Các Cách Giảm Đau Dạ Dày Nhanh Nhất Tại Nhà Mà Bạn Nên Biết

Các Cách Giảm Đau Dạ Dày Nhanh Nhất Tại Nhà Mà Bạn Nên Biết

Bệnh lý về dạ dày là bệnh phổ biến, dễ mắc phải và đã xuất hiện từ rất lâu. Trải qua nhiều thế hệ, các cách giảm đau dạ dày nhanh nhất tại nhà hiệu quả xuất hiện ngày càng đa dạng, được kiểm chứng qua thời gian. Dưới đây, SCurma Fizzy xin giới thiệu một số cách giảm đau dạ dày nhanh chóng tại nhà được nhiều người tin tưởng sử dụng.

1. Đau dạ dày là gì? Tại sao lại bị đau dạ dày?

Trong cuộc sống bận rộn ngày nay, đau dạ dày không còn hiếm gặp.

Theo Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam thống kê lại, có khoảng 70% người Việt mang trong mình nguy cơ bị đau dạ dày. Đau dạ dày xảy ra là do xuất hiện những tổn thương trên bề mặt tầng niêm mạc dạ dày. Nguyên nhân chủ yếu là do một loại xoắn khuẩn (khuẩn HP) gây ra, hoặc cũng có thể do chế độ ăn uống thất thường, không lành mạnh, do  tình trạng căng thẳng, thức khuya kéo dài… Chính vì vậy, cách giảm đau dạ dày nhanh nhất tại nhà cần phải xây dựng một lối sống khoa học, chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng với việc thư giãn tinh thần, giải tỏa lo âu.

>>>> Tìm hiểu thêm: Hp Ở Dạ Dày Gây Bệnh Lý Dựa Theo Cơ Chế Nào?

cach-giam-dau-da-day-nhanh-nhat-tai-nha-1

Cảm giác đau rát vùng thượng vị do đau dạ dày

2. Dấu hiệu nhận biết đau dạ dày là gì?

  • Đau vùng thượng vị

Đây là triệu chứng đầu tiên và điển hình ở những người bị đau dạ dày. Người bệnh thường có những cơn đau âm ỉ, cảm giác tức, nhức nhối ở vùng bụng hoặc nóng rát tại vùng thượng vị. Cảm giác đau có thể lan ra sau lưng, lan lên vùng ngực nhưng không đau dữ dội. Vì vậy, người bệnh cần biết các cách giảm đau dạ dày nhanh nhất tại nhà để cắt cơn đau hiệu quả. Triệu chứng này thường xuất hiện từ một đến hai tuần trong giai đoạn đầu của bệnh và tái phát lại. Nếu để tình trạng này kéo dài, cơn đau sẽ xuất hiện dày đặc hơn và cảm giác đau nhiều hơn.

  • Ợ hơi, ợ chua

Ợ hơi, ợ chua không phải là dấu hiệu điển hình của đau dạ dày. Người bình thường vẫn có thể bị ợ hơi, ợ chua sau khi ăn quá no. Ở người đau dạ dày, tình trạng này diễn ra nhiều lần trong ngày, kèm theo cảm giác đau tức vùng bụng, ngực. Nguyên nhân chính là do chức năng sinh lý của dạ dày bị suy giảm nên không thể tiêu hóa được thức ăn. Thực ăn lưu lại lâu trong dạ dày sẽ bị lên men tạo hơi, từ đó gây đầy bụng, chướng bụng, ợ hơi, ợ chua. Người bệnh có thẻ cảm thấy bị chua miệng, đắng miệng vì hơi ợ lên thường có lẫn theo dịch vị. Hoặc hơi có thể lên nửa chừng, không thoát ra được, rất khó chịu. Các cách giảm đau dạ dày nhanh nhất tại nhà cũng giúp giảm các chứng ợ hơi, ợ chua hiệu quả.

  • Buồn nôn hoặc nôn

Khi dạ dày bị tổn thương thường gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, có thể gây phản ứng dạ dày ruột, kích thích trung tâm nôn ở hành tủy gây phản xạ nôn. Khi đó cơ thành bụng co thắt không tự chủ, cơ thắt tâm vị và cơ thực quản ở trạng thái giãn dẫn đến phản xạ nôn tống mạnh các chất chứa trong dạ dày ra ngoài. Buồn nôn là cảm giác khó chịu cần phải nôn, do nhận thức kích thích (kích thích phó giao cảm) vào trung tâm nôn.

