Top 5 Cách Chữa Trị Đầy Bụng Khó Tiêu Táo Bón Đơn Giản Tại Nhà

Top 5 Cách Chữa Trị Đầy Bụng Khó Tiêu Táo Bón Đơn Giản Tại Nhà

Đầy bụng khó tiêu táo bón là triệu chứng thường gặp phải ở nhiều đối tượng khác nhau. Các triệu chứng này tuy không nguy hiểm nhưng chúng luôn mang đến cho người bệnh cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống sinh hoạt và công việc. Các triệu chứng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và tùy từng nguyên nhân có các chữa trị tương ứng. Bạn hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu chi tiết hơn về các triệu chứng này và top 5 cách chữa trị đơn giản có thể áp dụng tại nhà thông qua bài viết dưới đây.

day-bung-kho-tieu-tao-bon1

Triệu chứng đầy bụng khó tiêu táo bón là gì ?

1.Triệu chứng đầy bụng khó tiêu táo bón là gì ?

Đầy bụng là tình trạng cơ thể bị tích tụ khí và thức ăn bên trong quá mức. Bình thường bụng chứa các cơ quan tiếp nhận và tiêu hóa thức ăn, khi các vật chất tích lại quá mức trong thời gian kéo dài sẽ gây cảm giác khó chịu cho cơ thể.

Khó tiêu là trạng thái thực ăn sau khi đưa vào thực quản, xuống dạ dày và tá tràng nhưng không được tiêu hóa đúng cách, đúng thời gian, gây ra tồn đọng thức ăn, rối loạn chức năng đường tiêu hóa kèm theo các biểu hiện đau bụng, ợ hơi, ợ chua,…

Táo bón là tình trạng không đi ngoài trên 3 ngày, phân có tính chất rắn, người bệnh có cảm giác khó đi ngoài và thường kèm theo cảm giác đau rát hậu môn khi đi ngoài.

2.Nguyên nhân dẫn đến đầy bụng khó tiêu táo bón

Nguyên nhân dẫn đến tình tình trạng đầy bụng khó tiêu táo bón chủ yếu xuất phát từ chế độ ăn uống không khoa học và thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc cũng có thể là biểu hiện triệu chứng của các bệnh lý đường tiêu hóa.

  • Chế độ ăn uống nhiều thực phẩm khó tiêu như: nhiều chất béo, quá nhiều tinh bột, uống đồ uống có gas, cồn, rượu bia,…ảnh hưởng xấu đến chức năng hệ tiêu hóa. Ít ăn chất xơ, các loại trái cây,…
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh: ăn quá nhanh, nhai không kỹ, nằm ngay sau khi ăn, ăn quá no.
  • Lo lắng, căng thẳng quá mức và kéo dài cũng gián tiếp góp phần gây ra tình trạng đầy bụng khó tiêu táo bón.
  • Các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản cũng dẫn đến các biểu hiện đầy bụng khó tiêu táo bón
  • Hệ thống vi khuẩn đường ruột hoạt động kém, thức ăn được tiêu hóa chậm trễ sinh ra đầy hơi, chướng bụng
  • Một số thuốc tây loại kháng sinh, thuốc huyết áp, tiểu đường cũng gây ra tác dụng phụ đầy bụng khó tiêu táo bón.

>>>Xem thêm: Đầy Bụng Nên Làm Gì Và Những Thắc Mắc Thường Gặp

3. Mẹo vặt chữa đầy bụng khó tiêu táo bón tại nhà

3.1. Chườm nóng

day-bung-kho-tieu-tao-bon2

Chườm nóng giúp giảm tình trạng đầy bụng khó tiêu táo bón

Chườm nóng giúp máu lưu thông tốt hơn đến vùng bụng, hoạt động co bóp vùng cơ bụng được tăng cường, cải thiện hoạt động tiêu hóa, giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Bạn có thể sử dụng miếng gạc ấm hoặc túi chườm nhiệt để thực hiện chườm nóng vùng bụng, tuy nhiên cần lưu ý nhiệt độ phù hợp tránh bỏng da. Nếu bạn không có túi chườm nhiệt, bạn có thể đơn giản sử dụng vải thấm nước nóng và xoa đều quanh vùng bụng. Nếu tình trạng đầy bụng, khó tiêu kèm theo táo bón, bạn có thể kết hợp tắm nước muối Epsom.

