Triệu Chứng Bệnh Đau Dạ Dày Và Các Biến Chứng Nguy Hiểm

Triệu Chứng Bệnh Đau Dạ Dày Và Các Biến Chứng Nguy Hiểm

Đau dạ dày là một trong những bệnh lý phổ biến nhất liên quan đến đường tiêu hóa. Đặc biệt, trong xã hội ngày nay, chế độ sinh hoạt cùng thói quen ăn uống không lành mạnh càng khiến số lượng người bị đau dạ dày gia tăng chóng mặt. Vậy triệu chứng bệnh đau dạ dày là gì, nguyên nhân, biến chứng của chúng ra sao, Scurma Fizzy sẽ giúp bạn làm rõ trong bài viết dưới đây.

1. Tổng quát về bệnh đau dạ dày và triệu chứng bệnh dạ dày

Dạ dày (hay còn được gọi là bao tử) là cơ quan lớn nhất trong hệ tiêu hóa, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nghiền nhỏ và hấp thu các chất.

Đây cũng là một bộ phận dễ bị tổn thương và thực tế đã chứng minh, hơn 70% bệnh nhân mắc bệnh liên quan đến vấn đề tiêu hóa đều gặp tình trạng đau dạ dày.

trieu-chung-benh-dau-da-day

Bệnh đau dạ dày

>>>> Tìm hiểu thêm: Đau Dạ Dày Từng Cơn Có Nguy Hiểm Không

1.1. Bệnh đau dạ dày được hiểu như thế nào?

Bệnh đau dạ dày là hiện tượng niêm mạc bao tử bị tổn thương, chủ yếu là viêm loét vì nhiều nguyên do khác nhau, khiến người bệnh có cảm giác khó chịu và đau bụng âm ỉ.

Lúc đầu, những cơn đau khởi phát với số lượng ít và đau vừa, khiến người bệnh chủ quan và dễ bỏ qua. Nhưng sau đó, mức độ thương tổn của dạ dày ngày càng nhiều, thậm chí làm xuất hiện các biến chứng nguy hiểm, khiến tình trạng đau ngày càng trầm trọng.

1.2. Vị trí hay gặp triệu chứng bệnh đau dạ dày

Những vị trí thường xuất hiện triệu chứng bệnh đau dạ dày mà bạn cần chú ý: 

  • Vùng bụng giữa (hay vùng quanh rốn) 

Rất khó phân biệt đau ở đây là do bệnh lý nào vì đây là nơi tập trung nhiều các cơ quan nội tạng. Bệnh nhân thường gặp tình trạng đau âm ỉ hoặc quặn thắt, có thể kèm theo ợ chua, đầy hơi, buồn nôn,…

  • Vùng thượng vị (được giới hạn ở dưới xương ức và bên trên rốn)

Xuất hiện các cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội trong nhiều giờ. Nếu tình trạng bệnh trầm trọng, đau còn có thể lan sang vùng ngực, lưng, tạo cảm giác khó thở. 

  • Vùng bụng dưới bên trái 

Cảm giác đau trở nên dữ dội khi đói kèm theo nóng rát vùng này, đỡ đau khi ăn nhưng vẫn có thể có khó tiêu, đầy bụng,…

1.3. Đối tượng dễ gặp triệu chứng bệnh đau dạ dày

Bất kỳ đối tượng nào, kể cả người lớn, người già hay trẻ nhỏ đều có thể bị đau dạ dày. Trong đó phải đặc biệt lưu tâm đến các đối tượng đặc biệt sau:

  • Trẻ em 

Đây là lứa tuổi mà cơ thể chưa phát triển đầy đủ và hoàn thiện, trong đó có cả dạ dày, khiến chúng dễ bị ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý, gây tình trạng đau.

  • Phụ nữ mang thai 

Nếu thai nhi có kích thước lớn sẽ lấn át không gian và gây chèn ép nội tạng người mẹ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến vị trí của dạ dày trong ổ bụng, dễ xảy ra tình trạng kém tiêu hóa thức ăn, làm niêm mạc bao tử bị tổn thương gây đau.

