Các Bài Thuốc Và Cây Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Nhất
Đau dạ dày là một trong các bệnh đường tiêu hóa thường gặp ngày nay. Bệnh xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, không chỉ người cao tuổi mà tỷ lệ người trẻ mắc bệnh đau dạ dày hiện nay càng ngày càng gia tăng. Bệnh cần được theo dõi và phát hiện sớm các triệu chứng để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hợp lý. Đau dạ dày cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của các bệnh lý nghiêm trọng đường tiêu hóa. Việc sử dụng thuốc tân dược điều trị đau dạ dày khá phổ biến do tác dụng điều trị bệnh nhanh. Hiện nay, để đảm bảo tính an toàn, nhưng vẫn mang lại hiệu quả tốt, việc sử dụng các cây chữa đau dạ dày cũng là một trong các phương pháp được lựa chọn. Vậy các bài thuốc và cây chữa đau dạ dày là gì?
1. Bệnh đau dạ dày, nguyên nhân và triệu chứng
– Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương, đặc trưng bởi các cơn đau, có thể đau dữ dội hoặc đau âm ỉ, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, đối tượng mắc bệnh,…
1.1 Triệu chứng đau dạ dày
– Triệu chứng của đau dạ dày khá dễ nhận biết. Các triệu chứng đặc trưng của đau dạ dày bao gồm:
+ Đau vùng thượng vị: Đau vùng trên rốn, đặc điểm cơn đau tùy thuộc từng người bệnh có thể khác nhau, nhưng thường xuất hiện khi quá no hoặc quá đói.
+ Ợ chua, ợ hơi do chức năng tiêu hóa bị rối loạn làm thức ăn bị ứ đọng, lên men sinh hơi trong dạ dày.
+ Ở một số bệnh nhân có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như nôn, buồn nôn, chảy máu tiêu hóa, đi ngoài phân đen,…
1.2 Nguyên nhân đau dạ dày
– Do các bệnh lý trong dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng, phần lớn liên quan đến H. Pylori.
– Do sự không hợp lý trong chế độ ăn uống, sinh hoạt.
– Do ngộ độc thực phẩm.
– Do stress, căng thẳng ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở đường tiêu hóa và gây đau.
– Nặng hơn đau dạ dày là biểu hiện của bệnh ung thư dạ dày.
– Theo Thạc sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thành Vinh (Trưởng khoa Ung bướu – Bệnh viện Thanh Nhàn – Thành phố Hà Nội): “Nếu không điều trị đau dạ dày kịp thời và triệt để có thể gây xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày,…”.
>>>>>> Tìm hiểu thêm: Triệu Chứng Nhận Diện Bệnh Đau Dạ Dày, Nguyên nhân Và Các Biến Chứng Có Thể Gặp
2. Cây chữa đau dạ dày
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc tân dược để điều trị bệnh đau dạ dày. Một biện pháp khác cũng có thể được cân nhắc lựa chọn là sử dụng các loại cây chữa đau dạ dày. Các cây chữa đau dạ dày khá quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày, tuy nhiên ít ai biết đến tác dụng trị bệnh của các loại dược liệu này. Vậy các cây chữa đau dạ dày là gì?
2.1 Cây chữa đau dạ dày Gừng
– Gừng là loại gia vị được sử dụng khá phổ biến trong chế độ ăn hàng ngày. Trong nhiều món ăn, gừng là nguyên liệu không thể thiếu giúp mang lại hương vị đặc trưng. Ngoài ra, ít ai biết gừng cũng là cây chữa đau dạ dày hiệu quả với rất nhiều công dụng.
– Gừng có tính ấm, trong thành phần chủ yếu chứa gingerol, shogaol,… Đây đều là những thành phần có hoạt tính kháng khuẩn, được coi là những kháng sinh tự nhiên.
Sử dụng gừng thường xuyên, hợp lý sẽ giúp ức chế acid dịch vị dạ dày, kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn, ức chế quá trình viêm; do đó gừng là cây chữa đau dạ dày, đầy hơi, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh.