3.2. Tập yoga

Một số động tác yoga sẽ giúp bạn thoát khỏi nhanh tình trạng đầy bụng khó tiêu táo bón. Các bài tập như sau:

Bài tập 1: Tư thế cánh cung

day-bung-kho-tieu-tao-bon3

Tư thế cánh cung – động tác Yoga giúp giảm đầy bụng khó tiêu táo bón

Nằm úp người trên thảm, duỗi thẳng 2 tay và chân. Gập 2 đầu gối lại  đồng thời từ từ đưa phần thân trên lên, 2 tay giữ lấy mắt cá chân tạo thành tư thế như hình cánh cung. Hít thở sâu và đếm 5 nhịp rồi thả lỏng cơ thể, trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại động tác 10 lần.

Bài tập 2: Tư thế thả khí

Nằm ngửa trên thảm. Co 2 đầu gối lên đồng thời đưa 2 tay đan vào nhau ôm gối ép vào ngực. Đung đưa đầu gối một cách nhịp nhàng qua trái rồi qua phải. Trở về tư thế ban đầu, nghỉ vài giây rồi lập lại động tác trên 10 lần.

3.3. Sử dụng Gừng

day-bung-kho-tieu-tao-bon4

Sử dụng gừng để giảm tình trạng đầy bụng khó tiêu táo bón

Gừng được dân  gian truyền miệng có tác dụng chữa trị các triệu chứng gây ra bởi các bệnh lý liên quan đường tiêu hóa. Các nghiên cứu khoa học cho thấy trong gừng chứa các hoạt chất hydrocarbon sesquiterpenic, monoterpenic, tinh dầu và các nhóm chất cay như zingeron, shogaol, zingerol, gingerol giúp giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi,….cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, ổn định đường ruột. Gừng được sử dụng theo các cách sau:

Cách 1: Ngậm vài lát gừng sống

Chuẩn bị củ gừng tươi, rửa sạch, gọt vỏ và thái thành từng lát mỏng, sau đó ngậm vài lát gừng sống để hoạt chất thấm vào làm giảm triệu chứng. Nếu triệu chứng không thuyên giảm, người bệnh có thể nhai thêm vài lát gừng với muối để hoạt chất thấm tốt hơn, tăng hiệu quả của phương pháp.

Cách 2: Uống trà gừng

Chuẩn bị một củ gừng nhỏ, rửa sạch, gọt vỏ, thái thành từng lát mỏng. Đun sối 100ml nước, cho vào cốc rồi thêm gừng vào cốc. Đậy kín trong 5 phút thì có thể dùng. Uống ngay khi còn ấm và uống thành từng ngụm. Duy trì thói quen uống trà gừng hằng ngày sẽ giúp giảm đáng kể triệu chứng, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa của cơ thể.

Cách 3: Uống trà gừng kết hợp với mật ong và trà xanh

Nếu tại nhà bạn có sẵn mật ong và trà xanh thì bạn nên áp dụng theo cách này, do phương pháp này vừa giúp giảm các triệu chứng vừa cung cấp cho cơ thể các vitamin và chất chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch cơ thể. Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị 3 – 4 lá trà xanh, 1 củ gừng và mật ong nguyên chất. Trà xanh và gừng đem rửa sạch, gừng gọt vỏ và thái thành từng lát mỏng. Nấu trà xanh, gừng với 200ml nước đến khi nước sôi thì lọc bỏ lá trà, rót nước vào ly. Cho khoảng 1 thìa mật ong nguyên chất vào ly, khuấy đều đến khi hỗn hợp hòa quyện thì có thể dùng.

Cách 4: Kết hợp gừng tươi, mật ong và chanh

Cách làm này vừa giảm các triệu chứng vừa tạo ra thức uống thơm ngon bổ dưỡng. Cách thực hiện như sau: Gừng đem rửa sạch, gọt vỏ, cho vào máy sinh tố xay nhuyễn hoặc giã nát bằng cối. Đun sôi khoảng 200ml nước, sau đó cho gừng vào vào khuấy đều trong 5 phút. Thêm mật ong nguyên chất và chanh vào khuấy đều đến khi hòa quyện rồi uống. Uống thành từng ngụm nhỏ, sau 10 – 15 phút sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm đáng kể.

