Bị Đau Dạ Dày Kiêng Ăn Gì, Thực Đơn Phù Hợp

Bị Đau Dạ Dày Kiêng Ăn Gì, Thực Đơn Phù Hợp

Bị đau dạ dày kiêng ăn gì? là thắc mắc của tất cả người có bệnh lý về dạ dày. Một trong những tác động khiến bệnh đau dạ dày trở nên nặng hơn và dai dẳng là chế độ dinh dưỡng, chọn lựa loại thực phẩm dung nạp vào cơ thể. Vậy sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về bệnh đau dạ dày cũng như khi bị đau dạ dày kiêng ăn gì để tốt cho quá trình phục hồi.

1.  Đau dạ dày là gì

Đau dạ dày là một trong những bệnh lý của đường tiêu hóa, đau dạ dày thực chất là viêm dạ dày. Tình trạng dạ dày bị tổn thương gây nên các vết xước niêm mạc hay ổ loét. Các vết xước và ổ loét này tiếp xúc với axit dạ dày, khiến cơ thể xuất hiện các cơn đau vùng thượng vị.

Đau dạ dày thường đau theo cơn, những cơn đau này sẽ âm ỉ đôi khi dữ dội, khiến cho bệnh nhân vô cùng khó chịu. 

Ở những bệnh nhân cấp tính, đau sẽ dữ dội và tần suất nhiều hơn. Nếu không điều trị dứt điểm, bệnh phát triển thành mãn tính thì tần suất đau giảm dần nhưng bệnh để lâu sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.

Đau dạ dày xuất hiện ở tất cả các nhóm đối tượng từ trẻ em cho đến người cao tuổi. Bệnh này đặc biệt phổ biến ở lứa tuổi người trưởng thành.

Bị đau dạ dày kiêng ăn gì

Triệu chứng đau dạ dày

2. Nguyên nhân gây đau dạ dày

Các chuyên gia y tế nghiên cứu được rằng đau dạ dày bắt nguồn từ các nguyên nhân khác nhau. Trong thực tế, không khó để bắt gặp các trường hợp bệnh nhân bị đau dạ dày do thói quen ăn uống, sinh hoạt. Bên cạnh đó, nhiều người không biết bị đau dạ dày kiêng ăn gì, nên bệnh đau dạ dày ngày càng nặng hơn.

Dưới đây là tổng hợp những nguyên nhân gây đau dạ dày phổ biến nhất:

2.1 Bị đau dạ dày do vi khuẩn Hp

Vi khuẩn gây nên tình trạng viêm loét dạ dày chủ yếu chính là vi khuẩn HP. Nghiên cứu cho thấy rằng HP có tồn tại bên trong dạ dày con người, nhưng không gây bệnh. Chúng bắt đầu tấn công niêm mạc dạ dày và  gây bệnh khi có các yếu tố thuận lợi như lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc bị phá vỡ,…

vi khuẩn HP gây đau dạ dày

Vi khuẩn HP gây đau dạ dày

Vậy nên, có không ít những trường hợp người bệnh khi xét nghiệm sinh thiết có phát hiện vi khuẩn HP nhưng không bị viêm loét dạ dày.

>>>> Tìm hiểu thêm: Hp Dạ Dày – Chẩn Đoán Bằng Phương Pháp Nào, Có Thể Làm Gì Để Điều Trị?

2.2. Nguyên nhân gây đau dạ dày do thói quen ăn uống, sinh hoạt

Đây chính là nguyên nhân gây đau dạ dày phổ biến nhất ở người trưởng thành. Có thể do công việc bận rộn mà họ bỏ qua chế độ ăn uống khoa học hoặc bỏ bữa hoặc nhiều người bệnh chưa nắm được bị đau dạ dày kiêng ăn gì. Một chế độ ăn uống không tuân thủ khoa học là nguyên nhân chủ quan dẫn đến bệnh đau dạ dày ngày càng phát triển. 

Những người này thường nạp vào cơ thể lượng thức ăn không tốt và với tần suất liên tục, lâu dần những thức ăn này gây nên các tác động tiêu cực lên dạ dày.

Nhiều người có thói quen bắt đầu bữa tối muộn hoặc ăn muộn vào ban đêm, hoặc những người thường xuyên thức khuya cũng làm tăng khả năng bị đau dạ dày. 