– Gừng còn chứa nhiều vitamin như vitamin C, các vitamin nhóm B,… giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
– Cách sử dụng:
+ Bổ sung các món ăn có gừng vào trong khẩu phần ăn hàng ngày.
+ Uống trà gừng: Lấy 3 – 4 g Gừng rửa sạch, thái lát mỏng, hãm trà uống hàng ngày.
+ Gừng và giấm gạo: Gừng rửa sạch, để ráo nước rồi thái lát mỏng. Sau đó, ngâm với giấm gạo (đổ giấm gạo vừa ngập mặt gừng). Đậy kín, để nơi khô ráo khoảng 1 tuần. Mỗi ngày nhai 2 – 3 lát gừng ngâm giấm gạo, nuốt từ từ sẽ giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày.
>>>>>>> Đọc thêm: Mách Bạn Một Vài Mẹo Gừng Giảm Đau Dạ Dày Hiệu Quả, An Toàn Và Đơn Giản
2.2 Cây chữa đau dạ dày Trầu không
– Nhai trầu không từ xa xưa đã là một thói quen, phong tục trong đời sống hàng ngày vì người xưa quan niệm nhai trầu không giúp thơm miệng, trắng răng, khử mùi,…
– Thành phần trầu không chứa hàm lượng cao tanin và betel-phenol là những chất có khả năng sát khuẩn, kháng khuẩn rất tốt. Với hệ tiêu hóa, trầu không giúp diệt các vi khuẩn gây bệnh, nhanh làm liền các vết loét; do đó trầu không được sử dụng làm cây chữa đau dạ dày khá hiệu quả.
– Cách sử dụng: Trong trường hợp không nhai trực tiếp được lá trầu không do mùi nồng, có thể áp dụng phương pháp sau:
+ Lấy khoảng 3 – 4 lá trầu không, rửa sạch rồi vò nhẹ nhàng. Đun sôi khoảng 500 ml nước nóng, cho lá trầu không vào hãm. Chú ý, không nên hãm quá lâu do lá trầu không hãm lâu, mùi khá nồng khó uống. Nước trầu không nên uống trong ngày. Cần duy trì uống lá trầu không trong thời gian khoảng 1 tháng sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh.
2.3 Cây chữa đau dạ dày Cúc hoa
– Cúc hoa được sử dụng khá thông dụng dưới dạng trà hoa cúc do có tác dụng an thần gây ngủ khá rõ rệt. Ngoài ra Cúc hoa cũng là cây chữa đau dạ dày, được sử dụng để cải thiện các triệu chứng đầy bụng, buồn nôn, giảm bớt các cơn đau của bệnh.
– Cách sử dụng:
+ Sử dụng Cúc hoa tươi, hoặc có thể rửa sạch cúc hoa, phơi khô để sử dụng dần.
+ Lấy khoảng 2g Cúc hoa đem hãm với nước sôi, khoảng 5 phút. Nên uống trà cúc hoa lúc ấm, uống trước bữa ăn sẽ giúp tăng hiệu quả giảm đau dạ dày của cúc hoa.
2.4 Cây chữa đau dạ dày Lá và búp ổi
– Ổi là loại trái cây quen thuộc, giàu các chất chống oxy hóa, vitamin C, kali và chất xơ. Những thành phần này được rất nhiều nghiên cứu khoa học chứng mình là rất tốt cho sức khỏe.
– Lợi ích của ổi:
+ Giảm bớt lượng đường huyết, khả năng kiểm soát đường huyết được cải thiện rõ rệt và tình trạng kháng insulin cũng giảm đi
+ Cải thiện sức khỏe tim mạch: Ổi chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin, kali và chất xơ giúp giảm huyết áp, giảm lượng cholesterol xấu LDL và tăng lượng cholesterol tốt HDL, cải thiện sức khỏe tim mạch.
+ Tác dụng chống co thắt cơ trơn ở tử cung – nguyên nhân gây ra cơn đau bụng kinh.
+ Hỗ trợ nhu động ruột và phòng ngừa chứng táo bón do giàu chất xơ.
