Top 13 Nguyên Nhân Ung Thư Dạ Dày Nên Biết Và Cách Phòng Tránh

Top 13 Nguyên Nhân Ung Thư Dạ Dày Nên Biết Và Cách Phòng Tránh

 

Tỉ lệ nam giới mắc ung thư dạ dày cao gấp 2 lần nữ giới

Nguyên nhân ung thư dạ dày là gì? Những điều chúng ta cần lưu ý để phòng tránh bệnh.

 

Ung thư dạ dày vốn là một căn bệnh phổ biến ngày nay, số người mắc bệnh ngày càng trẻ hóa dần, là loại ung thư thường gặp nhất đối với ung thư của hệ tiêu hóa.

Theo nghiên cứu, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày tại Việt Nam của nam giới chiếm 19,3/100.000 người và ở nữ giới chiếm 9,1/100.000 người. Bệnh ung thư dạ dày thường gặp nhất ở lứa tuổi từ 40 – 60. Và nghiên cứu chỉ rõ, tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao gấp 2 lần ở nữ giới.

Nguyên nhân của bệnh hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Một số chuyên gia về ung thư đưa ra 12 nguyên nhân top đầu có thể là nguyên nhân của ung thư dạ dày. Chúng ta hãy cùng tỉm hiểu xem chúng là gì?

1. Ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào đang có cấu trúc bình thường bỗng nhiên trở nên bất thường đột biến, tăng sinh một cách không kiểm soát và xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết.

Ung thư dạ dày có thể phát triển ở bất cứ chỗ nào của dạ dày, ngoài ra, nó có thể lan ra toàn bộ dạ dày, các cơ quan khác của cơ thể. Đặc biệt nhất là: Thực quảnphổihạch bạch huyết, gan,…

Ung thư dạ dày mỗi năm có thể gây ra 800.000 ca tử vong trên toàn thế giới.

2. Triệu chứng của ung thư dạ dày:

Đối với bệnh ung thư dạ dày thường không có triệu chứng rõ ràng trong thời gian đầu. Đến khi xuất hiện các triệu chứng thì lúc đó ung thư có lẽ đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.

Đó là một trong những lý do chính làm cho bệnh rất khó được chẩn đoán chính xác. Nhìn chung, ung thư dạ dày nếu để ý kĩ, có thể có các triệu chứng sau đây:

+ Triệu chứng sớm:

Ăn khó tiêu hoặc chứng ợ chua, ợ nóng

Ăn không cảm thấy ngon miệng, đặc biệt nhất là các món ăn có thịt

+ Triệu chứng muộn:

Thường xuyên đau bụng, cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị

Nôn mửa và cảm thấy buồn nôn

Táo bón hoặc tiêu chảy, tùy trường hợp

Luôn thấy đầy bụng sau khi ăn

Giảm cân không rõ nguyên do

Yếu và mệt mỏi trong người dù không làm việc quá sức

Chảy máu tiêu hóa (mửa ra máu hoặc có máu có trong phân đen), trường hợp này có thể dẫn đến thiếu máu mạn tính.

Khó nuốt: Đây có thể là dấu hiệu u ở vùng tâm vị, ngoài ra còn là sự lan tỏa của u dạ dày lên thực quản.

Nhìn chung những triệu chứng này cũng có thể là triệu chứng của các bệnh khác như nhiễm virút ở dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm ruột, loét miệng,… Cho nên nếu có một trong các dấu hiệu trên, chớ xem thường hoặc lo lắng thái quá. Cần đến tìm các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa hoặc ung bướu để được chẩn đoán ra bệnh sớm và có cách điều trị thích hợp với từng bệnh nhân.

