Bị Sình Bụng Là Gì, Những Cách Làm Giảm Sình Bụng Hiệu Quả

Bị Sình Bụng Là Gì, Những Cách Làm Giảm Sình Bụng Hiệu Quả

Bị sình bụng là từ ngữ mà người dân ta hay sử dụng về một loại bệnh đường tiêu hóa. Vậy nó có nghĩa là gì?

Ta biết rằng, dạ dày, ruột bình thường khi chứa khí, khí này được truyền nhanh chóng qua ruột non sau đó đến ruột kết (ruột già). Lượng khí có bình thường hay không phụ thuộc vào tác động của vi khuẩn ở đại tràng đối với thức ăn không tiêu hóa được đến đại tràng và khí đi qua ruột đến trực tràng, qua hậu môn và ra ngoài. Đối với người lớn, trung bình một ngày sẽ sản xuất ra 1-3 lít khí, được thải qua hậu môn 14 đến 23 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, khi lượng khí trở nên nhiều hơn bình thường, áp lực lên ổ bụng tăng kèm theo đó là sự gia tăng đường kính của ổ bụng. Đây được gọi là hiện tượng sình bụng.

Theo một báo cáo cho biết, 30% người bị hội chứng ruột kích thích (IBS) sẽ bị đầy hơi. 15% trong số này có hiện tượng bị sình bụng. Một cuộc khảo sát qua điện thoại báo cáo, có 16% người trưởng thành tại Hoa Kỳ bị sình bụng. Phụ nữ có nhiều khả năng bị đầy hơi hơn nam giới. Tỷ lệ phụ nữ sình bụng là 19%, trong khi tỷ lệ này ở nam giới là 10,5%.

Thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến sình bụng, giúp các bạn hiểu được bị sình bụng sẽ có các biểu hiện nào, những cách giải quyết khi bị sình bụng hiệu quả nhất.

van-de-chung-1

Vấn đề chung

1. Bị sình bụng là gì?

Sình bụng là một biểu hiện của rối loạn chức năng tiêu hóa, chẳng hạn như vấn đề về dạ dày, hội chứng ruột kích thích (IBS) và đặc trưng bởi sự gia tăng áp lực ổ bụng cùng với sự gia tăng rõ rệt về đường kính ổ bụng.

Khi bị sình bụng, về cơ bản sẽ có cảm giác nặng bụng chủ quan và căng tức bụng, đặc biệt là sau bữa ăn gây khó chịu và đau đớn, làm giảm chất lượng cuộc sống.

Theo một nghiên cứu khác của Mỹ, những bệnh nhân bị dạ dày, IBS và rối loạn chức năng tiêu hóa dễ bị đầy hơi và bị sình bụng, trong khi đó, sình bụng không đầy hơi phổ biến hơn ở những bệnh nhân bị táo bón.

bi-sinh-bung-2

Sình bụng, căng tức vùng bụng

2. Nguyên nhân gây sình bụng

Sình bụng xảy ra khi các chất khí hoặc chất lỏng tích tụ trong hệ tiêu hóa gây ra sự mở rộng đường kính của ổ bụng. Đây thường là một triệu chứng cảnh báo một bệnh lý tiềm ẩn nào đó hoặc tình trạng chức năng trong cơ thể bị rối loạn. Những người bị sình bụng thường mô tả nó là cảm giác đầy hơi, đầy bụng và đôi khi buồn nôn, đau hoặc có cảm giác bị chuột rút. Có hàng loạt nguyên nhân gây ra sình bụng, phổ biến nhất có thể kể đến là do tích tụ khí trong dạ dày, ruột non hoặc ruột kết (ruột già).