+ Hàm lượng chất chống oxy hóa cao trong ổi có thể có tác dụng chống ung thư.
+ Tăng cường hệ thống miễn dịch do giàu vitamin C.
– Ngoài ra, ít ai biết được rằng ổi cũng là cây chữa đau dạ dày hiệu quả. Lá ổi và búp ổi có tác dụng kháng khuẩn, ức chế dạ dày tiết acid dịch vị, kích thích co bóp dạ dày tiêu hóa thức ăn.
– Cách sử dụng:
+ Lá và búp ổi sau khi rửa sạch, thái nhỏ rồi đem sao vàng với gạo lứt. Có thể sao lượng nhiều, bảo quản nơi khô ráo để sử dụng nhiều lần. Lá và búp ổi sao với gạo lứt, đem sắc với nước, lọc lấy phần nước uống trong ngày trước bữa ăn.
2.5 Cây chữa đau dạ dày Đu đủ
– Đu đủ là cây chữa đau dạ dày, cải thiện triệu chứng đầy bụng, rối loạn tiêu hóa,… Trong đu đủ, chứa papain giúp kích thích tiêu hóa thức ăn. Đặc biệt trong các bệnh lý đau dạ dày, chức năng tiêu hóa không tốt khiến thức ăn bị ứ trệ gây đầy bụng, khó tiêu. Việc ăn đu đủ thường xuyên sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu này. Ngoài ra, đu đủ cũng là loại trái cây bổ dưỡng chứa nhiều vitamin A, vitamin C,… cho cơ thể.
– Cách sử dụng: Có thể bổ sung đu đủ hằng ngày, ăn tráng miệng hoặc xay làm sinh tố cũng khá hợp lý.
>>>>>>> Xem thêm: Dùng Hoa Đu Đủ Đực Chữa Bệnh Đau Dạ Dày Đúng Cách
2.6 Cây chữa đau dạ dày Lá bàng non
– Trong thành phần của lá bàng non, người ta đã tìm thấy hàm lượng cao tanin, flavonoid,… những thành phần này đều có tác dụng rất tốt trên hệ tiêu hóa, giúp kích thích tiêu hóa thức ăn, giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu – một trong các nguyên nhân gây đau dạ dày. Ngoài ra, flavonoid trong lá bàng non còn giúp nhanh lành các vết thương ở bệnh loét dạ dày tá tràng.
– Cách sử dụng:
+ Chọn khoảng 5 – 6 lá bàng non (chọn lá tươi), rửa sạch, ngâm khoảng 10 phút với nước muối loãng. Sau đó, vớt ra để ráo, cắt nhỏ. Đem lá bàng non sắc với nước, đun sôi 5 phút, lọc lấy phần nước, sử dụng trong ngày sẽ giúp giảm các cơn đau dạ dày.
3. Các bài thuốc từ cây chữa đau dạ dày
Y học dân gian từ xa xưa đã truyền lại khá nhiều bài thuốc từ cây chữa đau dạ dày. Scurma Fizzy xin giới thiệu một số bài thuốc hiệu quả trong việc điều trị đau dạ dày:
* Bài thuốc số 1:
– Chủ trị đau dạ dày do acid dịch vị tăng, táo bón, nôn ra nước chua hoặc nước xanh; bụng sôi,…
– Thành phần: Ngõa bàng tử (luyện) 30 g, Sài hồ 10 g, Trần bì 10 g, Bán hạ 10 g, Hoàng cầm 12 g, Trúc nhự 12 g, Xích thược 20 g, Đại hoàng 6 g, Gừng 6 g.
– Tiến hành: Sắc với nước 15 phút. Lọc lấy phần nước thuốc. Phần bã, thêm nước, sắc tiếp 15 phút. Lọc, bỏ bã. Ngày uống 1 thang.
* Bài thuốc số 2:
– Chủ trị đau dạ dày, đầy bụng, buồn bực, khó chịu, buồn nôn.
