Ăn Gì De Giảm Đau Dạ Dày, Thực Phẩm Cần Bổ Sung

Ăn Gì De Giảm Đau Dạ Dày, Thực Phẩm Cần Bổ Sung

Một trong những căn bệnh phổ biến của đường tiêu hoá là đau dạ dày. Đau dạ dày ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất của ống tiêu hóa. Đau dạ dày có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như viêm loét niêm mạc, xuất huyết tiêu hóa… ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Hiện nay đau dạ dày được gặp nhiều ở người trẻ tuổi, người thành phố có tỷ lệ mắc đau dạ dày cao hơn người nông thôn, các bệnh lý dạ dày ngày càng gây ra các biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày đứng thứ 4 trong tỷ lệ mắc ung thư ở Việt Nam.

Do đó khi bắt đầu gặp tình trạng đau dạ dày ở giai đoạn đầu, cần khắc phục nguyên nhân và có giải pháp giảm đau dạ dày để tránh các biến chứng về sau. Một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày là do thức ăn hàng ngày, do đó để tránh gặp phải các cơn đau dạ dày hay giảm các cơn đau dạ dày gây ra, mỗi người cần có một chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. Vậy ăn gì de giảm đau dạ dày và hạn chế được các bệnh lý dạ dày. Hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu thực phẩm nên ăn để bảo vệ chức năng dạ dày

1.Định nghĩa đau dạ dày

1.1 Định nghĩa

Đau dạ dày là tình trạng người bệnh sẽ cảm thấy đau âm ỉ khó chịu ở vùng thượng vị, kèm theo các tình trạng như ợ chua, ợ hơi, nóng rát vùng ngực, đầy hơi chướng bụng, rối loạn tiêu hóa … Đau dạ dày có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh lý dạ dày hoặc là biểu hiện của các bệnh lý dạ dày. Hiện nay đau dạ dày là bệnh lý phổ biến hiện nay và ngày càng gia tăng ở giới trẻ. Đau dạ dày tuy không gây hậu quả nghiêm trọng ngay trực tiếp nhưng sẽ gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày, về lâu dài đau dạ dày có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh. 

1.2 Đặc điểm đau dạ dày

ăn gì de giảm đau dạ dày

Đặc điểm đau dạ dày

Đa phần người bệnh đau dạ dày sẽ gặp các đặc điểm sau:

  • Đầy bụng, khó tiêu: Dạ dày là cơ quan tiêu hóa quan trọng trong hệ thống tiêu hóa của con người. Khi gặp phải tình trạng đau dạ dày, chức năng tiêu hóa của dạ dày sẽ bị ảnh hưởng, việc nghiền nhỏ và ngấm dịch vị không đạt hiệu quả như trước, gây ra khó khăn cho việc tiêu hóa thức ăn ở các cơ quan đằng sau. Thức ăn tiêu hóa kém, lưu trữ trong ống tiêu hóa lâu gây ra hiện tượng đau bụng, khó tiêu và các rối loạn tiêu hóa khác.
  • Đau vùng thượng vị: Khi bạn gặp các bệnh lý dạ dày hay tình trạng đau dạ dày cấp, việc gặp phải các cơn đau là không thể tránh khỏi. Các cơn đau thường xảy ra ở vị trí thượng vị, mức độ đau có thể từ âm ỉ tới dữ dội. Tần suất đau có thể thoáng qua hoặc liên tục tùy thuộc vào thể trạng của bệnh nhân và mức độ bệnh của người bệnh.
  • Buồn nôn, nôn, táo bón hoặc tiêu chảy:  Khi chức năng dạ dày bị rối loạn sẽ kéo theo toàn bộ chức năng của hệ thống tiêu hóa bị ảnh hưởng, gây ra các rối loạn tiêu hóa, có thể gây táo bón hoặc gây tiêu chảy tùy vào cơ địa mỗi người.
  • Ợ chua ợ hơi: Khi dạ dày bị ảnh hưởng ngoài các cơn đau, dạ dày còn gây các cơn ợ hơi, ợ chua gây khó chịu trong cơ thể và gây cảm giác chán ăn không muốn ăn.
  • Chán ăn, sụt cân: đau dạ dày kèm theo ợ hơi, ợ chua làm cho người bệnh có cảm giác chán ăn, không muốn ăn. Ngoài ra khi đau dạ dày việc tiêu hóa và hấp thu thức ăn cũng không được tối đa như khi bình thường, nên làm cho bệnh nhân chán ăn sụt cân.
  • Nóng rát thượng vị: thông thường các cơn đau dạ dày thường xảy ra là do dịch vị tăng tiết quá mức, làm cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng. Khi acid dịch vị tăng gây ra cảm giác nóng rát khó chịu vùng thượng vị. Nếu không hạn chế được lượng dịch vị tiết ra sẽ làm cho niêm mạc dạ dày tổn thương nghiêm trọng, dẫn tới các bệnh lý dạ dày.