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng nguyên nhân chính gây nên hiện tượng bị sình bụng là do ăn quá nhiều, ăn những thực phẩm khó tiêu (thức ăn nhiều chất xơ; giàu tinh bột; nhiều chất béo; sử dụng thuốc lá, đồ uống có ga, rượu bia,…). Nguyên nhân thứ hai là do ăn không đúng cách: Ăn quá nhanh, nhai không kỹ, ăn không đúng bữa, đúng giờ, vừa ăn no đã nằm ngay, vừa ăn vừa xem tivi,…

Các nguyên nhân khác có thể gây nên sình bụng bao gồm:

  • Bệnh Crohn: là một bệnh lý viêm ruột có thể liên quan đến bất kỳ đoạn nào của đường tiêu hóa, kéo dài từ miệng đến hậu môn. Các triệu chứng thường bao gồm đau bụng, tiêu chảy (có thể ra máu nếu tình trạng viêm nhiễm nặng), sốt, sình bụng và sụt cân.
  • Viêm loét đại tràng: là một tình trạng lâu dài mà kết quả là bị viêm và loét tại khu vực ruột kết (ruột già) và trực tràng. Các triệu chứng chính của bệnh là đau bụng, tiêu chảy có lẫn máu, sình bụng, sụt cân, sốt.
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS): còn được gọi là hội chứng đại tràng co cứng, là một rối loạn chức năng tiêu hóa được đặc trưng bởi một nhóm các triệu chứng đi kèm với nhau như đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, sình bụng.
  • Tiểu đường: là nhóm các bệnh rối loạn chuyển hóa được đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao trong một thời gian dài.
  • Rối loạn tiêu hóa: còn được gọi là hiện tượng tiêu hóa. Các triệu chứng có thể bao gồm như đầy bụng trên, ợ chua, sình bụng, ợ hơi, đau bụng trên.
  • Táo bón: đề cập đến việc đi đại tiện không được. Các triệu chứng khác có thể như là đau bụng, bị sình bụng, cảm giác chưa thể đi đại tiện hoàn toàn. Phân bị giữ lại trong trực tràng có thể gây ra tình trạng khó thoát khí và làm chậm quá trình thải trừ của ruột.

>>>> Tìm hiểu ngay: 5 Cách Cực Hay Giải Quyết Nhanh Tình Trạng Đầy Bụng Táo Bón Ngay Tại Nhà

bi-sinh-bung-3

Hội chứng ruột kích thích

Trong một số trường hợp hiếm hoi, bị sình bụng có thể xảy ra ở những người không dung nạp sữa (không dung nạp lactose), nhiễm ký sinh trùng như giardia, bị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn, bệnh celiac, bệnh loét dạ dày tá tràng nặng, tắc ruột hoặc sau một số loại phẫu thuật bụng.

Suy tim và xơ gan cũng là những nguyên nhân phổ biến gây ra chứng bị sình bụng. Trong cả hai bệnh này, chất lỏng tích tụ trong bụng và tạo ra cảm giác no.

Bị sình bụng cũng có thể là một triệu chứng của ung thư buồng trứng. Phụ nữ dễ bị đầy bụng và thường được nhận biết bởi các triệu chứng này trong kỳ kinh nguyệt.

Một số loại thuốc chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm và chống co thắt có các tác dụng phụ như sình bụng, táo bón, đầy hơi.

Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng nuốt không khí trong khi ăn hoặc bị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản gây chậm làm rỗng dạ dày cũng dẫn đến bị sình bụng sau khi ăn.

Ở một số người quá mẫn cảm, bất kỳ lượng không khí nào cũng có thể gây ra sình bụng.

nguyen-nhan-4

Nguyên nhân gây sình bụng

Sình bụng còn có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác như:

