Bị Dạ Dày Kiêng Ăn Gì Và Nên Ăn Thực Phẩm nào?

Bị Dạ Dày Kiêng Ăn Gì Và Nên Ăn Thực Phẩm nào?

Bệnh dạ dày xưa nay luôn là căn bệnh gây nhiều phiền toái và nguy hiểm đến cuộc sống và sức khỏe của người dân trong xã hội. Điều này dẫn tới việc bệnh nhân luôn luôn đi tìm kiếm các phương pháp chữa trị hiệu quả để điều trị. Tuy nhiên người ta lại quên mất chế độ ăn uống đóng một vai trò nền tảng trong cuộc chiến trường kỳ chống lại bệnh đau dạ dày. Bởi vì dù có chữa bệnh bằng thuốc có tốt đến đâu mà chế độ ăn không khoa học thì việc điều trị sẽ tốn rất nhiều thời gian và sớm hay muộn bệnh sẽ tái phát. Vậy chế độ ăn dành cho người bị đau dạ dày là gì? Bị dạ dày kiêng ăn gì và nên ăn các loại thực phẩm nào? Hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu cùng với sự chia sẻ của một chuyên gia có kinh nghiệm trong điều trị bệnh dạ dày nói riêng và dinh dưỡng nói chung nhé!

Điều trị bệnh dạ dày cần kết hợp 3 yếu tố: Thay đổi lối sống – Chế độ ăn uống – chế độ tập luyện, điều trị không dùng thuốc và điều trị dùng thuốc. Trong phần chia sẻ này chúng ta sẽ đi sâu vào chế độ ăn uống dành cho người bị đau dạ dày.

1. Những thực phẩm cần tránh khi đau dạ dày – Bị dạ dày kiêng ăn gì?

Dạ dày là nơi lưu trữ và xử lý sơ bộ thức ăn, nó có khả năng chống đỡ tổn thương nhờ lớp màng bảo vệ cũng như các bó cơ bền vững. Tuy nhiên, việc hoạt động liên tục và các acid và enzyme trong dịch vị khiến niêm mạc dạ dày vẫn rất dễ bị tổn thương. Xu hướng bị đau dạ dày ngày càng trẻ hóa bởi nhiều nguyên nhân như áp lực, stress, thói quen sinh hoạt không điều độ, các loại thuốc,…  Ngay cả việc ăn uống hằng ngày của chúng ta cũng chính là nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày. Vậy người bị dạ dày kiêng ăn gì? Có thể nhiều người đã có một số kinh nghiệm khác nhau trong việc lựa chọn thức ăn khi bị đau dạ dày, nhưng để biết rõ hơn về cơ chế gây đau từ những thực phẩm này chúng ta có thể tham khảo những tư vấn từ Tiến sĩ – Bác sĩ Trương Hồng Sơn.

bị-dạ-dày-kiêng-ăn-gì1

TS.Bs Trương Hồng Sơn chia sẻ bị dạ dày kiêng ăn gì

Theo TS.Bs Trương Hồng Sơn,  hiện là Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam và Viện trưởng Viện y học ứng dụng Việt Nam:

Cho biết:

“Niêm mạc tổn thương cũng một phần gây ra một số bệnh về dạ dày, trong đó có bệnh viêm dạ dày. Khi niêm mạc phải đối diện ngay với thức ăn thì chúng ta phải để ý đến một số loại thức ăn gây kích ứng niêm mạc, ví dụ như những thức ăn cay tiêu, ớt,…

Một số người đã bị kích ứng rồi mà vẫn ăn thức ăn cay nóng thì sẽ kích ứng niêm mạc tạo ra cơn đau, đó là điểm đầu tiên.

Thứ hai, khi bị tổn thương, acid dạ dày sẽ tấn công vào niêm mạc vì vậy nên chúng ta đừng tiếp tay, chúng ta thêm những thức ăn acid vào. Những thức ăn có vị chua, ngay cả một số loại hoa quả chua, những món ăn cổ truyền như dưa muối,…đều là những thực phẩm có tính acid. Những bạn đau dạ dày mặc dù rất thèm nhưng ăn vào sẽ đau ngay.

Chúng ta nên hạn chế những thức ăn có nhiều dầu mỡ. Ví dụ đơn giản như các thức ăn chiên rán, những loại sốt thịt cá đậm đặc,… thì khi vào dạ dày sẽ khiến dạ dày kích ứng làm tăng khả năng tiết acid, thế nên nó sẽ làm ảnh hưởng đến vết loét dạ dày.