Nôn nhiều, ở mức độ nặng có thể dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng và rối loạn điện giải, hạ Kali máu; hiếm gặp hơn là gây rách thực quản một phần hoặc toàn phần. Nếu người bệnh nôn liên tục và không kiểm soát được thì cần đến bệnh viện ngay. Các cách giảm đau dạ dày nhanh nhất tại nhà hiệu quả sẽ làm giảm đồng thời cảm giác buồn nôn, nôn, giúp tránh được các hậu quả khác.

  • Chán ăn, suy nhược cơ thể

Khi dạ dày gặp vấn đề thường kèm theo các chứng đầy bụng, khó tiêu, cảm giác ấm ách khó chịu tai vùng bụng, đắng miệng, chua miệng,… Người bệnh không cảm nhận được vị ngon của đồ ăn, đồng thời, sau khi ăn, các triệu chứng trên lại xuất hiện làm cho người bệnh khó chịu, mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon. Từ đó mà thiếu dinh dưỡng, cơ thể luôn trong trạng thái suy nhược, ủ rũ,…

  • Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng có máu thoát khỏi lòng mạch và chảy vào trong ống tiêu hóa. Xuất huyết có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên hệ thống ống tiêu hóa với biểu hiện nôn ra máu hoặc đi ngoài ra phân màu đen hoặc lẫn máu. Đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nhiễm khuẩn cấp đường tiêu hóa hoặc một số bệnh nguy hiểm khác. Nếu có dấu hiệu của xuất huyết tiêu hóa, bạn cần liên lạc với bác sĩ ngay để chẩn đoán và chữa trị kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

>>>> Tìm hiểu thêm: Dấu Hiệu Hay Thấy Nhất Nếu Bạn Bị Xuất Huyết Dạ Dày Là Gì?

cac-cach-giam-dau-da-day-nhanh-nhat-tai-nha-2

Triệu chứng của đau dạ dày

Khi nào thì cần đi khám dạ dày?

Bình thường, trạng thái đau bụng và khó tiêu không phải là hiếm gặp, và thường không gây lo lắng. Đối với hầu hết mọi người, các triệu chứng này sẽ tự biến mất trong vòng vài giờ. Những người gặp các vấn đề về dạ dày nghiêm trọng, thường xuyên hoặc dai dẳng nên đi khám bác sĩ. Nếu có các triệu chứng sau, tốt nhất bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế:

  • Không thể kiểm soát được hoặc tình trạng tiêu chảy, nôn mửa liên tục xảy ra
  • Táo bón mãn tính
  • Sốt
  • Phân có máu hoặc nôn ra máu
  • Chóng mặt hoặc choáng váng
  • Sút cân nhanh, không chủ ý
  • Ở dạ dày hoặc bụng có một khối u
  • Các dấu hiệu bạn đang bị mất nước, bao gồm không đi tiểu thường xuyên, nước tiểu sẫm màu và rất khát
  • Đau khi bạn đi tiểu hoặc bạn phải đi tiểu thường xuyên
  • Bụng của bạn mềm khi chạm vào
  • Đau kéo dài hơn vài giờ

3. Các cách nhanh nhất có thể áp dụng ngay tại nhà để giảm đau dạ dày

Để giảm đau và chữa trị dứt điểm các bệnh lý về tiêu hóa, một lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý và giảm thiểu căng thẳng mệt mỏi là điều rất quan trọng và cần thiết.

3.1. Xây dựng lối sống khoa học

Một lối sống khoa học, thói quen sinh hoạt lành mạnh giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của nhiều bệnh lý, trong đó bao gồm cả các bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày. Xây dựng cho mình một lối sống khoa học lành mạnh là cách giảm đau dạ dày nhanh nhất tại nhà và đơn giản nhất.

3.1.1. Uống đủ nước

cach-giam-dau-da-day-nhanh-nhat-tai-nha-3

Mất nước có thể làm tăng khả năng bị đau dạ dày

Nước là thành phần rất quan trọng đối với sự sống: 70% cơ thể chúng ta là nước. Nước cần thiết để cơ thể có thể tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn một cách hiệu quả. Thiếu nước không chỉ khiến quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn, kém hiệu quả, làm tăng khả năng bị đau dạ dày mà còn ảnh hưởng đến nhiều chức phận của các cơ quan khác trong cơ thể. Khi cơ thể thiếu nước sẽ gây cảm giác khát, mệt mỏi, dễ cáu gắt, nặng hơn là choáng váng, sốt, có thể còn rơi vào trạng thái mê sảng. Theo Viện Y học Mỹ khuyến nghị:

