Top 9 Bài Tập Thể Dục Cho Người Đau Dạ Dày

Top 9 Bài Tập Thể Dục Cho Người Đau Dạ Dày

Đau dạ dày là bệnh lý phổ biến gặp ở tất cả mọi người. Song song  với việc điều trị cơn đau theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cần  xây dựng chế độ ăn uống hợp lí, lối sống sinh hoạt lành mạnh để góp phần cải  thiện triệu chứng bệnh, rút ngắn thời gian điều trị và ngăn ngừa tái phát đau  dạ dày. Thông qua bài viết dưới đây, Scurma Fizzy sẽ giới thiệu cho bạn những  bài tập thể dục cho người đau dạ dày được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu  quả tích cực.

Top 9 bài tập thể dục cho người đau dạ dày

1.Đau dạ dày

1.1. Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là tình trạng tổn thương viêm loét niêm mạc dạ dày dẫn  đến các cơn đau khó chịu và âm ỉ cho người bệnh. Hiện nay, ở Việt Nam tỷ lệ  người mắc bệnh đau dạ dày ngày càng tăng cao ở tất cả các đối tượng người già,  trung niên, trẻ em.

1.2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ đau dạ dày

Các nguyên nhân khiến bạn bị đau dạ dày

Có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến đau dạ dày, dưới  đây là 9 nguyên nhân, yếu tố nguy cơ chủ yếu khiến bạn bị đau dạ dày:

  • Chế độ ăn uống kém khoa học:  Thói quen ăn uống không đúng giờ, đúng bữa, nhịn đói thường xuyên,…gây ra tổn  thương niêm mạc dạ dày dẫn đến đau dạ dày. Ngoài ra , những người có thói quen  ăn thức ăn chua cay, quá nóng hoặc quá lạnh, uống nhiều rượu bia, thức uống có  gas,… cũng là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau dạ dày.
  • Thói quen sinh hoạt không lành  mạnh : Các chuyên gia Y tế cho rằng người có thói quen thức  quá khuya, ăn  đêm, hút thuốc lá,…có tỉ lệ mắc các bệnh lý đau dạ dày cao hơn so với người  bình thường.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình  có người mắc bệnh lý liên quan đến dạ dày thì tỉ lệ mắc bệnh lý về dạ dày của  người thân trong gia đình là rất cao.
  • Căng thẳng quá mức và kéo dài: Tình trạng căng thẳng sẽ làm tăng tiết acid dịch vị, ảnh hưởng trực tiếp đến lớp niêm mạc dạ dày, dẫn đến các cơn đau nhói vùng thượng vị.
  • Nhiễm khuẩn Helicobacter  Pylori: HP là một trong những vi khuẩn sinh sống và phát triển tại dạ dày,  chúng có thể gây ra những vết loét, tổn thương niêm mạc dạ dày.
  • Yếu tố miễn dịch: Gần đây, các  nhà khoa học phát hiện ra được rằng, trong cơ thể có các kháng thể kháng các  yếu tố nội sinh từ đó dẫn đến giảm yếu tố bảo vệ niêm mạc, gây tổn thương niêm  mạc dạ dày, làm xuất hiện các cơn đau dạ dày.
  • Rối loạn nội tiết: Tỷ lệ mắc  các bệnh lý đau dạ dày sẽ tăng cao ở những người mắc các bệnh về nội tiết như  Hashimoto , suy tuyến yên , thiểu năng cận giáp,…
  • Người có tiền sử mắc các bệnh  như suy dinh dưỡng, hội chứng Zollinger- Ellison , thiếu hụt acid folic,… có  khả năng mắc các bệnh lý đau dạ dày cao hơn so với người bình thường.
  • Lạm dụng kháng sinh, thuốc giảm đau: Người thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau Corticoid, NSAIDs,  kháng sinh,…có nguy cơ mắc các bệnh lý đau dạ dày tăng cao. Do khi sử dụng  các loại thuốc này làm ức chế sản sinh prostaglandin – là một yếu tố bảo vệ  niêm mạc dạ dày, do đó làm tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày.

