Dấu hiệu xuất huyết dạ dày hay gặp nhất
Đau dữ dội vùng thượng vị, nôn ra máu, đại tiện ra phân đen mùi hôi tanh,…là dấu hiệu của bệnh gì? Nguyên nhân gây ra bệnh? Bệnh này có nguy hiểm không? Các dấu hiệu xuất huyết dạ dày, biến chứng có thể xảy ra của bệnh?…Đó là hàng loạt các câu hỏi xuất hiện trong đầu, gây hoang mang cho các bạn. Các bạn khoan lo nghĩ, hãy tin tưởng đồng hành cùng Scurma Fizzy chúng tôi. Bài viết dưới đây sẽ đem lại cho các bạn những câu trả lời đầy đủ nhất, giúp bạn giải đáp hết các thắc mắc về dấu hiệu xuất huyết dạ dày nói riêng cũng như thông tin đầy đủ về bệnh xuất huyết dạ dày.
1. Thế nào là xuất huyết dạ dày?
Xuất huyết dạ dày còn được biết tới với tên là Gastrointestinal Bleeding. Gastrointestinal Bleeding được giải nghĩa là tình trạng máu trong mạch của dạ dày thoát ra ngoài lòng mạch, với những dấu hiệu bệnh xuất huyết dạ dày cơ bản như đại tiện ra máu hay nôn ra máu (trường hợp là máu đỏ tươi hoặc có màu nâu cà phê). Xuất huyết dạ dày là tình trạng cấp, bệnh được khuyến cáo phát hiện càng sớm càng tốt để nhanh chóng đưa ra phương án ứng biến bệnh kịp thời tránh để bệnh phát triển nặng gây nhiều tác hại xấu đe dọa tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Xuất huyết dạ dày không những là biến chứng của rất nhiều bệnh lý đường tiêu hóa. Ngoài ra, xuất huyết còn là hậu quả từ việc sử dụng liên tục với lượng lớn bia rượu, cà phê, các chất kích thích gây hại cho sức khỏe trong khoảng thời gian dài.
Mức độ bệnh cùng với dấu hiệu bệnh xuất huyết dạ dày là khác nhau tùy vào từng trường hợp hay tác nhân gây bệnh. Trong một số trường hợp bệnh có biểu hiện gây tình trạng tụt huyết áp, sốc phản vệ. Nếu không được phát hiện sớm và có những phương pháp điều trị kịp thời, bệnh sẽ được phát triển trở nặng theo thời gian gây ra các biến chứng bệnh khó lường, thậm chí là tử vong.
>>>> Xem thêm ngay: Xuất Huyết Dạ Dày Là Biến Chứng Của Nhiều Căn Bệnh Nguy Hiểm
2. Nguyên nhân xuất hiện dấu hiệu xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là một trong số các biến chứng xuất phát từ các bệnh lý đường tiêu hóa. Theo số liệu thống kê hiện nay thì tỷ lệ mắc bệnh đang ngày một gia tăng đặc biệt là ở độ tuổi thanh thiếu niên. Và câu hỏi đặt ra ở đây là đâu là nguyên nhân gây bệnh?
Có rất nhiều yếu tố, tác nhân gây nên tình trạng bệnh xuất huyết dạ dày bao gồm các yếu tố ngoại cảnh và các yếu tố thuộc về người bệnh. Xong nếu chúng ta hiểu rõ được các nguyên nhân này sẽ giúp chúng ta chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân xung quanh.
Sau đây là một số nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày thường gặp:
2.1. Viêm loét dạ dày
Từ kết quả nghiên cứu thống kê được cho thấy, có tới 40% các trường hợp mắc bệnh xuất huyết dạ dày là những đối tượng bệnh nhân có tiền sử đau vùng thượng vị, hay tiểu sử đã được chẩn đoán là bị bệnh viêm loét dạ dày với các triệu chứng điển hình như ợ hơi, ợ nóng, đau rát vùng bụng, buồn nôn và nôn ra máu hoặc đại tiện ra phân đen,…
2.2. Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc kháng sinh quá phổ biến, không được chỉ định và kiểm soát bởi những người có kiến thức chuyên môn về thuốc là một trong số các nguyên nhân hàng đầu, gây nên tình trạng xuất huyết dạ dày.
