Viêm Xung Huyết Hang Môn Vị Dạ Dày, Hãy Cẩn Trọng Với Nó

Viêm Xung Huyết Hang Môn Vị Dạ Dày, Hãy Cẩn Trọng Với Nó

Viêm dạ dày là một chứng bệnh rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày và tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nếu không được chữa trị đúng. Trong đó, viêm xung huyết hang môn vị dạ dày là chứng bệnh khá phổ biến trong các trường hợp viêm dạ dày, cũng là một căn bệnh đáng báo động với sức khỏe cơ thể. Với bài viết này, Scurma Fizzy sẽ giới thiệu những nét tổng quan nhất về viêm xung huyết hang môn vị để người đọc có thêm kiến thức trong nhận diện, phòng ngừa và chữa bệnh.

1. Viêm xung huyết hang môn vị dạ dày là gì?

Đầu tiên cần xét đến cấu tạo tổng quan của dạ dày để hiểu được tại sao viêm xung huyết hang môn vị lại là một trong những chứng viêm nhiễm tại dạ dày có tỷ lệ xuất hiện lớn.

Dạ dày là một túi đựng có diện tích rất lớn, hình chữ J phình ra theo các mô tả giải phẫu, đứng nhất về độ rộng lòng nếu xét trong hệ thống ống tiêu hóa. Dạ dày nằm ở giữa thực quản và ruột, có chức năng chính là nhào trộn thức ăn đã được nghiền nhỏ với dịch vị được các tế bào dạ dày tiết ra. Đây là nhà máy chính để chế biến protein thành dạng hấp thụ được, là công đoạn cuối cùng của việc nghiền cắt đồ ăn một cách vật lý trước khi được đưa xuống hấp thụ ở ruột non.

Trong dạ dày cũng chia thành các phần nhỏ hơn lần lượt theo chiều từ trên xuống dưới là phình vị có vị trí cao nhất, tâm vị tiếp giáp với thực quản, thân vị chiếm diện tích lớn nhất, hang vị có hình thái cắt ngang hình tam giác, hang môn vị và cuối cùng là lỗ môn vị – nơi kết thúc túi dạ dày và thông tới tá tràng.

cấu tạo dạ dày

Vị trí hang môn vị

Hang môn vị, mục tiêu chính trong bệnh viêm xung huyết hang môn vị, nằm ở giữa hang vị và môn vị, chính vì vậy mới có tên hang môn vị. Một số tài liệu y khoa có quan điểm xếp hang vị và hang môn vị thành một. Hang môn vị gần như nằm ngang, chiều dài khoảng 2-3 cm. Đây là nơi có hoạt động co bóp rất mạnh mẽ, vai trò chính là nghiền nhỏ thức ăn hơn nữa để phù hợp với khả năng hấp thu và luân chuyển thức ăn liên tục quay ngược lại nhào trộn kỹ với dịch vị trước khi lỗ môn vị được mở ra cho phép các chất được đưa xuống tá tràng.

Chính vì đặc điểm nằm ngang cũng như chức năng này, hang môn vị phải tiếp xúc với thức ăn và acid dịch vị trong thời gian dài cùng mức hoạt động liên tục khiến đây là khu vực rất dễ bị thương tổn, viêm nhiễm. Các mạch máu dưới niêm mạc theo cơ chế viêm phình to ra, tạo thành hiện tượng xung huyết. Trong đây cũng đề cập đến các nguyên nhân không phải do thức ăn hay dịch vị cũng làm tổn thương vùng hang môn vị.

Xung huyết dạ dày tại vị trí hang môn vị cũng có nhiều mức độ từ nhẹ, trung bình đến nặng. Ban đầu các ổ loét chưa quá rõ ràng, khi siêu âm hoặc nội soi chỉ có thể nhận diện ổ viêm qua các vết ban dạng đốm. Các triệu chứng bên ngoài cũng không hiện diện rõ ràng, nhiều nhất là cơn đau bụng thông thường. Nhưng nếu bệnh tiến triển nặng hơn bởi các yếu tố nguy hại không được loại bỏ hay có sự bổ sung của các tác nhân bất lợi khác, các dấu hiệu của viêm nhiễm sẽ rõ ràng hơn mà phần sau sẽ đề cập cụ thể.