>>>Xem thêm: Nguyên Nhân Đau Dạ Dày Thường Gặp Và Cách Phòng Tránh

1.3. Biểu hiện đau dạ dày

Người mắc bệnh đau dạ dày có biểu hiện triệu chứng rất đa dạng,  người bệnh cần chú ý theo dõi tình trạng cơ thể để phát hiện kịp thời và điều  trị. Sau đây là những biểu hiện thường gặp ở người đau dạ dày:

  • Đau vùng thượng vị: Cơn đau biểu hiện khác nhau ở mỗi người, có người đau âm ỉ, có người đau dữ dội. Tình  trạng bệnh càng nặng thì các cơn đau xuất hiện càng thường xuyên hơn. Thời gian  đầu cơn đau xuất hiện khi bụng đói hoặc khi ăn quá no. Đau vùng thượng vị cũng  là dấu hiệu cho thấy người bệnh có thể bị viêm loét dạ dày giai đoạn đầu.
  • Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu: Đầy bụng sau khi ăn là triệu chứng của bệnh lý đau dạ dày ở giai đoạn nhẹ
  • Ợ hơi, ợ chua : đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân đau dạ dày do hoạt động của dạ dày bị rối loạn,  thức ăn không tiêu hóa được lên men và sinh ra hơi.
  • Buồn nôn, nôn
  • Nôn ra máu hoặc đi ngoài có máu là do hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch và chảy vào ống tiêu hóa theo  phân ra ngoài. Triệu chứng này biểu hiện khi bệnh nhân bị loét dạ dày nặng hoặc  ung thư dạ dày.
  • Xuất huyết tiêu hóa: là triệu chứng nghiêm trọng của bệnh đau dạ dày. Người bệnh khi bị xuất huyết tiêu hóa  kèm theo triệu chứng người mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng,…
  • Thay đổi thói quen đại tiện
  • U trước bụng : một số trường hợp bệnh nặng, khối u phát triển lớn đến mức có thể sờ thấy khối u bất thường  trước bụng.

1.4. Biến chứng đau dạ dày

Các bệnh lý đau dạ dày nếu không được phát hiện kịp thời và điều  trị sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng khiến quá trình điều trị gặp nhiều  khó khăn hơn. Điển hình là 5 biến chứng sau:    ·      Viêm dạ dày mạn tính: Các tổn  thương viêm dạ dày tái phát đi tái phát lại trong thời gian dài mà không được  điều trị kịp thời, dần dần tiến triển thành viêm dạ dày mạn tính. Một số dữ  liệu cho thấy, viêm dạ dày mạn tính làm tăng nguy cơ mắc phải ung thư dạ dày.

Các biến chứng của bệnh đau dạ dày

  • Hẹp môn vị: Biến chứng tiến triển từ từ theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: sự lưu thông qua môn vị bị cản trở  một phần, bệnh nhân cảm thấy đau vùng trên rốn, mức  độ đau tăng lên sau  bữa ăn, nếu nôn ra được thì đỡ đau hơn, triệu chứng nôn thường xuất hiện sớm  ngay sau bữa ăn. Giai đoạn 2: Sư lưu thông qua môn vị bị ách tắc hoàn toàn, các  triệu chứng tiến triển nặng nề hơn, người bệnh đau bụng liên tục và luôn có cảm  giác chướng bụng, nôn ra thức ăn của ngày hôm trước.
  • Thủng dạ dày: là biến chứng nặng nề của bệnh lý viêm loét dạ dày, thông thường chỉ có một lỗ thủng, hiếm  khi có 2 hay nhiều lỗ thủng. Nam giới có tỉ lệ mắc phải biến chứng này nhiều  hơn so  với nữ giới do thói quen uống rượu bia nhiều. Người bệnh sẽ có cảm  giác đau nhói ở vùng bụng trên rốn. Cơn đau xuất hiện đột ngột khiến người bệnh có cảm giác như một vật nhọn đang đâm vào bụng. Ngoài ra còn  xuất hiện các triệu chứng kèm theo như buồn nôn, nôn, thay đổi thói quen đại  tiện, tiểu tiện ít, hơi thở gấp, tim đập nhanh.
  • Xuất huyết dạ dày: Đây là một biến chứng cấp tính nguy hiểm do tổn thương viêm loét dạ dày. Các biểu hiện điển hình như đau thượng vị dữ dội, đại tiện phân đen, nôn ra máu. Đây là tình trạng  cần cấp cứu kịp thời tránh nguy hiểm tính mạng.
  • Ung thư dạ dày: là biến chứng cuối cùng, trầm trọng và nguy hiểm nhất của bệnh lý dạ dày. Biến chứng kèm theo  những triệu chứng như : nôn hay đại tiện ra máu, ăn không ngon, chán ăn, đau dạ  dày dai dẳng, sụt cân, ợ nóng, chướng bụng, khó tiêu. Ung thư dạ dày là loại  ung thư phổ biến ở Việt Nam chỉ sau ung thư phổi ở nam và ung thư vú ở nữ. Bệnh  cần phát hiện sớm để điều trị đạt tiên lượng tốt, kéo dài tuổi thọ.