– Thành phần: Sài hồ 10 g, Bán hạ 10 g, Hoàng cầm 12 g, Trúc nhự 12 g, Gừng 6 g, Trần bì 6 g, Long đảm thảo 2 g, Đại hoàng 1 g.
– Tiến hành: Sắc với nước 15 phút. Lọc lấy phần nước thuốc. Phần bã, thêm nước, sắc tiếp 15 phút. Lọc, bỏ bã. Ngày uống 1 thang.
* Bài thuốc số 3:
– Chủ trị: Đau dạ dày, buồn nôn, táo bón.
– Thành phần: Sài hồ 10 g, Bán hạ 10 g, Trần bì 10 g, Phục linh 12 g, Trúc nhự 12 g, Qua uy 30 g, Gừng 6 g, Hoàng liên 3 g, Long đảm thảo 2 g, Đại hoàng 1 g.
– Tiến hành: Sắc uống. Ngày uống 1 thang.
* Bài thuốc số 4:
– Chủ trị đau dạ dày, đầy bụng, đau nhiều.
– Thành phần: Hương phụ 12 g, Tía tô 10 g, Sài hồ 10 g, Trần bì 10 g, Phật thủ 6 g, Hồng hoa 3 g, Hoàng liên 3 g.
– Tiến hành: Sắc uống. Ngày uống 1 thang.
* Bài thuốc số 5:
– Chủ trị: Đau dạ dày, đau quặn bụng, ăn ít, nấc.
– Thành phần: Xích thược 20 g, Bạch thược 20 g, Cam thảo 12 g, Mộc qua 12 g, Đan sâm 15 g, Đương quy 15 g, Nguyên hồ 10 g, Ô dược 10 g.
– Tiến hành: Sắc uống. Ngày uống 1 thang.
* Bài thuốc số 6:
– Chủ trị: Đau dạ dày, ăn no khó chịu,…
– Thành phần: Sa sâm 15 g, Sinh địa 15 g, Bạch thược 15 g, Thiên hoa phấn 15 g, Ngọc trúc 10 g, Hoàng tinh 10 g, Bối mẫu 3 g, Mật ong 30 g.
– Tiến hành: Sắc uống. Ngày uống 1 thang.
* Bài thuốc số 7:
– Chủ trị: Đau dạ dày.
– Thành phần: Bạch thược 18 g, Cam thảo 6 g, Đang quy 12 g, Xuyên luyện tử 12 g, Thạch hộc 12 g, Mạch môn đông 12 g, Mạch nha 30 g, Sa sâm 18 g, Sinh địa 15 g, Câu kỷ tử 15 g.
+ Nếu đau nhiều, thêm Nguyên hồ 10 g và tăng Bạch thược. Nếu nôn thêm Trúc nhự 10 g, lá Tỳ bà 10 g. Nếu mệt mỏi, nóng ruột thêm Hải phiêu tiêu 20 g, Ngõa bàng tử (luyện) 20 g. Nếu đi ngoài phân đen thêm bột tam thất (ngâm uống) 3 g, Bạch cập 10 g, A giao chu 10 g.
– Tiến hành: Sắc uống, ngày uống 1 thang.
* Bài thuốc số 8:
– Chủ trị: Đau dạ dày.
– Thành phần: Hương phụ 10 g, Chỉ xác 10 g, Phật thủ 10 g, Tía tô 10 g, Bạch thược 10 g, Trần bì 6 g, Kê nội kim 6 g, Cam thảo 3 g.
+ Tỳ vị, khí hư thì thêm Hoàng kỳ 15 g, Bạch truật 10 g, Thái tử sâm 12 g, Sơn dược 20 g, Phục linh 30 g, Quảng mộc hương 6 g, Cam thảo chích 4 g, đại táo 7 quả.
+ Nếu dạ dày âm kém thì thêm sa sâm 15 g, mạch môn đông 12 g, bạch thược 12 g, bạch cập 12 g, đương quy 12 g, mộc hồ điệp 6 g, lục ngạc mai 6 g, cam thảo 5 g.
– Tiến hành: Sắc uống, ngày uống 1 thang.