>>>>> Đọc thêm: VIÊM XUNG HUYẾT HANG VỊ DẠ DÀY: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ ĐIỀU TRỊ

2.Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm xung huyết hang môn vị dạ dày là gì

Tình trạng xung huyết ở dạ dày nói chung và viêm xung huyết hang môn vị dạ dày nói riêng là vấn đề tổn thương mạch máu dưới niêm mạc. Xung huyết tại dạ dày có thể do một hoặc nhiều tác nhân cùng tham gia, một tác nhân cũng có thể gây ra các tổn thương đa mức độ tùy thuộc vào thời gian và cơ địa của người bệnh. Sau đây là các nguyên nhân phổ biến nhất ở các trường hợp người mắc bệnh:

hp gây viêm xung huyết hang môn vị dạ dày

HP là nguyên nhân của rất nhiều trường hợp bệnh dạ dày

  • Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP): Kẻ thù không thể nào quen thuộc hơn với dạ dày. Theo một số khảo sát, phải đến 80% trường hợp bị viêm dạ dày khi đi khám được bác sĩ chẩn đoán là do nhiễm HP. Thực tế, vi khuẩn HP gần như luôn tồn tại trong dạ dày, cơ chế gây khởi phát bệnh ở người đến giờ vẫn chưa rõ. HP vừa làm tăng tiết acid tại dạ dày, vừa phá hủy lớp màng bảo vệ tự nhiên tại túi chứa này khiến lớp niêm mạc gia tăng tiếp xúc với tác nhân có hại. Không ít các bệnh nhân bị viêm xung huyết hang môn vị cũng từ con vi sinh vật tác quái này gây ra.
  • Căng thẳng thần kinh: Hay thường gọi ngắn gọn là stress, là tình trạng đầu óc luôn trong trạng thái quá tải nếu luôn trong trạng thái học tập / làm việc, chịu áp lực lớn. Điều này làm rối loạn hoạt động bình thường của hệ thần kinh thực vật, tiếp đó ảnh hưởng đến chức năng co thắt ở dạ dày, đặc biệt là nơi hang môn vị phải co bóp liên tục. Các mao mạch trở nên dễ vỡ hơn gây xung huyết.
  • Việc ăn uống: Không ít người mắc bệnh dạ dày đều là “họa từ miệng mà ra”. Trong đây cũng phân ra làm nhiều yếu tố gây bệnh gồm: giờ giấc ăn uống không khoa học, lượng thức ăn hấp thụ quá nhiều hoặc quá ít, sử dụng thường xuyên các thực phẩm có hại cho dạ dày (đồ ăn cay nóng, rượu bia, thức ăn nhiều dầu mỡ, nước ngọt có ga,…)
  • Lạm dụng thuốc tân dược: Những thuốc Tây Y đều có tác dụng không mong muốn trong lúc sử dụng. Đặc biệt là các loại thuốc kinh điển như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau đều có tác dụng phụ trên dạ dày, làm tăng sự bài tiết acid HCl của tế bào viền dạ dày. Vậy nên, các loại thuốc này nên được sử đúng theo chỉ định, tránh dùng quá liều và bổ sung các hình thức phòng ngừa viêm dạ dày do thuốc.

3.Dấu hiệu của viêm xung huyết hang môn vị

Các triệu chứng viêm xung huyết hang môn vị dạ dày cũng hệt như các bệnh lý viêm dạ dày khác, rất khó để phân biệt rõ ràng nếu không nội soi và các bác sĩ chẩn đoán. Xung huyết hang môn vị được chia làm 3 giai đoạn chính, lần lượt là viêm nhẹ, xung huyết mức độ trung bình và xung huyết nặng dẫn đến chảy máu.