>>>Xem thêm: Các triệu chứng đau dạ dày: nguyên nhân và điều trị an toàn

2. Các bài tập thể dục cho người đau dạ dày

2.1. Bài tập thể dục cho người đau dạ dày giãn nở cơ thể

Người bệnh nằm ngửa trên thảm hay mặt phẳng sàn, thư giãn cơ thể  bằng cách duỗi thẳng 2 chân. Thả lỏng cơ thể đặt 2 tay xuôi theo chân, hít vào  và thở ra một cách thoải mái. Sau đó, tiến hành xoa bụng nhẹ nhàng theo chiều  kim đồng hồ, giúp giảm các cơn đau. Thực hiện bài tập trong 10 phút để mang đến  hiệu quả tốt. Bài tập này vừa giúp giảm các cơn đau dạ dày, vừa giúp cơ thể  giãn nở, đầu óc thư thái và thoải mái hơn.

2.2. Bài tập thể dục cho người đau dạ dày kích thích hệ tiêu hóa

Bài tập được thực hiện như sau: người bệnh đứng thẳng, mở rộng 2  chân bằng vai, 2 tay đưa thẳng lên trời. Vừa thực hiện động tác, đồng thời đếm  nhịp rồi từ từ giữ nguyên tay ở tư thế thẳng đứng và ngồi xuống từ từ. Giữ đều  nhịp thở một cách nhịp nhàng, hít vào khi đứng lên và thở ra khi ngồi xuống.  Nên tập bài tập này khoảng 5 đến 10 phút mỗi lần tập để thấy được  hiệu quả. Bài tập giúp kích thích hệ tiêu hóa, cải thiện hoạt động tiêu hóa và  hấp thu thức ăn của dạ dày, đồng thời làm giảm được lượng mỡ thừa ở vùng bụng.  Bài tập vừa giúp người bệnh giảm các cơn đau dạ dày vừa mang lại  vóc dáng thon gọn, xinh đẹp hơn cho người tập, do vậy, bạn hãy thường xuyên tập  luyện nhé.

2.3. Thực hiện các động tác xoa bụng

Thường xuyên thực hiện các động tác xoa bụng phù hợp sẽ giúp khắc  phục triệu chứng đau dạ dày. Cách thực hiện như sau: Đặt hai tay lên vùng  thượng vị, xếp chồng 2 tay lên nhau, xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ.  Trong lúc xoa, bạn nên lấy tay ấn nhẹ xuống để kích thích hệ tiêu hóa. Có thể  kết hợp sử dụng dầu nóng khi xoa bụng để gia tăng hiệu quả của bài tập, giảm  nhanh cơn đau dạ dày.

2.4. Động tác giữ tay, chân đạp

Bài tập giữ tay đạp chân cho người đau dạ dày

Để thực hiện động tác này, người bệnh nằm ngửa trên mặt phẳng hay  trên sàn, giơ 2 tay song song trước mặt. Sau đó, đưa một chân lên và giữ đầu  gối khoảng 30 giây bằng tay, rồi từ từ bỏ xuống. Tiếp tục thực hiện tương tự  đối với chân còn lại. Thực hiện động tác lặp đi lặp lại trong khoảng 10 phút là  được. Bài tập không những giúp ngăn ngừa tổn thương dạ dày, kích thích dạ dày tiêu hóa tốt hơn, mà  còn mang lại cho bạn một cơ bụng săn chắc.