Cách 5: Túi chườm gừng

Chuẩn bị khoảng 400g gừng tươi đem rửa sạch, nghiền nhỏ và vắt lấy nước. Cho phần bã  gừng vào nồi đun nóng rồi đổ ra khăn mịn sạch, bọc lại. Đợi cho nhiệt độ nguội bớt rồi đắp khăn lên bụng, xoa đều vùng bụng theo chiều kim đồng hồ. Nếu bã đã nguội thì tiếp tục cho vào nồi, thêm chút nước gừng, đun nóng lên rồi lại đắp tiếp. Kiên trì thực hiện mỗi tối 1 lần, mỗi lần khoảng 30 phút sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm.

>>>Xem thêm: Làm Thế Nào Để Hết Đầy Bụng Nhanh Chóng Hiệu Quả

3.4. Sử dụng nghệ

day-bung-kho-tieu-tao-bon5

Nghệ tác động tích cực lên hệ tiêu hóa, giảm đầy bụng khó tiêu táo bón

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, nghệ chứa thành phần hoạt chất gồm curcumin có tác dụng kháng viêm, thúc đẩy tái tạo phục hồi vết loét đồng thời curcumin giúp lợi mật, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, giảm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng do chức năng dạ dày suy giảm. Ngoài ra, trong nghệ chứa các chất chống oxy hóa giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do, bảo vệ các tế bào trong cơ thể và tăng cường chức năng miễn dịch. Người bệnh có thể sử dụng nghệ theo những cách sau để giảm triệu chứng đầy bụng khó tiêu táo bón.

Cách 1: Sử dụng tinh bột nghệ

So với nghệ tươi thì tinh bột nghệ tiện dụng hơn, không mất nhiều thời gian sơ chế, đồng thời, dạng tinh bột nghệ có hàm lượng tinh chất tinh khiết hơn, sinh khả dụng cao hơn, mang lại hiệu quả cải thiện rõ rệt trong thời gian ngắn áp dụng. Cách thực hiện: Cho khoảng 2 thìa tinh bột nghệ vào ly, thêm 250ml nước ấm vào và khuấy đều đến khi tan hết, để dễ uống hơn bạn có thể thêm một ít mật ong để tạo hương vị. Uống khi còn ấm và uống thành từng ngụm.

Cách 2: Nghệ ngâm mật ong

Phương pháp kết hợp 2 dược liệu này được nhiều người áp dụng với nhiều công dụng kèm theo như kháng khuẩn, tiêu viêm, hỗ trợ hồi phục vùng niêm mạc bị tổn thương. Cách thực hiện: Chuẩn bị 100g nghệ tươi và 200ml mật ong nguyên chất. Củ nghệ sau khi được rửa sạch, thái thành từng lát mỏng cho vào bình thủy tinh, đổ mật ong nguyên chất vào bình sao cho tràn ngập phần nghệ, đậy nắp kín và bảo quản nơi khô ráo thoáng mát trong 15 ngày thì có thể dùng. Mỗi lần sử dụng khoảng 3 – 4 muỗng nghệ ngâm mật ong ăn trực tiếp hoặc pha với nước ấm để uống. Duy trì thực hiện 1 -2 lần/ ngày trong 2 tháng sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.

Cách 3: Sữa nghệ

Sữa nghệ giúp giảm thiểu triệu chứng, cải thiện giấc ngủ cho người bệnh đồng thời cung cấp cho cơ thể hàm lượng lớn protein, nguồn năng lượng dồi dào và các khoáng chất cần thiết. Cách thực hiện: Pha 200ml sữa với nước ấm 50 độ  C, sau đó cho 1 thìa tinh bột nghệ vào sữa và khuấy đều đến khi tan hết. Uống sữa nghệ khi còn ấm để đạt hiệu quả cao nhất

Cách 4: Kết hợp nghệ và sữa chua

Sữa chua cung cấp các lợi khuẩn đường ruột giúp cải thiện hoạt động tiêu hóa của cơ thể, do đó kết hợp nghệ với sữa chua làm tăng hiệu chữa trị, giảm đáng kể các triệu chứng đầy bụng khó tiêu táo bón. Cách thực hiện: Chuẩn bị một hũ sữa chua và 1 muỗng tinh bột nghệ, trộn sữa chua và tinh bột nghệ với nhau đến khi đều thì ăn trực tiếp. Người bệnh có thể cho thêm một ít ngủ cốc như gạo lứt, yến mạch, hạnh nhân,… ăn kèm để bổ sung năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể.