Các thuốc chống viêm, giảm đau không steroid hay các thuốc có chứa corticoid có tác dụng phụ tác động xấu lên đường tiêu hóa. Thuốc xúc tác gây tăng nguy cơ dẫn tới tình trạng xuất huyết dạ dày. Đó là lý do vì sao khi sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm nói riêng và các loại thuốc khác nói chung, chúng ta đều cần phải tuân thủ theo đúng chỉ định và được theo dõi bởi bác sĩ, khuyến cáo tuyệt đối không được lạm dụng thuốc trong bất kì trường hợp nào.
2.3. Khối u dạ dày
U dạ dày là một tình trạng trái với hoạt động sinh lý bình thường của các tế bào. Vì vậy, dù đó là những khối u lành tính hoặc thậm chí là ác tính thì đều có nguy cơ gây tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa. Thói quen khám bệnh định kỳ sẽ giúp các bạn kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe của bản thân, đồng thời nhận biết được những thay đổi bất thường của cơ thể nhanh nhất. Để từ đó kịp thời đưa ra những ứng biến phù hợp, bảo vệ tốt sức khỏe chính bản thân và gia đình.
>>>> Xem thêm ngay: Ung Thư Dạ Dày Triệu Chứng, Mách Bạn Một Số Tip Nhận Biết
2.4. Tổn thương các mạch máu tại dạ dày gây xuất hiện dấu hiệu xuất huyết dạ dày
Theo mô hình cấu trúc cơ thể cho thấy, mặc dù so ruột non thì dạ dày có hệ thống mạch máu rất ít. Mặc dù vậy thì hệ thống mạch máu ở vùng vùng này rất dễ bị tổn thương từ một số các tác nhân khác nhau. Từ đó gây tình trạng phình giãn, thậm chí là gây vỡ các mạch máu, dẫn đến hệ quả cuối cùng là tình trạng gây xuất huyết dạ dày.
2.5. Tình trạng rối loạn đông máu gây xuất hiện dấu hiệu xuất huyết dạ dày
Giảm tiểu cầu là nguyên nhân chính gây tình trạng rối loạn đông máu. Khi lượng tiểu cầu giảm xuống cực thấp, hay chất lượng tiểu cầu giảm, làm giảm khả năng đông máu. Từ đó, gây ra nhiều các bệnh lý khác nhau mà điển hình có thể kể đến ở đây đó là tình trạng xuất huyết tiêu hóa.
Ngoài ra thiếu hụt vitamin K cũng là nguyên nhân gây tình trạng rối loạn đông máu. Như chúng ta đã biết thì Vitamin K là một trong số các chất quan trọng có vai trò hỗ trợ quá trình đông máu đồng thời ức chế tình trạng chảy máu kéo dài. Từ đó, trong một số trường hợp thiếu hụt lượng vitamin K gây tình trạng rối loạn đông máu, dẫn đến tình trạng xuất tiêu hóa.
2.6. Các nguyên nhân khác
- Vi khuẩn HP: Nhiễm khuẩn HP là nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày mà biến chứng của bệnh là tình trạng xuất huyết dạ dày, làm xuất hiện các dấu hiệu xuất huyết dạ dày
.
Stress: Căng thẳng kéo dài, ảnh hưởng đến tâm lý trong một thời gian dài là nguyên nhân gây tổn thương dạ dày. Về lâu bệnh tiến triển gây biến chứng xuất huyết dạ dày.
Ngoài ra còn có một số các tác nhân khác như: hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng thuốc chống đông trong một thời gian dài. Đặc biệt, tình trạng dư thừa lượng axit dạ dày quá mức kéo dài cũng gây tình trạng xuất huyết dạ dày nếu không được điều trị kịp thời.
