Vi Khuẩn Hp Dạ Dày Là Gì, Gây Ảnh Hưởng Tới Sức Khỏe Ra Sao

Vi Khuẩn Hp Dạ Dày Là Gì, Gây Ảnh Hưởng Tới Sức Khỏe Ra Sao

Vi khuẩn Hp dạ dày là gì? Nó là một loại vi khuẩn nguy hiểm, bởi vì nhiều người nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày nhưng lại ít người biết tới nó. Từ những năm 1982, vi khuẩn Hp dạ dày đã được phát hiện bởi hai nhà bác học người Úc là Barry Marshall và Robin Warren và cho đến tận bây giờ thì nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày vẫn còn là vấn đề mang tính “thời sự”. Thời sự như thế nào? Bởi vì những bệnh lý về dạ dày ít nhiều cũng liên quan tới vi khuẩn Hp dạ dày và một số người bệnh vẫn còn hết sức lơ là với nó, chưa hiểu hết về nó, về cách lây nhiễm cũng như cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Chính vì lẽ đó mà các bạn hãy đọc bài viết sau đây để có cách nhìn tổng quan hơn về vi khuẩn Hp dạ dày là gì, cơ chế gây bệnh đối với dạ dày, gây ra triệu chứng gì và cách điều trị hiệu quả khi bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày. Hy vọng bài viết này giúp ích cho quý vị và các bạn, cung cấp cho mọi người những thông tin bổ ích!

1. Thực trạng nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày hiện nay

Theo thống kê, ước tính khoảng 2/3 dân số trên thế giới nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày. Trong đó, Việt Nam là nơi có tỷ lệ nhiễm Hp dạ dày khá cao trên thế giới. Ước tính khoảng 70% người trưởng thành ở Việt Nam nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày. Nếu không hỗ trợ điều trị dứt điểm thì sẽ dẫn đến 10% bị viêm loét dạ dày – tá tràng và khoảng 1 – 3% trong đó có khả năng bị ung thư dạ dày. Cụ thể là 90% số người bị viêm dạ dày có sự hiện diện của vi khuẩn Hp dạ dày. Tương tự, tỷ lệ này chiếm 75 – 85% trong bệnh loét dạ dày – tá tràng. Sự hiện diện của Hp sẽ lên tới 80-95% trong biến chứng thủng do loét dạ dày- tá tràng.

2. Vi khuẩn Hp dạ dày là gì? Cần hiểu như thế nào về vi khuẩn Hp dạ dày?

Như vậy, vi khuẩn Hp dạ dày là gì mà hàng chục năm qua nó vẫn luôn là một vấn đề đáng được quan tâm và gây ra không ít phiền toái cho những bệnh nhân khi mà mắc phải nó.

vi khuẩn hp dạ dày là gì và cách hiểu đúng về nó

Hiểu đúng về vi khuẩn Hp dạ dày là gì?

Dạ dày được biết đến là một nơi vô trùng vô khuẩn, do có độ pH rất axit từ 2-2,5 là một “ nơi thù địch” đối với sự phát triển của vi khuẩn cho đến khi người ta phát hiện ra được vi khuẩn Hp dạ dày. Lý do sống được trong môi trường rất axit của vi khuẩn Hp dạ dày là gì? Nguyên nhân chủ yếu là do loại vi khuẩn này ở trong dạ dày con người đã phải tiết ra một loại enzym mang tên là Urease có tính kiềm để có thể trung hòa với độ acid đậm đặc có trong dạ dày. Vì vậy, loại vi khuẩn này có thể tồn tại và gây ra các bệnh lý dạ dày nguy hiểm cho con người.

Vi khuẩn Hp dạ dày có tên khoa học là Helicobacter pylori ( còn được gọi là H. pylori) là một loại vi khuẩn Gram âm, hình xoắn ốc và có những lông mao ở đầu. Cấu trúc đặc biệt của vi khuẩn Hp dạ dày cho phép nó có khả năng tiến sâu vào trong lớp niêm mạc của dạ dày (do có nhiều lông mao ở đầu) để tạo thành những tổn thương, hình thành nên viêm và loét mạn tính.

