây. Bệnh có thể chữa khỏi nhưng rất dễ tái phát, gây nên nhiều phiền toái trong đời sống, sinh hoạt. Hiểu về bệnh để có các biện pháp phòng và điều trị bệnh kịp thời là vô cùng cần thiết. Hãy cùng Scurma Fizzy và chuyên gia tìm hiểu những kiến thức hữu ích về bệnh qua bài viết dưới đây nhé!
1.Giới thiệu chuyên gia
BS CKII Nguyễn Đình Hợi là Trưởng khoa Nội – Tiêu hóa, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Việt Nam. Bác sĩ có chuyên môn sâu, nhiều năm kinh nghiệm khám chữa các bệnh đường tiêu hóa. Trong chương trình Sức khỏe của bạn của đài phát thanh và truyền hình Nghệ An, BS CKII Nguyễn Đình Hợi đã có những chia sẻ vô cùng hữu ích về bệnh viêm dạ dày.
2. Tổng quan về bệnh viêm dạ dày
2.1.Bệnh viêm dạ dày là gì?
Bệnh viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, sưng, viêm nhiễm. Viêm dạ dày có thể xuất hiện đột ngột, gây cảm giác đau đớn, khó chịu trong một khoảng thời gian ngắn (bệnh viêm dạ dày cấp tính). Nếu điều trị không tốt, không triệt để, bệnh có thể tiến triển nặng, kéo dài hơn có thể dẫn tới một loạt biến chứng nghiêm trọng khác (bệnh viêm dạ dày mạn tính)
2.2.Cơ chế gây bệnh viêm dạ dày
Theo BS CKII Nguyễn Đình Hợi “Bệnh viêm dạ dày là do sự mất cân bằng giữa yếu tổ bảo vệ và yếu tố tấn công.”
Dạ dày luôn chịu sự tác động của hai nhóm yếu tố:
- Nhóm yếu tố bảo vệ
+Lớp chất nhầy mucin và lớp đệm bicarbonat bao phủ trên bề mặt niêm mạc dạ dày.
+Lớp tế bào biểu mô bề mặt.
+Dòng máu tưới cho phần niêm mạc của thành dạ dày.
- Nhóm yếu tố tấn công
+Acid HCl, pepsin.
+Các yếu tố bên trong: dịch mật, lysolecithin
+Các yếu tố bên ngoài: thuốc, rượu, vi khuẩn HP…
Trong trước hợp hoặc các yếu tố tấn công tăng lên hoặc các yếu tố bảo vệ yếu đi, hậu quả là lớp tế bào biểu mô bị tổn thương. Nếu quá trình phục hồi và tái tạo biểu mô không đủ để làm lành thì tổn thương cấp tính sẽ được hình thành gây nên bệnh viêm dạ dày và tiếp theo có thể dẫn đến xuất hiện các ổ loét.
2.3.Triệu chứng nhận biết bệnh viêm dạ dày
BS CKII Nguyễn Đình Hợi cho biết :
”Đau thượng vị là triệu chứng thường thấy nhất đối với bệnh nhân bị viêm dạ dày. Tùy theo mức độ người bệnh có thể đau âm ỉ hoặc dữ dội, đau co ở vùng thượng vị.
Triệu chứng thứ hai là triệu chứng khó tiêu. Khi ăn uống bệnh nhân có cảm giác ậm ạch, khó chịu trong bụng, khó tiêu hóa.
Triệu chứng thứ ba có thể gặp là ợ hơi, ợ chua.
Với những người bệnh viêm dạ dày cấp tính, bệnh nhân có cảm giác nôn, buồn nôn, nặng hơn bệnh nhân có thể bị xuất huyết dạ dày, nôn ra máu.”
Ngoài ra, bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng khác cần lưu tâm như: rối loạn tiêu hóa, chán ăn, đi ngoài phân đen, mất ngủ, ngủ không ngon giấc do đau bụng lúc nửa đêm về sáng…
2.4.Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày
Bệnh viêm dạ dày xảy ra do các nguyên nhân sau:
- Nhiễm vi khuẩn H.pylori: là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh.
H.pylori là một loại xoắn khuẩn yếm khí, có dạng chữ S, thuộc loại hiếu khí, kích thước ngắn từ 0,2 – 0,5 µm. Vi khuẩn H.pylori có từ 4 – 6 chiên mao, di động, có các men như men urease, lipase, protease, oxidase, phospholipase, catalase và mucolytic. Chúng có thể tồn tại trong môi trường axit dạ dày nhờ khả năng tiết men urease tạo ra môi trường kiềm xung quanh chúng.