2.5. Thực hiện động tác gập người

Động tác gập người cho người đau dạ dày

Bệnh nhân thực hiện động tác này khoảng 4 lần, mỗi lần 8 nhịp như  sau: Bệnh nhân đứng thẳng, để chân rộng bằng vai và thực hiện gập người theo  từng nhịp:

  • Nhịp 1: Đưa 2 tay lên cao, mắt nhìn theo tay
  • Nhịp 2: Cúi gập người xuống một cách từ từ chậm rãi cho đến khi tay chạm vào ngón chân cái
  • Nhịp 3: Đưa tay ngang vai
  • Nhịp 4: Trở lại tư thế đứng thẳng, chân rộng bằng vai giống như ban đầu

Thường xuyên áp dụng bài tập này giúp người  bệnh giảm hẳn các cơn đau dạ dày.

2.6. Bài tập thể dục cho người đau dạ dày theo phương pháp thở Yoga

Người đau dạ dày nên tập bài tập thở yoga

Trước khi bắt đầu bài tập, bạn nên hít thở đều và chậm rãi. Sau đó  thực hiện tuần tự theo các bước sau: Ngồi thẳng lưng, 2 đầu gối gập lại, 2 bàn  chân không được chạm đất. Đặt chéo 2 bàn chân lên nhau, sau đó đặt 2 tay lên 2  đầu gối sao cho lưng vẫn được giữ thẳng. Hít một hơi thật nhanh và sâu. Mỗi  ngày bạn nên thực hiện bài tập Yoga này từ 10 đến 20 phút.

2.7. Tư thế Yoga xả hơi

Bài tập thực hiện đơn giản như sau: Người bệnh nằm ngửa trên sàn,  2 chân co lại sao cho phần đầu gối chạm gần sát ngực. Sau đó đưa 2 tay lên ôm  lấy đầu gối. Nâng đồng thời cả cổ và đầu sao cho phần cằm chạm được đầu gối.  Giữ nguyên tư thế đó trong 10 giây rồi trở về tư thế ban đầu, tiếp tục lặp đi  lặp lại động tác khoảng 10 phút.  Bài tập này có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải phóng khí độc, giảm  các triệu chứng ợ chua, ợ hơi, giúp cơ thể khỏe mạnh và thoải mái hơn.

2.8. Tư thế rắn hổ mang

Tư thế rắn hổ mang – bài tập thể dục cho người đau dạ dày

Bài tập này giúp cho người bệnh giảm bớt áp lực và căng tức cho  vùng cơ bụng, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ  hơi,…Ngoài ra, bài tập còn giúp cải thiện tuần hoàn máu, giúp quá trình lưu  thông diễn ra thuận lợi hơn. Cải thiện hoạt động gan, thận. Bài tập được thực hiện đơn giản như sau: Người bệnh nằm úp  toàn bộ cơ thể lên thảm hoặc chiếu, từ từ nhấc người lên và duy trì độ cong  nhất định. Giữ nguyên tư thế trong khoảng vài phút thì dừng, trở về tư thế ban  đầu, tiếp tục lặp lại động tác trong khoảng 10 phút. Khi thực hiện bài tập này,  cần chú ý điều chỉnh hơi thở sao cho thật sâu và chậm rãi, để lượng máu được  lưu thông tốt hơn.

2.9. Tư thế châu chấu

Mục đích của bài tập này giúp kích thích hệ tiêu hóa, cải thiện  triệu chứng táo bón. Đồng thời, bài tập cũng giúp phòng ngừa, ngăn chặn các  biến chứng nghiêm trọng xảy ra. Bài tập đơn giản như sau: Người bệnh nằm úp  toàn bộ cơ thể xuống thảm hay chiếu, duỗi thẳng cả 2 tay và 2 chân về phía sau,  tay đặt lên phần mép đùi. Tư thế này giống với dáng của con châu chấu đang bay.  Nhấc đồng thời cả chân và đầu một mức vừa phải, chú ý giữ hơi thở đều đặn và ổn  định. Giữ nguyên tư thế trong 30 giây đến 1 phút rồi trở về tư thế ban đầu,  tiếp tục lặp lại động tác trong khoảng 10 phút.

