Đau Dạ Dày Kiêng Ăn Những Gì, 11 Thực Phẩm Cần Tránh

Đau Dạ Dày Kiêng Ăn Những Gì, 11 Thực Phẩm Cần Tránh

Như chúng ta đã biết, hiện nay tình trạng đau dạ dày đang diễn ra rất phổ biến ở Việt Nam do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đau dạ dày, chế độ ăn uống đang ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng đau dạ dày. Vì vậy, để cải thiện được các triệu chứng của tình trạng đau dạ dày cũng như làm giảm nhẹ các triệu chứng của tình trạng đau dạ dày thì tham khảo bài viết “đau dạ dày kiêng ăn những gì” để nắm rõ hơn những kiến thức về tình trạng đau dạ dày. 

1. Tìm hiểu một số vấn đề về tình trạng đau dạ dày

1.1. Hiện tượng đau dạ dày là gì? 

Hiện tượng đau dạ dày (hay còn được gọi là đau bao tử) là tình trạng tổn thương, viêm nhiễm ở dạ dày, xuất hiện những cơn đau ở vùng thượng vị dạ dày gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. 

1.2. Nguyên nhân gây đau dạ dày

Một số nguyên nhân chính gây ra tình đau dạ dày đó là: 

Thứ nhất, vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori): vi khuẩn Hp chiếm khoảng 80% nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày. 

Thứ hai, chế độ ăn uống thiếu khoa học: người bệnh có thói quen xấu khi vừa ăn vừa đọc sách, hoặc xem điện thoại, tivi; ăn quá no hoặc quá đói, ăn quá khuya và ăn uống không lành mạnh với những thực phẩm không sạch… Điều này làm tăng tình trạng viêm loét ở dạ dày do dạ dày phải làm việc quá mức cần thiết. 

Thứ ba, do lạm dụng các chất kích thích (như: rượu, bia, thuốc lá,…): Nicotine trong khói thuốc lá làm tăng bài tiết acid dạ dày, đồng thời làm cản trở tới sự phục hồi về tổn thương của bộ phận niêm mạc dạ dày. Nồng độ cồn có trong bia, rượu cao cũng làm tăng khả năng phá hủy lớp niêm mạc của dạ dày, tăng bào mòn niêm mạc, làm giảm chức năng hấp thu của các chất nạp vào cơ thể.

Thứ tư, ảnh hưởng của thuốc Tây: kháng sinh liều cao sẽ có thể tiêu diệt hoàn toàn các loại vi khuẩn có lợi cho dạ dày. Khi sử dụng thuốc giảm đau thì nó cũng làm giảm đi lượng chất nhầy bảo vệ vùng niêm mạc dạ dày. 

Thứ năm, đau dạ dày nguyên nhân là do các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp.

Thứ sáu, do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm và nhiễm ký sinh trùng.

Thứ bảy, tinh thần áp lực, căng thẳng, stress,…: khi người bệnh đau dạ dày thường xuyên bị tình trạng căng thẳng kéo dài thì đồng nghĩa sẽ làm tăng co bóp ở dạ dày. Áp lực, căng thẳng cũng khiến dạ dày tăng tiết acid dịch vị, độ pH không ổn định và tổn thương niêm mạc dạ dày. 

>>>>> Tìm hiểu thêm: Đau Dạ Dày Uống Nước Gì Cho Tốt Mà Không Làm Bệnh Nặng Thêm

1.3. Triệu chứng và dấu hiệu của tình trạng đau dạ dày

Một số triệu chứng hay gặp ở người bệnh đau dạ dày: 

Đau bụng và đau ở vùng thượng vị dạ dày: tình trạng âm ỉ, kéo dài, nóng rát gây cảm giác khó chịu cho người bệnh,… ở vùng thượng vị dạ dày hoặc là vùng bụng phía trên bên trái.

Đau dạ dày thường xuất hiện khi ăn no, trong khi đó ta có thể phân biệt với đau tá tràng là đau khi đói.

Nôn và buồn nôn: do thức ăn không được tiêu hóa hết nên sẽ bị đẩy ra ngoài gây ra tình trạng nôn và buồn nôn. 