1.3 Nguyên nhân gây đau dạ dày

Hiện nay đau dạ dày xảy ra phổ biến và chủ yếu do các nguyên nhân sau:

ăn gi de giảm đau dạ dày

Thức ăn là nguyên nhân chủ yếu gây đau dạ dày

  • Thức ăn: dạ dày tiếp nhận và xử lý lượng thức ăn do con người dung nạp vào. Niêm mạc dạ dày tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, thức ăn chịu lực co bóp của dạ dày để ngấm dịch vị, nhưng bên cạnh đó niêm mạc cũng chịu tác động trực tiếp do thức ăn gây ra. Đồ ăn thô cứng, thực phẩm cay nóng hay kích ứng niêm mạc có thể gây ra tổn thương trên bề mặt niêm mạc, gây viêm loét, xuất huyết, hình thành các cơn đau dạ dày và dẫn tới bệnh lý dạ dày. Có thể nói thức ăn là nguyên nhân trực tiếp gây đau dạ dày và các bệnh lý dạ dày. 
  • Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học: việc thức đêm, bỏ bữa, làm việc quá sức, ăn uống thiếu dinh dưỡng không chỉ gây ra các cơn đau dạ dày mà còn làm suy giảm chức năng của các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể, làm cho cơ thể suy nhược.
  • Yếu tố xã hội: căng thẳng mệt mỏi, áp lực công việc , môi trường sống, các mối quan hệ xã hội cũng là nguyên nhân gây các bệnh lý dạ dày và các cơn đau dạ dày.
  • Do thuốc: việc tự ý sử dụng thuốc tây, nhất là các thuốc nhóm kháng sinh chống viêm, thuốc giảm đau, nhóm corticoid…. gây hủy hoại niêm mạc dạ dày một cách nghiêm trọng, gây ra các cơn đau dạ dày cấp, nếu không điều trị kịp thời sẽ kéo theo các bệnh lý dạ dày.
  • Do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori ( HP) : vi khuẩn HP sống cộng sinh trong cơ thể người, gây hủy hoại niêm mạc, là nguyên nhân gây ra các bệnh lý dạ dày và các cơn đau dạ dày, gây khó chịu trong cơ thể con người.

>>>Xem thêm: Nguyên nhân đau dạ dày thường gặp và cách phòng tránh đau dạ dày

1.4 Những nguy hiểm khi không điều trị các cơn đau dạ dày.

Đau dạ dày có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh lý dạ dày, hoặc là biểu hiện của các bệnh lý dạ dày. Khi gặp tình trạng đau dạ dày, bạn cần điều trị sớm và dứt điểm để tránh các biến chứng nguy hiểm như:

  • viêm loét dạ dày
  • xuất huyết dạ dày
  • viêm tắc đường tiêu hóa
  • viêm ruột thừa
  • các bệnh lý đường tiêu hóa
  • Gây ung thư dạ dày.

Đau dạ dày xuất hiện với các triệu chứng đau nhẹ thoáng qua và ít ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày, nhưng nếu để lâu sẽ kéo theo các bệnh lý nặng nề hơn, gây hại sức khỏe, ảnh hưởng trực tiếp tới công việc và cuộc sống. Do đó bạn cần điều trị dứt điểm ngay từ thời điểm đầu xuất hiện bệnh bằng cách làm giảm các cơn đau và điều trị nguyên nhân gây ra bệnh. Vậy ăn gì de giảm đau dạ dày, hãy cùng scurma fizzy tìm hiểu các thực phẩm cần bổ sung.

