Các Cách Hết Đau Bao Tử Hay Áp Dụng Tại Nhà

Các Cách Hết Đau Bao Tử Hay Áp Dụng Tại Nhà

cach-het-dau-bao-tu-1

Đau bao tử là triệu chứng chắc hẳn ai cũng sẽ gặp nhiều lần trong đời (chứ không chỉ một lần!). Thông thường, nếu không phải tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, cơn đau sẽ chỉ kéo dài vài phút là tự khỏi. Nhưng nếu trường hợp mức độ đau tăng cao hay cơn đau dai dẳng kéo dài gây khó chịu thì sao nhỉ? Thế là những cách hết đau bao tử lần lượt ra đời, đặc biệt là áp dụng tại nhà cho những người ngại đi bệnh viện hay sợ bác sĩ. Bài viết này xin được đưa ra một vài “bí quyết dân gian” truyền lại và những trường hợp nên áp dụng chúng.

  1. Tại sao bị đau bao tử?

Đau bao tử hay còn gọi là đau dạ dày, là tình trạng dạ dày của bạn có bất thường gây ra những cơn đau vùng thượng vị. Ngoài ra còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác đi kèm khi chức năng tiêu hóa của dạ dày suy giảm như khó tiêu, ợ chua, buồn nôn hay nôn,… Đau bao tử có thể qua đi trong thoáng chốc như là một hiện tượng sinh lý bình thường, cũng có thể kéo dài, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Hầu hết người Việt Nam sẽ áp dụng các cách hết đau bao tử phổ biến tại nhà. Nhưng nếu không rõ nguyên do mà cứ thực hành, thậm chí thực hành sai cách thì hậu quả vô cùng nguy hiểm. Vậy nên, trước khi chia sẻ phương pháp để hết đau bao tử, hãy điểm qua những nguyên nhân gây nên sự khó chịu này để có cách xử trí đúng đắn nào.

 

1.1. Dinh dưỡng và chế độ ăn

Dạ dày là cơ quan phụ trách tiêu hóa quan trọng của cơ thể, như một nhà máy xử lý đầu vào vậy. Thế nên, số lượng và chất lượng của “nguồn cung” chắc chắn là yếu tố không thể thiếu khi nói tới bệnh dạ dày.cach-het-dau-bao-tu-2

  • Ăn quá nhiều đồ dầu mỡ: Dạ dày không phải nơi chế biến lipid – chất béo chính của cơ thể, nên khi một lượng lớn chất béo đi vào sẽ gây khó tiêu,khiến dạ dày phải tiết nhiều acid và enzyme hơn. Việc tăng tiết acid có thể khiến niêm mạc bao tử bị tổn thương, gây đau bao tử. Hơn nữa, loại thực phẩm này cũng chứa các gốc acid béo gây giảm pH dạ dày, thúc đẩy tình trạng ợ hơi, ợ chua.
  • Chế độ ăn uống thất thường: cơ thể con người cũng có “lịch trình sinh hoạt”, hay nhịp sinh học. Bạn cứ để ý mà xem, dạ dày đâu thể tiết acid theo ý muốn của bạn. Chỉ khi nhận được tín hiệu từ bên ngoài: hoạt động nhai nuốt, có lượng thức ăn vào dạ dày thì mới truyền phản ứng lại cho dạ dày, điều khiển các tế bào viền tiết ra acid. Và cơ chế này sẽ hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều khi bản thân có một chế độ ăn đúng giờ, vừa phải. Còn khi ăn quá no/ quá đói, ăn khuya, bỏ bữa,… cơ thể sẽ phải liên tục phản ứng với các thay đổi, khiến trung tâm đáp ứng bị quá tải và dần dần, không còn nhạy cảm với các tínhiệu nữa. Tình trạng đau dạ dày có thể xảy ra khi giảm tiết acid gây khó tiêu, hay tăng tiết acid kể cả lúc không có thức ăn làm tổn hại tế bào biểu mô.
  • Uống nhiều rượu bia, đồ uống có cồn: các loại đồ uống này tuy ngon miệng, có thể đem lại cho người dùng cảm giác thoải mái nhưng lại không hề tốt tí nào cho dạ dày hay thậm chí là gan của bạn. Cồn có tác dụng sát khuẩn, và đương nhiên khi vào cơ thể, nó tác động lên vi khuẩn, đặc biệt là các lợi khuẩn trong môi trường dạ dày. Ngoài ra, cồn còn có tác dụng tăng giáng hoá các chất nhầy ở thành dạ dày, khiến chúng không còn chức năng bảo vệ. Hậu quả là các yếu tố bảo vệ nơi bao tử bị giảm sút, tạo điều kiện cho thành phần tấn công như acid dịch vị, pepsin gây ra đau dạ dày là tác dụng không mong muốn.