  • Những người có thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh

Đây là những người có nguy cơ gặp các triệu chứng bệnh đau dạ dày cao do chế độ sinh hoạt không tốt như: hút thuốc, uống rượu bia, ăn uống thất thường, thức khuya, hay bị stress,…

trieu-chung-benh-dau-da-day

Thường xuyên sử dụng rượu bia

Do đó, việc hiểu rõ về nguyên nhân cũng như các triệu chứng bệnh đau dạ dày là thật sự cần thiết để bạn có thể phát hiện sớm và có các biện pháp phòng ngừa phù hợp.

>>>> Tìm hiểu thêm: 10 Bài Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Phổ Biến Từ Dân Gian

2. Triệu chứng bệnh đau dạ dày bạn cần chú ý

Triệu chứng bệnh đau dạ dày có thể rất đa dạng trên những bệnh nhân khác nhau, nhưng nhìn chung sẽ có 5 triệu chứng điển hình sau:

2.1. Đau vùng thượng vị là triệu chứng bệnh đau dạ dày

Cơn đau ở thượng vị thường kéo dài, có thể âm ỉ, có thể dữ dội hoặc đau quặn, xuất hiện ở vùng bụng trên rốn, dưới xương ức, thậm chí có thể lan lên ngực và sau lưng.

Đây là tình trạng đau điển hình, phổ biến cũng như dễ nhận thấy nhất trong các triệu chứng bệnh đau dạ dày.

Trong giai đoạn đầu của bệnh, cơn đau thượng vị đã xuất hiện và tái diễn nhiều lần. Thời điểm trong và sau khi ăn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự lặp lại của cơn đau:

  • Với người đau dạ dày tá tràng:

Cơn đau có tính chu kỳ, liên quan mật thiết đến thời gian quanh bữa ăn.

  • Với người viêm loét dạ dày:

Cơn đau cũng có tính chu kỳ, cơn đau xuất hiện ngay sau bữa ăn, do thức ăn vào bao tử, được nhào trộn và tác động vào ổ loét gây đau.

  • Với bệnh nhân bị ung thư dạ dày triệu chứng đau thượng vị có chút khác biệt:

Tình trạng đau thượng vị nghiêm trọng, các cơn đau mất tính chu kỳ, diễn ra thường xuyên và kéo dài. 

Bên cạnh đó, thời tiết thay đổi và những lúc giao mùa cũng có thể làm khởi phát cơn đau thượng vị của bệnh đau dạ dày.

Ngoài ra, như đã đề cập ở trên, triệu chứng bệnh đau dạ dày còn có thể xuất hiện ở các vị trí khác như vùng bụng dưới bên trái, vùng bụng quanh rốn. 

2.2. Ợ chua, ợ hơi – triệu chứng bệnh đau dạ dày

Ợ chua, ợ hơi là một trong những triệu chứng quan trọng của bệnh đau dạ dày. Nó không chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân mà còn ảnh hưởng đến giao tiếp và cuộc sống thường nhật của họ.

Người bệnh sẽ cảm nhận được vị chua hoặc đắng trào lên ở họng khi ợ, kèm theo đó có thể là dấu hiệu đau thượng vị. 

Giải thích cho tình trạng này là do dạ dày bị rối loạn chức năng, khiến thức ăn không được tiêu hóa mà tích tụ lại lâu bên trong, lên men và sinh ra hơi gây hiện tượng ợ hơi.

Đồng thời, acid dịch vị cũng được tiết ra nhiều hơn, dễ gây trào ngược thực quản khiến người bệnh bị ợ chua.

2.3. Chướng bụng, khó tiêu kèm theo chán ăn

Khi gặp tình trạng đau, chức năng của dạ dày bị giảm đi đáng kể, khiến thức ăn không được tiêu hóa, ứ đọng lâu trong bao tử tạo cảm giác chướng bụng, khó tiêu cho người bệnh.