  • Mỗi ngày, phụ nữ cần khoảng 2,7 lít nước
  • Ở nam giới, con số đó là khoảng 3,7 lít nước mỗi ngày

Lượng nước cần cung cấp phụ thuộc nhiều vào cân nặng và tuổi và các hoạt động thể chất, lượng mồ hôi mất đi. Trẻ nhỏ cần ít nước hơn người lớn; người phải vận động nhiều thì cần nhiều nước hơn. Thực phẩm, thức ăn sẽ cung cấp khoảng 20% lượng nước, còn lại đến từ các đồ uống. Việc uống đủ nước rất quan trọng, trung bình, nên uống khoảng 8 cốc nước mỗi ngày. Đối với những người gặp vấn đề về tiêu hóa, bị nôn mửa, tiêu chảy sẽ gây mất nước rất nhanh, nên cần phải bù nhiều nước hơn. 

Nên uống nước từ từ, từng ngụm nhỏ, mỗi lần khoảng 150ml – 200ml. Nên uống nước trước bữa ăn khoảng 20 – 40 phút để nước có thời gian tống khỏi dạ dày, xuống ruột non và thấm vào máu. Tránh uống nước ngay sau khi ăn để không làm loãng dịch vị, giảm hoạt tính của các men tiêu hóa. Không nên uống nước quá lạnh hoặc quá nóng để tránh làm tổn thương lớp niêm mạc miệng, thực quản, dạ dày. 

Khi cơn đau dạ dày xuất hiện, uống một chút nước ấm là cách giảm đau dạ dày nhanh nhất tại nhà mà hiệu quả. Nước sẽ hòa loãng dịch vị nên cảm giác đau sẽ giảm đi nhanh chóng. Nhưng hãy nhớ rằng không được uống quá nhiều nước để tránh việc dạ dày bị tổn thương nặng hơn do phải giãn ra quá mức và tuyệt đối nói không với nước lạnh và các đồ ăn lạnh khác, đồ lạnh làm co các mạch máu nhỏ dẫn đến thiếu máu tại lớp niêm mạc dạ dày làm chức năng tiêu hóa suy giảm.

3.1.2. Tránh hút thuốc, uống rượu bia

Khói thuốc chứa nhiều chất độc hại có thể gây kích ứng phần cổ họng, thực quản làm tăng khả năng bị đau dạ dày. Nếu người đó bị nôn, khói thuốc còn có thể gây kích ứng các mô mềm đã bị đau do axit dạ dày. Những người đau dạ dày cần tránh xa khói thuốc, kể cả với khói thuốc thụ động.

Rượu, bia là những chất khó tiêu hóa, gây hại cho gan và lớp niêm mạc dạ dày. Mùa hè này, một cốc bia mát là thức uống giải khát yêu thích của rất nhiều người. Nhưng những người bị đau dạ dày không nên uống rượu bia cho đến khi cảm thấy tốt hơn.

3.1.3. Tránh các loại thức ăn khó tiêu hóa

Những người gặp vấn đề về tiêu hóa cần tránh các loại thức ăn khó tiêu như:

  • Đồ chiên, nhiều dầu mỡ, kem
  • Các loại thức ăn nhanh chứa nhiều phụ gia và chất bảo quản
  • Thức ăn quá mặn, đồ chua, các loại đồ ăn cay nóng

Các loại thực phẩm trên thường gây tăng tiết acid dịch vị, gây kích ứng dạ dày, khó tiêu hóa nên không tốt cho người bị đau dạ dày.

>>>> Tìm hiểu thêm: Top 11 Thực Phẩm Người Bệnh Đau Dạ Dày Tuyệt Đối Không Nên Sử Dụng

3.1.4. Ngủ đủ giấc, không thức quá khuya

cach-giam-dau-da-day-nhanh-nhat-tai-nha-4

Khi ngủ dạ dày sẽ tự chữa lành cá tổn thương

Giấc ngủ rất quan trọng đối với con người, khi ngủ, cơ thể chúng ta được nghỉ ngơi và là thời gian hoạt động của các cơ chế tự hồi phục, tự chữa lành. Trong giấc ngủ ban đêm là thời gian lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày được tái tạo lại. Thức khuya không chỉ làm lớp nhầy đó yếu đi mà còn gây tình trạng tăng tiết acid nền vào ban đêm, làm tăng tình trạng tổn thương dạ dày. Thức khuya quá nhiều có thể gây các vết loét dạ dày ở những người khỏe mạnh. Hãy ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe tuyệt vời giảm đau dạ dày nhanh nhất tại nhà, bạn nhé!