Ợ chua, ợ hơi: nguyên nhân do lượng acid dư thừa đẩy ngược lên khoang miệng. 

Sụt cân. 

2. Đau dạ dày kiêng ăn những gì? 

Tình trạng đau dạ dày sẽ trở nên nghiêm trọng và nặng nề hơn nếu như người bệnh đau dạ dày có chế độ ăn uống linh tinh, không điều độ. Vì vậy để cải thiện được tình trạng bệnh thì người bệnh có thể tham khảo 11 thực phẩm sau đây do các dược sĩ, các chuyên gia soạn nên cho câu hỏi sau “đau dạ dày kiêng ăn những gì?”. 

2.1. Đau dạ dày kiêng ăn những gì – sữa và các sản phẩm từ sữa

Đối với sữa tươi hoặc các sản phẩm làm từ sữa như: pho mát, phô mai (trừ sữa chua) đều không được khuyến cáo để sử dụng trong thực đơn của người bệnh đau dạ dày. Do các thực phẩm này gây ra cảm giác khó tiêu, sinh nhiều khí hơi trong bụng và làm cho cơn đau dạ dày ngày càng tăng lên với người bệnh đau dạ dày. 

dau-da-day-kieng-an-nhung-gi-1

Đau dạ dày kiêng ăn những gì – sữa

Ngoài ra, với một số thực phẩm từ sữa chứa lactose thì cơ thể kém dung nạp với chất này có thể khiến cho người bệnh bị tiêu chảy, làm tăng nguy cơ bị mất nước của cơ thể và ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị tình trạng đau dạ dày và quá trình hồi phục tổn thương ở vùng niêm mạc của dạ dày. Vì vậy, sữa và các sản phẩm từ sữa là những thực phẩm nằm trong thực đơn “đau dạ dày kiêng ăn những gì?”  

>>> Xem thêm: Bài Thuốc Dân Gian Chữa Đau Dạ Dày An Toàn Và Hiệu Quả Tại Nhà

                           Top 7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Nghệ Hiệu Quả Tại Nhà

2.2. Đau dạ dày kiêng ăn những gì – đồ chiên rán

Những đồ chiên rán có chứa nhiều dầu mỡ và chất béo, đồ chiên rán khiến cho việc tiêu hóa thức ăn ở dạ dày trở nên khó khăn hơn. Ngay cả khi cơ thể của chúng ta bình thường, khỏe mạnh thì các đồ ăn chiên rán cũng sẽ không tốt cho sức khỏe. Khi sử dụng các thực phẩm chiên rán sẽ khiến cho các cơn đau dạ dày từ khó chịu trở nên ngày càng tồi tệ hơn và gặp phải các triệu chứng khác như: đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy,…

dau-da-day-kieng-an-nhung-gi-2

Đau dạ dày kiêng ăn những gì – đồ chiên rán

Ngoài ra, khi chúng ta sử dụng nhóm các thực phẩm này thường xuyên cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tim mạch và có thể làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn đến dạ dày. Vì vậy, tránh xa các đồ ăn chiên rán là một trong những lựa chọn đúng đắn cho người bệnh đau dạ dày “đau dạ dày kiêng ăn những gì?.

2.3. Đau dạ dày kiêng ăn những gì – đồ ăn cay nóng

Khi người bệnh đau dạ dày sử dụng các thức ăn chứa nhiều gia vị cay có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và làm cho các cơ trơ trong ruột co thắt mạnh hơn, từ đó làm tăng nặng cơn đau cũng như gây ra cảm giác nóng rát và khó chịu trong dạ dày. Ngoài ra, các thức ăn cay nóng cũng sẽ khiến cho các vết loét trong dạ dày lan rộng hơn. Điều này khiến cho người bệnh đau dạ dày có nguy cơ phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm đến cơ thể như: thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày. Chính vì thế, các đồ ăn cay nóng cần tránh xa và là thực phẩm nằm trong thực đơn “đau dạ dày kiêng ăn những gì?” 

