Các Dấu Hiệu Của Bệnh Ung Thư Dạ Dày Cần Biết

Các Dấu Hiệu Của Bệnh Ung Thư Dạ Dày Cần Biết

Ung thư dạ dày là căn bệnh vô cùng nguy hiểm mà phần lớn chỉ được phát hiện khi tình trạng bệnh đã rất nặng dẫn đến việc chữa trị là rất khó khăn, tốn kém mà chưa chắc đạt hiệu quả. Việc quan sát và nhận biết các triệu chứng sớm là rất quan trọng để có phương pháp điều trị kịp thời. Cùng Scurma Fizzy tìm hiểu các dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày và các yếu tố nguy cơ cũng như nguyên nhân của căn bệnh này nhé!

1. Bệnh ung thư dạ dày và các giai đoạn của bệnh

Ung thư dạ dày là hiện tượng tế bào cấu trúc ở dạ dày trở nên bất thường và tăng sinh không thể kiểm soát. Ung thư dạ dày có thể bắt đầu ở bất kỳ vị trí nào tại niêm mạc dạ dày. Tỷ lệ mắc ung thư dạ dày khá cao và là một trong ba loại ung thư thường gặp nhất, xuất hiện ở cả nam lẫn nữ, ở bất kỳ lứa tuổi nào. Ung thư dạ dày phát triển qua từng giai đoạn, các biểu hiện của bệnh càng rõ ràng và ảnh hưởng nghiêm trọng hơn khi bệnh tiến triển nặng. Bệnh phát triển qua 5 giai đoạn và có các thay đổi tổng quát như sau:

Giai đoạn 0 hay thường gọi là giai đoạn đầu (giai đoạn sớm). Giai đoạn này, ung thư dạ dày bắt đầu hình thành từ các tế bào bất thường, các tế bào này chỉ mới nằm trong lớp niêm mạc hoặc lớp trên cùng của niêm mạc và chưa phát triển vào các lớp sâu hơn. Kích thước khối u ở giai đoạn này rất nhỏ nên hầu như không ảnh hưởng đến tiêu hóa dạ dày nên hầu như không có những biểu hiện có thể nghi vấn là ung thư.

Giai đoạn 1: Giai đoạn các tế bào ung thư đã bắt đầu xâm lấn vào các lớp thứ 2 và 3 của dạ dày làm thay đổi cấu trúc thành dạ dày. Giai đoạn này có thể đã xuất hiện tình trạng di căn sang các hạch bạch huyết lân cận tuy nhiên vẫn chưa có biểu hiện rõ ràng.

Giai đoạn 2: Thời điểm này tế bào ung thư đã xâm lấn sâu và ăn qua lớp niêm mạc cơ dạ dày đồng thời chúng đã có sự di căn đến các hạch bạch huyết lân cận. Ở giai đoạn 2, các triệu chứng cơ năng như buồn nôn, đau bụng,… bắt đầu xuất hiện nhiều nên dễ dàng nhận biết hơn hai giai đoạn trước đó.

Giai đoạn 3: Giai đoạn này các tế bào ung thư đã xâm lấn sâu và di căn qua các hạch bạch huyết với số lượng lớn nên chúng có nguy cơ lan rộng ra các cơ quan khác trong cơ thể. Diễn biến của giai đoạn 3 khá phức tạp và nghiêm trọng hơn rất nhiều so với giai đoạn 2.

Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối hay có thể gọi là giai đoạn Ung thư dạ dày di căn nghiêm trọng. Bệnh nhân hầu như không có cơ hội chữa trị, tiên lượng sống của bệnh nhân ở giai đoạn này rất thấp.

2. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày

Yếu tố nguy cơ là những trường hợp mà khả năng mắc phải ung thư của người đó sẽ cao hơn so với những trường hợp còn lại. Yếu tố nguy cơ chỉ ảnh hưởng đến quá trình hình thành chứ không trực tiếp gây ra ung thư, tuy nhiên biết các yếu tố nguy cơ chúng ta sẽ biết cách chăm sóc bản thân và có lối sống sáng suốt hơn. Những yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày của một người:

– Tuổi tác. Độ tuổi của người già từ 55 tuổi, tỉ lệ mắc ung thư dạ dày càng cao. Hầu hết các ca mắc ung thư dạ dày đều được chẩn đoán khi ở độ tuổi 60 và 70.

– Giới tính. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ở nam giới cao gấp đôi phụ nữ.

– Vi khuẩn. Khi bị vi khuẩn Helicobacter pylori xâm nhập sẽ gây viêm loét dạ dày, tổn thương niêm mạc dạ dày tạo những tổn thương tiền ung thư.

dấu-hiệu-của-bệnh-ung-thư-dạ-dày2

Nhiễm vi khuẩn HP là một yếu tố nguy cơ dẫn tới ung thư dạ dày

– Tiền sử gia đình Những người trong gia đình có tiền sử bị ung thư dạ dày thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

– Chủng tộc : Người Da đen, Tây Ban Nha và người Châu Á có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn người da trắng.