Vi khuẩn H.pylori sinh sống ở phần sâu lớp nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày. Tại đây, chúng sẽ tiết ra các men (Phospholipase và protease) thủy phân lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc, tạo cơ hội cho acid dạ dày tấn công, gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Những chất gây viêm ở các nội độc tố do vi khuẩn tiết ra có khả năng gây tổn thương, làm thoái hóa, hủy hoại, các tế bào dạ dày từ đó gây ra các bệnh lý dạ dày: bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày, nặng hơn là ung thư dạ dày.
>>> Xem thêm Vi khuẩn Hp là gì? Hp gây bệnh gì cho cơ thể?
- Lạm dụng thuốc
Các thuốc kháng viêm, giảm đau NSAIDS, Corticoid và Aspirin là một trong những nhóm thuốc được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Việc lạm dụng các thuốc này ảnh hưởng xấu tới dạ dày do nó gây ức chế quá trình tổng hợp Prostaglandin – là một yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Căng thẳng thần kinh
Stress, lo lắng, căng thẳng làm mất căn bằng dạ dày, làm dạ dày tăng tiết acid, tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày gây ra các bệnh lý ở dạ dày. Do đó, để phòng ngừa và điều trị bệnh viêm dạ dày cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh, nên tạo khoảng thời gian trong ngày để cân bằng và thư giãn sau giờ làm việc.
>>> Xem thêm Viem Da Day Hp Gây Ảnh Hưởng Xấu Nghiêm Trọng Tới Sức Khỏe
2.5.Biến chứng của bệnh viêm dạ dày
- Hẹp môn vị dạ dày
Môn vị nối giữa dạ dày và tá tràng, đảm nhiệm chức năng tống thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng. Khi cơ môn vị bị viêm nhiễm, phù nề khả năng dẫn tới hẹp môn vị dạ dày là rất cao. Khi bị hẹp môn vị quá trình lưu thông thức ăn xuống tá tràng gặp khó khăn hoặc bị đình trệ. Người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng sau đây:
+Nôn hoặc buồn nôn, nôn ra thức ăn.
+Đau bụng dữ dội, liên tục vùng trên rốn, cơn đau dồn dập và kéo dài.
+Tiêu chảy
+Luôn có cảm giác chướng bụng
+Người mệt mỏi, lờ đỡ
+Cơ thể gầy gò, không có sức lực, có dấu hiệu mất nước
- Thủng dạ dày
Đây là một biến chứng rất nặng nề và nguy hiểm khi các vết viêm, loét ăn sâu vào thành dạ dày gây thủng. Do thói quen uống nhiều bia rượu nên tỷ lệ nam giới mắc bệnh thường nhiều hơn nữ.
Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau dữ dội vùng thượng vị, cơn đau thường đến đột ngột và rất mạnh, đau có cảm giác như dao đâm vào bụng làm bệnh nhân không dám thở mạnh. Sau đó cơn đau sẽ lan khắp ổ bụng, lên ngực, lên vai. Ngoài ra, bệnh nhân còn cảm thấy buồn nôn, người không còn sức lực, toát mồ hôi, tay chân lạnh, có thể tụt huyết áp, tim đập nhanh, hơi thở gấp.
Khi thấy các dấu hiệu trên cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để kịp thời cấp cứu và phẫu thuật ngay lập tức, tránh để lâu gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Xuất huyết tiêu hóa
Đây là một biến chứng cấp tính nguy hiểm của bệnh viêm dạ dày, cần cấp cứu kịp thời. Bệnh nhân thường nôn ra máu, đi cầu ra máu màu đỏ hoặc thâm đen, đại tiện phân đen, da xanh, mạch nhanh, huyết áp tụt.
- Ung thư dạ dày
Đây là biến chứng nặng nề nhất. Những người mắc các bệnh lý dạ dày đặc biệt là nhiễm vi khuẩn HP cần được điều trị đúng cách và triệt để, tránh để bệnh tái phát nhiều lần và kéo dài lâu ngày sẽ gia tăng nguy cơ tiến triển thành ung thư. Chính vì thế bệnh nhân không được chủ quan, lơ là, cần thăm khám và điều trị đúng cách để điều trị dứt điểm bệnh.
>>> Xem thêm Dấu Hiệu Nhận Biết Ung Thư Dạ Dày
3.Hỏi đáp cùng chuyên gia
3.1.Nhiễm vi khuẩn HP dạ dày có khỏi hẳn được không, thưa bác sĩ?
Trả lời câu hỏi này BS CKII Nguyễn Đình Hợi cho biết “Nếu điều trị tích cực và điều trị đúng phác đồ thì có thể điều trị triệt để hoàn toàn vi khuẩn H.pylori. Tuy nhiên, vi khuẩn H.pylori có tỷ lệ tái nhiễm rất cao trong năm. Theo thống kê của nhiều nghiên cứu thì tỷ lệ tái nhiễm rơi vào khoảng 20-25% sau một năm điều trị thành công.”