* Bài thuốc số 9:
– Chủ trị: Đau dạ dày.
– Thành phần: Sa sâm 15 g, thạch hộc 15 g, mạch môn đông 12 g, sinh địa 12 g, bạch thược 12 g, đương quy 12 g, ô mai 10 g, xuyên luyện tử 10 g.
– Tiến hành: Sắc uống, ngày uống 1 thang.
* Bài thuốc số 10:
– Chủ trị: Đau dạ dày.
– Thành phần: Hoàng kỳ 12 g, đại táo 12 g, Cao lương khương 5 g, trần bì 5 g, phật thủ 5 g, bạch thược 9 g, hương phụ 9 g, thần khúc 9 g, cam thảo 9 g, hương duyên 6 g.
– Tiến hành: Sắc uống, ngày uống 1 thang.
* Bài thuốc số 11:
– Chủ trị: Tiêu hóa không tốt dẫn đến đau dạ dày.
– Thành phần: Hậu phác 15 g, trầm hương 15 g, hoàng liên 15 g, đảng sâm 15 g, cam thảo 15 g, xương bồ 24 g, mộc hương 24 g, bạch truật 24 g, sa sâm nhân 24 g, một dược 24 g, sơn thị 24 g, hương phụ 24 g, thương truật 9 g, nguyên hồ 9 g, long đảm thảo 9 g, trần bì 9 g, công đinh hương 9 g, hoắc hương 9 g, ngô thù du 6 g, mật gấu 6 g, thảo quả 6 g, kê nội kim 6 g.
– Tiến hành: Tất cả dược liệu đem nghiền nhỏ. Mỗi lần dùng uống 3g và uống như thế 3 lần/ngày.
* Bài thuốc số 12:
– Chủ trị: Đau dạ dày.
– Thành phần: Sơn tra 9 g, thần khúc 9 g, mạch nha 9 g, trần bì 9 g, bán hạ 9 g, phục linh 9 g, liên kiều 9 g, thái phục tử 9 g, bạch truật 9 g, lương khương 2 g, mộc hương 2 g.
– Tiến hành: Sắc uống, ngày uống 1 thang.
* Bài thuốc số 13:
– Chủ trị: Đau dạ dày.
– Thành phần: Phật thủ 6 g, Hương phụ 9 g.
– Tiến hành: Sắc với nước 15 phút. Lọc lấy phần nước thuốc. Phần bã, thêm nước, sắc tiếp 15 phút. Lọc, bỏ bã. Ngày uống 1 – 2 lần.
* Bài thuốc số 14:
– Chủ trị: Bị lạnh làm đau dạ dày.
– Thành phần: Độc tiêu 6 g, thương truật 6 g, công đinh hương 3 g.
– Tiến hành: Sắc với nước 15 phút. Lọc lấy phần nước thuốc. Phần bã, thêm nước, sắc tiếp 15 phút. Lọc, bỏ bã. Ngày uống 1 – 2 lần.
* Bài thuốc số 15:
– Chủ trị: Bị lạnh làm đau dạ dày.
– Thành phần: Thương truật 6 g, ngô thù du 3 g, gừng 3 g, bán hạ 3 g, thần khúc 3 g, đảng sâm 3 g, sa nhân 3 g, hồng táo 3 quả.
– Tiến hành: Sắc uống. Ngày 1 thang.
* Bài thuốc số 16:
– Chủ trị: Đau dạ dày do lạnh
– Thành phần: Can khương 12 g, bạch truật 9 g, phục linh 6 g, hương phụ 6 g, sa nhân 6 g, sơn dược 6 g, cam thảo chích 5 g, bán hạ 5 g, trần bì 5 g, gừng 5 g, đại táo 5 quả.
– Tiến hành: Sắc uống. Ngày 1 thang.
>>>>>>> Đọc thêm: Vài Tip Làm Hết Đau Bao Tử Đơn Giản Được Nhiều Người Áp Dụng
* Bài thuốc số 17:
– Chủ trị: Bị lạnh làm đau dạ dày.