>>> Khám phá ngay bài viết Triệu chứng của ung thư dạ dày giai đoạn đầu mà bạn dễ dàng bỏ qua

3. Top 13 nguyên nhân ung thư dạ dày phổ biến nhất:

Nguyên nhân bệnh rất đa dạng, nhìn chung, các chuyên gia cho rằng 13 nguyên nhân dưới đây là phổ biến nhất gây ra ung thư dạ dày:

3.1. Nguyên nhân ung thư dạ dày do chế độ ăn uống:

Nguyên nhân ung thư dạ dày do thói quen ăn uống

Các chuyên gia cho rằng chế độ ăn uống không lành mạnh là một trong những lí do ung thư dạ dày chủ yếu.

Một vài người ăn rất mặn, đồ ăn thức uống cực kì nhiều muối, đặc biệt là rất thích ăn các món muối như: cà dưa muối, rau muốn muối, khoai muối,… ngoài ra, các loại thức ăn nhanh bày bán tràn lan trên thị trường, các loại thức ăn chế biến sẵn cũng khiến lượng muối đưa vào cơ thể quá số lượng quy định, gây quá tải cho hệ tiêu hóa của cơ thể.

Theo Hiệp hội Tim mạch của Mỹ khuyến cáo: Không nên đưa quá 2.300 mg Natri vào cơ thể mỗi ngày. Giới hạn lý tưởng là không quá 1.500 mg cho một ngày.

Việc đưa quá nhiều muối vào cơ thể có thể gây ra các bệnh nguy hiểm về tim mạc, huyết áp,… thì việc ăn quá mặn còn là nguyên nhân hàng đầu do muối thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn HP mạnh hơn, đây là loại vi khuẩn gây ra bệnh viêm loét niêm mạc của dạ dày.

Thói quen ăn quá nhanh cũng khiến dạ dày dễ tổn thương. Phần lớn là do nhai nhanh, thức ăn sẽ không được nhai kĩ, các enzim trong nước bọt chưa tiết kịp ra để bôi trơn và phân hủy lượng thức ăn được chúng ta đưa vào dạ dày làm cho thức ăn bị ứ đọng, dạ dày phải làm việc quá tải làm axit bị trào ngược gây viêm loét, lâu ngày.

Thói quen ăn uống không hợp vệ sinh, ăn các thực phẩm bày bán ngoài đường, các đồ ăn có nguy cơ gây ung thư cao: đồ nướng, đồ chiên rán,…

3.2. Nguyên nhân ung thư dạ dày do uống quá nhiều rượu bia, các chất có cồn:

Rượu bia là nguyên nhân ung thư dạ dày

Nguyên nhân ung thư dạ dày có thể chỉ vì một vài hoạt chất đơn giản thương gặp hằng ngày mà chúng ta vô tình đưa vào cơ thể. Rượu, bia, các chất có cồn cũng là nguyên nhân phổ biến nhất qua con đường làm tổn thương gen.

Ung thư dạ dày do rượu bia vì tính chất cộng dồn các yếu tố gây nên bệnh ung thư.

Các chất nhầy vốn bảo vệ cho dạ dày, khi cồn tiếp xúc thường xuyên, các chất cồn bị tiêu biến, và chất cồn tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc của dạ dày làm biến đổi các tế bào và đây chính là nguyên nhân chính của bệnh.

3.3. Nguyên nhân ung thư dạ dày do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori):

Nguyên nhân hàng đầu gây nên ung thư dạ dày là trực khuẩn H.P

Đa số các lí do ung thư dạ dày là bởi vi khuẩn HP. Cụ thể hơn, H.Pylori là yếu tố nguy cơ hàng đầu ở 65-80% ca ung thư dạ dày.

HP là vi khuẩn gây nên viêm loét dạ dà dẫn tới ung thư dạ dày trong khi nó là một trong những loại vi khuẩn rất dễ lây lan qua việc ăn uống chung bát đũa, cốc, chén hay uống chung ly nước,… chính vì thế, việc ăn uống tại các quán xá công cộng không đảm bảo vệ sinh, hay dùng chung đồ cá nhân với người mắc bệnh cũng là nguyên nhân chính.