Hoặc ở những người vừa ăn vừa xem tivi, đọc sách hay xem điện thoại cũng tăng nguy cơ phát triển đau dạ dày.

Chế độ ăn uống mất vệ sinh hoặc sử dụng nhiều rượu bia thuốc lá làm ảnh hưởng đến dạ dày.

Vì vậy, bị đau dạ dày kiêng ăn gì? Lời khuyên là tránh tình trạng ăn uống không khoa học và đồ ăn mất vệ sinh để tránh bệnh nặng hơn.

2.3. Bị đau dạ dày do stress kéo dài

Những người thường xuyên căng thẳng và nóng gắt trong một khoảng thời gian dài hoặc những người áp lực trong công việc cũng tạo điều kiện cho bệnh đau dạ dày tiến triển. Đầu óc căng thẳng làm dạ dày tăng co bóp, tăng tiết axit dịch vị,…nhất là khi bụng đói, sẽ làm tình trạng này trở nên tệ hơn.

Nguyên nhân gây đau dạ dày

Nguyên nhân gây đau dạ dày

2.4. Bị đau dạ dày do bệnh lý

Một số bệnh lý về đường tiêu hóa khác như: viêm túi mật, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích,…cũng làm tăng nguy cơ thương tổn ở dạ dày.

Hay các bệnh lý ở tuyến giáp (nơi điều khiển các chức năng hệ thần kinh thực vật) cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày.

2.5. Bị đau dạ dày do lạm dụng thuốc 

Thuốc giảm đau, chống viêm nhóm NSAID (Aspirin, các thuốc giảm đau, chống viêm xương khớp,…) khi sử dụng với liều lượng không hợp lý và liên tục sẽ làm xuất hiện các ổ viêm, loét niêm mạc dạ dày . Vì vậy, thông thường nếu bị bắt buộc sử dụng các thuốc nhóm này, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống kèm các thuốc bao bọc niêm mạc dạ dày, để tránh các thương tổn tối đa nhất có thể.

Hoặc một số thuốc kháng sinh gây mất cân bằng hệ vi sinh, cũng là tác nhân góp phần gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày.

thuốc gây đau dạ dày

Thuốc gây đau dạ dày

2.6. Bị đau dạ dày do tăng tiết axit dịch vị

Ở nhiều bệnh nhân, tăng tiết axit dịch vị là yếu tố gây nên đau dạ dày. Trường hợp này có thể xuất phát từ rối loạn chức năng cơ thể hoặc do thức ăn, stress,…Tăng tiết axit dịch vị làm mất cân bằng pH, lúc này niêm mạc dạ dày sẽ bị chính axit trong dạ dày tác động lên, hình thành vết xước, ổ loét.

>>>> Tìm hiểu thêm: Nên Ăn Gì Là Tốt Nhất Khi Acid Dạ Dày Bị Dư Thừa?

3. Triệu chứng điển hình khi bị đau dạ dày

Đau dạ dày có nhiều triệu chứng điển hình đi kèm, nhưng ở một số trường hợp, bệnh nhân có chẩn đoán viêm loét dạ dày mà không bao gồm các triệu chứng điển hình của bệnh. Bởi vậy, mọi người cũng hết sức chú ý, đến gặp bác sĩ sớm nếu có xuất hiện các biểu hiện bất thường.
Sau đây là những triệu chứng điển hình khi bị đau dạ dày

3.1. Đau vùng thượng vị

Thông thường, người bệnh chỉ khi nào thấy xuất hiện triệu chứng đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng thượng vị mới bắt đầu suy đoán về bệnh dạ dày. Đây là triệu chứng phổ biến thường xuất hiện ở hầu hết người bệnh. 

Đau dạ dày theo cơn và thỉnh thoảng bị tức ngực, khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Tuy triệu chứng này rất điển hình, nhưng cũng dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý tiêu hóa khác.

Đau thượng vị dạ dày

Đau thượng vị dạ dày

3.2. Ợ chua, ợ hơi

Một trong những dấu hiệu điển hình khác của bệnh lý viêm loét dạ dày là ợ chua và ợ hơi. Ở một số người bệnh, chưa xuất hiện những cơn đau nhưng họ liên tục ợ hơi, ợ chua; thì đây có thể là biểu hiện của viêm dạ dày hoặc trào ngược dạ dày,….