Bên cạnh những loại thức ăn hàng ngày, chúng ta cần phải để ý đến một số loại đồ uống. Một số loại như bia, rượu,.. .chúng ta thấy rằng khi uống vào sẽ tăng thêm vấn đề kích thích dạ dày. Thứ hai là cafein có trong cà phê. Nhiều người buổi sáng uống cà phê vào sẽ cảm thấy đau.

Tóm lại chúng ta nên theo dõi chính cơ thể của chúng ta. Tại vì cơ thể chúng ta tuy thương đồng nhưng thực ra nó không hoàn toàn giống nhau, đối với những người có vấn đề về những thực phẩm này thì nên lưu ý hơn”.

Các bạn có thể xem chi tiết tại đây: Người bị dạ dày kiêng ăn gì

Từ những thông tin tham khảo của bác sĩ Sơn, bạn đã biết được bị dạ dày kiêng ăn gì, từ đó chúng ta có thể tập hợp những loại thức ăn, đồ uống cần kiêng cữ cho người bị dạ dày như sau:

1.1. Bị dạ dày kiêng ăn gì? Các loại thức ăn cay nóng

Thứ tạo độ cay trong các món ăn có thể kể đến nhiều nhất là ớt và tiêu, vậy trong 2 loại gia vị này có gì để thức ăn của chúng ta trở nên cay nóng và hấp dẫn hơn?

Trong ớt có chứa capsaicin, capsaicin là một hóa chất có tác dụng khiến cho ớt có vị cay nóng. Capsaicin gây nóng, bỏng rát và gây kích ứng  khi tiếp xúc với da và niêm mạc người. Capsaicin được xếp vào dạng độc chất, tuy nhiên phải bắt đầu từ lượng nào đó nó mới tác hại đến cơ thể. Những cơ quan có niêm mạc mỏng như ruột, bao tử, hệ hô hấp, da và da nhờn trong khoang miệng mũi sẽ bị thiệt hại, nếu ăn cay quá độ. Một số loại ớt càng cay, hàm lượng Capsaicin trong nó càng nhiều.

Trong tiêu chứa piperine là alkaloid làm cho nó có vị cay.

Capsaicin và piperine có trong ớt và hạt tiêu sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid dạ dày hơn. Đối với những người bị đau dạ dày thì vấn đề này khá nghiêm trọng, acid sẽ đến tấn công các vết loét làm nó lan rộng ra và gây đau cho bệnh nhân.

bị-dạ-dày-kiêng-ăn-gì2

Khuyến cáo bệnh nhân dạ dày nên tránh các loại thức ăn cay nóng

1.2. Bị dạ dày kiêng ăn gì? Các loại thực phẩm có tính acid, có vị chua

Trong các thực phẩm có vị chua đều chứa một lượng acid nhất định, đồng thời chúng cũng kích thích dạ dày. Điều này sẽ khiến độ pH trong dạ dày giảm xuống, mất cân bằng môi trường của dịch vị.

– Các loại thực phẩm truyền thống như nem chua, dưa muối,…

– Các loại trái cây chưa chín, trái cây có vị chua như cóc, xoài, ổi,… chúng vừa cứng và vừa chua.

– Các món ăn làm từ giấm.

bị-dạ-dày-kiêng-ăn-gì3

Các loại thực phẩm có tính acid, có vị chua

1.3. Bị dạ dày kiêng ăn gì? Các loại thức ăn thô cứng

– Các loại thức ăn cứng như các loại khô cá, khô mực,…

– Các loại thịt đỏ, các thực phẩm chứa quá nhiều đạm.

– Các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như các loại thức ăn chiên rán, các loại da động vật, các sản phẩm sữa giàu chất béo, bơ, phô mai,…

– Tất cả những loại thực phẩm trên đều cần thời gian tiêu hóa lâu và mất nhiều năng lượng để tiêu hóa chúng do đó dạ dày cần hoạt động nhiều, co bóp nhiều hơn để nghiền nát và tiết ra dịch vị để tiêu hóa chúng. Việc dạ dày co bóp nhiều gây ra chà xát niêm mạc cũng như việc phải tiếp xúc nhiều với dịch vị sẽ khiến cho vết loét trở nên trầm trọng hơn đối với những người đã bị viêm loét. Còn đối với những người đau dạ dày chưa nghiêm trọng đến mức loét thì cũng nên hạn chế những thực phẩm này để phòng ngừa vấn đề viêm loét.