3.5. Sử dụng tỏi

su-dung-toi

Sử dụng tỏi chữa đầy bụng khó tiêu táo bón

Tỏi là một gia vị quen thuộc hằng ngày thường được bổ sung vào món ăn để gia tăng mùi vị, ngoài ra tỏi cũng được áp dụng trong nhiều bài thuốc dân gian chữa trị các bệnh lý liên quan đường tiêu hóa. Các nghiên cứu khoa học cho thấy tỏi chứa Allicin là hoạt chất có đặc tính kháng khuẩn cao, tinh dầu tỏi chứa nhiều loại vitamin, aliin fitonxit kích thích hệ tiêu hóa tốt. Tỏi băm nhuyễn giúp phân hủy lượng khí được sản sinh trong quá trình tiêu hóa, giảm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng hiệu quả. Tỏi được sử dụng theo nhiều cách như sau:

Cách 1: Ăn tỏi sống

Ăn tỏi sống là cách đơn giản nhất, không mất nhiều thời gian, đồng thời đảm bảo các hoạt chất trong tỏi không bị phân hủy bởi nhiệt độ. Người bệnh thực hiện bóc vỏ tỏi, băm nhuyễn và để ngoài không khí khoảng 10 phút rồi dùng, lúc này hợp chất allin sẽ chuyển hóa thành allicin mang đến hiệu quả tốt hơn cho đường ruột.

Cách 2: Uống nước ép tỏi

Nước tỏi ép lưu giữ được các tinh chất cần thiết mang khả năng kháng khuẩn cao, giúp phân hủy lượng khí sinh ra trong quá trình tiêu hóa, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa. Cách thực hiện: Chuẩn bị khoảng 2 -3 củ tỏi, bóc vỏ rồi đem ép thành nước, lọc bỏ phần bã giữ lấy phần nước cốt. Sử dụng phần nước cốt này 1 -2 lần/ ngày đều đặn vào 2 buổi sáng và tối.

Cách 3 : Uống rượu tỏi

Rượu tuy là chất kích thích có hại cho dạ dày, tuy nhiên khi được phối hợp với các loại dược liệu thích hợp sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho cơ thể. Kết hợp rượu và tỏi giúp giảm thiểu đáng kể các triệu chứng đầy bụng, ợ hơi, ăn không tiêu,… tác động tích cực đến chức năng hệ tiêu hóa. Cách thực hiện: Chuẩn bị khoảng 50g tỏi tươi, bóc sạch vỏ và xay nhuyễn rồi cho vào lọ thủy tinh, thêm 200ml rượu trắng vào ngập phần tỏi, đậy kín, đem bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát sau khoảng 2 – 3 tuần thì có thể sử dụng. Sử dụng liên tục 3 – 4 ngày, mỗi lần dùng 1 thìa rượu tỏi sẽ thấy triệu chứng giảm thiểu đáng kể.

Cách 4: Tỏi ngâm mật ong

Kết hợp tỏi và mật ong làm gia tăng hiệu quả của 2 dược liệu giảm thiểu nhanh các triệu chứng đầy bụng khó tiêu táo bón, đồng thời thúc đẩy làm lành các vết loét ở bệnh nhân loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Cách thực hiện: Chuẩn bị khoảng 15g tỏi tươi, bóc vỏ và để nguyên thành từng tép cho vào lọ thủy tinh, thêm 100ml mật ong nguyên chất vào ngập phần tỏi, đậy nắp, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát sau 3 tuần thì có thể sử dụng. Ăn 2-3 lần/ ngày và duy trì 3 – 4 ngày để thấy hiệu quả, giảm thiểu triệu chứng và cải thiện chức năng tiêu hóa.