Mức độ đầu tiên, người bệnh sẽ chỉ cảm nhận được những cơn đau vùng thượng vị, xuất hiện chủ yếu sau khi ăn, dễ nhầm lẫn với những cơn đau dạ dày thông thường gây tâm lý chủ quan cho người bệnh

Với giai đoạn giữa của xung huyết, các triệu chứng trở nên rõ ràng hơn:

  • Chứng trào ngược: Xung huyết hang môn vị dạ dày có thể có biểu hiện tương tự như trào ngược dạ dày – thực quản. Một cách chính xác, sự xung huyết – các mao mạch phình to – lại khiến máu khó lưu thông hơn và sự co bóp bị trì trệ. Kết quả là tốc độ xử lý thức ăn ở dạ dày suy giảm, thức ăn càng lưu lại lâu càng kích thích việc tiết acid, gây ra trào ngược.
  • Đau bụng vùng thượng vị: Triệu chứng không thể thiếu trong các bệnh về dạ dày. Với đau bụng do viêm xung huyết, cơn đau thường âm ỉ kéo dài, mức độ đau phụ thuộc vào kích thước vùng viêm nhiễm và tình trạng xung huyết nghiêm trọng thế nào. Các cơn đau xuất hiện nhiều nhất sau khi ăn no hoặc lúc quá đói, vận động mạnh và khi đêm nằm ngủ. Đây đều là những thời điểm dạ dày tăng co bóp và tăng tiết acid, tác động lên vị trí xung huyết gây đau.
biểu hiện viêm xung huyết hang môn vị dạ dày

Mất máu, ứ tuần hoàn trong viêm xung huyết khiến cơ thể mệt mỏi, tái xanh

  • Da xanh xao, tái nhợt: Mao mạch bị xung huyết cho dù tăng về kích thước nhưng lại chứa nhiều thành phần huyết tương hơn hồng cầu, máu trở nên đặc và khó lưu thông hơn. Hồng cầu bị đọng lại, giảm đào thải CO2 nên lượng HbCO2 tăng lên, làm da chuyển sang màu xanh xám.
  • Suy nhược cơ thể: Dạ dày suy giảm chức năng cũng đồng nghĩa với việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn bị ảnh hưởng đáng kể. Ở đây, viêm xung huyết hang môn vị dạ dày khiến việc co bóp nhào trộn thức ăn không còn tốt như bình thường, khiến thức ăn khi xuống tới ruột vẫn chưa đủ tiêu chuẩn hấp thu. Tiêu chảy là triệu chứng có thể thấy trong viêm xung huyết dạ dày mức độ trung bình

Giai đoạn nghiêm trọng của viêm xung huyết là chảy máu dạ dày:

  • Chảy máu thể nhẹ: Biểu hiện rõ ràng nhất là đi ngoài phân có màu đen. Các triệu chứng sẵn có từ giai đoạn giữa trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt là tình trạng thiếu máu bởi cả hai yếu tố là mất máu do chảy máu và lưu thông máu kém.
  • Xuất huyết nặng: Có biểu hiện đau đớn dữ dội kèm theo các chứng do mất máu nặng như choáng, tụt huyết áp. Thậm chí là nôn ra máu. Lúc này cần khẩn trương đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để chữa trị.

4.Những biến chứng có thể xảy ra

Viêm xung huyết dạ dày gây rất nhiều bất lợi cho sức khỏe. Ngay từ giai đoạn giữa của bệnh, cơ thể của người mắc đã bị suy kiệt do không thể hấp thu đủ lượng chất dinh dưỡng từ đồ ăn thức uống đi đôi với tuần hoàn lưu thông kém. Các biểu hiện bên ngoài như đau bụng, trào ngược cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt thường ngày.

Viêm xung huyết hang môn vị dạ dày nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ tất yếu dẫn đến biến chứng xuất huyết dạ dày như đã nêu. Nguy cơ tử vong hiện hữu khi các ổ viêm loét mở rộng và khoét sâu hơn xuống niêm mạc gây thủng dạ dày, sốc do nhiễm trùng vùng ổ bụng.

Quá trình chảy máu nếu diễn ra âm thầm nhưng kéo dài cũng là yếu tố bất lợi với hệ tuần hoàn. Ngoài ứ trệ máu, lượng HbO2 giảm thì xuất huyết trực tiếp làm giảm thể tích máu, gây ra tụt huyết áp.

ung thư dạ dày

Viêm xung huyết dạ dày có thể phát triển thành ung thư

Một biến chứng không thể bỏ qua khi bị viêm dạ dày là ung thư dạ dày. Các mô tế bào tại hang vị bị tổn thương và kích thích tăng sinh liên tục làm chu trình tế bào dần mất kiểm soát. Hệ quả là khối u phát triển và trong nhiều trường hợp tiến triển ác tính. Dấu hiệu của ung thư dạ dày gần như các bệnh viêm dạ dày khác, chỉ có thể chẩn đoán nếu được nội soi là làm sinh thiết khối u.