Một nghiên cứu theo dõi trong nhiêu năm gần đây cho thấy việc loại trừ khuẩn HP giúp chúng ta giảm tới 40% nguy cơ ung thư dạ dày.

>>> Xem thêm Nhiễm Khuẩn HP Và Những Điều Cần Phải Biết

3.4. Nguyên nhân ung thư dạ dày là do không có thói quen khám sức khỏe định kỳ:

Hầu hết bệnh nhân ung thư dạ dày đều phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn muộn. Chỉ vì nguyên nhân chủ quan, không có thói quen kiểm tra, thăm khám sức khỏe định kỳ. Đây lại là cách tốt nhất để phát hiện ra bệnh sớm từ khi chỉ mới bị viêm loét dạ dày.

Chúng ta nên đi khám sức khỏe định kì thường xuyên để sớm phát hiện ra bệnh, không chỉ là ung thư dạ dày mà còn rất nhiều bệnh khác để được can thiệp kịp thời. Sớm được bác sĩ cho phác đồ điều trị thích hợp để một số bệnh nhẹ không di căn thành bệnh ung thư.

3.5. Nguyên nhân ung thư dạ dày do yếu tố di truyền:

Nguyên nhân ung thư dạ dày do di truyền chỉ có khoảng 10%. Tỉ lệ mắc bệnh ở những người có người thân mắc ung thư dạ dày là khá cao hơn so với người bình thường.

Do đó, nếu trong gia đình bạn có người thân mắc bệnh ung thư dạ dày, hãy thường xuyên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, để được sàng lọc đình kỳ, có thể phát hiện ra bệnh một cách nhanh chóng và chính xác nhất để có được phương pháp điều trị hiệu quả.

3.6. Nguyên nhân ung thư dạ dày ở người bị viêm dạ dày mạn tính:

Viêm dạ dày mạn tính là tình trạng mà ở đó, lớp niêm mạc của dạ dày bị tổn thương một cách trầm trọng và bị viêm trong một thời gian dài không thể tự khỏi hoặc chấm dứt.

Đối với những người viêm dạ dày mạn tính nếu không được chữa trị kịp thời sẽ có nguy cơ rất cao trở thành nguyên nhân ung thư dạ dày do các vết viêm, vết loét ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

3.7. Nguyên nhân ung thư dạ dày do thiếu máu ác tính:

Thiếu máu ác tính là một rối loạn miễn dịch gây ra sưng hay teo mãn tính trong bao tử.

Nhiều nghiên cứu đã định lượng thiếu máu ác tính là lí do ung thư dạ dày ở những bệnh nhân đang mắc bệnh thiếu máu ác tính, đây được coi là một điều kiện của tiền ung thư.

Ước tính tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cho bệnh nhân thiếu máu ác tính là 0,27% cho từng người qua mỗi năm.

Tiến sĩ Bruno Annibale và các đồng nghiệp ở trường Đại học Sapienza (Rome, Italy) trong báo cáo trực tuyến ngày 10 tháng 12 của Alimentary Pharmacology & Therapeutics đã nêu rõ:

Bệnh thiếu máu ác tính có một biến chứng dai dẳng và nặng nề là ung thư dạ dày. Thông qua tìm kiếm trên báo chí, các nhà nghiên cứu đã xác định được có tất cả 27 bài báo xuất bản từ năm 1950 đến 2011, có báo cáo về tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ở bệnh nhân thiếu máu ác tính.

Qua phân tích Meta-analysis, tỷ lệ giữa nguy cơ ung thư dạ dày và thiếu máu ác tính là 6,8%.