H.pylori có thể điều trị khỏi bằng thuốc kháng sinh và thuốc giảm tiết acid. Tuy nhiên, H.pylori có tỷ lệ tái nhiễm rất cao, rất dễ kháng thuốc, và có thể lây nhiễm trực tiếp (qua đường miệng – miệng) hoặc qua đường ăn uống (phân – miệng). Do đó để phòng và tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn H.pylori, mỗi cá nhân cần chú ý những điều sau:
- Cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ để diệt hoàn toàn vi khuẩn H.pylori, tránh nguy cơ tái nhiễm về sau.
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn rau sống.
- Tránh chung đụng, sử dụng chung các dụng cụ ăn uống như bát đũa, nước chấm…,hạn chế gắp thức ăn cho nhau.
- Hạn chế tiếp xúc tay những vị trí vi khuẩn H.pylori thường trú như bàn ăn, cầu thang…
- Bổ sung nano curcumin: Hỗ trợ ức chế sự phát triển của 65 chủng vi khuẩn HP, giúp chống viêm, chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do, hạn chế nguy cơ xuất huyết dạ dày. Dưới tác dụng của hoạt chất này, dạ dày sẽ được bảo vệ trước các yếu tố tấn công, tăng khả năng phòng và điều trị các bệnh lý dạ dày.
3.2.Làm thế nào để xét nghiệm tìm ra vi khuẩn H.pylori, thưa bác sĩ?
BS CKII Nguyễn Đình Hợi đưa ra các phương pháp xét nghiệm có thể được sử dụng như sau:
- Nội soi kiểm tra vi khuẩn HP
Các bác sĩ sẽ tiến hành đưa một ống nội soi mềm, nhỏ vào dạ dày, sau đó tiến hành lấy mảnh sinh thiết quanh vị trí tổn thương rồi làm xét nghiệm Clo test để chẩn đoán vi khuẩn HP. Phương pháp này giúp các bác sĩ chẩn đoán tình trạng nhiễm vi khuẩn HP qua đó đánh giá mức độ và vị trí tổn thương từ đó đưa ra các hướng dẫn điều trị phù hợp.
Theo BS CKII Nguyễn Đình Hợi phương pháp này có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao.
- Xét nghiệm máu
Kháng thể HP sẽ được sinh ra khi cơ thể nhiễm vi khuẩn HP. Vì thế có thể tiến hành xét nghiệm máu để tìm kháng thể HP. Tuy nhiên, đây không phải phương pháp ưu tiên trong chẩn đoán. Lý do là vì vi khuẩn HP có thể ẩn náu ở một số khu vực khác như khoang miệng, đường ruột, xoang hoặc cũng có thể vi khuẩn trong dạ dày đã được điều trị tiêu diệt hết nhưng kháng thể vẫn còn trong máu một khoảng thời gian.
- Test hơi thở
BS CKII Nguyễn Đình Hợi cho biết đây là một phương pháp rất hay được sử dụng.Bệnh nhân sẽ được cho thở vào một loại dụng cụ. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành định chuẩn nồng độ HP ở trong máu, từ đó xác định được bệnh nhân có nhiễm HP hay không. Phương pháp này cho kết quả chính xác và phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt phù hợp với trẻ em, những người đã điều trị HP và muốn kiểm tra đánh giá lại hiệu quả điều trị HP.
- Xét nghiệm phân
Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm kháng nguyên vi khuẩn H.P trong phân bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang. Phương pháp này đưa ra kết quả chính xác, chi phí hợp lý. Nhược điểm của phương pháp này là không cho kết quả nhanh chóng, trở ngại khi trong quá trình lấy phân.
- Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể sử dụng phương pháp chuyên sâu là phương pháp giải phẫu bệnh. Tùy vào tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp hợp lý, phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân.
4.Làm gì để phòng và điều trị bệnh viêm dạ dày
Bệnh viêm dạ dày rất dễ tái phát, gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống, thậm chí có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Do đó trong quá trình điều trị bệnh, ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh nên duy trì các thói quen tốt sau đây để chăm sóc và phòng ngừa bệnh:
4.1.Sử dụng thuốc đúng cách
- Khi có các biểu hiện đau vùng thượng vị, buồn nôn… nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế để được chỉ dẫn phác đồ điều trị phù hợp, tránh tự ý mua thuốc.
- Hạn chế sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm phi steroid (ketoprofen, aspirin, ibuprofen…). Nếu có thể, thay bằng các thuốc giảm đau chứa acetaminophen và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Cần phân biệt đâu là thuốc đặc trị và đâu là thực phẩm chức năng. Thuốc đặc trị thường được dùng trong một khoảng thời gian ngắn. Thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, tác dụng chậm nên có thể được sử dụng trong một khoảng thời gian dài.