– Chế độ và thói quen ăn uống: Chế độ ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Những thực phẩm được bảo quản bằng cách sấy khô, hun khói, ướp muối, ngâm chua hoặc thực phẩm có nhiều muối bổ sung đều là thực phẩm chứa lượng muối cao. Những thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn bảo quản không đúng cách đều tiềm ẩn nguy cơ khiến bạn dễ mắc ung thư dạ dày. Nên ăn nhiều rau củ, trái cây tươi để giảm nguy cơ mắc bệnh.

– Tiền sử mắc bệnh về dạ dày: Những người mắc bệnh về dạ dày như Polyp dạ dày, viêm teo niêm mạc, dị sản ruột,… hay những người từng phẫu thuật dạ dày, thiếu máu ác tính hoặc bị nhiễm achlorhydria… đều có nguy cơ cao dẫn đến ung thư dạ dày. Thiếu máu ác tính xảy ra khi thiếu vitamin B12, achlorhydria là khi dịch vị không có acid clohydric những trường hợp này đều là tác dụng phụ của việc sử dụng các thuốc kháng acid trong thời gian quá lâu khi bệnh nhân bị viêm dạ dày.

– Môi trường làm việc: Những người thường xuyên làm việc trong môi trường khói bụi, hóa chất độc hại như khai thác than, chế biến cao su hay người thường xuyên tiếp xúc với tia phong đều có nguy cơ mắc các loại ung thư nói chung, trong đó gồm cả ung thư dạ dày.

– Thuốc lá và rượu bia: Thuốc lá chứa rất nhiều độc tố và chúng có hại đến dạ dày, rượu bia cũng là chất kích thích khiến nguy cơ ung thư dạ dày tăng cao.

>>>Xem thêm: Top 13 nguyên nhân ung thư dạ dày nên biết và cách phòng tránh

Yếu tố di truyền là một trong các nguyên nhân

Tiền sử gia đình là một yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày

3. Dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn sớm

Ung thư dạ dày giai đoạn đầu chưa có sự xâm lấn, các tế bào ung thư mới chỉ nằm ở bề mặt của lớp niêm mạc dạ dày nên ít ảnh hưởng đến sức khỏe. Những dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn này thường trùng với các dấu hiệu của một số bệnh lý dạ dày thường gặp khác như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản,… nên người bệnh thường có tâm lý chủ quan. Tuy nhiên, nếu có các triệu chứng bất thường thì nên tiến hành thăm khám sớm để được phát hiện và điều trị kịp thời. Những dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày có thể gặp phải ở giai đoạn đầu như:

– Chức năng hệ tiêu hóa suy giảm với các biểu hiện như ợ hơi, ợ chua, thở ra hơi nóng liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm. Người bệnh còn cảm thấy nóng rát và có thể cảm thấy đau ngực, thường dễ bị nhầm tưởng với viêm loét dạ dày tá tràng hoặc trào ngược dạ dày thực quản.

dấu-hiệu-của-bệnh-ung-thư-dạ-dày4

Dấu hiệu ợ hơi, ợ chua ợ nóng có thể gây nhầm lẫn với các bệnh lý dạ dày khác

– Chán ăn, sợ ăn ngay cả lúc đói, không thích thậm chí đôi lúc cảm thấy sợ các món ăn dầu mỡ.

– Khó nuốt, cảm giác thức ăn luôn tắc nghẹn ở cổ họng, một số bệnh nhân có cảm giác buồn nôn.

– Đau bụng liên tục, có khi đau dữ dội tại vùng thượng vị không theo chu kỳ nhất định. Khi bệnh đã tiến triển nặng, người bệnh có thể đau đến mức dùng thuốc cũng không cảm thấy thuyên giảm. Bụng chướng và to bất thường, bệnh nhân có cảm giác đầy bụng, nhất là sau khi ăn.

– Cơ thể sụt cân nhanh chóng trong khoảng thời gian ngắn do sự kém hấp thu của hệ thống tiêu hóa (có thể giảm chỉ còn 2/3 trọng lượng cơ thể).

– Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt, làm việc không hiệu quả,… do chức năng hệ tiêu hóa suy giảm dẫn đến cơ thể thiếu dinh dưỡng. 