3.8. Nguyên nhân ung thư dạ dày do nhóm máu:

Nhóm máu A mang trong mình nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn các nhóm máu còn lại

Tính đến thời điểm hiện tại, việc khẳng định rằng nhóm người có nhóm máu A chắc chắn sẽ bị bệnh ung thư dạ dày chưa có cơ sở khoa học. Thế nhưng, theo Health Sina, đặc điểm nhóm máu thật sự có liên quan đến tỉ lệ mắc bệnh ung thư.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, lượng kháng thể và kháng nguyên trong cơ thể con người sẽ quyết định đến nhóm máu, chúng được ví như là một hàng rào sinh học tự nhiên cản trở lại sự xâm nhập của các vật chất gây hại ngoại lai.

Bên cạnh đó, người nhóm máu A tiềm ẩn nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn so với nhóm máu khác tới 15-20%, theo nghiên cứu của tạo chí Dịch tễ học Mỹ.

Để giải thích cho luận điểm trên, nhóm nghiên cứu đã đưa ra rằng: Nguyên nhân liên quan đến vi khuẩn HP, là loại vi khuẩn sống trong dạ dày người. Vi khuẩn này trú ngụ, sinh trưởng và sinh sản trong lớp nhầy phủ trên bề mặt niêm mạc thành dạ dày, là nguyên nhân chính gây ra những viêm loét cho dạ dày và là nguyên nhân ung thư dạ dày.

Một số nghiên cứu cho thấy, những người có nhóm máu A đáp ứng miễn dịch rất kém so với chủng vi khuẩn này, làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Thống kê lâm sàng cho thấy, 1/3 số người mắc bệnh ung thư dạ dày thuộc nhóm máu A.

Ngoài ra thì nhóm máu O cũng có nguy cơ rất cao bị ung thư dạ dày do cấu tạo màng tế bào của nhóm máu O hấp dẫn được vi khuẩn HP gây tổn thương cho dạ dày.

3.9. Nguyên nhân ung thư dạ dày do hút thuốc:

Hút thuốc lá nguyên nhân gây ung thư dạ dày không ngờ tới

Lí do ung thư dạ dày có thể gia tăng khi hút thuốc lá. Bản thân thuốc lá cũng là một thứ rất có hại đối với cơ thể hay bất kì cơ quan nào trên cơ thể.

Trong thuốc lá có chứa hàm lượng lớn chất độc Nicotin. Chất độc này phá hủy hệ hô hấp cũng như hệ tiêu hóa của cơ thể người. Khi bệnh nhân hít phải khói thuốc lá, chất cortisol sẽ được cơ thể sản sinh ra nhiều hơn và tác động gây phản ứng viêm loét mạnh mẽ, thành niêm mạc dạ dày sẽ bị suy yếu đi.

Ngoài ra, hút thuốc lá làm lưu lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể cũng như đến dạ dày chậm hơn, gây cản trở quá trình tiết chất nhầy của dạ dày. Các loại thuốc chữa viêm loét dạ dày và thuốc chữa bệnh ung thư dạ dày cũng sẽ bị giảm đáng kể tác dụng khi có sự can thiệp của thuốc lá

Các bạn không nên hút thuốc lá dù ít hay nhiều vì phòng tránh bệnh ung thư dạ dày hay bất kể các bệnh khác cho mình và cho cả người thân, bạn bè.

3.10. Nguyên nhân ung thư dạ dày do môi trường sống bị ô nhiễm:

Môi trường sống hằng ngày bị ô nhiễm nặng, khói bụi từ xe cộ nhà máy, hay các công việc phải tiếp xúc với các hóa chất hay chất phóng xạ độc hại cũng có thể chính là nguyên nhân ung thư dạ dày.

3.11. Nguyên nhân ung thư dạ dày do tuổi tác và giới tính:

Tỉ lệ nam giới mắc ung thư dạ dày so với nữ giới cao gấp hai lần

Chiếm đa số tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày lại là giới tính nam. Có nơi tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày ở nam so với nữ là 2/1.