- Trước khi sử dụng thuốc cần kiểm tra bao bì, nhãn mác, hạn sử dụng. Tuyệt đối không dùng các sản phẩm có dấu hiệu hư hỏng, quá hạn sử dụng.
4.2.Ăn uống đúng cách
- Duy trì thói quen ăn đúng giờ, đủ bữa, không nhịn đói.
- Nên ăn vừa phải, chia nhỏ làm nhiều bữa ăn trong ngày giúp giảm áp lực lên dạ dày.
- Không ăn quá no hoặc quá đói đều gây ra những tác động xấu đến dạ dày. Ăn quá no làm co bóp dạ dày trở nên yếu ớt, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và nhào trộn thức ăn. Trong khi đó dạ dày rỗng khiến các co bóp mạnh hơn, làm tăng tiết acid dạ dày.
- Ăn chậm, nhai kỹ để quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
- Tránh ăn quá khuya, nên ăn trước khi đi ngủ khoảng 3 tiếng.
- Cần nghỉ ngơi sau khi ăn và thư giãn trong khi ăn. Không làm việc nặng, vận động mạnh ngay sau khi ăn.
- Hạn chế các thực phẩm quá nóng, các thực phẩm quá lạnh. Thức ăn ấm khoảng 40-50 độ C là lựa chọn phù hợp với người bệnh.
- Các thức ăn mềm, được thái nhỏ, nấu khí được khuyến cáo với người bệnh để dạ dày dễ tiêu hóa hơn.
- Những thực phẩm quá cứng, nhiều chất xơ có thể cọ xát, làm tổn thương niêm mạc, làm bệnh thêm trầm trọng.
4.2.1.Nên ăn gì để phòng và điều trị bệnh viêm dạ dày
- Nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại rau xanh có màu đậm như măng tây, cải xanh, bắp cải… Nguồn vitamin A, C, K, sắt… trong rau xanh giúp nâng cao sức đề kháng, có lợi cho hệ tiêu hóa. pH kiềm trong rau xanh giúp trung hòa acid dịch vị dạ dày rất tốt.
- Nên ăn các loại trái cây chứa ít acid như dưa hấu, chuối, táo… Chất xơ có trong những loại quả này có khả năng hòa tan nhóm chất béo trong ruột, giảm hàm lượng cholesterol xấu, có lợi cho người bệnh viêm dạ dày.
- Các thực phẩm có tính kiềm như bánh mì, trứng, sữa.. có tác dụng trung hòa acid dịch vị dạ dày, cải thiện tình trạng bệnh.
- Cháo, súp, canh,… là những thực phẩm dễ tiêu hóa, giúp giảm áp lực cho dạ dày.
- Thực phẩm chứa acid béo omega 3 giúp chống viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nên bổ sung vào thực đơn hạnh nhân, hàu, cá thu, cá hồi…
4.2.2.Không nên ăn gì để phòng và điều trị bệnh viêm dạ dày
- Các thực phẩm, gia vị cay nóng như ớt, tỏi, sa tế, mù tạt… làm thay đổi pH môi trường dạ dày, gây kích thích dạ dày.
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào làm dạ dày khó tiêu hóa, tăng áp lực cho dạ dày.
- Cà phê, rượu bia, thuốc lá… là những chất kích thích có hại cho cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Nicotin có trong khói thuốc lá gây ức chế các chất có vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày (Prostaglandin), tạo cơ hội cho acid dịch vị tấn công niêm mạc dạ dày, gia tăng nguy cơ mắc bệnh và nếu mắc bệnh thì bệnh càng trở nên trầm trọng.
- Bưởi, cam, quýt… chứa nhiều acid, bào mòn niêm mạc dạ dày. Nên tránh ăn các loại quả này để cải thiện bệnh
4.3.Chế độ sinh hoạt lành mạnh, đúng cách
- Ngủ đủ, đúng giờ và đúng giấc, tránh thức khuya.
- Tránh căng thẳng quá độ, lo lắng, stress kéo dài. Nên có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và cân bằng lại sau một ngày làm việc căng thẳng.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp cải thiện sức khỏe, tăng nhịp thở và nhịp tim giúp cải thiện hoạt động của cơ quan tiêu hóa. Nên duy trì tập luyện đều đặn 30 phút một ngày vào sáng sớm hoặc sau ăn 2 tiếng
>>> Tham khảo thêm bài viết 8 Cách Trị Viêm Dạ Dày Dứt Điểm Tại Nhà
Bài viết trên là những chia sẻ các kiến thức phòng và điều trị bệnh viêm dạ dày. Hy vọng với bài viết này bạn đã có cho mình nhiều thông tin hữu ích. Cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích về bệnh dạ dày tại đây hoặc liên hệ với các bác sĩ, dược sĩ Scurma Fizzy qua HOTLINE 18006091 nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về tình trạng bệnh nhé!