3.2. Chăm sóc sức khỏe tinh thần

Để có một cơ thể khỏe mạnh, việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cũng quan trọng không kém chăm sóc sức khỏe thể chất và là cách giảm đau dạ dày nhanh nhất tại nhà mà không phải ai cũng biết. Các nhà giải phẫu học đã chỉ ra rằng hệ tiêu hóa có nhiều dây thần kinh và nhiều các kết nối thần kinh. Khi căng thẳng, lo lắng, cơ thể sẽ khởi động phản ứng chiến-hay-chạy (fight-or-flight response) là phản ứng chống stress tự nhiên sẽ tắt lưu lượng máu, ảnh hưởng đến các cơn co bóp tiêu hóa, chậm hoặc ngừng hẳn các hoạt động của hệ tiêu hóa. 

Stress kéo dài gây rối loạn co thắt cơ thực quản, tăng tiết HCl tại dạ dày, cùng với việc chức năng tiêu hóa bị giảm nghiêm trọng, gây nên các bệnh như viêm loét dạ dày-tá tràng, hội chứng ruột kích thích, trào ngược dạ dày-thực quản,… lâu ngày có thể dẫn đến các biến chứng thủng dạ dày, ung thư dạ dày… Mặc dù căng thẳng là một phần của cuộc sống và không thể tránh khỏi, nhưng tin tốt là bạn có thể kiểm soát căng thẳng, lo âu nhờ một số mẹo sau:

  • Nghỉ giải lao và hít thở: khi căng thẳng hoặc sau vài giờ làm việc, cơ thể cần được nghỉ ngơi. Hãy thư giãn tâm trí, tĩnh lặng, tập trung vào hơi thở, hít thở bằng bụng thật sâu và chậm rãi. Hiệu quả thu được sẽ khiến bạn ngạc nhiên đấy!
  • Suy nghĩ tích cực: Điều gì đến, sẽ đến. Có những thứ mà bạn không thể kiểm soát được, lo lắng chỉ làm bạn thêm mệt mỏi và gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày thôi. Hãy lạc quan và tận hưởng cuộc sống, tập trung vào việc mà bạn có thể kiểm soát được.
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ: khi tâm sự, kể chuyện cho người khác, bạn sẽ phải sắp xếp lại những suy nghĩ của mình, từ đó có thể nhìn thấy mặt tích cực, các giải quyết vấn đề.
  • Tập thể dục hoặc yoga: Hoạt động thể chất là cách tuyệt vời để thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, lo âu. Khi bạn tập thể dục, endorphin sẽ được tiết ra, tạo cảm giác thoải mái, tích cực trong cơ  thể…

Chăm sóc sức khỏe tinh thần không phải là cách giảm đau dạ dày nhanh nhất tại nhà, xong tinh thần khỏe mạnh lại là điều kiện đủ để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa đau dạ dày.

3.3. Một số cách giảm đau dạ dày nhanh nhất tại nhà đến từ thảo dược

3.3.1. Cam thảo giảm đau dạ dày nhanh nhất tại nhà

Cảm thảo là một loại thảo được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian. Cam thảo có tính bình, vị ngọt đặc trưng, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giảm co thắt, bổ tỳ dưỡng vị, điều hòa các vị thuốc,… Nhờ các hoạt chất glabrae và glabridin, nên cam thảo được nhiều thầy thước tín nhiệm dùng để điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng. Các hoạt chất có trong cam thảo giúp trung hòa dịch vị, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy, khôi phục lớp niêm mạc đường tiêu hóa. Đặc biệt hơn, cam thảo còn có khả năng ức chế vi khuẩn HP – nguyên nhân chính gây ra các vết loét tại dạ dày, tá tràng. 

Dùng cam thảo mỗi ngày là cách giảm đau dạ dày nhanh nhất tại nhà. Bạn có thể sử dụng các loại trà cam thảo hoặc nhai trực tiếp rễ cam thảo bắc nhiều lần trong ngày cho đến khi nhận thấy các triệu chứng được cải thiện. Có một nghiên cứu chỉ ra rằng, 91% người bệnh đã thành công khi kết hợp thêm cam thảo trong việc điều trị viêm loét dạ dày. Để có được hiệu quả tốt nhất, cần phải tiếp tục sử dụng thêm cam thảo từ 8 – 16 tuần sau khi bệnh khỏi hẳn, nên sử dụng cam thảo 20 – 30 phút trước khi ăn.