Ợ chua do tình trạng thừa axit dạ dày, dần dần sẽ làm mất cân bằng pH dạ dày, tình trạng xuất hiện các ổ loét là khó có thể tránh khỏi.

3.3. Chán ăn, ăn không ngon 

Bị đau dạ dày tác động lên tâm lý người bệnh, họ không có cảm giác thèm ăn và ở nhiều người, xuất hiện các cơn đau sau khi ăn. Chính điều này khiến người bệnh sợ và dẫn đến chán ăn, ăn không ngon.

Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe, lâu dần xuất hiện tình trạng suy nhược.

Đau dạ dày gây chán ăn

Đau dạ dày gây chán ăn

3.4. Xuất huyết tiêu hóa

Biểu hiện nặng nhất của viêm loét dạ dày là xuất huyết tiêu hóa. Đã có những trường hợp nôn ra máu tươi hoặc khi đi đại tiện xuất hiện phân đen (xuất huyết dạ dày không đại tiện ra máu tươi). 

Nếu có các biểu hiện này thì bạn hãy lập tức đến cơ sở y tế vì trường hợp này chứng tỏ bệnh đã ở giai đoạn rất nghiêm trọng.

Ngoài ra còn các triệu chứng không điển hình khác như tức ngực khi nằm, khó ngủ, chướng bụng,….

Trên đây là một số triệu chứng thường gặp của bệnh đau dạ dày, tuy nhiên bạn không nên xem thường bệnh này. Đây chỉ là chẩn đoán dựa trên các biểu hiện bên ngoài. Bạn nên đến gặp bác sĩ để có những chẩn đoán lâm sàng, xét nghiệm sinh thiết để xác định HP, từ đó có các giải pháp thích hợp để điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả cho người bệnh.

>>>> Tìm hiểu thêm: Nên Ăn Gì Để Phòng Ngừa Được Xuất Huyết Dạ Dày?

4. Bị đau dạ dày có nguy hiểm không

Đau dạ dày là căn bệnh rất dễ mắc phải ở bất cứ đối tượng nào. Nhưng cũng dễ chữa khỏi nếu bạn tham gia điều trị sớm. Đau dạ dày nguy hiểm hay không tùy thuộc vào mức độ bệnh.

Viêm loét dạ dày chính là bản chất của những cơn đau dạ dày, có hai giai đoạn mà viêm loét dạ dày được chia thành chính là cấp tính và mãn tính.

Ở giai đoạn cấp tính, các biểu hiện thường rõ ràng và dồn dập hơn. Trong giai đoạn này, nếu tuân thủ các phác đồ điều trị và thay đổi thói quen sinh hoạt thì người bệnh có khả năng hết bệnh trong khoảng 2 tuần.

Nhưng nếu không chữa bệnh ngay, để đau dạ dày cấp phát triển thành mãn tính thì vừa gây mệt mỏi cho chính bản thân mình vừa phải đối mặt với nguy cơ phát triển thành các bệnh như: xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày hay thậm chí là ung thư dạ dày.

5. Thức ăn có ảnh hưởng đến dạ dày không

Thức ăn ảnh hưởng đến dạ dày

Thức ăn ảnh hưởng đến dạ dày

Dạ dày là nơi tiếp nhận, nhào trộn,…thức ăn nên thức ăn chính là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp lên niêm mạc dạ dày. 

Mọi người cần chú ý những thực phẩm nạp vào cơ thể. Nhất là những đối tượng đang có bệnh lý về dạ dày, việc chọn lựa thức ăn là điều tất yếu.

Vì ảnh hưởng của thức ăn lên dạ dày rất quan trọng, ngoài những thực phẩm cần bổ sung thì đau dạ dày kiêng gì ?

>>>> Tìm hiểu thêm: Bạn Nên Biết Các Cách Giảm Đau Dạ Dày Ngay Tại Nhà Này

6. Bị đau dạ dày kiêng ăn gì

Bị đau dạ dày kiêng ăn gì? Đây có lẽ là thắc mắc chung của những người đang mắc bệnh lý về dạ dày. Vậy sau đây là những thực phẩm cần lưu ý và cân nhắc khi ăn.

6.1. Bị đau dạ dày kiêng thức ăn khó tiêu

Tránh sử dụng các thức ăn bản chất gây khó tiêu. Bởi đau dạ dày là tình trạng dạ dày đang bị tổn thương, chức năng co bóp, tiêu hóa không được tốt. Vì thế những thức ăn khó tiêu gây cản trở quá trình tiêu hóa, thậm chí làm bệnh tiến triển nặng hơn. Bị đau dạ dày kiêng thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo.