Vi khuẩn Hp dạ dày là một loại vi khuẩn có mặt trong khoảng hơn 50% dân số trên thế giới. Loại vi khuẩn Hp này khi sống trong dạ dày của con người thì nó tiết ra rất nhiều enzym cũng như một số nội độc tố. Những enzym và những nội độc tố do vi khuẩn Hp dạ dày tiết ra có những tác dụng sau đây:

  • Một là, nó làm cho bề mặt của niêm mạc dạ dày, cụ thể hơn là lớp nhầy sẽ bị loãng ra. Do vậy mà khả năng bảo vệ của lớp nhầy đối với niêm mạc dạ dày yếu đi.
  • Hai là, những chất gây viêm và những nội độc tố của vi khuẩn Hp dạ dày sẽ làm cho lớp niêm mạc của dạ dày bị viêm, các tế bào phủ trên lớp niêm mạc của dạ dày sẽ  dẫn đến bị tổn thương, bị hủy hoại và bị chết đi cho nên nó là cơ chế gây bệnh và từ đó nó sẽ hình thành nên những loại tổn thương, ví dụ như nó gây ra viêm cấp và mạn tính ở dạ dày, nó gây ra viêm loét dạ dày tá tràng, thậm chí nó có thể dẫn đến bị ung thư dạ dày.

>>>> Tìm hiểu ngay: Cơ Chế Để Hp Gây Bệnh Dạ Dày Cho Con Người Là Gì?

3.  Cơ chế lây nhiễm trong cộng đồng của vi khuẩn Hp dạ dày là gì?

Hầu hết mọi người đều biết rằng nơi cư trú của vi khuẩn Hp dạ dày chủ yếu là dạ dày (hay bao tử) của con người. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận vi khuẩn Hp cư trú ngay ở cả trong khoang miệng, trong lợi của chúng ta nên dịch tiết nước bọt có thể có sự tồn tại của chúng. Vì vậy khi ăn uống chung với nhau thì có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày. Cho nên ngày nay các nhà khoa học trên thế giới vẫn chưa tìm ra được cách có thể ngăn ngừa một cách có hiệu quả về việc nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày. Vậy, trong cộng đồng, cơ chế lấy nhiễm của vi khuẩn Hp trong dạ dày là gì, bắt nguồn từ đâu?

Nguồn lây nhiễm vi khuẩn trong cộng đồng

Nguồn lây nhiễm trong cộng đồng

Đầu tiên, phải kể đến nguồn lây nhiễm từ những con vật nuôi như gia súc, gia cầm sống xung quanh chúng ta.

Thứ hai, rất quan trọng là nguồn nước và môi trường sống của chúng ta.

Thứ ba là nguồn lây nhiễm từ người sang người. Vì vi khuẩn này có nơi sống chủ yếu là ở dạ dày nên chúng cũng theo phân để đào thải ra ngoài. Bên cạnh đó chúng cũng có mặt ở nước bọt của chúng ta cho nên khi ăn uống chung với người mắc vi khuẩn Hp dạ dày thì khả năng chúng ta bị nhiễm loại vi khuẩn này là rất cao.

Ngoài ra, vi khuẩn Hp dạ dày còn có thể gây lây nhiễm qua các con vật trung gian như ruồi, gián, muỗi… Chính vì vậy cần ăn chín, uống sôi, che đậy thực phẩm cẩn thận, mua những thực phẩm đảm bảo vệ sinh và an toàn.

4.   Vi khuẩn Hp dạ dày gây hại như thế nào?

Để biết được vi khuẩn Hp dạ dày gây hại như thế nào đối với dạ dày của chúng ta thì chúng ta cùng tìm hiểu triệu chứng khi xuất hiện loại vi khuẩn Hp dạ dày là gì, cơ chế gây bệnh của vi khuẩn Hp dạ dày có nguy hiểm không và chúng có thể gây ra những loại bệnh gì?  