 

1.2. Sinh hoạt, lối sống, thần kinh

  • Ngoài chế độ ăn thì chế độ sinh hoạt là nhân tố rất quan trọng với sức khỏe cơ thể nói chung và sức khoẻ dạ dày nói riêng. Tránh hoạt động mạnh ngay sau khi ăn, tác hại lên dạ dày của hành động này quá rõ ràng khi ảnh hưởng đến khả năng nhào trộn của dạ dày cũng như các tác động vật lý trực tiếp lên nó. Việc vừa ăn vừa làm các việc khác khiến cơ thể dễ nhầm lẫn tín hiệu, khiến dạ dày co bóp quá mức hay tăng tiết dịch vị, cũng là một nguyên nhân của chứng đau bao tử.
    cach-het-dau-bao-tu-3

    Căng thẳng kéo dài dễ gây đau dạ dày

  • Thần kinh tất nhiên là một yếu tố được nhắc đến, khi đây là nơi chỉ huy, điều hòa hoạt động của cơ thể, kể cả chức năng tiêu hóa. Khi con người ở trong tình trạng lo lắng, căng thẳng kéo dài (stress), tất yếu ảnh hưởng đến mọi hoạt động của cơ thể. Và với chức năng tiêu hóa của dạ dày cũng vậy. Ở đây, tình trạng căng thẳng sẽ kích thích não bộ truyền tín hiệu sản xuất hormon corticoid. Corticoid có nhiều tác dụng, nhưng trên đường tiêu hóa lại kích thích bài tiết acid và pepsin đồng thời cản trở sự tiết màng nhầy bảo vệ. Hậu quả thì như các trường hợp tăng tiết acid, sẽ xảy ra viêm loét dạ dày và gây đau.

>>>> Tìm hiểu ngay: Giảm Cân An Toàn Hiệu Quả Tại Nhà Cho Người Đau Dạ Dày

1.3. Vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, nấm)

Theo một số thống kê đáng tin cậy ở các thành phố lớn, khoảng 70-90% dân số Việt Nam bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). HP cũng là một trong các nguyên nhân chính gây bệnh dạ dày ở nước ta. Đến nay vẫn chưa có giải thích chính xác về cơ chế gây bệnh của vi khuẩn HP khi có những người có thể chung sống với loài vi sinh vật này suốt đời mà không mắc phải bất kỳ căn bệnh tiêu hóa nghiêm trọng nào. Đường lây nhiễm chính của HP là qua thức ăn, nước uống có nhiễm vi khuẩn. Khi vào trong cơ thể, cụ thể là dạ dày, HP tồn tại và phát triển trên thành niêm mạc, được bao bọc bởi lớp chất nhầy khiến các tế bào miễn dịch khó khăn trong việc tiếp cận tiêu diệt vi khuẩn. Nó tấn công vào tế bào niêm mạc dạ dày, gây ra những ổ viêm loét. Thời gian dài không điều trị có thể khiến bệnh tiến triển thành ung thư dạ dày. Cách điều trị để hết đau duy nhất là dùng kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn.

cach-het-dau-bao-tu-4

1.4. Sử dụng thuốc tân dược

“Thuốc nào cũng có ba phần độc”. Khi sử dụng thuốc, triệu chứng bệnh được điều trị cũng song hành với các tác dụng phụ, càng điều trị dài ngày biểu hiện không mong muốn càng rõ ràng. Sau đây là một số loại thuốc tác động lên dạ dày:

