7 Dấu Hiệu Ung Thư Dạ Dày Mà Bạn Cần Biết

7 Dấu Hiệu Ung Thư Dạ Dày Mà Bạn Cần Biết

Ung thư dạ dày có thể phát triển ở bất cứ phần nào trong dạ dày từ tâm vị đến hang môn vị. Các tế bào ung thư của căn bệnh này có thể di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Theo ước thính thì mỗi năm có tới trên 800.000 ca tử vong vì căn bệnh quái ác này. Hãy cùng Scurma Fizzy điểm qua top 7 dấu hiệu ung thư dạ dày mà bạn cần biết để có thể phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời qua bài viết dưới đây.

1.Ung thư dạ dày là bệnh gì? 

7-dau-hieu-ung-thu-da-day-1

Hình ảnh vị trí khối u trong dạ dày.

Ung thư dạ dày là tình trạng mà các tế bào ở dạ dày biểu hiện sự bất thường, tăng sinh không kiểm soát về mặt số lượng từ đó hình thành các khối u. Các khối u trong ung thư dạ dày chèn ép các mô, tổ chức xung quanh hoặc có thể di căn đến các mô tổ chức khác gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Người ta chia tình trạng tiến triển của bệnh ung thư dạ dày thành 5 giai đoạn khác nhau, qua đó thì dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày qua từng giai đoạn cũng khác nhau.

7-dau-hieu-ung-thu-da-day-2

Ung thư dạ dày

1.1 Giai đoạn 0 của ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày giai đoạn 0 hay còn gọi là ung thư dạ dày giai đoạn đầu là giai đoạn mà khối u trong dạ dày bắt đầu được hình thành từ các tế bào ung thư tăng sinh một cách không kiểm soát. Các tế bào ung thư có thể nằm trong lớp niêm mạc của dạ dày hoặc có thể nằm ở lớp trên cùng của niêm mạc dạ dày. Ở giai đoạn này các tế bào mới xuất hiện nên chưa lấn sâu xuống các lớp bên trong.

Ở giai đoạn này thì kích thước khối u khá bé, chưa có dấu hiệu để phát hiện ra ung thư dạ dày do cấu trúc dạ dày chưa bị đảo lộnkhông có tình trạng di căn của các tế bào ung thư.

1.2 Giai đoạn 1 của ung thư dạ dày

Ở giai đoạn này các tế bào ung thư tăng sinh mạnh mẽ và đã bắt đầu có sự xâm lấn xuống các lớp khác của thành dạ dày từ đó làm thay đổi cấu trúc của dạ dày.

Ung thư lúc này đã bắt đầu có thể di căn để đi vào hệ bạch huyết lân cận. Ung thư dạ dày giai đoạn 1 có thể chia ra thành 2 giai đoạn nhỏ hơn.

  • Giai đoạn 1A.

Khối u phát triển từ lớp biểu mô niêm mạc xâm lấn các lớp mô bên dưới bao gồm mô liên kết, lớp dưới niêm mạc… Ở giai đoạn này các tế bào ung thư vẫn chưa có dấu hiệu di căn sang hạch bạch huyết vùng lân cận hay là các cơ quan khác.

  • Giai đoạn 1B.

Trong giai đoạn này thì các tế bào ung thư hoặc là đã có thể bắt đầu quá trình di căn đến hạch bạch huyết lân cận hoặc là chưa xuất hiện di căn nhưng khối u đã  xâm lấn vào lớp cơ của thành dạ dày.

Ở giai đoạn 1 hầu như bệnh nhân không có triệu chứng gì nếu có dấu hiệu thì cũng chỉ rất đặc trưng rất dễ nhầm lẫn với các căn bệnh khác của dạ dày như viêm, loét dạ dày tá tràng… do đó bệnh nhân thường bỏ qua các triệu chứng này nên rất khó để nhận biết được mình đã mắc bệnh ung thư dạ dày.

1.3 Giai đoạn 2 của ung thư dạ dày

Ở giai đoạn này thì khối u đã có sự xâm lấn vào các lớp sâu hơn trong dạ dày và đã có sự di căn của các tế bào ung thư đến hạch bạch huyết lân cận. Ở giai đoạn này khối u đã ăn qua lớp cơ của dạ dày nên đã bắt đầu biểu hiện các dấu hiệu đặc trưng của ung thư dạ dày. Ở giai đoạn này thì các tế bào ung thư đã có khả năng di căn đến 3 hoặc 6 hạch bạch huyết lân cận thậm chí là nhiều hơn nên đã bắt đầu gây nguy hiểm cho cơ thể người bệnh.

Như vậy có thể thấy ung thư dạ dày ở giai đoạn 2 thì khối u đã xâm lấn vào đến lớp cơ của dạ dày và đã có sự di căn đến các hạch bạch huyết lân cận Tuy nhiên các cơ quan lân cận và các cơ quan khác ở xa vẫn chưa bị ảnh hưởng.