Thậm chí khi ăn rất lâu trước đó, bệnh nhân vẫn cảm thấy ậm ạch, nặng nề vùng bụng. 

trieu-chung-benh-dau-da-day

Chướng bụng

Hệ quả kèm theo thường là dấu hiệu của chán ăn, ăn không ngon miệng kể cả đói. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài có thể khiến bạn bị suy nhược và sụt cân trầm trọng do lượng thức ăn đưa vào quá ít và các chất dinh dưỡng không được hấp thu do chức năng của đường tiêu hóa bị suy giảm.

Do đó, nếu bạn đang gặp triệu chứng bệnh đau dạ dày này, hãy luyện tập thể chất thường xuyên để giảm đầy bụng, khó tiêu.

2.4. Dễ bị buồn nôn, nôn ói – Triệu chứng bệnh đau dạ dày

Triệu chứng bệnh đau dạ dày hay gặp nhất trong giai đoạn đầu là dễ bị buồn nôn, nôn ói. Đây là hiện tượng xảy ra khi thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa kịp mà trào ngược lên, kích thích thực quản tạo cảm giác buồn nôn, thậm chí bị đẩy ngược ra ngoài qua miệng gây nôn. 

Việc nôn thường xuyên có thể dẫn đến biến chứng rách thực quản mà bạn phải đặc biệt quan tâm. Bên cạnh đó, nó cũng có thể gây ra tình trạng mất nước và điện giải, thậm chí là hạ huyết áp, trụy tim mạch nếu không có giải pháp kịp thời.

Do đó, nếu bạn đang gặp triệu chứng này thường xuyên, hãy chú ý đi khám và kiểm tra dạ dày sớm nhất có thể. 

2.5. Nôn ra máu, đi ngoài phân đen – Triệu chứng bệnh đau dạ dày

Nôn ra máu, đi ngoài phân đen đều là biểu hiện của triệu chứng xuất huyết tiêu hóa gặp ở người đau dạ dày. Lúc này, niêm mạc dạ dày đã bị ăn mòn đến tận thành mạch, khiến chúng bị tổn thương, làm máu chảy ra ngoài, vào trong ống tiêu hóa và được trộn với thức ăn, làm bệnh nhân ói ra máu hoặc đi ngoài phân đen, thối khắm.

Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, choáng váng, thậm chí tụt huyết áp do tình trạng mất máu cấp.

Đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh rất trầm trọng, bạn có thể bị viêm loét dạ dày nặng, thậm chí là ung thư dạ dày và có thể đe dọa đến tính mạng.

Vì vậy, nếu bạn xuất hiện triệu chứng này khi đau dạ dày, cần đi khám ngay và có phương pháp điều trị kịp thời. 

>>>> Tìm hiểu thêm: Trào Ngược Dạ Dày Nôn Ra Máu Có Nguy Hiểm Không

3. Nguyên nhân gây nên các triệu chứng bệnh đau dạ dày

3.1. Nhiễm nấm, khuẩn

Bệnh đau dạ dày có thể bị gây ra bởi nhiều loại vi khuẩn và nấm khác nhau, trong đó phải kể đến nguyên nhân gây bệnh hàng đầu là vi khuẩn H.p (Helicobacter pylori).

Theo những khảo sát gần đây, có khoảng 80% bệnh nhân bị đau dạ dày được xác định gây ra bởi loại vi khuẩn này.

Vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp

H.p chủ yếu lây qua đường tiêu hóa: qua thức ăn nhiễm bẩn, sử dụng chung bát đũa, bàn chải, hay tiếp xúc nước bọt,…

Nhờ khả năng trung hòa môi trường acid xung quanh, chúng có thể tồn tại được trong dạ dày, và khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nhân lên, tiết độc tố gây tổn thương niêm mạc bao tử, tạo cảm giác đau.

3.2. Chế độ ăn uống không lành mạnh

Những thói quen xấu trong ăn uống như: ăn quá nhanh, thời gian ăn thất thường, bỏ bữa, sử dụng nhiều thực phẩm cay nóng, không hợp vệ sinh,… ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng dạ dày.

Chúng buộc bao tử phải tăng cường co bóp hay làm đảo lộn mọi hoạt động bình thường của dạ dày, lâu dần sẽ dẫn đến những cơn đau âm ỉ, dai dẳng.