  • Nhóm thuốc NSAIDs: với tên cụ thể là thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid. Đây là nhóm thuốc cực kì phổ biến với các chế phẩm chắc hẳn ai cũng nghe tên như aspirin, diclofenac,… Đi cùng với khả năng giảm đau, hạ sốt, chống viêm tuyệt vời thì NSAIDs có tác dụng phụ gây khó chịu là nguy cơ loét dạ dày. Cơ chế tạo nên sự phiền toái này do khi thuốc ức chế enzyme của tác nhân gây viêm (COX-2) thì nó cũng ức chế luôn enzyme của cơ chế bảo vệ dạ dày (COX-1). Việc duy trì NSAIDs trong thời gian dài khiến dạ dày mất đi lớp bảo vệ, yếu ớt trước các đợt tấn công của acid làm đau dạ dày.
  • Nhóm thuốc Glucocorticoid: Cũng có tác dụng chống viêm, tuy nhiên cơ chế tác động lên dạ dày khác với nhóm thuốc NSAIDs. Việc uống glucocorticoid làm tăng nồng độ của hormon này trong máu, kích thích tiết HCl và pepsin trong khi giảm tổng hợp bài tiết chất nhầy bảo vệ ( tương tự khi bị căng thẳng thần kinh như đã nêu).
  • Nhóm thuốc kháng sinh: Các thuốc kháng sinh diệt đồng thời cả hại khuẩn và lợi khuẩn, làm mất cân bằng môi trường dạ dày cũng là một nguyên nhân của đau bao tử.

Trên đây là những nguyên nhân thường thấy của tình trạng đau bao tử. Còn các trường hợp không điển hình như: cơ địa (không dung nạp gluten), ung thư dạ dày, ngộ độc thực phẩm,… 

 

  1. Đau bao tử có nguy hiểm không?

   Rất khó để xác định xem liệu tình trạng đau bao tử có ở mức nguy hiểm hay không khi chưa xác định được nguyên nhân chính xác. Người bệnh có thể xác định mức độ đau, tần suất và thời gian đau, có các biểu hiện kèm theo hay không (buồn nôn hay nôn, ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, trướng bụng, khó tiêu,… ) để đưa ra lựa chọn chính xác nhất cho mình: ở nhà tự điều trị để hết đau bao tử hay đi khám.

cach-het-dau-bao-tu-5

  • Những trường hợp có thể áp dụng các phương pháp tại gia: đau bụng mức độ không quá nặng, có thể kèm theo đầy hơi, ợ chua, thường đau sau khi ăn. Các triệu chứng đau bụng này là do tăng tiết acid dạ dày đơn thuần, có thể khắc phục bằng các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày tức thì hay điều chỉnh sinh hoạt, ăn uống sẽ khỏi. Tuy vậy, tuyệt đối không được chủ quan, nếu việc uống thuốc không có hiệu quả phải lập tức tìm sự hỗ trợ chuyên môn.
  • Trường hợp nên đến các cơ sở y tế: đau dữ dội, tần suất dồn dập, đau bao tử kèm theo những biểu hiện bất thường như nôn, sốt, đi ngoài phân đen,… Bởi đây là các triệu chứng chứng minh dạ dày của bạn đang ở mức “báo động đỏ”, cần tìm ra nguyên nhân và điều trị trước khi gặp phải vấn đề nguy hiểm đến tính mạng. Đừng ngó lơ những biểu hiện, bạn càng chần chờ và cứ tin vào phương pháp chữa dạ dày tại nhà, nguy hiểm càng cận kề. Hãy là người hiểu rõ bản thân nhất, đặc biệt là sức khỏe của bạn.

 

  1. Các cách hết đau bao tử có thể áp dụng ngay tại nhà cực hay

Nghe thì đáng sợ như vậy, nhưng cũng đừng quá căng thẳng khi cơn đau dạ dày bất chợt ập đến. Bởi tình trạng đau dạ dày thì phổ biến, còn bệnh dạ dày chỉ chiếm phần nhỏ mà thôi. Hầu hết các trường hợp chúng ta vẫn có thể áp dụng các cách nhằm hết đau bao tử tại nhà vừa tiết kiệm cả tiền bạc, thời gian, công sức mà hiệu quả mang lại vẫn cao.