>>> Xem thêm: 10 Bài Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Phổ Biến Từ Dân Gian

                           Món Ăn Dễ Tiêu Cho Người Đau Dạ Dày Cực Đơn Giản

bị-dạ-dày-kiêng-ăn-gì4

Các loại thức ăn thô cứng

1.4. Bị dạ dày kiêng ăn gì? Các loại thức ăn nhanh, thực phẩm có nhiều hóa chất độc hại

Hiện nay việc lạm dụng các loại thức ăn nhanh ngày càng phổ biến. Lợi thế của thức ăn nhanh mang lại không thể phủ nhận nhưng bên cạnh đó các tác hại mà nó gây ra cũng rất lớn mà dạ dày là nơi bị ảnh hưởng đầu tiên. Các loại thức ăn nhanh thường làm suy giảm hệ miễn dịch đường ruột, điều này khiến cho dạ dày dễ bị tấn công bởi những vi khuẩn có hại. Bên cạnh đó trong thức ăn nhanh thường chứa nhiều đạm và chất béo, chúng đều là những thực phẩm khó tiêu hóa như đã kể trên.

Một vấn đề khác đó là các hóa chất độc hại được đưa vào cơ thế  từ đường tiêu hóa. Tất nhiên chúng ta không cố tình đưa chúng vào cơ thể, nhưng với những món ăn không đảm bảo chất lượng từ các hàng quán ven đường sẽ theo đó vào dạ dày chúng ta. Các loại hóa chất này ít nhiều đều ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và chức năng tiêu hóa của dạ dày.

1.5. Bị dạ dày kiêng các loại đồ uống nào? Các chất kích thích như cồn và caffein trong các loại đồ uống

Dạ dày bị phá hủy chủ yếu do lối sinh hoạt của người bệnh, Hút quá nhiều thuốc lá khiến cho chất nicotin trong khói thuốc làm tổn thương niêm mạc dạ dày, giảm khả năng phục hồi tự nhiên của niêm mạc. Tương tự, uống bia rượu không kiểm soát có thể tăng nồng độ cồn trong máu. Cồn cản trở sự hấp thu của các chất, phá hủy từ từ niêm mạc dạ dày.

Cafein có trong cà phê được biết đến thông thường là một chất kích thích tự nhiên giúp tinh thần tỉnh táo và minh mẫn hơn trong công việc. Đặc biệt nhiều người có thói quen nhâm nhi tách cà phê vào lúc sáng sớm, khi dạ dày đang đói. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy nó có thể làm tăng tần suất các cơn co thắt ở hệ tiêu hóa. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn chỉ ra cafein có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày. Những nguyên nhân này khiến cho bạn sẽ gặp phải tình trạng đau rát dạ dày khi uống cà phê nếu dạ dày của bạn đặc biệt nhạy cảm.

>>> Xem thêm: Bị Dạ Dày Trào Ngược Và Cách Chẩn Đoán Điều Trị Hiệu Quả

                           Đau Dạ Dày Nằm Nghiêng Bên Nào Và 5 Lưu Ý Cần Biết

bị-dạ-dày-kiêng-ăn-gì5

Các chất kích thích, đồ uống chứa cồn

2. Những thực phẩm tốt cho người bị đau dạ dày

Người bị đau dạ dày sẽ kèm theo nhiều triệu chứng rối loạn tiêu hóa vì vậy bệnh nhân hay có cảm giác nhát ăn điều này làm tình trạng cơn đau sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân sẽ kiêng ăn nhiều loại thực phẩm và không biết loại thực phẩm phù hợp với bệnh đau dạ dày? Vậy bệnh nhân đau dạ dày nên có khẩu phần ăn như thế nào? Loại thức ăn nào tốt đối với bệnh nhân đau dạ dày?