5.Điều trị viêm xung huyết hang môn vị dạ dày

5.1. Thuốc tân dược

Với sự phát triển của y học hiện đại, các phương pháp Tây Y mà điển hình là thuốc tân dược và phẫu thuật là cách thức điều trị chủ đạo được sử dụng hiện nay. Tây Y mang ưu điểm là sự chính xác, hiệu quả nhanh và phổ biến rộng rãi với hệ thống bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc, trạm y tế cộng thêm đội ngũ được đào tạo chuyên môn nên đáp ứng được nhu cầu của toàn dân.

Thuốc Tây sẽ tác động chủ yếu trên hai phương diện của bệnh là nguyên nhân và triệu chứng. Trong đó, phần điều trị triệu chứng có tác dụng làm giảm các biểu hiện tiêu cực của bệnh viêm xung huyết hang môn vị dạ dày như đau bụng, trào ngược,… và không mang yếu tố đặc trị, tức hầu hết đều sử dụng chung cách thức. Nhưng điều trị nguyên nhân, điểm mấu chốt để khỏi bệnh, cần được chẩn đoán kỹ trước khi đưa ra phác đồ. Bệnh nhân cũng cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ.

Phương pháp thông dụng nhất hiện nay

Phương pháp thông dụng nhất hiện nay

Về mặt giảm nhẹ triệu chứng, người bệnh sẽ được kê các thuốc kháng viêm, giảm đau, tráng dạ dày. Cần lưu ý rằng, các nhóm thuốc giảm đau thông thường như paracetamol lại rất có hại cho dạ dày, nên người dân không được tự ý mua để điều trị, nếu xuất hiện trong đơn thuốc trị dạ dày phải hỏi lại nguyên do sử dụng nhóm thuốc này.

Tấn công vào nguyên nhân gây bệnh

  • Vi khuẩn HP là căn nguyên của viêm xung huyết hang vị dạ dày: Điều này chỉ có thể phát hiện khi phân lập được vi khuẩn từ mẫu, nên phác đồ chắc chắn phải do bác sĩ chỉ định sau xét nghiệm, không được tự ý mua thuốc về điều trị. Phác đồ điều trị chung là thuốc kháng sinh nhóm cyclin / imidazol kết hợp với nhóm giảm tiết acid, tráng dạ dày (chủ yếu là thuốc chẹn bơm proton)
  • Ổ viêm hình thành trong điều kiện sinh hoạt (chế độ mỗi ngày, các bữa ăn): Ở mặt này thuốc Tây lại không có nhiều đất diễn khi cách tốt nhất để cải thiện tình trạng là thay đổi lối sống – đơn giản là từ bỏ hay giảm thu nạp các thức ăn không tốt, ăn ngủ nghỉ theo nhịp sinh học.
  • Yếu tố căng thẳng thần kinh làm nên viêm loét: Cách điều trị có phần phức tạp khi không phải ai cũng đồng ý đáp ứng điều trị hay bản thân người bệnh khó vượt qua mặt tâm lý khi bị bệnh. Trong trường hợp này, tự thân bệnh nhân phải giải phóng tinh thần, các phương pháp mang tính hỗ trợ như tập thể dục, massage, bác sĩ tâm lý hay thuốc giảm lo âu cũng không phải yếu tố quyết định trong điều trị.

>>>>>> Xem thêm: Thuốc Điều Trị Viêm Xung Huyết Hang Môn Vị Dạ Dày Hiệu Quả

5.2. Phẫu thuật

Áp dụng trong tình huống khẩn cấp khi xuất huyết dạ dày nặng. Các biểu hiện của xuất huyết cấp tính khá dễ nhận biết bao gồm: nôn ra máu, đau bụng dữ dội, huyết áp giảm do mất máu.