3. Dấu hiệu bệnh xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như làm giảm sút chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy chúng ta cần trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh, sớm phát hiện, nhận biết tốt các dấu hiệu xuất huyết dạ dày để kịp thời đưa ra hướng điều trị ngăn chặn bệnh phát triển cũng như không có cơ hội trở nặng. Dưới đây là sự điểm qua một số dấu hiệu tiêu biểu cho bệnh xuất huyết dạ dày:
Xuất huyết dạ dày gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như làm giảm sút chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy chúng ta cần trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh, sớm phát hiện, nhận biết tốt các dấu hiệu bệnh xuất huyết dạ dày để kịp thời đưa ra hướng điều trị ngăn chặn bệnh phát triển cũng như không có cơ hội trở nặng. Dưới đây là sự điểm qua một số dấu hiệu tiêu biểu cho bệnh xuất huyết dạ dày:
3.1. Đau vùng thượng vị
Đau vùng thượng vị là dấu hiệu xuất huyết dạ dày có thể gặp ở một số bệnh khác như viêm loét dạ dày nhưng tính chất cơn đau dữ dội hơn. Bệnh nhân cảm giác đau rát vùng thượng vị (phía trên rốn và dưới ngực), cơn đau dần phát triển nặng theo thời gian với tần suất gia tăng hơn so với cơn đau thông thường. Cơn đau dường như không có xu hướng thuyên giảm theo thời gian.
Thậm chí, người bệnh còn kèm theo hiện tượng nóng rát, cồn cào ruột sau khi sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm NSAIDs, thuốc Corticoid. Cảm giác đau rát vùng thượng vị gây cho người bệnh cảm giác ăn không ngon miệng. Người bệnh không có cảm giác thèm ăn, muốn ăn thậm chí là chán ăn, ăn không tiêu. Tình trạng này kéo dài gây rối loạn hoạt động cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, về dài khiến cơ thể rơi vào tình trạng suy kiệt chất dinh dưỡng, giảm chất lượng cuộc sống.
>>>> Xem thêm ngay: 12 Nguyên Nhân Dẫn Đến Đau Thượng Vị Buồn Nôn Và Cách Điều Trị
3.2. Suy nhược cơ thể
Suy nhược cơ thể cũng là một trong số các dấu hiệu xuất huyết dạ dày. Đây là hệ quả sau thời gian dài rối loạn hoạt động ăn uống mà không được can thiệp cải thiện. Tình trạng suy nhược cơ thể khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng cơ thể mệt mỏi, rã rời. Bệnh nhân cảm giác hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn. Người bệnh luôn trong tình trạng cạn kiệt về năng lượng, không còn hứng thú với mọi thứ xung quanh, khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Bệnh nhân thậm chí không thể làm được những công việc nhỏ nhẹ mà sức người bình thường vẫn làm được.
Tình trạng suy nhược gây rối loạn giấc ngủ ở người bệnh. Bệnh nhân khó khăn ở giai đoạn đầu của giấc ngủ, gián đoạn trong quá trình ngủ, ngủ không sâu giấc. Hệ quả kéo theo, bệnh nhân luôn trong tình trạng mơ màng, tình thần sa sút, khó tập trung vào bất kì việc gì. Tình trạng này đe dọa xấu đến khả năng nhớ và khả năng tư duy của người bệnh.
3.3. Tình trạng nôn ra máu
Tùy vào vị trí xuất huyết và mức độ tổn thương khác nhau ở mỗi bệnh nhân mà máu được tống ra lẫn dịch nôn sẽ khác nhau. Lượng máu nôn ra không giới hạn tùy từng trường hợp bệnh. Lượng máu tống ra ngoài có thể trộn lẫn với dịch tiêu hóa, thức ăn hoặc không. Dấu hiệu bệnh xuất huyết dạ dày, máu nôn ra có thể có màu đỏ, hồng hoặc màu nâu sẫm. Thời gian nôn ra máu không mấy đặc trưng cho bệnh, tùy vào tình trạng, mức độ xuất huyết dạ dày.
Đặc biệt, một số trường hợp bệnh nhân nôn ra máu còn là dấu hiệu của tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa dưới. Trường hợp này, dịch nôn sẽ là máu nâu đen, màu nâu cà phê và nhanh đông lại sau khi được tống ra khỏi miệng.
Dấu hiệu bệnh xuất huyết dạ dày này rất dễ để phân biệt với các tình huống nôn ra máu khác. Trong các trường hợp nôn ra máu xuất phát từ các tác nhân khác, lượng máu được tống ra sẽ có màu đỏ tươi kèm bọt và đặc biệt ở đây là không kèm theo thức ăn hoặc dịch nào khác ngoài máu.