1.4 Giai đoạn 3 của ung thư dạ dày

Khối u trong ung thư dạ dày xâm lấn mạnh vào cấu trúc của dạ dày thậm chí là có thể xuyên qua thành dạ dày. Đã có sự di căn của các tế bào ung thư sang các hạch bạch huyết lân cận với số lượng lớn. Có nhiều trường hợp nặng hơn thì các cơ quan lân cận như gan, phổi đại trạng đã bị xâm lấn. Đây là giai đoạn đánh dấu ung thư dạ dày đã chuyển sang giai đoạn phức tạp có nhiều diễn biến nghiêm trọng và mức độ nguy hiểm cũng lớn hơn rất nhiều so với giai đoạn 2.

Các triệu chứng ở giai đoạn 3 đã xuất hiện rõ nét, xuất hiện với tần suất dày đặc cùng với mức độ nghiêm trọng kèm theo.

Một số triệu chứng có thể kể ra như:

  • Đau dạ dày xảy ra thường xuyên.
  • Có thể có tình trạng xuất huyết tiêu hóa, phân đen nát.
  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Cảm nhận và có thể sờ được khối u vùng thượng vị nếu khối u phát triển mạnh.

Với những người mắc bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 3 thì tiên lượng sống của họ khá thấp vì bệnh rất nhanh chóng chuyển sang giai đoạn cuối.

1.5 Ung thư dạ dày giai đoạn 4.

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối hay còn gọi là ung thư dạ dày di căn là tình trạng vô cùng nghiêm trọng và đã trực tiếp đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Các tế bào ung thư lúc này không chỉ di căn vào hạch bạch huyết, mô và các cơ quan lân cận mà còn lan rộng ra đến các vị trí xa hơn như phổi, não, phúc mạc, xương… Một người được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày ở giai đoạn cuối khi các xét nghiệm cho thấy đã xuất hiện các tế bào ung thư ở các cơ quan, mô ở xa dạ dày, bất kể kích thước khối u hay tình trạng di căn của tế bào ung thư trong hạch bạch huyết thế nào. Người bệnh ở giai đoạn này phải chịu nhiều tác động nghiêm trọng và tỷ lệ sống của họ giờ đây là rất thấp. Hầu hết bệnh nhân ở giai đoạn này có thể sống không quá 3 năm thậm chí có nhiều trường hợp tử vong sau vài tháng.

>>>Xem thêm: Hiện Tượng Ung Thư Dạ Dày Và Những Điều Cần Biết

2. Top 7 dấu hiệu ung thư dạ dày mà bạn cần biết.

Ung thư dạ dày là một bệnh cực kỳ nguy hiểm đe dọa đến tính mạng con người. Căn bệnh này có thể chữa trị hoàn toàn nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, tuy nhiên hầu hết các trường hợp bệnh đến giai đoạn muộn thì mới được phát hiện rất khó trong việc cứu chữa. Vì vậy bạn hãy để ý thật cẩn thận 7 dấu hiệu ung thư dạ dày dưới đây để có thể phát hiện tình trạng bệnh của mình một cách sớm nhất từ đó có thể đảm bảo được sức khỏe cho chính bản thân mình.

2.1 Đi ngoài phân đen là một trong 7 dấu hiệu của ung thư dạ dày.

Khi cơ thể bình thường thì ta cũng có thể gặp trường hợp hiện tượng đi ngoài phân đen trong các trường hợp như ăn quá nhiều tiết, sử dụng các thực phẩm bổ sung sắt, sử dụng thuốc có chứa bismuth… Tuy nhiên phân màu đen cũng có khả năng là do bệnh lý khiến cho cơ thể bị xuất huyết tiêu hóa.

Khi bị xuất huyết bởi các nguyên nhân như loét dạ dày, loét tá tràng, ung thư dạ dày… sẽ khiến máu đổ thẳng vào đường tiêu hóa. Máu lúc này được các vi khuẩn đường ruột phân hủy sau đó lẫn với phân tạo thành hiện tượng đi ngoài phân đen.

Ta có thể phân biệt trường hợp phân đen do xuất huyết tiêu hóa với các nguyên nhân khác bằng cách xem tình trạng và mùi của phân. Trong trường hợp bị xuất huyết tiêu hóa thì phân có màu đen sậm, nát không có hình dạng nhất định, mùi thối như cóc chết. Trong các trường hợp khác thì phân hầu như không có hiện tượng này.

Tình trạng đi ngoài phân đen có thể gặp trong nhiều chứng bệnh khác nhau không riêng gì ung thư dạ dày. Tuy nhiên đây là một tình trạng nguy hiểm cho cơ thể vậy nên hãy đến ngay các cơ sở y tế để được khám chữa bệnh nếu gặp tình trạng này.