Một số trường hợp xuất huyết mạn tính (chỉ có biểu hiện đi ngoài có lẫn máu hoặc phân có màu đen) cũng có thể nghĩ tới phương hướng này. Sau cùng, đó là ý kiến của bác sĩ và quyết định của bệnh nhân.

Ngoài hai phương pháp chữa viêm xuất huyết hang môn vị dạ dày kể trên, Y học phương Đông cũng được ghi nhận có tác dụng chữa trị trong giai đoạn sớm và giữa của bệnh. Tuy vậy, giai đoạn muộn cần cấp cứu thì cách thức này không thể đáp ứng về mặt hiệu quả tức thì. Bài thuốc cần được kê bởi người có chuyên môn, không tự tiện sử dụng bừa bãi.

6.Phòng ngừa viêm hang môn vị

Câu nói “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” nên được đề cao trong mọi trường hợp. Những phương thức dưới đây không chỉ giúp người dùng giảm nguy cơ phát bệnh, mà hoàn toàn có thể áp dụng song song trong thời gian điều trị hay giai đoạn hồi phục chống tái phát. Cụ thể là:

  • Tránh các thực phẩm nguy hại cho sức khỏe nói chung và dạ dày nói riêng. Chi tiết các thứ cần tránh: Thức ăn nhanh; Đồ cay nóng; Chế biến nhiều dầu mỡ; Các đồ uống có cồn điển hình là rượu bia; Nước ngọt có ga; Cà phê hay các chất kích thích khác.
  • Hạn chế tiếp xúc khói thuốc lá, cả hít chủ động lẫn bị động
  • Có thực phẩm cần tránh thì cũng có những loại nên ăn để ngăn ngừa bệnh. Bổ sung rau xanh và hoa quả – nguồn vitamin phong phú trong chế độ ăn để có một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên lại phải tránh xa các trái cây có vị chua và đồ muối chua. Trong chế biến thức ăn cố gắng giảm lượng dầu mỡ sử dụng, ưu tiên các món hấp, luộc.
Chế độ ăn của người bệnh rất quan trọng trong quá trình điều trị

Chế độ ăn của người bệnh rất quan trọng trong quá trình điều trị

  • Nước và sữa là hai loại đồ uống tốt cho dạ dày. Nước giúp kích thích tiêu hóa, làm loãng môi trường acid bên trong dạ dày trong khi sữa trực tiếp tăng độ pH, lại bổ sung năng lượng cho cơ thể. Mỗi ngày hãy sử dụng liều lượng của chúng thật hợp lý, bởi không phải nhiều là tốt. Những người bẩm sinh không tiêu hóa được sữa nên chuyển sang dạng thay thế khác như sữa đậu nành.
  • Chế độ ăn trong ngày, ngoài tính dinh dưỡng thì còn cần chú ý cả thời gian. Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, lượng ăn vừa đủ sẽ đảm bảo các chất dinh dưỡng vẫn được hấp thu đủ mà không tăng gánh nặng cho dạ dày. Với những người từng bị viêm xung huyết nặng có thể chia nhiều bữa trong ngày.
  • Thuốc giảm đau và kháng sinh không thể dùng tùy tiện mà phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Các thuốc giảm đau thông thường nhóm NSAIDs hầu hết gây bất lợi cho dạ dày, không nên sử dụng.
  • Khám định kỳ là biện pháp dự phòng cần được chú ý nhiều hơn. Việc chẩn đoán trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết khi có sự theo dõi và phản ánh kịp thời.

>>>>> Tìm hiểu thêm: Viêm Xung Huyết Hang Môn Vị Dạ Dày Kiêng Ăn Gì Cho Tiêu Hóa Khỏe Mạnh

Như vậy chúng ta đã đi qua tổng quan về viêm xung huyết hang môn vị dạ dày. Qua đây, ta thấy được rằng chứng bệnh này đem lại rất nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của bạn. Cách phòng tránh cũng tương tự như các bệnh dạ dày khác, chú trọng nhiều ở lối sống, sinh hoạt. Hy vọng bài viết này mang đến nhiều thông tin hữu ích cho người đọc.

Nếu bạn đang gặp vấn đề liên quan đến viêm xung huyết hang môn vị dạ dày, cần tìm và tư vấn chuyên khoa hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 18006091. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091