3.4. Đi đại tiện ra phân màu đen là dấu hiệu xuất huyết dạ dày
Người bệnh cảm thấy khó khăn trong vấn đề đại tiện, và có phân màu đen. Đây là một trong số các dấu hiệu xuất huyết dạ dày thường bị bỏ qua nhất, xuất phát từ sự chủ quan đến từ người bệnh.
Xuất huyết dạ dày, khiến lượng máu trong dạ dày sẽ được trộn lẫn với thức ăn. Theo hướng co bóp của nhu động ruột hỗn hợp này sẽ được tống dần xuống ruột và cuối cùng là hậu môn thải ra ngoài. Trải qua chuỗi đường dài, theo thời gian máu sẽ được phân hóa. Đó là lý do khiến phân của những bệnh nhân này có mùi hôi tanh đặc trưng. Trường hợp xuất huyết nặng, lượng máu chảy ra quá nhiều trong một khoảng thời gian ngắn, bệnh nhân có thể đi ngoài trực tiếp ra máu đỏ tươi.
Với các dấu hiệu xuất huyết dạ dày tương đối đặc trưng và dễ nhận biết nếu người bệnh chú ý. Vì vậy người bệnh cần hết sức cẩn thận, chủ động trong việc kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình.
Trường hợp tình trạng xuất huyết không được kiểm soát tốt, ngược lại bệnh có xu hướng phát triển nặng. Hệ lụy kéo theo, người bệnh có thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu máu trầm trọng biểu hiện kém sắc, mệt lả, thiếu sức sống. Một số trường hợp khác bệnh nhân còn xuất hiện tình trạng khó thở, hơi thở nông, thậm chí ngất xỉu.
4. Phương pháp chẩn đoán bệnh xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là tình trạng cấp, bệnh cần được chẩn đoán một cách chính xác bởi các chuyên gia có kiến thức chuyên môn về bệnh, trước khi tiến hành điều trị bệnh. Trong quá trình đưa ra chẩn đoán, bác sĩ cần xác định rõ tác nhân gây chảy máu, vị trí nơi chảy máu và mức độ tổn thương ở thời điểm hiện tại. Đồng thời đưa ra một số phương án điều trị dự phòng hợp lý nhất.
Từ các dấu hiệu xuất huyết dạ dày cùng với các kết quả xét nghiệm lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành xem xét và cân nhắc kỹ càng để đưa tới quyết định chẩn đoán bệnh đúng đắn. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán bệnh được áp dụng hiện nay:
4.1. Phương pháp thăm khám lâm sàng
Phương pháp này được tiến hành bởi chính các bác sĩ. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiếp cận trực tiếp bệnh nhân, thăm khám tình trạng sức khỏe, tiến hành khai thác tiền sử bệnh lý của người bệnh cũng như gia đình.
4.2. Phương pháp cận lâm sàng
Ở phương pháp này, việc chẩn đoán sẽ được tiến hành dựa trên kết quả thu được của một số các xét nghiệm được đề xuất từ bệnh nhân như:
4.2.1. Kết quả nội soi dạ dày khi có dấu hiệu xuất huyết dạ dày
Đối tượng nghi ngờ sẽ được chỉ định tiến hành nội soi dạ dày. Thông qua kết quả nội soi, giúp bác sĩ định vị chính xác vị trí xuất huyết để tiến hành xử lý ngay. Tuy nhiên phương pháp này cũng có mặt hạn chế là nội soi sẽ không thể phát hiện được những vị trí xuất huyết ẩn.
4.2.2. Ảnh chụp X-quang
Thông qua việc sử dụng chất cản quang, bác sĩ có thể nhận rõ điểm bất thường trong hệ thống đường tiêu hóa. Hiện nay, phương pháp này đã được hạn chế sử dụng trong công tác chẩn đoán bệnh xuất huyết dạ dày. Mặc dù, phương pháp X-quang vẫn đạt hiệu quả cao trong công tác chẩn đoán bệnh.
4.2.3. Kết quả xét nghiệm máu khi có dấu hiệu xuất huyết dạ dày
Thông qua kết quả xét nghiệm công thức máu, giúp hỗ trợ bác sĩ xác định rõ nguyên nhân gây xuất huyết có xuất phát từ tính chất máu hay không (sự thiếu hụt về số lượng hay chất lượng của tiểu cầu).