Theo TS.BS Trương Hồng Sơn chia sẻ:

“Người đau dạ dày bị kì kèm quá nhiều, tuy nhiên chúng ta có thể thấy là có một số nhóm thực phẩm mà chúng ta có thể dùng và sẽ tốt cho dạ dày, ví dụ đầu tiên là một số loại bánh mì. Bánh mì có tính chất hút tất cả các chất trong đó có cả dịch vị chính vì vậy có thể giảm bớt cơn đau đặc biệt là bánh mì nướng thì càng tốt nhưng không được thêm sốt và mứt vì có chất béo thì sẽ gây đau. Vì vậy người ta tập trung vào bánh mì không hoặc nướng lên. Chúng ta cũng có thể thấy một số loại thực phẩm như là sữa chua chẳng hạn có probiotic. Vi khuẩn Hp có đặc điểm tiếc enzym gây tổn thương niêm mạc nên khi sử dụng sữa chua có probiotic thì có thể trung hòa độc tố và bảo vệ niêm mạc. Một số loại rau thông thường khi ăn sống thì tăng cơn đau dạ dày nhưng khi nấu chín thì rất tốt hỗ trợ chất xơ và chúng ta cũng cần tăng thêm chất xơ hòa tan – loại chất xơ có nhiều trong hoa quả như chuối. Nhiều người đau dạ dày hơi ngại chuối nhưng chuối chín thì cung cấp một lượng chất xơ rất lớn. Một số loại quả có giá trị đối với người đau dạ dày như táo cả quả táo và nước táo. Đối với nước uống thì cũng cần cung cấp đủ lượng nước uống mỗi ngày và nên uống trước bữa ăn trước một giờ, tăng thêm một số loại nước ép quả tránh những loại nước ép từ quả có vị chua, có thể sử dụng sữa vì sữa mang tính kiềm trung hòa lượng dịch acid làm giảm cơn đau. Cháo cũng một thực phẩm khá tốt. Nó có đặc điểm khá đặc biệt là bao niêm mạc vì vậy làm cho chúng ta giảm cơn đau và bảo vệ niêm mạc.”

Các bạn có thể xem chi tiết tại đây: Người bị dạ dày kiêng ăn gì

Tùy vào cơ địa từng bệnh nhân và trình trạng của bệnh mà chúng ta sẽ có những khẩu phần ăn phù hợp, cụ thể với từng người. Ngoài việc chúng ta chú ý đến bị dạ dày nên kiêng ăn gì thì việc nên ăn gì để tốt cho dạ dày cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Dưới đây là những loại thực phẩm có lợi cho người bị đau dạ dày.

2.1. Thực phẩm có thể dùng ở bệnh nhân đau dạ dày

Thực phẩm thô: là các loại thực phẩm chưa được chế biến kỹ, trong đó có nhiều vitamin nhóm B – dưỡng chất này có tác dụng hỗ trợ tối ưu chuyển hóa thức ăn. Một số loại thực phẩm thô hay được sử dụng như gạo lứt, bắp, đậu, hạt mè,…. Đặc biệt trong thực phẩm thô có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày một cách tốt nhất.

Bánh mì nướng: bánh mì nói chung hay bánh mì nướng nói chung có tác dụng rất tốt trong việc làm dịu cơn đau dạ dày. Bởi bánh mì có tính chất hút nước mạnh vì vậy có thể hút cả dịch vị. Tuy nhiên, khi bị đau dạ dày chúng ta chỉ nên ăn bánh mì không, không nên ăn kèm theo với chất béo như bơ, mứt, hay phomat,…

bị-dạ-dày-kiêng-ăn-gì6

Bánh mì là một loại thực phẩm tốt cho người bị dạ dày

Các loại rau xanh và quả: rau xanh tự nhiên (măng tây, cải bó xôi, cải xoăn, súp lơ, đậu bắp,…) là những thực phẩm ít chất béo và đường nên không gây kích ứng niêm mạc dạ dày đối với bệnh nhân đau dạ dày. Trong những loại rau xanh và quả thì có hai loại chúng ta nên được ưu tiên hàng đầu là đậu bắp và chuối.

Đậu bắp một loại quả được ví như nhân sâm xanh có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ và chăm sóc dạ dày. Bởi trong đậu bắp có nhiều loại vitamin như B, E, C, caroten,… và một số hoạt chất khác có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho dạ dày nói riêng và cơ thể nói chung. Và đây là loại thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bệnh nhân đau dạ dày nên có trong khẩu phần ăn của mình.

Chuối – thực phẩm khá phổ biến trong đời sống hằng ngày, cũng là một loại thực phẩm được các chuyên gia khuyên nên có trong khẩu phần ăn của bệnh nhân dạ dày. Dưỡng chất và thành phần cấu tạo của chuối có khả năng trung hòa lượng acid vượt ngưỡng trong dạ dày – nguyên nhân dẫn đến các cơn đau dạ dày cấp tính. Ngoài ra, chuối chứa một lượng chất xơ hòa tan lớn rất tốt cho dạ dày và tình trạng rối loạn tiêu hóa ở người đau dạ dày. Ngoài chuối thì táo cũng là một loại trái cây tốt và được khuyên cần có trong khẩu phần ăn của bệnh nhân đau dạ dày.