  • Cổ trướng: là sự tích tụ bất thường các chất lỏng trong bụng. Các triệu chứng có thể bao gồm tăng kích thước bụng, tăng trọng lượng, cảm thấy khó chịu ở bụng và khó thở.
  • Capillaria philippinensis: là một loại giun tròn ký sinh gây bệnh giãn mao mạch.
  • Bệnh celiac: là một hội chứng rối loạn tự miễn lâu dài ảnh hưởng chủ yếu đến phần ruột non. Các triệu chứng hay gặp bao gồm các biểu hiện liên quan đến tiêu hóa như tiêu chảy mãn tính, sình bụng, kém hấp thu, chán ăn.
  • Cầu trùng: là một bệnh ký sinh trùng đường ruột do các ký sinh trùng nội bào gây ra.
  • Bệnh xơ nang: là một rối loạn di truyền ảnh hưởng chủ yếu đến phổi, nhưng cũng ảnh hưởng đến tuyến tụy, gan, thận và ruột.
  • Viêm túi thừa: cụ thể là viêm túi thừa đại tràng, là một bệnh đường tiêu hóa đặc trưng bởi các tình trạng viêm các túi bất thường. Các triệu chứng thường bao gồm đau bụng dưới đột ngột, sình bụng, tiêu chảy, táo bón.
  • Viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan: đây là một tình trạng hiếm gặp, đặc trưng bởi sự xâm nhập của bạch cầu ái toan lan tỏa hoặc loang lổ trong mô đường tiêu hóa.
  • Bệnh sán lá gan: là một bệnh nhiễm ký sinh do sán lá gan Fasciola hepatica và sán lá gan lớn Fasciola gigantica gây ra. Giai đoạn xâm lấn có các biểu hiện như sốt, khó chịu, đầy bụng, sình bụng.
  • Chứng dạ dày: là hội chứng liên quan đến khả năng nhu động của dạ dày, dẫn đến thức ăn và chất lỏng còn tồn đọng trong dạ dày trong một thời gian dài.
  • Do ký sinh trùng Giardiasis.
  • Nhiễm giun móc: là một bệnh nhiễm trùng bởi một loại ký sinh trùng đường ruột được gọi là giun mọc. Các triệu chứng của người bị nhiễm giun móc là đau bụng, tiêu chảy, sình bụng, sụt cân.
  • Sỏi thận: còn được gọi là sỏi niệu, là khi một mảnh vật chất rắn phát triển trong đường tiết niệu.
  • Kwashiorkor: là một hội chứng suy dinh dưỡng protein đặc trưng bởi phù nề và gan nhiễm mỡ.
  • Không dung nạp lactose.
  • Tắc ruột: là một sự tắc nghẽn cơ học hoặc chức năng của ruột ngăn cản sự chuyển độ bình thường của các thức ăn. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể nhận biết là đau bụng, nôn mửa, sình bụng.
  • Ung thư buồng trứng.
  • Bệnh gan đa nang.
  • Nhiễm trùng Pseudomonas aeruginosa.
  • Do vi khuẩn ruột non mà hội chứng phát triển quá mức.
  • Giun lươn.
  • Béo phì: Tăng cân nhanh chóng có thẻ làm trầm trọng thêm tình trạng sình bụng. Trong một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong 25% người tham gia nghiên cứu đã có hiện tượng sình bụng khi tăng cân.
  • Viêm phúc mạc.
  • Thai kỳ: Các dấu hiệu và triệu chứng của thai kỳ thay đổi theo từng giai đoạn. Một số triệu chứng có thể xuất hiện như mệt mỏi, đầy hơi, sình bụng.
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt: là sự kết hợp của những rối loạn về thể chất và cảm xúc xảy ra sau khi phụ nữ rụng trứng và kết thúc bằng kinh nguyệt.bi-sinh-bung-la-gi-va-nhung-cach-co-the-lam-giam-sinh-bung-hieu-qua
  • Bệnh Whipple: là một bệnh truyền nhiễm toàn thân hiếm gặp do vi khuẩn Tropheryma whipplei gây ra. Có các triệu chứng phổ biến như giảm cân, tiêu chảy, sình bụng.
  • Căng thẳng: Mối quan hệ giữa các bệnh tâm lý và sình bụng chưa được nghiên cứu đầy đủ. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng căng thẳng có thể góp phần làm tăng cảm giác sình bụng. Trong một nghiên cứu đã báo cáo rằng phụ nữ sình bụng thường xuyên có tiền sử trầm cảm và căng thẳng.