2.2 Thường xuyên đau bụng là một trong 7 dấu hiệu của ung thư dạ dày.

7-dau-hieu-ung-thu-da-day-3

Thường xuyên đau bụng là tình trạng nguy hiểm.

Trong 7 dấu hiệu ung thư dạ dày thì đây là dấu hiệu phổ biến và hay gặp nhất. Hầu như mọi bệnh nhân bị ung thư dạ dày đều gặp phải. Dấu hiệu này có thể xuất hiện ở giai đoạn sớm của bệnh nhưng thường hay bị bỏ qua bởi vì có nhiều tình trạng bệnh lý dạ dày phổ biến khác cũng có triệu chứng thường xuyên đau bụng.

Trong trường hợp cơn đau kéo dài hoặc cơn đau không giảm khi sử dụng các thuốc antacids thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế để khám bệnh và phát hiện bệnh kịp thời nếu đó là triệu chứng của ung thư dạ dày.

2.3 Ăn không ngon là một trong 7 dấu hiệu của ung thư dạ dày.

Mất cảm giác thèm ăn là một trong những dấu hiệu bạn cần phải hết sức chú ý. Trong nhiều trường hợp thì biểu hiện ăn không ngon, mất khẩu vị không chỉ đơn thuần là bạn đang gặp vấn đề về rối loạn vị giác mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều chứng bệnh nguy hiểm trong đó có ung thư dạ dày. Trường hợp chán ăn hay được gặp trong bệnh lý loét dạ dày và cũng chính căn bệnh này là yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày vậy nên nếu gặp phải tình trạng này thì hãy đi khám bác sĩ thật sớm để được xét nghiệm chẩn đoán, đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân bạn.

2.4 Sụt cân ngoài tầm kiểm soát là một trong 7 dấu hiệu của ung thư dạ dày.

7-dau-hieu-ung-thu-da-day-4

Sụt cân ngoài tầm kiểm soát là dấu hiệu của ung thư dạ dày.

Nhiều trường hợp cho thấy những người bị sụt cân một cách nhanh chóng chưa rõ nguyên nhân rất có khả năng bị mắc bệnh ung thư dạ dày. Trường hợp sụt cân do mắc bệnh ung thư dạ dày thường kèm theo một số các triệu chứng khác như có cảm giác luôn no, chán ăn, buồn nôn. 

Nếu cân nặng của bạn bị giảm nhanh chóng một cách ngoài ý muốn thì hãy cân nhắc việc tìm đến bác sĩ để được khám tổng thể.

>>>Xem thêm: Trieu Chung Ung Thu Da Day Thông Thường Dễ Nhận Biết

2.5 Ợ nóng và đầy bụng sau khi ăn là một trong 7 dấu hiệu của ung thư dạ dày.

7-dau-hieu-ung-thu-da-day-5

Ợ nóng là tình trạng hay gặp với những người mắc bệnh lý về dạ dày.

Đối với những người mắc bệnh ung thư dạ dày khi ăn xong họ sẽ có cảm giác bị tức bụng, đầy bụng và buồn nôn. Từ đó khiến tình trạng ợ nóng dễ dàng xảy ra ở những bệnh nhân này.

Ợ nóng là tình trạng acid trong dạ dày bị trào ngược lên vùng thực quản tù đó gây ra các cảm giác nóng rát vùng xương ức. Ợ nóng là một biểu hiện khi cơ thể xảy ra những bất thường. Ợ nóng không được coi là bệnh lý. Vì vậy mà ợ nóng là triệu chứng không đặc thù, nó có thể là một trong 7 dấu hiệu ung thư dạ dày hoặc có thể là dấu hiệu của các yếu tố nguy cơ ung thư. Những người bị ợ nóng có thể đang mắc bệnh loét dạ dày – tá tràng đây là một trong những yếu tố nguy cơ gây nên bệnh ung thư dạ dày mà mọi người cần phải chú ý.

2.6 Khó nuốt là một trong 7 dấu hiệu ung thư dạ dày.

Khó nuốt là tình trạng nguy hiểm.

Khó nuốt là tình trạng nguy hiểm.

Ở một số người bệnh bị ung thư dạ dày họ thường có cảm giác khó nuốt hay cảm giác thức ăn bị tắc nghẽn ở cổ họng khiến cho người bệnh rất khó chịu.

Chứng khó nuốt thường gặp phải trong các bệnh lý về thực quản do sự chèn ép vào thực quản hoặc một số bệnh ở vùng hầu họng gây ra. Tuy nhiên người ta cũng ghi nhận được nhiều trường hợp ung thư dạ dày cũng xảy ra tình trạng này. Có thể nguyên nhân là do khối u phát triển mạnh kéo dài từ dạ dày lên thực quản khiến tình trạng khó nuốt xảy ra.