 

3.1. Ăn uống

“Họa từ miệng mà ra” Câu nói này không chỉ đúng với lời nói, mà còn đúng với việc ăn uống nữa. Nếu nguyên nhân chính của đau dạ dày bắt nguồn từ việc nạp của cơ thể, vậy thì hãy ra tay từ đây.

Đầu tiên, chú ý xem việc ăn uống của bạn có hợp lý không. Như đã nêu, thức ăn nhiều dầu mỡ, ăn uống thất thường, uống nhiều bia rượu rất hại dạ dày, nên ai vẫn còn giữ thói quen xấu này cần phải cải thiện ngay. Khi không còn nguyên nhân, các biểu hiện đau bao tử sẽ từ từ thuyên giảm.

Cách hết đau bao tử có thể xuất phát từ chính thực đơn hàng ngày của bạn. Hãy ăn những loại thực phẩm tốt cho tiêu hóa như rau xanh, hoa quả (tránh các loại quả chua), sữa chua, các loại hạt,…

cach-het-dau-bao-tu-6

Các thực phẩm tốt cho dạ dày

Ngoài ra, có một số thực phẩm có thể giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày mà mọi người có thể áp dụng:

  • Nước ấm: một lựa chọn nghe có vẻ bình thường hóa ra lại có tác dụng tuyệt vời với chứng đau dạ dày. Nước trong trường hợp này có tác dụng làm giảm pH môi trường, cuốn theo các acid còn tồn đọng xuống ruột. Nhờ vậy mà niêm mạc dạ dày có thể hồi phục. Tuy nhiên, hãy uống nước sau cho hợp lý (có thể trước hoặc sau bữa ăn), ưu tiên uống nước ấm. Việc uống quá nhiều lại phản tác dụng khi dạ dày phải căng ra để chứa nước, kèm theo loãng máu, mất chất khoáng do tiểu nhiều,… 
  • Những phương pháp dân gian: mật ong, gừng

Những nguyên liệu dễ thấy trong nhà này cũng là phương thuốc hiệu quả trong các cách chữa hết đau bao tử. Mật ong chứa các chất chống oxy hóa giúp đối phó hiệu quả với các ổ viêm, còn gừng có chứa hoạt chất Shogaol, Gingerol với hoạt tính giảm đau, chống viêm. Các ổ viêm loét sẽ mau chóng liền lại dưới sự tác động của những thành phần bảo vệ này.

  • Các vị thuốc Đông Y: cam thảo, ô tặc cốt

Không phải bạn có thể tự ý uống thuốc Đông Y, mà hãy tận dụng khả năng tuyệt vời của chúng trong điều trị đau dạ dày bằng cách bổ sung vào thức ăn. Chế phẩm từ cam thảo là trà cam thảo, ô tặc cốt – mai mực hoàn toàn có thể bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày. Một thay đổi nhỏ có khi đem lại hiệu quả bất ngờ đó.

>>>> Tham khảo thêm: Ăn Gì Có Thể Giúp Giảm Đau Dạ Dày, Thực Phẩm Người Bệnh Nên Bổ Sung

3.2. Hành động

Nếu đau dạ dày xuất phát từ nguyên nhân thần kinh, chúng ta nên cố gắng để cải thiện vì stress kéo dài thì ảnh hưởng sẽ không chỉ trên tiêu hóa thôi đâu. Hãy chọn cho mình phút giây thư giãn, thoải mái đầu óc bằng các hoạt động nhẹ nhàng như nghe nhạc, tự massage cơ thể. Tập thể dục là hoạt động cực kỳ bổ ích cho hệ tiêu hóa, khi không chỉ giải tỏa căng thẳng mà còn tránh tình trạng ì ạch, khó tiêu.