Theo nghiên cứu, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày tại Việt Nam của nữ giới chiếm 9,1/100.000 người, trong khi đó ở nam giới con số lên tới 19,3/100.000 người.

Hooc môn Estrogen là loại hoc môn có thể bảo vệ phụ nữ thoát khỏi căn bệnh này.

Theo nghiên cứu thì bệnh ung thư dạ dày thường gặp nhất ở lứa tuổi từ 40 – 60 tuổi, nhưng ngày nay, bệnh ung thư dạ dày càng ngày càng trẻ hóa hơn.

3.12. Nguyên nhân ung thư dạ dày do từng phẫu thuật dạ dày:

 

Những người đã từng phẫu thuật về dạ dày, cắt bỏ một phần của dạ dày có nguy cơ cao hơn hẳn những người chưa từng phẫu thuật dạ dày về nguy cơ ung thư dạ dày.

Thế nên, nếu bạn đã từng phẫu thuật dạ dày, hãy thường xuyên khám bệnh, kiểm tra sức khỏe định kì để có thế phát hiện ra bệnh kịp thời mà chữa trị.

3.13. Một số nguyên nhân ung thư dạ dày khác chưa được biết đến rộng rãi:

Ngoài các nguyên nhân thường gặp trên, một số nguyên nhân ung thư dạ dày khác vẫn có nhưng chưa được nghiên cứu rộng rãi:

+ Một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa sự thiếu hụt hoặc dư thừa Iốt có liên quan nào đó tới căn bệnh ung thư dạ dày. Có nhiều báo cáo về việc giảm tỉ lệ tử vong do ung thư dạ dày khi thực hiện tốt việc bổ sung iốt dự phòng. Ion iốt có tác dụng giảm tác hại của các yếu tố oxi hóa giống như ôxi già nhờ khả năng đóng vai trò như chất khử để chống oxi hóa trong màng nhầy dạ dày.

+  Ở Nhật Bản và một số nước khác, tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày được cho là có  tỉ lệ với việc sử dụng dương xỉ diều hâu và bào tử của chúng làm thức ăn nhưng nguyên nhân ung thư dạ dày này vẫn chưa được làm rõ.

4. Cách phòng tránh hữu hiệu bệnh ung thư dạ dày:

Để phòng tránh ung thư dạ dày, chúng ta cần thực hiện những việc sau:

+ Có chế độ ăn uống khoa học. Tránh ăn quá mặn quá cay, tránh ăn các thức ăn tại hàng quán không hợp vệ sinh.

+ Hạn chế sử dụng rượu bia và dung nạp các đồ uống có cồn khác.

+ Điều trị triệt để viêm loét dạ dày, dùng thuốc đúng liều lượng, đúng chất do bác sĩ kê đơn.

+ Thường xuyên khám sức khỏe định kì để phát hiện ra bệnh sớm và có cách điều trị thích hợp.

+ Không hút thuốc lá và sử dụng các thứ khác có chưa Nicotin.

+ Môi trường sống lành mạnh, sạch sẽ, tránh xa các công việc thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại.

+ Nếu bạn đã từng phẫu thuật dạ dày hoặc trong gia đình có người bị ung thư dạ dày nên thường xuyên để ý sức khỏe của bản thân và đi khám định kì thường xuyên.

>>> Xem thêm Ung Thư Dạ Dày Nên Ăn Gì – Cẩm Nang Dinh Dưỡng Dành Cho Bệnh Nhân Ung Thư

Nói chung, trên đây là top 13 nguyên nhân ung thư dạ dày chủ yếu và phổ biến nhất. Việc hiểu rõ các nguyên nhân ung thư dạ dày có thể giúp bạn phòng tránh được căn bệnh quái ác này và phòng ngừa cho cả những người thân yêu của bạn.

Liên hệ Hotline 18006091 để được tư vấn miễn phí và xây dựng một lộ trình trị bệnh một cách tối ưu, hiệu quả nhất.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091