2.4. Đau dạ dày kiêng ăn những gì – đồ ăn sống, thức ăn chế biến sẵn

Một trong những thực phẩm cần kiêng trong thực đơn “đau dạ dày kiêng ăn những gì?” đó là các đồ ăn sống. Các đồ ăn sống như: rau sống, thịt chín tái (salad, gỏi, nem chua,…) là những món ăn tối kỵ trong thực đơn ăn uống của người bệnh đau dạ dày. Do các thực phẩm này chưa được xử lý qua nhiệt độ nên các thực phẩm này có thể chứa nhiều các loại vi khuẩn và ký sinh trùng từ đó sẽ gây hại cho dạ dày của cơ thể. Ngoài ra, khi sử dụng các thực phẩm này không chỉ gây tiêu chảy, đau bụng mà còn làm tăng nặng tình trạng viêm dạ dày. 

Từ câu hỏi “đau dạ dày kiêng ăn những gì”, các chuyên gia đã khuyến cáo người bệnh cần tránh xa những thức ăn đóng hộp và có chứa nhiều muối. Thay vào đó, chúng ta nên mua những thực phẩm tươi sạch về chế biến. 

Thông thường, các loại thực phẩm được chế biến sẵn không chứa đủ chất xơ cần thiết cho cơ thể của chúng ta. Điều này sẽ không tốt cho nhu động ruột của cơ thể. Mặt khác, các thành phần trong chất bảo quản trong những thực phẩm này có nguy cơ gây ra nhiều vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, đặc biệt khi dạ dày của chúng ta không ổn, 

Ngoài ra, các thực phẩm có chứa nhiều muối không chỉ tích trữ nước, gây tăng huyết áp mà còn ảnh hưởng đến các triệu chứng của tình trạng đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Một lượng lớn natri (muối) trong trong bữa có  ăn thể kích thích dạ dày, gây cảm giác khó chịu cho hệ tiêu hóa và vị giác. Trong một vài trường hợp, các thực phẩm này còn có thể gây ra các triệu chứng như: buồn nôn hoặc ợ nóng. 

>>>> Đọc thêm ngay: Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Chuối Và Lời Giải Đáp Về Vấn Đề Này

2.5. Đau dạ dày kiêng ăn những gì – đường

Các thức ăn có chứa nhiều đường như: bánh ngọt, socola, kẹo hay nước ngọt,… Khi người bệnh đau dạ dày sử dụng các loại thực phẩm thì có thể gây tiêu chảy và kích thích sản xuất axit trong dịch vị khiến cơn đau càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh đau dạ dày không nên sử dụng các thực phẩm có chứa đường trong thực đơn “đau dạ dày kiêng ăn những gì?”.

>>> Xem thêm: Đau Dạ Dày Có Uống Được Sữa Ông Thọ Không

dau-da-day-kieng-an-nhung-gi-3

Đau dạ dày kiêng ăn những gì – đường

2.6. Đau dạ dày kiêng ăn những gì – Các chất kích thích (bia, rượu, cà phê, thuốc lá,…)

Các chất kích thích như: bia, rượu, các đồ uống có chứa cồn nói chung đều là những nguyên nhân gây ra tình trạng đau dạ dày hàng đầu và hay gặp nhất. Khi người bệnh đau dạ dày lạm dụng chúng quá mức thì có thể khiến cho cơ thể của chúng ta bị mất nước, táo bón và khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng nề và trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, với những người bệnh đau dạ dày nên tránh các thực phẩm này ra để tình trạng ngày một được giảm nhẹ đi nhiều hơn. 

dau-da-day-kieng-an-nhung-gi-4

Đau dạ dày kiêng ăn những gì – bia, rượu

2.7. Đau dạ dày kiêng ăn những gì – các thực phẩm ngâm muối

Trong các thực phẩm như: dưa, cà muối, mắm, cá khô,… chứa nhiều muối cũng làm cho dạ dày trở nên khó chịu và đau hơn. Ngoài ra, các thực phẩm ngâm muối còn chứa các chất gây ra bệnh ung thư (ví dụ như dưa muối chua có chứa nitric gây ung thư) nên chúng ta càng không nên tránh xa. Vì vậy, người bệnh đau dạ dày nên hạn chế các thực phẩm ngâm muối và các thực phẩm này cũng là một trong những thực phẩm để trả lời cho câu hỏi sau “đau dạ dày kiêng ăn những gì?”. 