Bên cạnh đó, rượu bia và thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân gây nên triệu chứng bệnh đau dạ dày, đặc biệt là ở nam giới.

Cồn trong rượu và chất độc nicotin trong thuốc lá (với khả năng kích thích dạ dày tăng sinh acid clohydric và pepsin), sẽ khiến niêm mạc bao tử bị bào mòn nghiêm trọng, gây những cơn đau khó chịu.

Do đó, hãy hạn chế sử dụng các chất kích thích này nhất có thể để đảm bảo tình trạng dạ dày khỏe mạnh.

3.3. Sử dụng thuốc sai cách

Ngoài những lợi ích chữa bệnh, một số loại thuốc nếu bị sử dụng sai cách hay quá liều lại có thể gây ra những tác dụng không mong muốn, trong đó có thể kể đến như làm xuất hiện triệu chứng bệnh đau dạ dày.

Các loại thuốc bạn cần lưu ý khi sử dụng: thuốc giảm đau, chống viêm không steroid – NSAIDs và thuốc giảm đau, chống dị ứng Corticoid.

Việc dùng chúng với liều cao hoặc sai chỉ định trong thời gian dài có thể làm giảm khả năng tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc, tạo điều kiện khiến acid bào mòn, gây tổn thương dạ dày và dẫn đến cảm giác đau. 

>>>> Xem thêm ngay: Thuốc Kháng Viêm Không Ảnh Hưởng Dạ Dày Tốt Nhất

3.4. Áp lực, stress thường xuyên và kéo dài

Việc người bệnh thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, làm việc hay học tập trong môi trường áp lực sẽ kích thích dạ dày co bóp mạnh và tiết ra nhiều acid dịch vị hơn.

Từ đó, sự cân bằng trong bao tử bị đảo lộn, khiến niêm mạc bị tổn thương gây viêm loét. Đây cũng chính là nguyên do giải thích vì sao những đối tượng này lại có tỷ lệ mắc các triệu chứng bệnh đau dạ dày cao hơn người bình thường.

Stress, căng thẳng

Stress, căng thẳng

3.5. Do các yếu tố bệnh lý đi kèm

Chức năng của dạ dày có thể bị ảnh hưởng đáng kể bởi các bệnh lý đường tiêu hóa: hội chứng ruột kích thích, u tụy, ung thư túi mật, viêm ruột,…

Lâu ngày, trạng thái dạ dày hoạt động bất thường ngày một tăng lên, kèm theo đó là các triệu chứng bệnh đau dạ dày.

Ngoài ra, các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp cũng có thể để lại những hậu quả ở bao tử. Sở dĩ như vậy là vì đó là nơi sản xuất ra hormone có tác dụng điều hòa hoạt động của đường tiêu hóa, kể cả dạ dày.

Chính vì thế, nếu tuyến giáp gặp vấn đề sẽ khiến khả năng tiết hormone bị rối loạn, chức năng của dạ dày cũng bị ảnh hưởng, gây đau.

4. Các biến chứng đau dạ dày thường gặp

Hiện nay, nhiều bệnh nhân đau dạ dày vẫn tỏ ra thờ ơ, không quan tâm đến mức độ bệnh của mình khiến tình trạng dạ dày ngày càng nghiêm trọng.

Nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, người bệnh thậm chí có thể mất mạng do độ nguy hiểm của chúng. Sau đây là một số biến chứng bạn cần đặc biệt chú ý.

4.1. Dạ dày bị thủng

Một trong những biến chứng nguy hiểm do đau dạ dày gây ra không thể không nhắc đến là thủng dạ dày. Tình trạng đau dạ dày kéo dài lâu ngày, các vết loét trong bao tử ngày càng rộng ra, lớp niêm mạc bị ăn mòn dần mỏng đi và cuối cùng là bị thủng. 