4.1. Triệu chứng gây ra bởi vi khuẩn Hp dạ dày là gì?

Vi khuẩn Hp dạ dày thật sự “thông minh” khi lựa chọn cư trú dưới lớp nhầy đặc quánh như “như gelatine” phủ trên bề mặt tế bào biểu mô của dạ dày để thoát khỏi sự tấn công của acid cao có trong dạ dày. Sống dưới “ vùng đất màu mỡ, phì nhiêu” như là dạ dày, chúng mặc sức tung hoành và mang đến một mối nguy cơ rất lớn đối với sức khỏe của con người. Vậy thì bên cạnh những nguy cơ đó thì đầu tiên nó sẽ gây cho cơ thể các triệu chứng như thế nào về mặt sức khỏe hay nói cụ thể hơn là những dấu hiệu mà chúng ta có thể nhận biết?

Đơn giản nhất, dễ nhận biết nhất đó chính là cảm giác ậm ạch, khó tiêu ở người bệnh, sau đó có thể kèm theo những triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, đầy bụng. Một số trường hợp còn kèm theo triệu chứng là đau, đau ở vùng thượng vị, cơn đau này tùy theo mức độ, có thể nó chỉ từ trạng thái đau âm ỉ, từng cơn cho đến trạng thái có thể nói là cơn đau tương đối mạnh. 

Ngoài ra, cơn đau bụng có thể tăng lên khi đói, gây buồn nôn ngay cả khi không có thức ăn ở trong bụng, có thể gây nôn khan, nôn vào buổi sáng sớm. Bên cạnh đó người bệnh còn có thể chán ăn, đầy bụng, sụt cân không rõ nguyên nhân.

Những biến chứng nó có thể gây nên đó chính là xuất huyết nên bệnh nhân sẽ bị thiếu máu, gầy gò,  thậm chí gây nên những triệu chứng của hẹp môn vị nếu mà ổ loét của vi khuẩn Hp dạ dày gây ra làm cho đường tiêu hóa không được lưu thông nữa, hoặc là những biến chứng nặng nề hơn là gây ung thư dạ dày…

Vi khuẩn Hp dạ dày là gì và triệu chứng

Triệu chứng gây bệnh của vi khuẩn Hp dạ dày

4.2.  Vi khuẩn Hp dạ dày có cơ chế lây bệnh như thế nào? Tác hại của chúng?

4.2.1.   Vi khuẩn Hp dạ dày gây loét dạ dày tá tràng

Khi bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày thì nguy cơ bị loét dạ dày tá tràng rất cao. Trong lịch sử, H. pylori là nguyên nhân gây ra 70% – 85% trường hợp loét dạ dày và 90% – 95% trường hợp loét tá tràng. Tại sao lại có con số tỷ lệ cao như vậy? Là do con vi khuẩn này sống trên lớp nhầy của dạ dày người, tấn công lớp nhầy bảo vệ dạ dày của người, khiến cho acid dạ dày tấn công và làm tổn thương vùng niêm mạc dạ dày, từ đó gây ra loét dạ dày tá tràng.

4.2.2.  Cơ chế gây bệnh viêm dạ dày của vi khuẩn Hp dạ dày là gì?

Viêm dạ dày là tình trạng phổ biến hay gặp ở bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày. Viêm dạ dày cấp tính, đôi khi kết hợp với khó tiêu hoặc buồn nôn, phát triển ngay sau khi bị nhiễm trùng ban đầu. Viêm dạ dày cấp tính ảnh hưởng đến toàn bộ dạ dày và kèm theo mất tiết axit . Còn viêm dạ dày mạn tính là giai đoạn sau của viêm dạ dày cấp tính do vi khuẩn Hp dạ dày không được phát hiện và không được điều trị kịp thời.

4.2.3.  Vi khuẩn Hp dạ dày gây ung thư dạ dày

Theo Tổ chức Y tế Thế giới thì vi khuẩn Hp dạ dày đã được xếp vào tác nhân đầu tiên gây nên bệnh ung thư dạ dày. Và nó cũng là một nguyên nhân chính gây nên bệnh này – một căn bệnh được cho là nặng nhất do vi khuẩn Hp gây ra. Tuy nhiên không phải tất cả những người nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày là sẽ bị ung thư dạ dày, mà theo nghiên cứu thì sẽ có khoảng 1-3% những người nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày thì có nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Ngoài ra một số loại ung thư có liên quan đến vi khuẩn Hp này là: ung thư biểu mô tuyến, ung thư đại trực tràng, ung thư thanh quản (hầu họng),…