>>>> Đọc thêm: Nên Và Không Nên Ăn Gì Khi Bị Đầy Bụng – 13 Đáp Án Bạn Cần Nắm Rõ

3. Triệu chứng khi bị sình bụng

Bụng căng phồng là một thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ sự căng của vùng bụng. Hiện tượng này xảy ra là do sình bụng hoặc có thể là do đầy hơi. Tình trạng này xảy ra có thể liên quan đến tiêu hóa, chẳng hạn như kém hấp thu, không dung nạp lactose, hoặc rối loạn chức năng ruột như hội chứng ruột kích thích (IBS), táo bón. Bụng của bệnh nhân bị sình bụng có cảm giác phình to, như chứa đầy nước làm cho bệnh nhân thấy mệt mỏi, chán ăn, bỏ bữa.

Những biểu hiện thường gặp là xì hơi, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.

Bệnh nhân đối lúc còn cảm thấy buồn nôn, cảm thấy đau ở vùng bụng trên, có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón.

 bi-sinh-bung-5

Các triệu chứng bị sình bụng

4. Chẩn đoán khi bị sình bụng

Bước đầu tiên trong chẩn đoán là xác định căn nguyên của sình bụng. Sau khi chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác, bệnh nhân nên đi bệnh viện để khám một cách cẩn thận và sau đó thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán thích hợp. Điều quan trọng là phải loại trừ bất kỳ nguyên nhân bệnh lý gây đầy hơi, sình bụng như bệnh celiac hoặc bất kỳ rối loạn kém hấp thu khác, rối loạn chức năng đường ruột và tắc nghẽn đường ruột mãn tính.

Ngoài ra cần điều tra ngay sự xuất hiện của các dấu hiệu báo động như giảm cân, chảy máu trực tràng hoặc thiếu máu. Việc kiểm tra bệnh sử nên tập trung vào những thay đổi trong ngày, các thực phẩm sử dụng hàng ngày như các sản phẩm từ sữa, lúa mì, fructan, chất béo, chất xơ, carbohydrate là những chất mà khó tiêu hóa và hấp thu. Theo dõi thói quen đi đại tiện của bệnh nhân. Ghi chép lại những triệu chứng trùng lặp với hội chứng ruột kích thích, khó tiêu hoặc bị táo bón.

Khám sức khỏe có thể cho thấy vòng bụng tăng lên và phát hiện các triệu chứng tắc ruột. Tình trạng bị sình bụng có thể được đánh giá khách quan bằng chụp cắt lớp vi tính tự cảm ổ bụng, một thiết bị cấp cứu có thể đo liên tục vòng bụng của bệnh nhân. Các xét nghiệm khuyến khích thực hiện như công thức máu nếu nghi ngờ thiếu máu, xét nghiệm huyết thanh celiac (nếu dương tính, nên sinh thiết tá tràng), ổ bụng, chụp X-quang để loại trừ tắc nghẽn và kiểm tra hơi thở để chẩn đoán sự phát triển quá mức của vi khuẩn ở ruột non, kiểm tra tốc độ làm rỗng dạ dày, nội soi đại tràng.

bi-sinh-bung-6

Các cách chẩn đoán sình bụng

5. Cách khắc phục khi bị sình bụng

5.1. Điều trị tại nhà

Có nhiều nguyên nhân gây ra sình bụng, bạn có thể làm giảm bớt các triệu chứng của nó tại nhà.

Nếu bạn bị sình bụng do ăn quá nhiều, chỉ cần đợi thức ăn tiêu hóa là có thể giải quyết được vấn đề của bạn. Lượng thức ăn sẽ được tiêu hóa và khoảng 30 phút sau bữa ăn bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, hãy chia thành nhiều bữa ăn nhỏ hơn để dạ dày tiêu hóa thức ăn tốt hơn, giảm sự căng tức ở bụng. Ngoài ra, hãy nhai thật kỹ thức ăn. Thức ăn sẽ được tiêu hóa trước hết là từ miệng khi chúng ta nhai nhờ các enzyme phân giải có trong tuyến nước bọt. Do đó ăn chậm nhai kỹ sẽ giúp dạ dày dễ dàng tiêu hóa thức ăn hơn.