2.Những lưu ý cho bệnh nhân mắc đau dạ dày

  • Bệnh nhân đau dạ dày cần lưu ý chế độ ăn hàng ngày, thay đổi lối sống, điều chỉnh nguyên nhân gây bệnh, tuân thủ phác đồ điều trị để điều trị hết các vấn đề của đau dạ dày. Một chế độ ăn hợp lý vừa giúp giảm đau dạ dày hiệu quả, vừa đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Bệnh nhân đau dạ dày cần tạo thói quen ăn vào một giờ nhất định để dạ dày có thể làm việc theo chu kỳ nhất định, giúp cho dạ dày hoạt động hiệu quả hơn.
  • Khẩu phần ăn cần chia nhỏ làm nhiều bữa trong ngày, đảm bảo các bữa được ăn vào các thời điểm cố định trong ngày, không nên ăn quá no, cũng không nên để dạ dày chịu đói quá lâu. 
  • Ăn các loại thức ăn mềm, đã được nấu kỹ, đồ ăn dễ nghiền nhỏ và dễ tiêu hóa, cần nhai kỹ để dạ dày tiêu hóa dễ dàng hơn mà không cần phải co bóp nhiều. 
  • Uống đủ nước, nên uống nước ấm, uống nhiều vào buổi sáng và ít dần về chiều để tránh tiểu đêm, gây mất ngủ.
  • Sử dụng các loại thực phẩm có chất chống oxy hóa tự nhiên, trung hòa acid dịch vị nhanh, dễ tiêu hóa. Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn khó tiêu, đồ chua, đồ kích thích. 
  • Một chế độ ăn lành mạnh, sinh hoạt khoa học giúp cho người bệnh tránh được các cơn đau dạ dày, tăng cường chức năng tiêu hóa của dạ dày và các cơ quan bộ phận khác, đem lại một sức khỏe toàn diện. Vậy ăn gì de giảm đau dạ dày? 

3.Ăn gì de giảm đau dạ dày, Những thực phẩm tốt

3.1 Ăn bánh mì giúp giảm đau dạ dày nhanh

an-gi-de-giam-dau-da-day

Ăn bánh mì để giảm nhanh các cơn đau dạ dày

  • Đau dạ dày thường do tăng tiết quá mức acid dịch vị làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Khi gặp các cơn đau dạ dày, bạn có thể sử dụng một vài mẩu bánh mì, bánh mì có tác dụng ngấm bớt lượng dịch vị dư thừa.Hoặc bạn có thể bổ sung tinh bột hay các loại thực phẩm chứa chất xơ cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng bánh mì khi gặp các cơn đau dạ dày cấp hoặc sử dụng bánh mì làm bữa sáng hàng ngày để đảm bảo sức khỏe.
  • Bánh mì là thực phẩm phổ biến, giá thành rẻ, mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Việc sử dụng bánh mì hàng ngày giúp giảm đau dạ dày an toàn hiệu quả và đang là phương pháp giảm đau được nhiều người sử dụng nhất.

>>>Xem thêm: Đau Dạ Dày Ăn Gì Tốt Và Giảm Đau Hiệu Quả Nhất

3.2 ĂN “ gừng” de giảm đau dạ dày

ăn gi de giảm đau dạ dày

Ăn “gừng” de giảm đau dạ dày

  • Gừng là gia vị phổ biến của người Việt, gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng chống viêm hiệu quả, giúp làm lành vết thương nhanh. Trong Đông Y, gừng được sử dụng trong các bài thuốc chữa dạ dày, cảm cúm, buồn nôn, huyết áp thấp… Theo khoa học hiện đại, gừng chứa phenolic có tác dụng chống viêm, giảm đau, giảm co bóp dạ dày. Hiện nay gừng được sử dụng phổ biến với tác dụng làm ấm cơ thể, ổn định huyết áp và chữa đau dạ dày, sử dụng gừng giúp làm giảm các cơn đau hiệu quả và chữa viêm loét niêm mạc dạ dày nhanh. 
  • Sử dụng trà gừng hàng ngày giúp bảo vệ dạ dày và nâng cao sức khỏe. Bạn có thể tạo thói quen sử dụng trà gừng ngay cả khi không gặp các vấn đề về dạ dày, phương pháp này có tác dụng phòng ngừa các bệnh lý dạ dày rất hiệu quả. 
  • Cách sử dụng: gừng rửa sạch, để ráo nước, cắt lát hãm trong nước sôi 20 phút và sử dụng trực tiếp.

3.3 ĂN “ khoai lang” de giảm đau dạ dày  “ăn  gì  de  giảm đau  dạ  dày”

ăn gi de giảm đau dạ dày

Ăn ” khoai lang” de giảm đau dạ dày

  • Khoai lang cung cấp nhiều tinh bột, chất xơ  và vitamin cho cơ thể, hiện nay khoai lang có nhiều trong thực đơn giảm cân vì nó cung cấp đầy đủ lượng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra khoai lang còn rất tốt cho đường tiêu hóa và giảm đau dạ dày rất tốt. Khoai lang là món ăn dân dã được sử dụng từ ngày xa xưa tới nay, lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe con người rất lớn, dễ sử dụng, kinh tế thấp, nhưng an toàn và hiệu quả. 
  • Bạn có thể bổ sung khoai lang vào khẩu phần ăn hàng ngày. Khoai lang có thể chế biến được nhiều món khác nhau phù hợp với tất cả các đối tượng sử dụng, nó là một loại thực vật nhiều chất dinh dưỡng mà không gây ngán. 