Sữa chua: trong sữa chua chứa một lượng lớn probiotic – là lợi khuẩn đường ruột, có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây hại cho đường ruột, tăng cường khả năng tiêu hóa cho bệnh nhân. Vì vậy, việc bổ sung sữa chua hằng ngày giúp cải thiện hệ tiêu hóa và bảo vệ dạ dày cho người bệnh.

2.2. Các loại nước uống có lợi có bệnh nhân dạ dày

Nước lọc: không chỉ đối với bệnh nhân đau dạ dày mà bất kỳ ai cũng cần phải cung cấp một lượng nước phù hợp và đủ cho cơ thể mỗi ngày. Việc uống nước cũng cần phải theo khoa học và đúng cách, thời điểm uống nước tốt nhất là lúc ngủ dậy và một giờ trước khi ăn.

Các loại nước từ hoa quả: các loại nước từ hoa quả hầu như điều có tác dụng tốt với người mắc bệnh dạ dày trừ những loại nước ép từ quả có vị chua. Một số loại nước ép khuyên dùng ở bệnh nhân đau dạ dày là nước ép cà rốt, táo, bông cải xanh, bạc hà và đu đủ, nước dừa, trà gừng,…

Nước dừa là loại nước được khuyên dùng sau nước lọc. Trong nước dừa chứa nhiều ion như Mg, Ca, K,…và nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể. Đặc biệt uống nước dừa thường xuyên có khả năng tiêu diệt một số vi khuẩn có hại trong đường ruột giúp giảm thiểu có bệnh đường ruột một cách hiệu quả.

Trà gừng hay nước ấm pha với gừng tươi: gừng là một loại dược liệu có tính ấm, có tác dụng chữa các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu,… Vì vậy, có thể sử dụng gừng hãm nước để làm giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở bệnh nhân đau dạ dày, tạo cảm giác dễ chịu hơn cho bệnh nhân

Sữa: là loại thực phẩm có tính kiềm. Khi sử dụng sữa có khả năng trung hòa với lượng acid dư trong dạ dày làm dịu cơn đau – tạo cảm giác thỏa mái cho người bệnh. Vì vậy, sữa cũng là một loại thức uống có thể sử dụng cho bệnh nhân đau dạ dày. Tuy nhiên không phải loại sữa nào cũng thích hợp với bệnh nhân đau dạ dày, nên chọn những loại sữa không có vị chua như sữa đậu nành, sữa bắp, sữa từ các loại hạt hay sữa ensure (sữa cao năng lượng),. Ngoài ra khi sử dụng sữa cần lưu ý:

– Chỉ nên uống một lượng vừa đủ. Nếu dư thừa có thể gây khó tiêu hoặc rối loạn tiêu hóa cho người dùng ảnh hưởng không tốt đến bệnh lý.

– Người bị đau dạ dày thì uống sữa ấm nóng sẽ tốt hơn sữa lạnh. Có thể làm ấm sữa trước khi sử dụng.

– Không nên sử dụng sữa trong lúc đói. Không nên kết hợp sữa với các loại trái cây cùng một lúc.

bị-dạ-dày-kiêng-ăn-gì7

Các loại sữa rất có lợi có bệnh nhân dạ dày

Trên đây là những ý kiến của TS.Bs Trương Hồng Sơn cùng với những thông tin mà Scurma Fizzy cung cấp. Hi vọng quý độc giả có thể áp dụng những kiến thức này trong chế độ dinh dưỡng cho những bệnh nhân bị đau dạ dày cũng như phòng tránh căn bệnh này. Chế độ ăn lành mạnh và khoa học luôn là nền tảng cho một hệ tiêu hóa khỏe mạnh cũng như là tiền đề để điều trị bệnh dạ dày được hiệu quả hơn.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE 18006091, để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe miễn phí, cũng như theo dõi chúng tôi để xem được nhiều bài viết chia sẻ từ các chuyên gia đầu ngành về bệnh dạ dày. Scurma fizzy là lựa chọn đơn giản và tiết kiệm giúp bạn có một dạ dày khỏe mạnh.

 

 

 

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091