Ngoài những bệnh kể trên thì vi khuẩn Hp dạ dày còn có thể gây thủng dạ dày, đây là tình trạng bệnh xảy ra khi mà tình trạng loét dạ dày không được điều trị. Thêm nữa,vi khuẩn Hp còn có thể gây nên tình trạng thiếu máu do thiếu sắt,  liên quan đến các bệnh về gan và túi mật, bệnh về phổi…

>>>> Tìm hiểu thêm: Mách Bạn Một Vài Mẹo Nhận Biết Bệnh Lý Ung Thư Dạ Dày

Tại sao vi khuẩn Hp có thể gây bệnh dạ dày

Tại sao vi khuẩn Hp có thể gây bệnh dạ dày

4.2.4.   Tại sao vi khuẩn Hp dạ dày lại nguy hiểm?

Vi khuẩn Hp dạ dày là một con vi khuẩn khó diệt. Tại sao lại nói như vậy?

Thứ nhất, loại vi khuẩn này chủ yếu nằm trên bề mặt của lớp niêm mạc dạ dày. Những lớp niêm mạc ấy lại được phủ một lớp rất nhầy. Do đó khi chúng ta uống thuốc vào thì thuốc sẽ ngấm vào lớp chất nhầy này.

Thứ hai, loại vi khuẩn Hp dạ dày không có gen sửa chữa hay nói một cách dễ hiểu hơn là nó dễ bị đột biến, vì vậy các thế hệ bị đột biến sau của nó rất nhiều, chính vì lẽ đó mà một loại kháng sinh là không đủ để tiêu diệt được nó.

5.  Cách nhận biết vi khuẩn Hp dạ dày

Những triệu chứng như: ợ hơi, ợ chua, hay là đau ở vùng thượng vị, đầy bụng, … đều là những biểu hiện điển hình của bất kỳ những bệnh lý tiêu hóa nào có thể có như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày… Vậy phải làm thế nào để chúng ta có thể chẩn đoán một cách khoa học một người đang bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày là gì?

Để nhận biết vi khuẩn Hp dạ dày thì những nhân viên y tế vẫn cần phải dùng đến những biện pháp khách quan hơn, tức là dùng những công cụ để cho phép phát hiện ra loại vi khuẩn Hp dạ dày.

5.1. Phương pháp xét nghiệm máu

Phương pháp này hiện nay vẫn được một số trung tâm đang làm. Tuy nhiên, khi xét nghiệm bằng phương pháp này thì chúng ta không thể phát hiện ra được vi khuẩn Hp dạ dày mà chỉ biết được kháng thể của nó mà thôi nên rất ít được sử dụng. Khi làm xét nghiệm máu thì sẽ có hai trường hợp xảy ra, đó là:

Một là, bệnh nhân đã từng bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày nhưng đã hết rồi.

Hai là, hiện bệnh nhân đang bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày.

5.2. Chẩn đoán nhiễm khuẩn Hp bằng nội soi dạ dày

Đây là phương pháp tối ưu hơn xét nghiệm máu. Khi nội soi dạ dày thì người ta có thể sinh thiết để lấy những mẫu bệnh phẩm. Phương pháp này thì sẽ cho kết quả tương đối tốt khoảng 95-97% để phát hiện ra vi khuẩn Hp dạ dày.

5.3. Tìm vi khuẩn Hp dạ dày qua phương pháp nuôi cấy

Một phương pháp phức tạp hơn đó chính là nuôi cấy vi khuẩn Hp dạ dày, phương pháp này sẽ cho kết quả rất chắc chắn. Phương pháp này  đặc biệt cần thiết trong các trường hợp cần phải thử độ nhạy của kháng sinh trong điều trị Hp.

Phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng

Phương pháp chẩn đoán vi khuẩn Hp trong dạ dày

5.4. Test hơi thở

Nếu muốn phương pháp đơn giản hơn một chút mà vẫn cho kết quả chuẩn để biết có vi khuẩn Hp dạ dày hay không thì có thể dùng test hơi thở. Phương pháp này dựa trên cơ sở vi khuẩn Hp dạ dày nó thủy phân Ure của người thành khí CO2 và NH3:

Phương trình: Ure + H20 -> CO2 + NH3

Khi bệnh nhân được uống viên thuốc chứa đồng vị C13 và C14 vào thì có thể phát hiện được trong hơi thở và ta có thể xác định được sự có mặt của Hp. Tuy nhiên, một số đồng vị phóng xạ chứa tia X ( ở mức thấp) nên không được thực hiện ở trẻ em.