3.4 Các loại rau xanh giúp giảm đau dạ dày hiệu quả và tốt cho hệ tiêu hóa  “ăn  gì  de  giảm đau  dạ  dày”

ăn gì de giảm đau dạ dày

Các loại rau xanh giúp giảm đau dạ dày

  • Rau xanh cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, và chất xơ, không chỉ tốt cho đường tiêu hóa mà nó còn tốt cho toàn bộ cơ thể. Việc sử dụng nhiều rau xanh trong khẩu phần ăn giúp bảo vệ dạ dày, giảm các cơn đau dạ dày, tốt cho toàn bộ hệ thống tiêu hóa, làm đẹp da, tốt cho tim mạch, hạn chế mỡ máu…
  • Lá mơ: lá mơ thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian, có tác dụng chống viêm diệt khuẩn hiệu quả, thường được sử dụng để điều trị các bệnh đường tiêu hóa. Ngày nay lá mơ được biết đến với tác dụng giảm đau dạ dày hiệu quả, hạn chế việc ăn uống khó tiêu, sử dụng nhiều ở bệnh nhân bị đại tràng, cải thiện tốt tình trạng chướng bụng đầy hơi tiêu chảy… Có thể sử dụng trực tiếp lá mơ với thịt bò, thịt chó… hoặc ép lấy nước ngoài, hoặc giã nát, rán áp chảo với trứng gà.
  • Rau bắp cải chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất vi lượng như magie, canxi … giúp làm lành nhanh các vết loét, giảm triệu chứng buồn nôn, giảm đau trong các bệnh lý dạ dày. 
  • Rau mồng tơi chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp làm giảm nhanh các cơn đau, với lượng chất xơ nhiều và độ nhớt cao, rau mồng tơi làm kích thích nhu động ruột, tăng cường tiêu hóa và hạn chế co bóp cho dạ dày. 
  • Các loại rau thơm như tía tô, thì là, bạc hà.. chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và nhiều loại tinh dầu, giúp thư giãn, tăng cường nhu động ruột, cải thiện tiêu hóa và giảm đau hiệu quả.
  • Hầu hết các loại rau xanh đều tốt cho dạ dày và hệ thống tiêu hóa, đảm bảo được vitamin dưỡng chất và chất khoáng cho cơ thể, do đó việc bổ sung nhiều rau xanh vào khẩu phần ăn là rất cần thiết. Bạn nên tạo ra thói quen ăn nhiều rau để bảo vệ hệ thống tiêu hóa của chính bản thân và phòng tránh các bệnh lý dạ dày

3.5 Các loại hoa quả nên ăn de giảm đau dạ dày

ăn gì de giảm đau dạ dày

Các loại hoa quả nên ăn de giảm đau dạ dày

  • Bơ là loại quả được khuyên dùng nhiều nhất de giảm đau dạ dày, trong bơ chứa nhiều kali, chất xơ và các chất béo không bão hòa, giúp làm dịu các cơn đau dạ dày, chữa lành các vết viêm loét và hỗ trợ tốt cho quá trình hấp thụ thức ăn ở ruột non.
  • Ăn một quả táo mỗi ngày giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả. Ngoài ra nó còn có tác dụng chống viêm, chuyển hóa thức ăn nhanh, giảm các chứng rối loạn và hạn chế các cơn đau dạ dày do trong táo chứa nhiều pectin, kali, vitamin, chất xơ và các enzym có lợi. 
  • Đu đủ chín: đu đủ chín chứa nhiều vitamin khoáng chất, các enzym lợi khuẩn, tốt cho đường tiêu hóa, hạn chế chứng táo bón, phòng ngừa tiêu chảy. Ngoài ra đu đủ còn giúp làm lành các vết viêm, giảm nhanh các cơn đau do bệnh lý dạ dày gây ra. Tuy nhiên đu đủ sử dụng phải là đu đủ chín kĩ vì ở đu đủ xanh có chứa tanin làm tăng nguy cơ đau dạ dày