3. Uống gì sau khi tập các bài tập thể dục cho người đau dạ dày

3.1. Uống Trà gừng sau khi tập các bài tập thể dục cho người đau dạ dày

Trà gừng và công dụng chữa đau dạ dày

Bổ sung trà gừng thường xuyên và đúng cách sẽ giúp người bệnh đau  dạ dày tránh được các triệu chứng buồn nôn, nôn, khó tiêu. Pha trà gừng rất đơn  giản, bản chỉ cần dùng vài lát gừng đã rửa sạch và thái mỏng, cho vào cốc ,  thêm nước ấm, đợi vài phút là có thể uống.  Bạn cũng có thể phối hợp gừng, chanh và mật ong để tạo thành thức  uống có hương vị thơm ngon, bổ dưỡng. Với cách này, bạn cho vào nồi vài miếng  gừng đã thái mỏng, nửa muỗng nước cốt chanh, thêm khoảng 2 cốc nước, rồi đun  trong 5 – 10 phút bằng lửa nhỏ đến khi nước sôi, thêm mật ong vào, khuấy đều  cho hỗn hợp hòa quyện là có thể sử dụng.

3.2. Uống Nha đam sau khi tập các bài tập thể dục cho người đau dạ dày

Uống nha đam giúp giảm đau dạ dày

Sử dụng nha đam được đánh giá là phương pháp hiệu quả, an toàn và  thực hiện đơn giản. Bạn có thể sử dụng nha đam theo một số cách sau:

Nước ép nha đam: nha đam sau khi rửa sạch, gọt bỏ hết phần vỏ bên  ngoài, dùng dao gạt bỏ hết phần vỏ có màu vàng phía bên dưới vì phần này có  chứa aloin, là chất gây kích ứng đường ruột. Tiếp theo đem phần đã gọt sạch  ngâm với nước muối loãng trong 5 phút để loại bỏ chất đắng. Cho nha đam đã  chuẩn bị xong vào máy xay sinh tố với 1 ly nước lọc, xay nhuyễn là có thể dùng.

Hỗn hợp nha đam và mật ong : Chuẩn bị 5 lá nha đam rửa sạch, loại  bỏ phần gai, gọt bỏ phần lá xanh và vàng bên ngoài, giữ lại phần thịt trắng bên  trong, cho phần thịt vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi rót ra lọ thủy tinh,  cho 500ml mật ong nguyên chất vào, khuấy đều là có thể sử dụng.

3.3. Uống Trà hoa cúc sau khi tập thể dục

Trà hoa cúc vừa có tác dụng an thần vừa giúp giảm các cơn đau dạ  dày, cải thiện các triệu chứng đầy hơi, ợ chua. Cách làm trà hoa cúc: cho vài  bông cúc đã phơi khô, hãm cùng với nước ấm trong vài phút là có thể dùng. Dùng  khi còn ấm và uống thành từng ngụm để cho hiệu quả tốt.

3.4. Uống Trà húng quế sau khi tập thể dục

Húng quế không chỉ là một loại rau sống được thêm vào các món ăn  mà nó còn là một vị thuốc quý trong Đông Y. Húng quế có vị cay, nồng, có khả  năng kháng viêm, giảm đau hiệu quả. Cách làm trà húng quế: rửa sạch lá húng  quế, vò nát và cho vào bình hãm với nước ấm và uống. Bạn cũng có thể dùng hoa  húng quế thay thế lá húng quế.

>>>Xem thêm: Bị Đau Dạ Dày Ăn Gì, Các Thực Đơn Cho Người Đau Dạ Dày

Kết luận: Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn thông tin chi tiết  về đau dạ dày, các bài tập thể dục cho người đau dạ dày và nên uống gì sau khi  tập các bài tập này, hãy nhanh chóng áp dụng các bài tập phù hợp với bản thân  để góp phần cải thiện triệu chứng, giảm cơn đau dạ dày và nâng cao sức khỏe.  Liên hệ HOTLINE 18006091 để được đội ngũ bác sĩ, dược sĩ tư vấn chi tiết về  tình trạng đau dạ dày của bạn và nhận những lời khuyên bổ ích giúp cải thiện  cuộc sống, nâng cao sức khỏe.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091