Ngoài ra, cũng có thể xét nghiệm phân của bệnh nhân để tìm vi khuẩn Hp dạ dày, đây là test tìm kháng nguyên, cho độ chính xác khá cao. Hoặc là có test tốt hơn, nhanh hơn, đắt hơn đó là test sử dụng các kháng thể đơn dòng.

6.  Có biện pháp nào phòng tránh nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày không?

Hiện nay vẫn chưa có vacxin để phòng ngừa con vi khuẩn này. Bình thường khi bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày, thậm chí những người đã bị rồi người ta sẽ bị tái nhiễm trở lại nếu việc phòng tránh không được tích cực thì họ sẽ bị tái nhiễm trở lại. Việc này xảy ra do:

  •  Đầu tiên là bản thân bệnh nhân có thể đã không tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị, tuân thủ theo đúng thời gian mà bác sĩ đã đưa ra cho người bệnh.
  •  Thứ hai, việc tái nhiễm trở lại có thể là do kháng sinh đã dùng đã bị kháng bởi con vi khuẩn Hp dạ dày.
  • Để tránh bị mắc phải vi khuẩn Hp dạ dày và việc tái nhiễm trở lại của người bệnh thì nên:
  • Thực hiện việc ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Có một chế độ sinh hoạt, ăn uống mang tính hợp lý, khoa học
  • Đối với thực phẩm: lựa chọn những loại thực phẩm tươi, sạch.
  • Kỵ ăn đồ quá chua, hoặc quá cay, các thức ăn nguội, hoặc đồ ăn quá nóng, đồ khô, rắn.
  • Khi ăn phải nhai chậm, nhai kỹ.
  • Thời gian ăn uống cũng phải lưu ý đúng giờ, tránh việc bị đói quá hoặc ăn no quá.
  • Ăn chín với đồ dùng cá nhân, chén bát riêng, thức ăn dễ tiêu, giảm mỡ béo, không nên ăn quá nhiều đồ đóng hộp và chế biến sẵn. 
  • Kiêng rượu bia, cà phê, thuốc lá.
  •   Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, căng thẳng, lo âu kéo dài, dẫn đến stress, tránh thức khuya.
  •    Kiểm tra Hp toàn thể gia đình khi trong gia đình hay người thân bị nhiễm vi khuẩn Hp để có những biện pháp điều trị kịp thời.

Lưu ý:   Phải tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, uống thuốc phải đủ liều lượng, đủ thời gian, không được thấy hết đau rồi ngưng dùng thuốc.

7. Cách điều trị hiệu quả khi bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày là gì?

Mặc dù vi khuẩn Hp dạ dày có những biến chứng rất nguy hiểm, thế nhưng nếu như chúng ta phát hiện sớm và có những phương án điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ thì hoàn toàn có thể kiểm soát tốt con vi khuẩn này.

7.1. Theo phác đồ điều trị của bác sĩ:

 Hiện nay, chúng ta đã phác đồ điều trị khi bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày, có phác đồ điều trị 3 chất, thậm chí phác đồ điều trị 4 chất. Trong đó phác đồ điều trị bằng 4 chất gồm có phác đồ có bismuth và phác đồ không có bismuth. Tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn Hp dạ dày ngày một gia tăng không chỉ trong nước chúng ta mà trên toàn cầu. Do đó cần điều trị theo đúng phác đồ, đúng thời gian thì cơ may sẽ có một liệu trình tốt và hiệu quả.

 Phác đồ chữa trị tiêu diệt vi khuẩn Hp dạ dày cụ thể như sau:

vi khuẩn hp dạ dày là gì và phác đồ điều trị hiệu quả

Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp hiệu quả

 

7.2.  Các bài thuốc dân gian tại nhà hỗ trợ điều trị hiệu quả vi khuẩn Hp dạ dày là gì?

7.1.1.  Lá chè dây:

Chè dây là một trong những loại thực vật mà trong đó có chất ức chế sự phát triển của vi khuẩn, có khả năng chống viêm, chống oxy hóa và phòng ngừa các chứng bệnh nguy hiểm như ung thư, đó là chất flavonoid.