cach-het-dau-bao-tu-7

Có thể áp dụng một số phương pháp “vật lý trị liệu” trong đau bao tử:

  • Tập hít thở sâu: đây là một phương pháp tác động trên thần kinh chứ không ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu hóa. Hít thở sâu làm bộ não được thư giãn, kích thích hệ thần kinh giao cảm, giúp máu lưu thông tốt. Điều này giúp các ổ viêm loét lành nhanh hơn, giảm sự bài tiết acid gây ra bởi căng thẳng
  • Xoa bụng, chườm ấm bụng: Hành động này tác động trực tiếp lên hệ tiêu hóa khi kích thích các mạch máu tại đây, máu lưu thông tốt đồng nghĩa với các hoạt động tiêu hóa sẽ vận hành tốt, và còn tác động trên các tổn thương tế bào dạ dày, rút ngắn thời gian lành vết thương. Ngoài ra, việc xoa bụng còn hỗ trợ hoạt động co bóp của dạ dày, giảm thiểu tình trạng khó tiêu. Hãy mát-xa bụng theo chiều kim đồng hồ, xoa tầm 100 vòng cho đến khi bụng ấm lên, thực hành thường xuyên sau khi ăn 40 phút, bạn sẽ thấy tình trạng dạ dày được cải thiện và cách làm hết đau bao tử này thật tuyệt vời.

>>>> Tham khảo ngay: Top 9 Bài Tập Phù Hợp Để Người Đau Dạ Dày Rèn Luyện Thể Dục

3.3. Thuốc

Được đề cập trong đây là những thuốc không kê đơn, dùng để điều trị triệu chứng, giảm thiểu sự khó chịu. Những thuốc này hoàn toàn có thể sử dụng tại nhà, tuy nhiên mọi người cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng, có thể tham khảo ý kiến chuyên môn chứ đừng dùng bừa bãi, dùng trong thời gian dài.

  • Các thuốc bao phủ niêm mạc dạ dày: Hay còn gọi là Antacid. Đây là nhóm thuốc có bản chất là muối của các kim loại nhôm, magie hoặc hydroxide của  chúng. Nhóm thuốc này có tác dụng rất trực tiếp là trung hòa HCl tại dạ dày, giúp giảm các triệu chứng do dư thừa acid gây nên như viêm loét tá tràng và dạ dày, ợ chua, thực quản dạ dày bị trào ngược. Do không tác động trực tiếp vào các cơ chế hoạt động trong cơ thể mà chỉ hoạt động hóa học trên bề mặt niêm mạc dạ dày, nên nhìn chung nhóm thuốc này khá an toàn và có thể tự sử dụng để cải thiện triệu chứng.

Cần lưu ý rằng, tuy có thể cải thiện cơn đau khi sử dụng các thuốc giảm đau như nhóm NSAIDs nhưng nhóm thuốc này thực tế không nên tự ý sử dụng. Bởi khi bạn đã đau đến mức cần thuốc giảm đau, thì tình trạng của dạ dày đã nghiêm trọng lắm rồi và các cách hết đau bao tử tại nhà có thể không còn hiệu quả nữa. Hơn nữa, tác dụng phụ của nhóm này lại chủ yếu trên dạ dày, nên thực sự các thuốc giảm đau thông thường trên thị trường như paracetamol không nên sử dụng trong trường hợp này. 

Như vậy chúng ta đã điểm qua một số cách hết đau bao tử có thể thực hành ngay tại nhà cho những cơn đau nhẹ, không quá nguy hiểm. Còn với đau bao tử mà có kèm theo những triệu chứng bất thường như sốt, nôn, đi ngoài phân đen,… thì hãy cẩn trọng và lập tức đi kiểm tra tại các cơ sở có uy tín trong công tác khám chữa bệnh. Chúc bạn một cuộc sống lạc quan, khỏe mạnh.

 

Nếu bạn đang gặp vấn đề liên quan đến các triệu chứng liên quan đến dạ dày và đường tiêu hóa hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 18006091 để được dược sĩ Scurma Fizzy tư vấn cụ thể về tình trạng dạ dày, cách xử trí và cách điều trị

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091