– Nôn ra máu thường xuyên là một trong những dấu hiệu nhận biết về ung thư dạ dày

– Đi ngoài nhiều lần, đi ngoài phân đen và phân có lẫn máu là triệu chứng mà người bị  viêm loét dạ dày có thể gặp phải, tuy nhiên đây cũng là dấu hiệu cho thấy có thể bệnh đã chuyển hóa sang ung thư dạ dày.

dấu-hiệu-của-bệnh-ung-thư-dạ-dày5

Buồn nôn, nôn và có thể nôn ra máu thường xuyên là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày

Lợi ích của việc phát hiện sớm

Mức độ nguy hiểm và đe dọa tính mạng của việc mắc phải ung thư là điều không thể phủ nhận. Nếu phát hiện bệnh ở những giai đoạn cuối, việc điều trị chỉ giúp kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Trong khi đó nếu nhận biết được các dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày sớm ngay từ giai đoạn đầu chúng ta có cơ hội kiểm soát sự phát triển của các tế bào ung thư, ngăn chặn sự lây lan sang các cơ quan khác góp phần rất lớn trong việc điều trị khỏi cho bệnh nhân. Vậy nên, việc quan tâm theo dõi những triệu chứng bất thường của cơ thể và thăm khám kịp thời là rất cần thiết.

Ung thư dạ dày là căn bệnh bắt đầu từ dạ dày và ở giai đoạn cuối sẽ di căn đến các cơ quan khác. Các dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày thường không điển hình, bệnh nhân chỉ phát hiện các triệu chứng rõ ràng và cụ thể khi đến giai đoạn cuối của bệnh, khi đó các triệu chứng đã rõ ràng và gây khó chịu thậm chí là rất đau cho người bệnh.

dấu-hiệu-của-bệnh-ung-thư-dạ-dày6

Chán ăn, mệt mỏi là một dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày

4. Các dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn nặng

4.1. Dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày – Đau đến rất đau

Ở bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường phải chịu cơn đau mãn tính kéo dài từ ngày này sang ngày khác, cơn đau này bắt nguồn từ việc di căn các khối u sang các cơ quan lân cận và gây hiện tượng chèn ép thần kinh. Vì vậy, ở những cơn đau này có thể đáp ứng với thuốc giảm đau nhưng sẽ mất tác dụng sau một thời gian sử dụng buộc chúng ta phải tăng liều thuốc giảm đau hoặc sử dụng những nhóm thuốc giảm đau hướng tâm thần.

Ngoài ra, ở bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối sẽ xuất hiện những cơn đau cấp tính. Cơn đau bắt đầu nhanh chóng, đột ngột và dữ dội kèm theo đó những cơn đau cấp tính này sẽ không đáp ứng với thuốc giảm đau. Đây là dấu hiệu của sự tổn thương tế bào nghiêm trọng.

4.2. Dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày – Nôn và buồn nôn

Đây là một dấu hiệu phổ biến của ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Có rất nhiều nguyên nhân lý giải cho dấu hiệu này ở bệnh nhân ung thư dạ dày. Chẳng hạn như:

– Ung thư dạ dày giai đoạn cuối, cơ quan dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng, vì vậy hoạt động chức năng dạ dày không còn hiệu quả, thức ăn không được tiêu hóa ở dạ dày sẽ có phản ứng trào ngược gây nôn và buồn nôn.

– Khối u giai đoạn này to dần và có dấu hiệu chèn ép tế bào và thần kinh gây tình trạng đầy bụng chướng hơi và trào ngược

– Tâm lý bệnh nhân giai đoạn này bị ảnh hưởng rất nhiều và do cơn đau kéo dài làm cho bệnh nhân luôn trong tình trạng mệt mỏi và tạo cảm giác buồn nôn

– Giai đoạn cuối của ung thư dạ dày sẽ xuất hiện nhiều bệnh kèm theo liên quan đến đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, xuất huyết dạ dày, nôn và buồn nôn,…

4.3. Dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày – Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là bệnh xuất hiện ở bệnh nhân ung thư dạ dày dù ở giai đoạn mới hình thành hay ở giai đoạn cuối của bệnh. Tuy nhiên, ở giai đoạn cuối thì tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ biểu hiện rõ ràng và trở nên nghiêm trọng hơn.

Tùy theo cơ địa và phản ứng của từng bệnh nhân mà có thể xuất hiện tình trạng tiêu chảy, táo bón hoặc cả hai trong giai đoạn cuối ung thư dạ dày.

Táo bón là tình trạng có tỉ lệ mắc phải ở bệnh nhân ung thư dạ dày cao hơn. Lý giải cho điều này là do bệnh nhân ung thư dạ dày ở giai đoạn này giảm chỉ số hoạt động, hầu như chỉ nằm do cơn đau kéo dài, giảm lượng thức ăn và nước uống, đồng thời hoạt động nhu động ruột cũng giảm đáng kể. Đặc biệt, ở giai đoạn này bệnh nhân sử dụng một lượng lớn thuốc giảm đau, và thuốc giảm đau hướng tâm thần,… tất cả các loại thuốc giảm đau này đều có tác dụng phụ gây táo bón.