Ngoài ra còn rất nhiều loại trái cây tốt cho dạ dày, bạn có thể tham khảo thêm tại https://scurmafizzy.com/dau-da-day-nen-an-qua-gi-top-10-loai-qua-danh-cho-nguoi-dau-da-day/

3.6 Các loại thịt cần bổ sung de giảm đau dạ dày ” ăn gì de giảm đau dạ dày”

Bên cạnh việc sử dụng nhiều rau xanh chất xơ và hoa quả để giảm các cơn đau dạ dày, bạn cũng cần bổ sung các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn…), thịt trắng như cá, trứng, sữa để có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất nhất cho cơ thể, đảm bảo chức năng hoạt động cho các cơ quan nội tạng khác. 

3.7 Sử dụng các loại trà thảo mộc để giảm đau dạ dày ” ăn gì de giảm đau dạ dày” 

  • Việc thay đổi chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt, giúp phòng ngừa và giảm đau lâu dài, tuy tác dụng chậm nhưng hiệu quả điều trị bệnh tận gốc cao. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng các loại trà thảo mộc tự nhiên để tăng hiệu quả giảm đau trong các bệnh lý dạ dày.
  • các loại trà sử dụng nhiều hiện nay de giảm đau dạ dày là: trà hoa cúc, trà gừng, trà bạc hà, trà cam thảo. Đây là các loại trà thảo mộc tự nhiên dễ kiếm, an toàn nhưng hiệu quả cao và được nhiều người tin dùng. 

>>>Xem thêm: Thuốc Nam Trị Đau Dạ Dày Hiệu Quả Và Các Lưu Ý Nên Biết

4.Ăn gì de giảm đau dạ dày? Những việc cần lưu ý với bệnh nhân mắc đau dạ dày

4.1 Những thực phẩm cần hạn chế khi mắc đau dạ dày

Khi bạn gặp các vấn đề về dạ dày cần hạn chế dung nạp các loại thực phẩm sau:

  • Đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ: thường là loại thực phẩm khó tiêu, do đó nó làm tăng áp lực lên dạ dày, làm cho các bệnh lý dạ dày ngày càng nặng, tình trạng đau dạ dày diễn ra thường xuyên hơn. 
  • Các chất kích thích: việc sử dụng các chất kích thích làm tăng acid dịch vị, tăng co bóp dạ dày, hủy hoại niêm mạc dạ dày một cách nghiêm trọng, sẽ làm cho vấn đề đau dạ dày ngày càng nguy hiểm và kéo theo nhiều biến chứng.
  • Đồ ăn chua: các thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối hay hoa quả chua sẽ làm cho PH dạ dày giảm sâu, làm tăng tình trạng đau dạ dày của cơ thể. 

4.2 Những lưu ý sau khi ăn

  • Sau các bữa ăn, bệnh nhân mắc đau dạ dày cần được nghỉ ngơi thoải mái, tránh vận động mạnh hay làm việc quá sức. 
  • Ngồi nghỉ thoải mái 30 phút, tránh nằm luôn sau ăn, có thể massage nhẹ nhàng để hỗ trợ tiêu hóa. 
  • Có thể uống chút nước để pha loãng dịch vị nhưng cũng không nên uống quá nhiều. 
  • Không nên đi tắm sau khi ăn xong, sẽ làm cho dạ dày tăng co bóp gây ra các cơn đau. 

4.3 Kết hợp chế độ ăn với chế độ sinh hoạt 

  • Một chế độ ăn hợp lý kết hợp với sinh hoạt điều độ sẽ giúp bạn cải thiện tốt tình trạng đau dạ dày. 
  • Cần tập thể dục nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày, có thể đi bộ hoặc tập yoga nhẹ nhàng 
  • Giữ tinh thần thoải mái, cười nhiều để tránh căng thẳng. 
  • Tránh thức quá khuya, nên ngủ trước 11h và ngủ đủ giấc. 

>>>Xem thêm: 10 Bài Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Phổ Biến Từ Dân Gian

Bệnh nhân đau dạ dày cần được nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, tuân thủ phác đồ điều trị hiệu quả và tìm hiểu chế độ ăn hợp lý de giảm đau dạ dày. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ có những thông tin hữu ích để xây dựng chế độ ăn phù hợp giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày hiệu quả. Mọi thắc mắc xin liên hệ hotline 18006091 để được các bác sĩ của Scurma Fizzy tư vấn trực tiếp mọi lúc mọi nơi. Chúc bạn có một sức khỏe tốt! 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091