dau-da-day-kieng-an-nhung-gi-5

Đau dạ dày kiêng ăn những gì – thực phẩm ngâm muối

2.8. Đau dạ dày kiêng ăn những gì – thực phẩm có tính axit

Các loại trái cây và nước ép cam, chanh chua, cà chua,… là những loại thực phẩm loại có tính axit. Người bệnh đau dạ dày nên hạn chế sử dụng các loại trái cây này, nếu thèm các loại hoa quả này và nước sinh tố của các loại hoa quả này thì người bệnh chỉ nên dùng một chút sau bữa ăn. Như vậy, sẽ hạn chế được sự tác động của tính axit trong các loại hoa quả này tác động lên dạ dày. 

2.9. Đau dạ dày kiêng ăn những gì – thịt đỏ

Khi người bệnh đau dạ dày ăn thịt đỏ vào trong cơ thể sẽ khiến cho cơ thể của chúng ta cảm thấy quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên khó khăn hơn, bởi vì các protein động vật thường sẽ có hàm lượng axit rất cao. Vì vậy, khi người bệnh đau dạ dày muốn tiêu hóa các loại thịt đỏ này, cơ thể của chúng ta phải có khả năng tăng sản xuất các loại axit trong dạ dày của cơ thể. Người mắc bệnh đau dạ dày sẽ khó thích ứng được với tình trạng tăng axit quá mức và điều này ảnh hưởng không tốt tới bệnh. Người bệnh đau dạ dày nên loại bỏ thịt đỏ ra khỏi thực đơn. 

dau-da-day-kieng-an-nhung-gi-6

Đau dạ dày kiêng ăn những gì – thịt đỏ

2.10. Đau dạ dày kiêng ăn những gì – trứng chưa chín

Một số người có thói quen ăn trứng luộc chưa chín vì cảm thấy ăn như vậy sẽ ngon hơn nhiều so với ăn trứng đã chín đều. Tuy nhiên, nếu đang mắc tình trạng đau dạ dày, người bên nên bỏ ngay thói quen ăn trứng chưa chín. Antitrypsin có ở trong lòng trắng trứng sống có tác dụng làm gây cản trở quá trình phân giải protein, từ đó dẫn đến tình trạng khó tiêu và đầy bụng của người bệnh đau dạ dày.

>>> Xem thêm: Món Ăn Dễ Tiêu Cho Người Đau Dạ Dày Cực Đơn Giản

2.11. Đau dạ dày kiêng ăn những gì – các loại đậu

Các loại đậu nên tránh như: đậu tương, đậu Hà Lan,… Các loại đậu này có chứa hoạt chất Carbohydrate phức hợp, làm cho các acid dạ dày dư thừa dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó chịu. Các loại đậu nên được hạn chế sử dụng trong chế độ ăn vì chúng ảnh hưởng xấu đến dạ dày và hệ tiêu hóa của người bệnh.

Người bị đau dạ dày nên chú ý đến chế độ ăn để dạ dày nhanh chóng bình phục và ngăn ngừa được các triệu chứng khó chịu xảy ra. Người bệnh đau dạ dày cũng nên tránh xa và hạn chế các thực phẩm có chất chua, cay nóng, giàu chất béo, các thực phẩm khó tiêu hóa, các loại đậu kể trên,… Bên cạnh đó, người bệnh tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích như: thuốc lá, rượu, bia, cà phê, trà… để tránh những tổn thương nặng nề và nghiêm trọng đến dạ dày. 

Người bệnh đau dạ dày nên tham khảo top 11 thực phẩm cần tránh cho người bệnh đau dạ “đau dạ dày kiêng ăn những gì”. 