Tiêu chảy, tuy có tỉ lệ mắc phải thấp hơn nhưng cũng cần chú ý, vì trong giai đoạn cuối của ung thư dạ dày này bệnh nhân sử dụng một lượng thuốc kháng sinh hoặc các biện pháp xạ trị,… để tiêu diệt hoặc ức chế các tế bào ung thư lây lan. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến hệ vi khuẩn đường ruột dẫn đến tình trạng tiêu chảy.

4.4. Sụt cân và thiếu máu

Sụt cân nhiều trong thời gian ngắn là dấu hiệu rõ ràng

Sút cân nhanh chóng là dấu hiệu quan trọng của bệnh ung thư dạ dày

Trong giai đoạn cuối của bệnh, bệnh nhân thường không còn ăn uống ngon miệng, thậm chí là bỏ bữa, chán ăn. Vì vậy, cơ thể trong tình trạng thiếu chất dinh dưỡng, kéo dài sẽ sụt cân và thiếu máu.

Ngoài ra, ở một số bệnh nhân sẽ xuất hiện tình trạng xuất huyết dạ dày do thành tế bào dạ dày bị tổn thương và cơ chế miễn dịch cũng giảm dẫn đến tình trạng xuất thường kéo dài, bệnh nhân rơi vào tình trạng thiếu máu và đi ngoài phân đen.

Trong giai đoạn này các dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày đã biểu hiện rõ và ảnh hưởng nhiều đến bệnh nhân. Vì vậy, chúng ta cần phải can thiệp và có phương pháp điều trị đem lại hiệu quả cao, ít tác dụng phụ và kéo dài sự sống cho bệnh nhân.

>>>Xem thêm: Dấu Hiệu Nhận Biết Ung Thư Dạ Dày

5. Chẩn đoán ung thư dạ dày

Sau khi phát hiện ở người bệnh những dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày thì nên đến ngay các cơ sở y tế để làm các xét nghiệm để chẩn đoán xem đó có đúng là ung thư dạ dày hay các bệnh viêm dạ dày thường gặp khác.

Nội soi dạ dày đây là phương pháp chẩn đoán được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này cho kết quả chẩn đoán chính xác và sớm nhờ vào khả năng phát hiện sự bất thường ở niêm mạc dạ dày như vết loét, và sinh thiết các vị trí nghi ngờ có thể cho kết quả về sự xuất hiện khối u, lành tính hay ác tính, và mức độ tổn thương lên dạ dày.

X – quang: kết quả chụp x – quang có thể cho ta thấy những bất thường trên niêm mạc dạ dày, hoặc hình ảnh bất thường của các tế bào ung thư xuất hiện

Chụp CT: kết quả chụp cắt lớp là một chẩn đoán quan trọng trong quá trình chẩn đoán đưa ra phác đồ điều trị tùy vào giai đoạn của bệnh. Ngoài ra, kết quả chụp CT kết hợp với kết quả nội soi dạ dày sẽ cho một kết quả chuẩn xác về mức độ xâm lấn và di căn của các tết bào ung thư ở giai đoạn cuối (giai đoạn di căn)

6. Biện pháp phòng ngừa ung thư dạ dày

Chúng ta cần có những biện pháp cũng như chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để chăm sóc sức khỏe dạ dày dù chưa xuất hiện những dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày.

Biện pháp phòng ngừa ung thư dạ dày có thể kể đến như :

– Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý: không ăn đồ chua – cay – nóng, thức uống chứa cồn ga, đồ ăn nhiều dầu mỡ.

– Xây dựng lối sống lành mạnh: không sử dụng các chất kích thích, thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.

– Điều trị và tiêu diệt vi khuẩn HP triệt để: vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân tiềm tàng dẫn đến ung thư dạ dày. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, 40% các bệnh nhân nhiễm HP dạ dày sau khi được điều trị có khả năng tái phát và phát triển thành ung thư.

>>>Xem thêm: Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn 1 Là Gì Và Cách Phòng Tránh

Trên đây là những dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày do Scurma Fizzy. Khi gặp các vấn đề trên thì điều cần nhất là tới các cơ sở y tế để thăm khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán để có hướng điều trị phù hợp và sớm nhất, tránh để tình trạng trở nặng.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE 18006091, để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe miễn phí, cũng như theo dõi chúng tôi để xem được nhiều bài viết chia sẻ từ các chuyên gia đầu ngành về bệnh dạ dày. Scurma Fizzy là lựa chọn đơn giản và tiết kiệm giúp bạn có một dạ dày khỏe mạnh.

 

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091