6.1.1. Đồ chiên xào

Ngay cả khi dạ dày ở trạng thái khỏe mạnh thì thức ăn chiên xào cũng không tốt cho dạ dày nói riêng và cơ thể nói chung. 

Đồ ăn chiên xào chứa nhiều dầu mỡ khiến việc tiêu hóa thức ăn khó khăn hơn, dạ dày đang ở trạng thái tổn thương vẫn phải tiêu hóa những thức ăn này, làm bệnh phát triển theo hướng tiêu cực.

Đồ chiên xào không những ảnh hưởng đến dạ dày mà còn ảnh hưởng đến tim mạch, có thể làm giảm lượng máu đến dạ dày.

Thực phẩm giàu chất béo làm mất cân bằng pH môi trường dạ dày, xuất hiện hiện tượng khó tiêu, gây nên tình trạng táo bón.

6.1.2. Đạm khó tiêu

Bổ sung đạm trong mỗi bữa ăn là điều cần thiết, thế nhưng đối với người bị đau dạ dày thì lượng đạm cần bổ sung nên được tiết chế lại. Đảm bảo cho giúp cho việc phục hồi chức năng dạ dày.

Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa và các chế phẩm từ sữa (ngoại trừ sữa chua) như phô mai, pho mát,…là những sản phẩm được không được các chuyên gia khuyến khích sử dụng đối với bệnh nhân bị đau dạ dày. Các sản phẩm này gây chứng chướng bụng do sinh nhiều khí, ảnh hưởng tiêu cực lên dạ dày.

Thực đơn cho bệnh nhân đau dạ dày

Thực đơn cho bệnh nhân đau dạ dày

Ngoài ra, một số sản phẩm từ sữa có chứa lactose (loại đường tự nhiên có trong sữa). Dạ dày ở trạng thái hoạt động kém sẽ khó dung nạp chất này, làm xuất hiện tiêu chảy ở người bệnh.

Thịt đỏ: thịt đỏ chứa lượng đạm dồi dào và rất tốt cho sức khỏe. Nhưng trong trường hợp bị đau dạ dày thì các chuyên gia không khuyến khích bổ sung thực phẩm này thường xuyên.

Thực phẩm gây đau dạ dày

Thực phẩm gây đau dạ dày

6.2. Bị đau dạ dày kiêng thức ăn gây kích thích niêm mạc dạ dày

Một lưu ý hết sức quan trọng trong bữa ăn của người đau dạ dày là hạn chế những thực phẩm có vị chua, cay,…chúng sẽ làm tăng tiết axit, góp phần khiến niêm mạc nơi chứa vết loét bị tổn thương mạnh mẽ hơn.

Nhiều người bệnh thậm chí đã biết bị đau dạ dày kiêng ăn gì, nhưng họ vẫn không tuân thủ các nguyên tắc trong điều trị bệnh, nên bệnh dai dẳng, khó chữa.

6.2.1. Kiêng thức ăn cay, nóng

Bị đau dạ dày kiêng ăn gì

Bị đau dạ dày kiêng ăn gì

Bạn hãy thử tưởng tượng một vết loét chịu tác động của quả ớt xem. Thức ăn cay, nóng là những thức ăn có chứa nhiều ớt, tỏi, tiêu, mù tạt,…Bạn cần đặc biệt kiêng hẳn những gia vị này trong quá trình điều trị viêm dạ dày, vì chỉ cần một bữa ăn với thức ăn cay, nóng thì cơn đau thượng vị chắc chắn sẽ xảy ra với bạn. 

Những thức ăn này tác động trực tiếp lên vết loét, khiến chúng lâu lành, thậm chí làm lan rộng vết loét. Gây những biến chứng nặng nề.

6.2.2. Kiêng thức ăn chứa chất kích thích

Thức ăn chứa chất kích thích bao gồm rượu bia, thức uống có ga, cà phê, socola, thuốc lá…

Dạ dày tránh được nguy cơ bị axit ăn mòn chính niêm mạc của mình là nhờ lớp nhầy bảo vệ. Nhưng những chất kích thích này làm suy yếu, phá hỏng lớp màng nhầy. Lúc này axit sẽ tất công niêm mạc, ổ loét,…làm cho bệnh nặng hơn và khó điều trị triệt để.