3. Một số lưu ý đối với người bệnh đau dạ dày

Các dược sĩ, các chuyên gia đưa ra một số quy tắc ăn uống cho người bệnh đau dạ dày nhằm khắc phục và cải thiện triệu chứng nhanh chóng và hoàn thiện hơn: 

  • Ăn uống điều độ: ăn uống điều độ, đúng giờ sẽ có lợi nhiều cho hệ tiêu hóa. 
  • Ăn uống đúng giờ, đủ lượng: Chúng ta cần ăn đầy đủ 3 bữa/ ngày và ăn đúng giờ, cho dù đói hay không đói. Tuyệt đối không được để dạ dày ở trong tình trạng quá đói hoặc quá no vì khi đó, axit trong dạ dày sẽ tiết ra nhiều hơn, từ đó gây ảnh hưởng nặng nề và nghiêm trọng đến các hoạt động tiêu hóa của cơ thể. 
  • Ăn chậm nhai kỹ để giảm bớt được sự gánh nặng cho dạ dày của cơ thể: khi chúng ta nhai kỹ, nước bọt cũng sẽ tiết ra nhiều hơn. Từ đó khiến cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày trở nên dễ dàng hơn. 
  • Bổ sung vitamin C: Vitamin C có tác dụng bảo vệ vùng niêm mạc dạ dày nếu như chúng ta sử dụng trong mức cho phép. Chúng ta nên duy trì hàm lượng vitamin C ở mức bình thường nhất trong dịch dạ dày từ đó có thể phát huy được hiệu quả các chức năng của dạ dày và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể của người bệnh. Vì vậy, đối với người bệnh đau dạ thì chúng ta nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả hợp lý. 
  • Uống nước đúng cách: Thời điểm uống nước tốt nhất và hiệu quả nhất là lúc chúng ta ngủ dậy vào sáng sớm và vào một giờ trước khi bữa ăn. Uống nước sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, càng dễ dàng gây ra các triệu chứng của tình trạng đau dạ dày. Và khi uống quá nhiều nước canh cũng sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn trong và sau bữa ăn. 
  • Luôn giữ ấm vùng bụng: vùng bụng sau khi bị lạnh khiến chức năng dạ dày kém đi. Vì vậy, người bệnh bị đau dạ dày càng nên chú ý giữ ấm cơ thể nhất là vùng bụng, không để bị nhiễm lạnh. 
  • Giữ một tinh thần luôn vui vẻ, xây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, không nên làm việc quá mệt mỏi, căng thẳng, hút thuốc lá.
  • Nếu tình trạng đau tái phát có chu kỳ liên quan đến thời tiết như lạnh, ẩm nên giữ gìn mỗi khi có hiện tượng thời tiết liên quan. 
  • Nếu như người bệnh mắc các bệnh kèm theo như basedow, cường vỏ thượng thận thì nên người bệnh nên điều trị những bệnh đó một cách triệt để để không làm cho bệnh dạ dày trở nên nặng thêm. 
  • Nếu có yếu tố gia đình, thể trạng trong bệnh thì người bệnh nên chủ động khám và điều trị theo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. 
  • Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc khi mắc các bệnh lý khác, cho dù là những bệnh thông thường mà thay vào đó thì nên hỏi ý kiến của các y bác sĩ trước khi dùng vì rất nhiều thuốc có thể làm ảnh hưởng đến dạ dày, làm cho bệnh đau dạ dày nặng thêm thậm chí gây ra tình trạng xuất huyết dạ dày, nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.  
  • Người bệnh nên tuân theo đơn trị liệu của các y bác sĩ trong điều trị và phòng chống tái phát bệnh. Nếu không đỡ, nên đi khám lại để có phác điều trị mới hợp lý hơn và chính xác hơn.  

Bài viết về “đau dạ dày kiêng ăn những gì” tóm tắt những vấn đề liên quan đến tình trạng đau dạ dày để người bệnh biết được bản thân đang ở mức độ như thế nào, một số chú ý mà người bệnh đau dạ dày cần nắm bắt được và đặc biệt bài viết mà chúng tôi muốn gửi đến mọi người đó là top 11 thực phẩm nên tránh “đau dạ dày kiêng ăn những gì?”.

Nếu có thắc mắc hoặc vấn đề gì cần giải đáp thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số HOTLINE 1800.6091 để được tư vấn miễn phí.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091