Nếu bạn sình bụng vì đầy hơi, hãy tránh ăn những thực phẩm được biết là gây đầy hơi. Một số loại thực phẩm có thể gây đầy hơi là các loại đậu và các loại rau họ cải như bông cải xanh và bắp cải. Hãy ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như sữa chua, rau diếp, các loại trái cây như cam, quýt, chuối. Nên tránh các loại đồ uống có gas và uống bằng ống hút vì nó làm tăng lượng không khí nuốt vào trong cơ thể. Ăn chậm, nhai chậm cũng có thể giúp bạn giảm nuốt không khí.

Tránh các sản phẩm từ sữa cũng có thể giúp giảm sình bụng ở những người không dung nạp lactose. Trong trường hợp bị Hội chứng ruột kích thích (IBS), giảm tình trạng căng thẳng và giảm lượng chất xơ trong bữa ăn đã được chứng minh là giúp làm giảm các triệu chứng khi sình bụng. Nếu bạn bị cổ trướng, nên nghỉ ngơi và giảm lượng natri nạp vào có thể giúp cơ thể bạn loại bỏ lượng chất lỏng dư thừa.

Tăng các hoạt động thể dục thể thao như đi bộ hay tập yoga làm kích thích nhu động ruột, giúp giải phóng các chất khí và chất lỏng dư thừa. Bạn có thể tìm một giáo viên để việc tập luyện có hiệu quả hơn.

Massage vùng bụng cũng giúp cho nhu động ruột được đẩy nhanh và đều đặn. 

Cách massage bụng tại nhà giúp giảm triệu chứng khi bị sình bụng như sau:

  • Đặt hai bàn tay tại vị trí xương hông phía bên phải.
  • Xoa tròn theo một chiều với một lực nhẹ từ lồng ngực phải sang khung xương sườn trái rồi đến xương hông bên trái.
  • Thực hiện động tác lặp lại nhiều lần đến khi bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

>>>> Xem thêm: Đầy Bụng Nên Làm Gì – Giải Đáp Những Thắc Mắc Thường Gặp

bi-sinh-bung-7

Cách massage vùng bụng khi bị sình bụng

5.2. Điều trị y tế

Nếu nghỉ ngơi và giảm lượng natri trong chế độ ăn uống không có tác dụng làm giảm các triệu chứng thì các bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc lợi tiểu.

Thuốc lợi tiểu sẽ giúp thận của bạn loại bỏ đi nhiều chất lỏng gây sình bụng. Trong một số trường hợp hiếm hoi, nhiễm trùng có thể phát triển trong dịch cổ trướng. Nếu điều này xảy ra, bạn sẽ cần phải điều trị nghiêm ngặt bằng thuốc kháng sinh.

Hiện nay không có nhiều phương pháp điều trị y tế để giảm bị sình bụng ở những người bị Hội chứng ruột kích thích (IBS) và không dung nạp lactose.

Bị cổ trướng thường là một trong những triệu chứng của một bệnh khác tiềm ẩn trong cơ thể, như xơ gan. Bạn nên đến gặp các bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể. 

Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu sình bụng kèm theo bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Đau bụng dữ dội hoặc kéo dài.
  • Phân lẫn máu,sẫm màu, trông như hắc ín.
  • Có biểu hiện sốt cao.
  • Bị tiêu chảy.
  • Chứng ợ chua trở nên tồi tệ, trầm trọng hơn.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Giảm cân không giải thích được.

Sình bụng là một triệu chứng tiêu hóa thường gặp, biểu hiện bởi sự căng tức ở vùng bụng, cảm giác bụng căng phồng. Sình bụng thường đem đến cảm giác khó chịu cho người bị mắc phải khiến cho việc điều trị cũng gặp phải nhiều trở ngại. Đối tượng nào cũng có thể bị sình bụng. Thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng những thông tin chi tiết về sình bụng là gì, các nguyên nhân gây nên sình bụng, triệu chứng dấu hiệu nhận biết sình bụng gồm những gì, các phương pháp chẩn đoán sình bụng và những cách khắc phục khi bị sình bụng sẽ hữu ích với bạn, giúp cho bạn có thể xử trí sình bụng một cách hiệu quả nhất.

Liên hệ HOTLINE 1800.6091 để nhận được những tư vấn từ Scurma Fizzy miễn phí.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091