Đây là một trong những tình trạng nguy hiểm ngay cả khi đó không phải là một trong 7 dấu hiệu ung thư dạ dày nên nếu gặp phải thì bạn cần phải đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán căn bệnh đang mắc phải.

2.7 Thường có cảm giác no là một trong 7 dấu hiệu ung thư dạ dày.

Triệu chứng này xuất hiện ở nhiều bệnh khác nhau nhưng chủ yếu thường liên quan đến các bệnh về gan và dạ dày ta có thể kể ra như loét dạ dày liệt dạ dày hay thậm chí là cả ung thư dạ dày.

Trong bệnh ung thư dạ dày cảm giác chán ăn được gây ra có thể là do khối u phát triển to trong dạ dày làm giảm thể tích của dạ dày từ đó gây ra tình trạng chán ăn. Hoặc theo một vài nghiên cứu khác thì ở một vài bệnh nhân một số khối u có thể giải phóng một loại hormone từ đó làm cơ thể giảm cảm giác đói.

Ở những người bị bệnh ung thư, nếu mà tình trạng chán ăn này kéo dài thì sẽ cực kỳ nguy hiểm vì nó sẽ làm cơ thể sụt cân một cách nhanh chóng từ đó giảm đáng kể lượng cơ bắp tình trạng này gọi là hội chứng suy mòn ung thư (CACS).

>>>Xem thêm: Hiện Tượng Ung Thư Dạ Dày Và Những Điều Cần Biết

3. Một số phương pháp dùng để điều trị ung thư dạ dày.

Ung thư dạ dày phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ chữa trị hoàn toàn là khá cao. Tuy nhiên nếu tình trạng ung thư dạ dày đã phát triển đến giai đoạn 3 hoặc giai đoạn 4 thì tỷ lệ sống sót của bệnh nhân là khá thấp tuy nhiên không vì thế mà các bệnh nhân từ bỏ giấc mơ được sống của mình. Dưới đây là một vài phương pháp mà y học hiện đại sử dụng để điều trị bệnh ung thư dạ dày.

3.1 Phẫu thuật cắt bỏ dạ dày.

Đối với ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm có thể sử dụng phương pháp này để điều trị. Bác sĩ có thể cắt bỏ một phần haowcj toàn bộ dạ dày của người bệnh để loại bỏ khối u. Trong trường hợp phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn dạ dày thì người bệnh sẽ được đặt lại toàn bộ hệ tiêu hóa qua đó sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa của bệnh nhân được hoạt động bình thường.

3.2 Hóa trị liệu.

Đây là phương pháp sử dụng hóa chất chủ yếu theo đường uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch để nhằm loại bỏ, ngăn cản các tế bào ung thư phát triển. Một số trường hợp các bác sĩ cũng cho bệnh nhân điều trị bằng hóa trị trước khi phẫu thuật cắt bỏ dạ dày.

3.3 Xạ trị.

7-dau-hieu-ung-thu-da-day-7

Điều trị bệnh ung thư bằng phương pháp xạ trị

Xạ trị là phương pháp sử dụng phóng xạ để điều trị các bệnh ung thư trong đó có ung thư dạ dày. Các chùm tia phóng xạ liều cao trong xạ trị sẽ làm hỏng tế bào từ đó ngăn cản sự phân chia và phát triển của chúng. Xạ trị là phương pháp dùng hàng ngày trên cùng một bộ phận của cơ thể, mỗi lần điều trị mất khoảng vài phút và không gây đau. Thời gian sử dụng phương pháp này tùy theo tình trạng sức khỏe của bạn mà bác sĩ sẽ đưa ra quyết định.

3.4  Liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân

Đây là phương pháp làm tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể để có thể tiêu diệt các tế bào ung thư. Người ta thực hiện phương pháp này hoạt động bằng cách thu nhận các tế bào diệt tự nhiên (natural killer cell) và tế bào T gây độc (cytotoxic T lymphocytes cell) từ cơ thể người bệnh. Sau đó sẽ tăng sinh và hoạt hóa chúng trong phòng thí nghiệm rồi truyền lại cho cơ thể bệnh nhân để tăng cường miễn dịch tự thân cho người bệnh.

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết top 7 dấu hiệu ung thư dạ dày bạn đã có các kiến thức cần thiết để có thể biết về những dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm này nếu không may gặp phải.

>>>Xem thêm: Chữa Ung Thư Dạ Dày Bằng Thuốc Nam

Nếu còn điều gì thắc mắc về các bệnh của dạ dày thì hãy gọi vào số hotline 18006091 để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn miễn phí.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091