Bị đau dạ dày kiêng ăn gì

Bị đau dạ dày kiêng ăn gì

Những người là tín đồ của đồ uống có ga hay bia, rượu cũng nên ngừng sử dụng trong 

quá trình điều trị đau dạ dày. Vì chúng gây đầy hơi, ợ hơi và khiến bụng cồn cào. Tiêu hóa thức ăn kém sẽ dẫn đến táo bón.

Ở những bệnh nhân hút thuốc lá, nicotin trong khói thuốc kích thích tăng tiết axit dịch vị, tăng nguy cơ phát triển vết loét.

6.2.3. Hạn chế tối đa thức ăn có tính axit

Thực ăn có tính axit bao gồm các thực phẩm lên men, có vị chua (cà muối, cải muối,…) hoặc các loại trái cây như chanh, cam, bưởi,…

Bản chất dạ dày có chứa axit, trong quá trình viêm loét lại bổ sung thêm axit sẽ làm dư thừa axit trong dạ dày. Axit tấn công niêm mạc dạ dày mạnh mẽ hơn, gây đau và làm bệnh nặng hơn.

Thực phẩm gây đau dạ dày

Thực phẩm gây đau dạ dày

6.2.4. Giảm/ hạn chế thức ăn chứa nhiều đường

Kể cả đối với dạ dày khỏe mạnh, khi đói, nếu nạp thức ăn nhiều đường như bánh kem, socola, nước ngọt,…cũng sẽ gây sản sinh nhiều axit dịch vị, gây nóng rát. Đối với người bị đau dạ dày, thực phẩm chứa nhiều đường khiến cơn đau dữ dội hơn và vết loét lan rộng hơn.

Thực phẩm gây đau dạ dày

Thực phẩm gây đau dạ dày

6.3. Bị đau dạ dày kiêng thực phẩm sống

Nhiều người bệnh có thói quen ăn đồ sống hoặc thịt chín tái hay nem chua, gỏi cá sống, rau sống,…làm tăng nguy cơ đau dạ dày, đau bụng, tiêu chảy. 

Bởi những thức ăn này chưa được nấu chín nên lượng vi khuẩn và ký sinh trùng chưa được loại bỏ. Nhất là đối với dạ dày đang tổn thương, chúng tăng khả năng phát triển bệnh nặng hơn.

6.4. Bị đau dạ dày kiêng các loại đậu

Các loại đậu chứa FODMAP (Fermentable Oligosaccharides, Disaccharides, Monosaccharides and Polyols) là một nhóm đường khó tiêu hóa.

Bên cạnh các loại đậu thì FODMAP còn có trong các sản phẩm từ lúa mì. Khi cơ thể nạp nhiều FODMAP, có thể dẫn đến đầy hơi, chướng bụng và co thắt dạ dày, gây đau.

Vì vậy, với những bệnh nhân đau dạ dày, nên hạn chế việc ăn các loại đậu hay các sản phẩm từ lúa mì. Để thức ăn được tiêu hóa nhanh, không làm trì trệ quá trình tiêu hóa.

Thực đơn cho bệnh nhân đau dạ dày

Thực đơn cho bệnh nhân đau dạ dày

Người bị đau dạ dày kiêng những thực phẩm này để hỗ trợ và giảm gánh nặng tiêu hóa lên dạ dày. Kết hợp cùng các biện pháp khác để dạ dày nhanh chóng trở về trạng thái khỏe mạnh. 

7. Kết luận

Thức ăn vô cùng quan trọng vì nó tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày. Qua những thông tin và lời khuyên kể trên, hy vọng đã cung cấp cho bạn về tác động của thực phẩm lên dạ dày. Và giúp bạn biết được bị đau dạ dày kiêng ăn gì, để hạn chế bổ sung và góp phần tích cực vào quá trình điều trị bệnh.

Đau dạ dày trong thời gian dài gây các biến chứng nguy hiểm, vì thế bạn hãy điều trị bệnh sớm nhất có thể, kể từ khi phát hiện các triệu chứng đầu tiên. Bạn có thể liên hệ HOTLINE 1800.6091 để được tư vấn và đưa ra các lời khuyên bị đau dạ dày kiêng ăn gì và tham khảo các biện pháp điều trị đau dạ dày.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091