Thủng dạ dày thường gây ra những biểu hiện rất dữ dội:

  • Đau quặn, dữ dội vùng thượng vị, cảm giác vùng bụng như có dao đâm, sau đó sẽ lan ra khắp bụng, lên ngực, và sau lưng. Cơn đau không thuyên giảm dù dùng mọi cách khắc phục.
  • Bụng cứng như gỗ. 
  • Bệnh nhân mệt mỏi, da tái xanh, toát mồ hôi, có thể bị hạ huyết áp.

Đây là biến chứng nghiêm trọng, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ đe dọa tính mạng của người bệnh. Theo thống kê, tỷ lệ nam giới xuất hiện biến chứng này nhiều hơn ở nữ giới, và thường số lượng lỗ thủng dạ dày là 1, ít khi 2 hay nhiều hơn. 

4.2. Biến chứng ung thư dạ dày

Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh đau dạ dày chính là ung thư. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, tại Việt Nam, số lượng người bị ung thư dạ dày ngày càng tăng cao và đang đứng thứ 2 trong các loại ung thư phổ biến.

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày

Dấu hiệu để nhận biết ung thư dạ dày rất mơ hồ, không rõ ràng: đôi khi chỉ là bụng đau âm ỉ, chán ăn, mệt mỏi, chướng bụng, thỉnh thoảng buồn nôn.

Do đó, người bệnh thường bỏ qua và không chú ý đến, khiến bệnh không được chữa trị sớm và tiến triển nặng sang giai đoạn cuối.

Các số liệu chỉ ra rằng chỉ có xấp xỉ 30/1000 trường hợp bệnh nhân phát hiện và điều trị sớm ung thư dạ dày.

5. Xuất hiện triệu chứng bệnh đau dạ dày thì khi nào cần đi khám?

Nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bị đau dạ dày như đã đề cập ở trên, bạn hãy theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân xem chúng có tiếp tục xảy ra không hay biến mất.

Khi cơn đau tiếp tục kéo dài, thậm chí trở nên trầm trọng hơn, hãy cân nhắc đến việc đi khám bác sĩ sớm nhất có thể.

Đặc biệt, nếu bạn gặp phải một số tình huống sau đây, bạn cần phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức:

  •  Nôn ra máu tươi hay đi ngoài ra máu hoặc phân đen.
  • Có dấu hiệu bị mất nước trầm trọng: da xanh xao, mặt hõm, tụt huyết áp, cơ thể mệt mỏi,…
  • Triệu chứng nôn kéo dài liên tục hơn 12 tiếng.
  • Đau quặn vùng thượng vị hay vùng bụng phải, kèm sốt cao.
  • Sụt cân nghiêm trọng. 

6. Bệnh đau dày có thể chữa được không?

Đau dạ dày là căn bệnh phổ biến và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, do đó câu hỏi bệnh này có chữa được không? Vấn đề này chính là mối quan tâm của không ít người. 

Bình thường, bệnh nhân sẽ trải qua 2 giai đoạn bệnh phát triển: từ đau dạ dày cấp rồi chuyển sang mạn tính.

  • Trong giai đoạn đầu

Các triệu chứng bệnh đau dạ dày có thể xuất hiện đột ngột nhưng vẫn có thể khắc phục được nếu bạn có chế độ sinh hoạt hàng ngày lành mạnh và sử dụng thuốc hợp lý. 

  • Giai đoạn mạn tính

Nếu để tình trạng đau dạ dày tiến triển nặng hơn sang giai đoạn mạn tính sẽ rất khó chữa trị khỏi hoàn toàn.

Trong giai đoạn này, các cơn đau trở nên dữ dội hơn, thậm chí xuất hiện các biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh.

Do đó, hãy điều trị sớm, ngay từ khi bệnh đang ở giai đoạn khởi phát để tình trạng bệnh được cải thiện tốt hơn.

Trên đây là những thông tin về các triệu chứng bệnh đau dạ dày cùng nguyên nhân và biến chứng của bệnh. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã có cái nhìn rõ ràng nhất về bệnh đau dạ dày và có những cách xử trí thích hợp nếu bản thân gặp phải. 

Nếu có thắc mắc gì về triệu chứng bệnh đau dạ dày, hãy liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được các chuyên gia Scurma Fizzy giải đáp kịp thời.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091