 

cach-giam-dau-da-day-nhanh-nhat-tai-nha-5

Cách giảm đau dạ dày nhanh nhất tại nhà bằng cam thảo

3.3.2. Đinh hương có tác dụng giảm đau dạ dày tại nhà nhanh nhất

Đinh hương có tác dụng chữa khó chịu dạ dày và giúp long đờm. Dầu đinh hương được sử dụng cho các bệnh về tiêu chảy, thoát vị và dùng để chữa hơi thở hôi. Hoa và dầu đinh hương còn có khả năng chữa các chứng ợ hơi, buồn nôn và nôn mửa. Eugenol, một chất có trong cây đinh hương, có khả năng gây tê, kháng khuẩn. 

Để giảm đau dạ dày nhanh nhất tại nhà, có thể trộn 1-2 thìa cà phê đinh hương xay với 1 thìa mật ong hàng ngày trước khi đi ngủ. Đối với các chứng buồn nôn, ợ chua có thể sử dụng trà đinh hương bằng cách hãm 1 thìa cà phê đinh hương trong khoảng 200ml nước sôi, uống từ từ, một đến hai lần trong ngày.

3.3.3. Hạt thì là giúp giảm đau dạ dày hiệu quả

Hạt thì là có chứa các chất thành phần có hoạt tính làm giảm chứng khó tiêu, giảm đầy hơi, và trung hòa acid dạ dày dư thừa, đặc biệt là 2 hoạt chất polyacetylenesanethole. Polyacetylenes có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, được sử dụng để làm lành vết thương rất hiệu quả. Anethole giúp giảm đau, giảm co thắt cơ trơn dạ dày, đồng thời cải thiện chức năng tiêu hóa.

Theo y học cổ truyền, nhai kỹ 2-3 hạt thì là khô sau bữa ăn là cách giảm đau dạ dày nhanh nhất tại nhà. Duy trì thói quen này khoảng vài tuần, các triệu chứng đau dạ dày, trào ngược sẽ được cải thiện rõ rệt. Ngoài ra, trà hạt thì là cũng có tác dụng tương tự.

3.3.4. Quế hỗ trợ giảm đau dạ dày nhanh nhất tại nhà

Quế chứa một số chất chống oxy hóa  giúp dễ tiêu hóa, giảm đau, kháng khuẩn, giảm nguy cơ bị kích ứng và tổn thương ở đường tiêu hóa. Các chất chống oxy hóa thường kể đến có trong quế bao gồm: eugenol, cinnamaldehyde, linalool. Quế còn chứa các hợp chất khác có tác dụng giảm các chứng đầy hơi, ợ hơi, chướng bụng và chuột rút. Chúng còn giúp trung hòa acid trong dịch vị, nâng độ pH dạ dày, làm giảm các chứng ợ nóng và khó tiêu.

Để giảm đau dạ dày nhanh nhất tại nhà, nên kết hợp quế với mật ong để  tăng hiệu quả điều trị viêm loét, đau dạ dày. Tuy nhiên, không nên sử dụng cách này khi bụng đói hoặc trước khi đi ngủ.

Cách giảm đau dạ dày nhanh nhất tại nhà 6

Cách giảm đau dạ dày nhanh nhất tại nhà bằng quế

Chữa đau dạ dày bằng bột quế và mật ong là một cách đơn giản, rất dễ thực hiện. Trộn đều khoảng một thìa bột quế với 2 thìa mật ong nguyên chất, dùng sau bữa sáng để làm dịu dạ dày. Bạn cũng có thể sử dụng hỗn hợp này thêm lần nữa sau bữa tối. Ngoài ra, có thể sử dụng các loại trà quế thay cho nước uống hàng ngày để giảm chứng khó tiêu.

Duy trì một lối sống khoa học, lành mạnh là cách tốt nhất để ngăn ngừa đau dạ dày và kiên trì áp dụng các mẹo trên là cách giảm đau dạ dày nhanh và hiệu quả nhất có thể áp dụng ngày tại nhà.

Trên đây là một vài cách giảm đau dạ dày nhanh chóng tại nhà. Nếu có thắc mắc cần được giải đáp, liên hệ Hotline 1800 6091 để được giải đáp và tư vấn chuyên sâu.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091