– Thành phần: Cửu hương trùng (nghiền, uống) 10 g, bạch truật 10 g, đảng sâm 10 g, lương khương 10 g, hoắc hương 10 g, hậu phác 10 g, sơn tra 15 g, phục linh 15 g, sa nhân 6 g, đàn hương 3 g
– Tiến hành: Sắc uống. Ngày 1 thang.
* Bài thuốc số 18:
– Chủ trị: Đau dạ dày.
– Thành phần: Phèn 9 g, lá cao lương 5 lá. Sắc, bỏ bã. Uống ngày 1 thang.
* Bài thuốc số 19:
– Chủ trị: Đau dạ dày.
– Thành phần: Đan sâm 30 g, hải phiêu tiêu 30 g, cam thảo 30 g, tam thất 9 g, nghiền nhỏ. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 9 g.
* Bài thuốc số 20:
– Chủ trị: Đau dạ dày.
– Thành phần: Hồ tiêu trắng 5 hạt, hồ tiêu đen 5 hạt, táo to (bỏ hạt) 3 quả, hạnh nhân ngọt 5 nhân. Nghiền nhỏ. Ngày uống 2 – 3 lần.
* Bài thuốc số 21:
– Chủ trị: Đau dạ dày.
– Thành phần: Đảng sâm 15 g, Bạch truật 15 g, Can khương 15 g, Hải phiêu tiêu (nghiền nhỏ, uống) 30 g, nguyên hồ 15 g, bạch cập 15 g, chỉ thực 15 g, bạch thược 15 g, cam thảo chích 6 g.
– Tiến hành: Sắc uống. Ngày 1 thang.
* Bài thuốc số 22:
– Chủ trị: Đau dạ dày.
– Thành phần: Gồm các cây chữa đau dạ dày hiệu quả Cam thảo chích 24 g, hạt sen 12 g, bạch biển đậu 12 g, sơn dược 12 g, ý dĩ 12 g, hậu phác 9 g, hoắc hương 9 g, tử tô 9 g, trần bì 9 g, phục linh 9 g, bạch truật 9 g, bán hạ 6 g, mộc hương 6 g.
– Tiến hành: Sắc uống. Ngày 1 thang.
* Bài thuốc số 23:
– Chủ trị: Đau dạ dày.
– Thành phần: Bách hợp 30 g, bồ công anh 30 g, ô dược 10 g, thanh bì 10 g, ngũ linh chi 10 g.
– Tiến hành: Sắc uống. Ngày 1 thang.
+ Nếu dạ dày đầy, đau thêm trầm hương 10 g, thái phục tử 10 g. Nếu nôn mửa thêm trúc nhự 10 g, bán hạ 10 g. Nếu ăn ít, người đờ đẫn thêm kê nội kim 10 g, thần khúc 10 g.
* Bài thuốc số 24:
– Chủ trị: Đau dạ dày.
– Thành phần: Bồ công anh 30 g, đan sâm 30 g, bạch thược 30 g, cam thảo 30 g.
– Tiến hành: Sắc uống. Ngày 1 thang.
+ Nếu đầy bụng thì thêm thái phục tử 10 g, bán hạ 10 g, hậu phác 10 g. Nếu đau nhiều thêm Tam lăng 10 g, nga truật 10 g. Nếu lưỡi đỏ, khô miệng thêm bách hợp 30 g. Nếu tỳ vị hư, hàn thì thêm Đảng sâm 10 g, Hoàng kỳ 10 g, Quế chi 10 g, Bạch truật 10 g, trần bì 10 g. Nếu mệt mỏi thì thêm hải phiêu tiêu 20 g, ngõa bàng tử 20 g. Nếu đường tiêu hóa trên xuất huyết, thêm bạch cập 5 g, đại hoàng 5 g.
* Bài thuốc số 25:
– Chủ trị: Đau dạ dày.
– Thành phần: Nghệ 30 g, uất kim 30 g, hải phiêu tiêu 30 g. Trong đó, Nghệ là cây chữa đau dạ dày rất hiệu quả.