4.2.4. Phương pháp đặt sonde dạ dày
Đây là phương pháp được tiến hành thông qua việc sử dụng hệ thống ống thông, xuất phát từ mũi thẳng xuống để rửa dạ dày. Thông qua phương pháp này cũng có thể giúp bác sĩ xác định và phân loại rõ bệnh thuộc dạng xuất huyết đường tiêu hóa (trên hay dưới). Từ đó dễ dàng hơn trong việc đưa ra các phương án điều trị bệnh phù hợp.
4.2.5. Kết quả mở bụng
Đây thường là phương án đề xuất cuối cùng với mục đích thăm dò ổ bụng, trong trường hợp các biện pháp can thiệp nêu trên không cho kết quả tốt.
>>>> Xem thêm ngay: Xuất Huyết Dạ Dày Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Mau Khỏi
5. Hậu quả của xuất huyết dạ dày và biện pháp phòng bệnh
5.1. Hậu quả của bệnh xuất huyết dạ dày
Mọi người thường có thói quen đặt sự quan tâm về hậu quả mà bệnh gây ra ngay sau khi mắc bệnh. Liệu bệnh này có quá nguy hiểm? Bệnh này có phương pháp điều trị chưa? Nếu tiến hành liệu pháp điều trị rồi có khỏi hoàn toàn được không? Hay nếu không tiến hành điều trị thì bệnh sẽ như thế nào?
Xuất huyết dạ dày là một tình trạng nghiêm trọng với các dấu hiệu xuất huyết dạ dày tương đối đặc trưng. Vì vậy, bệnh cần được phát hiện kịp thời để tiến tới đưa ra hướng điều trị càng sớm càng tốt, tránh tình trạng mất máu quá nhiều. Nếu bệnh được phát hiện sớm và xử lý kịp thời thì tỷ lệ bệnh được kiểm soát tốt khá cao và hạn chế tối đa việc để lại di chứng sau này.
Ngược lại, bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn của bệnh sẽ gây khó khăn lớn cho việc kiểm soát cũng như điều trị bệnh. Trong tình huống xấu, bệnh có thể gây sốc phản vệ, thậm chí là tử vong.
5.2. Biện pháp phòng dấu hiệu xuất huyết dạ dày
- Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, hạn chế tối thiểu tình trạng stress quá mức.
- Tạo thói quen luyện tập thể dục thể thao hàng ngày giúp nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống.
- Nghiêm cấm tình trạng lạm dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm không steroid hoặc có chứa corticoid.Tuyệt đối tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của thuốc và khuyến cáo của bác sĩ trong quá trình điều trị cũng như sử dụng thuốc.
- Tạo thói quen, lối sống ăn uống lành mạnh: Ăn thực phẩm đã được được chế biến, tuyệt đối nói không với thực phẩm nấm mốc, quá hạn sử dụng. Không sử dụng nước uống có ga, bia rượu.
- Tạo thói quen sinh hoạt khoa học, không nên ăn quá no cũng không để bụng quá đói, không bỏ bữa, không nằm ngay sau khi ăn.
- Tạo thói quen khám bệnh định kỳ, kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình.
- Nhanh chóng di chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để được tiến hành cấp cứu ngay khi có những dấu hiệu xuất huyết dạ dày (nôn ra máu, đau dữ dội vùng thượng vị,…).
Bài viết bao gồm đầy đủ những thông tin hữu ích về dấu hiệu xuất huyết dạ dày nói riêng và bệnh xuất huyết dạ dày nói chung. Trọn bộ thông tin về khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, hướng chẩn đoán cũng như là một số biện pháp phòng bệnh. Mang bài viết tới các bạn, chúng tôi hy vọng thông tin từ bài viết này sẽ giúp cho người đọc có thêm sự hiểu biết để có cái nhìn khách quan về tình trạng sức khỏe hiện tại của chính mình. Hãy chủ động trong vấn đề kiểm soát sức khỏe, bảo vệ và ngày một nâng cao hơn chất lượng của bản thân cũng như người thân trong gia đình. Nếu các bạn có thêm thắc mắc nào cần giải đáp, hay cần tư vấn, vui lòng liên hệ tới số hotline 18006091 để được chăm sóc, tư vấn bởi các chuyên gia của Scurma Fizzy.