7.1.2.  Sử dụng tinh bột nghệ:

Từ rất lâu nghệ đã đi liền với việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dạ dày. Bài thuốc dân gian mật ong kết hợp với tinh bột nghệ giúp giảm đau dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi, có lợi cho đường ruột.

>>>> Tìm hiểu thêm: Giảm Đau Dạ Dày Dễ Dàng, An Toàn, Hiệu Quả Nhờ Sử Dụng Gừng

7.1.3.  Các loại thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị vi khuẩn Hp:

Trong các loại hoa quả, phải kể đến quả chuối.

  • Chuối là một trong những loại trái cây hiếm hoi có tác dụng rất tốt trong những trường hợp bị loét dạ dày tá tràng.
  • Bí đỏ giúp tăng cường hệ miễn dịch, chứa nhiều vitamin giúp quá trình tiêu hóa được tốt hơn.
  • Lá nha đam có tác dụng kháng viêm, giúp làm giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
  • Lá mơ là một loại dược liệu hỗ trợ tốt cho việc điều trị những bệnh lý về dạ dày, giúp giải độc, tẩy giun, kiết lỵ, đau dạ dày.
  • Trong bắp cải có chứa các vitamin, muối khoáng, tốt cho dạ dày và giảm  viêm loét dạ dày, đau dạ dày…
  • Uống trà gừng giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dạ dày một cách hiệu quả, bởi vì trong gừng có những hoạt chất có khả năng làm giảm tình trạng viêm của dạ dày.
  • Lá bạc hà có chứa thành phần kháng khuẩn khả năng kháng khuẩn.
  • Tỏi – một gia vị không thể thiếu của mỗi gia đình, trong tỏi có chứa các thành phần giúp ức chế quá trình phân bào của vi khuẩn, giúp điều trị các chứng ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu… nên có tác dụng tốt đối với người mắc bệnh về đường ruột và dạ dày. 
Thực phẩm tốt cho dạ dày

Thực phẩm giúp chống viêm, oxy hóa cho dạ dày

Lưu ý:  Các bài thuốc dân gian và thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng hỗ trợ trong việc điều trị. Nếu muốn nhanh chóng khỏi bệnh và diệt trừ được vi khuẩn Hp dạ dày thì người bệnh nên thăm khám và tuân thủ theo đúng lời căn dặn của bác sĩ.

Kết luận

Qua bài viết này, mong quý vị và các bạn đã có thể hiểu rõ hơn về con vi khuẩn Hp dạ dày này bao gồm: thực trạng dịch tễ hiện nay, cách phòng ngừa và điều trị có hiệu quả.

Ngày nay, dưới tác động của môi trường sống cũng như công việc căng thẳng, hàng giờ liền và không ăn uống điều độ là những nguyên nhân gây rất nhiều căn bệnh cho cơ thể chúng ta. 

Theo thống kê tại hội nghị khoa học tiêu hóa gan mật năm 2017 cho biết, có khoảng 70% dân số Việt Nam bị nhiễm khuẩn HP. Tại Hà Nội, cứ mỗi 1000 người thì có tới 700 người nhiễm phải vi khuẩn HP. Còn tại Thành phố Hồ Chí Minh, 90% người bị viêm dạ dày được ghi nhận có sự xuất hiện của vi khuẩn HP dạ dày.

Những con số này đã rung lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng lây nhiễm của loại vi khuẩn là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày này. Chính vì vậy hy vọng chúng ta dành nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc và lắng nghe cơ thể mình nhiều hơn qua đó để phòng và tránh bệnh cho bản thân mình được tốt hơn.

Nếu các bạn và quý vị còn bất kỳ thắc mắc nào xoay quanh phác đồ điều trị khuẩn Hp hãy liên hệ ngay với chúng tôi trực tiếp qua HOTLINE 18006091 để nhận được sự chăm sóc, giải đáp một cách nhanh chóng và hài lòng nhất. Rất hân hạnh cho Scurma Fizzy khi được phục vụ quý vị và các bạn!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091