– Tiến hành: Nghiền nhỏ, ngày uống 3 – 4 lần, mỗi lần 10 g.
* Bài thuốc số 26:
– Chủ trị: Đau dạ dày.
– Thành phần: Bách hợp 40 g, xuyên luyện tử 20 g, hạt vải 15 g, ô dược 15 g.
– Tiến hành: Sắc uống. Ngày 1 thang.
* Bài thuốc số 27:
– Chủ trị: Đau dạ dày.
– Thành phần: Ô mai 5 quả, đại hồng táo 5 quả, hạnh nhân 5 quả.
– Tiến hành: Sắc, bỏ bã, uống ngày 1 – 2 thang.
* Bài thuốc số 28:
– Chủ trị: Đau dạ dày.
– Thành phần: Ngõa bàng tử 20 g, cam thảo chích 20 g, bạch truật 20 g, nguyên hồ 20 g.
– Tiến hành: Sắc, bỏ bã, uống ngày 1 thang.
* Bài thuốc số 29:
– Chủ trị: Đau dạ dày.
– Thành phần: Kê thỉ đằng 50 g, hậu phác 5 g, hồng hoa 5 g, bạch truật 10 g.
– Tiến hành: Nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 10g và lặp lại từ 2 – 3 lần/ngày.
* Bài thuốc số 30:
– Chủ trị: Đau dạ dày.
– Thành phần: Ngũ linh chi 80 g, sinh lưu hoàng 40 g, hải phiêu tiêu 20 g.
– Tiến hành: Nghiền nhỏ. Ngày uống 3 – 4 lần, mỗi lần 6 g.
* Bài thuốc số 31:
– Chủ trị: Đau dạ dày.
– Thành phần: Lưu hoàng 30 g, đậu xanh 30 g (rang chín).
– Tiến hành: Nghiền nhỏ, ngày uống 3 – 4 lần mỗi lần 2 g.
* Bài thuốc số 32:
– Chủ trị: Đau dạ dày.
– Thành phần: Nhân sâm 30 g, Phụ tử 30 g, can khương 30 g, bạch truật 30 g, trần bì 30 g, hương phụ 30 g, ô dược 30 g, nguyên hồ 30 g, ngũ linh chi 30 g, sơn tra 30 g, thần khúc 30 g, mạch nha 30 g, hậu phác 30 g, bán hạ 24 g, phục linh 24 g, Chỉ thực 24 g, chi tử 24 g, hoàng cầm 24 g, bách hợp 24 g, sa nhân 21 g, mạch môn đông 21 g, bạch khấu 21 g, nhục quế 21 g, mộc hương 21 g, trầm hương 21 g, đại hoàng 21 g, cam thảo 21 g, bồ công anh 21 g.
– Tiến hành: Nghiền nhỏ, ngày uống 3 – 4 lần, mỗi lần 10 g.
Kết luận
Trên đây là các bài thuốc và cây chữa đau dạ dày hiệu quả bệnh nhân có thể tham khảo. Ngoài ra, người bệnh cần sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị để đạt được hiệu quả nhanh chóng, hạn chế tái phát.
Scurma Fizzy là kết quả nghiên cứu trong 3 năm của các nhà khoa học Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ và ĐH Quốc gia Hà Nội khi ứng dụng công nghệ hướng đích từ hợp chất Curcumin của củ nghệ vàng nhằm tăng hiệu quả tác dụng tập trung gấp 70 lần Nano Curcumin thông thường. Đồng thời, tăng hiệu quả lành loét và chống oxy hóa của cơ thể hơn so với các dạng bào chế khác. Tìm hiểu thêm sản phẩm Scurma Fizzy ngay tại đây để giúp bảo vệ dạ dày của mình toàn diện hơn.
Hãy cầm máy lên và liên hệ ngay vào số HOTLINE 1800.6091 để được tư vấn MIỄN PHÍ về tình trạng dạ dày đang gặp phải hoặc giải đáp những thắc mắc về cách dùng các bài thuốc trên từ đội ngũ các bác sĩ, dược sĩ chuyên gia của Scurma Fizzy