4. Phòng tránh đầy bụng khó tiêu táo bón như thế nào ?

Dân gian có câu “ phòng bệnh hơn chữa bệnh” do đó, ngay khi bạn chưa mắc phải các triệu chứng thì hãy ưu tiên phòng tránh nó. Các bệnh lý liên quan đường tiêu hóa chủ yếu xuất phát từ thói quen ăn uống và sinh hoạt kém khoa học. Vì vậy nếu xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh, ăn uống hợp lý, đúng cách, bạn sẽ dễ dàng phòng tránh, ngăn ngừa được các triệu chứng khó chịu, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.

  •       Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể mỗi ngày: Nước lọc là yếu tố giúp cơ thể được thanh lọc, giải nhiệt, điều hòa hoạt động cũng như hỗ trợ dạ dày và đường ruột làm việc tốt hơn. Do đó bạn cần bổ sung nước cho cơ thể đầy đủ mỗi ngày, tránh tình trạng thiếu nước, mất nước.
    bo-sung-nuoc

    Luôn luôn bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể

  •       Ăn uống khoa học: Bạn nên xây dựng một thời gian biểu ăn uống hợp lý và tuân thủ ăn uống đúng giờ giấc với khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, cần cho vào thực đơn hằng ngày nhiều loại rau xanh, rau củ quả tươi để cải thiện hoạt động tiêu hóa. Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tràn đầy năng lượng thì hệ tiêu hóa cũng hoạt động tốt hơn, giảm thiểu tình trạng đầy bụng khó tiêu táo bón.
  •       Từ bỏ các thói quen xấu sau khi ăn: Để cơ thể có thể thư giãn sau khi ăn, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, bạn nên tránh các hoạt động mạnh hoặc tập thể dục ngay sau đó, thay vào đó bạn nên ngồi nghỉ ngơi hoặc đi tản bộ nhẹ nhàng. Ngoài ra, không nên nằm ngay sau khi ăn, điều này sẽ làm ngưng trệ hoạt động tiêu hóa gây ra triệu chứng chướng bụng, ăn không tiêu ảnh hưởng xấu đến chức năng dạ dày.
  •       Tránh xa các thức ăn khó tiêu hóa: Các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, do đó cần hạn chế, loại bỏ các loại thức ăn này trong thực đơn mỗi ngày.
  •       Rèn luyện sức khỏe, tập thể dục thể thao: Tích cực rèn luyện bản thân bằng cách luyện tập thể dục thể thao hằng ngày, giúp điều hòa hoạt động cơ thể, giải tỏa căng thẳng sau ngày làm việc mệt mỏi đồng thời giúp bạn có một thân hình cân đối hơn.
  •       Không mặc quần áo bó sát hoặc quá chật: Quần áo chật và bó sát làm tăng áp lực lên vùng bụng, khiến hoạt động tiêu hóa kém đi, do đó nên loại bỏ ngay các loại quần áo này khỏi tủ đồ của bạn.
  •       Hạn chế rượu bia, thuốc lá: đây đều là các chất kích thích ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn, do đó bạn nên học cách từ bỏ hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng chúng để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
    ruou-bia-va-thuoc-la

    Hạn chế rượu bia và thuốc lá

  •       Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, luôn giữ tinh thần lạc quan thoải mái, tránh căng thẳng quá mức và kéo dài
  •       Không nên thức khuya

>>>Xem thêm: Đầy Bụng Uống Gì Và Các Loại Đồ Uống Tốt Nhất Hiệu Quả Cao

Kết luận: Bài viết đã làm rõ các nguyên nhân dẫn đến bạn mắc phải triệu chứng đầy bụng khó tiêu táo bón, từ đó đưa ra những lời khuyên giúp bạn phòng tránh ngăn ngừa để không mắc phải các triệu chứng này. Nếu bạn là người đang mắc phải các triệu chứng này thì cũng có thể áp dụng ngay 5 phương pháp được giới thiệu trong bài viết để chữa trị ngay, giảm thiểu triệu chứng, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa. Liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được đội ngũ bác sĩ dược sĩ tư vấn chi tiết hơn về tình trạng đầy bụng khó tiêu táo bón của bạn.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091