Các Loại Thực Phẩm Và Món ĂnTốt Cho Dạ Dày Nên Biết
Phác đồ điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thường kết hợp điều trị triệu chứng và điều trị nguyên nhân. Trong trường hợp, phát hiện bệnh sớm, bệnh có thể điều trị nhanh chóng và không để lại biến chứng. Một vấn đề khác trong điều trị bệnh là chế độ ăn uống và sinh hoạt hiện tại chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều bệnh nhân có những thắc mắc nên sử dụng loại thực phẩm nào sẽ tốt cho bệnh dạ dày. Vì vậy hãy cùng các chuyên gia của Scurma Fizzy tìm hiểu về các món ăn tốt cho dạ dày.
1. Phân loại thực phẩm và món ăn tốt cho dạ dày
– Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện y học ứng dụng Việt Nam chia sẻ về nguyên tắc, chế độ ăn cho bệnh nhân đau dạ dày:
“Với bệnh nhân đau dạ dày, chế độ ăn hợp lý cũng đóng vai trò quan trọng. Bệnh nhân cần ăn đủ bữa, có thể bổ sung thêm các bữa ăn phụ khi cảm thấy đói, tuy nhiên mỗi bữa nên ăn vừa phải, không nên ăn quá no do đặc điểm của bệnh quá đói hay quá no đều gây đau dạ dày”.
– Phân loại một số nhóm thực phẩm tốt cho dạ dày:
+ Thực phẩm giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày: Mật ong, nghệ vàng,…
+ Thực phẩm có tác dụng thấm hút, trung hòa dịch vị acid của dạ dày: Bánh ngọt, bánh mì, ngũ cốc,…
+ Thực phẩm làm giảm tiết dịch acid dạ dày: Các thực phẩm chứa hàm lượng tinh bột cao như cháo, bánh mỳ, khoai lang, khoai tây,…
+ Thực phẩm giúp nhanh phục hồi, làm lành vết loét: Nghệ hoặc các thực phẩm giàu kẽm, canxi, đạm,…
– Cách chế biến món ăn cũng rất quan trọng với các bệnh nhân bị đau dạ dày. Với bệnh nhân bị đau dạ dày, chức năng tiêu hóa bị rối loạn, nên lựa chọn các món ăn hầm, hấp, hoặc luộc để dễ tiêu hóa; hạn chế các món xào, nướng nhiều dầu mỡ. Thức ăn cần được làm nhỏ để giảm áp lực co bóp lên dạ dày.
2. Các thực phẩm, món ăn tốt cho dạ dày
Vậy đâu là các loại thực phẩm và món ăn tốt cho dạ dày? Các chuyên gia của Scurma Fizzy xin giới thiệu một số thực phẩm và món ăn tốt cho dạ dày mà bệnh nhân có thể tham khảo để bổ sung vào chế độ ăn.
2.1 Chuối và món ăn tốt cho dạ dày
– Chuối là loại trái cây giàu chất dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe; đặc biệt chuối cũng là loại quả, có thể chế biến thành các món ăn tốt cho dạ dày. Những bệnh nhân mắc bệnh dạ dày được khuyên nên bổ sung chuối vào trong khẩu phần ăn. Nhiều người có quan niệm không đúng về tác dụng của chuối, cho rằng bệnh nhân đau dạ dày không nên ăn chuối. Tuy nhiên chúng ta cần tìm hiểu kỹ và chính xác vấn đề nên ăn loại nào và vào thời điểm nào để tốt cho dạ dày và sức khỏe. Chuối có hàm lượng cao chất xơ và pectin nên có khả năng trung hòa acid trong dạ dày, ổn định chức năng tiêu hóa, hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa và táo bón.
– Ngoài tác dụng trên tiêu hóa, chuối còn chứa hàm lượng kali cao nên có tác dụng ổn định huyết áp. Các bệnh nhân huyết áp cao nên bổ sung chuối mỗi ngày sẽ giúp hỗ trợ việc giảm huyết áp.
– Thời điểm thích hợp ăn chuối là sau bữa ăn, sẽ giúp tăng tác dụng trung hòa acid dạ dày, đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày. Có thể ăn trực tiếp chuối hoặc sấy khô. Một cách khác là làm sinh tố chuối với sữa chua, đây là hai loại thực phẩm đều rất tốt cho dạ dày.
– Cách làm sinh tố chuối sữa chua:
+ Chuẩn bị: 3 quả chuối + 1 hộp sữa chua. Nên chọn chuối vừa chín, bóc vỏ, cắt khúc nhỏ hoặc dầm nát.
+ Thêm sữa chua, trộn đều. Ăn ngay sẽ ngon hơn.
– Lưu ý, không nên lựa chọn chuối còn xanh do có thể khiến tình trạng bệnh dạ dày nặng hơn.
2.2 Đu đủ và món ăn tốt cho dạ dày
– Đu đủ cũng là loại trái cây quen thuộc vô cùng dễ tìm. Đu đủ có thể chế biến thành các món ăn tốt cho dạ dày. Đu đủ chứa hàm lượng cao chất xơ, vitamin C, kali,… Việc chứa các chất có tác dụng chống oxy hóa, nên bổ sung đu đủ thường xuyên rất tốt cho sức khỏe, giúp tăng sức đề kháng; zeaxanthin trong đu đủ giúp bảo vệ thị lực.
– Đối với các bệnh nhân đau dạ dày, enzyme papain trong quả đu đủ sẽ giúp tăng cường tiêu hóa thức ăn, ngăn ngừa táo bón, cải thiện các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu do rối loạn tiêu hóa.
– Cách làm sinh tố đu đủ, món ăn tốt cho dạ dày:
+ Dùng đu đủ 1 quả, tiến hành gọt vỏ, bỏ hết hạt, cắt miếng.
+ Cho đu đủ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, thêm khoảng 200 ml sữa tươi (dùng sữa tươi không đường sẽ tốt cho sức khỏe hơn). Có thể thêm chút đá, xay đều hỗn hợp.
+ Sinh tố đu đủ nên dùng ngay hoặc có thể bảo quản mát.
– Nếu không có nhiều thời gian, có thể ăn trực tiếp, mỗi ngày 1 – 2 miếng đu đủ sau bữa ăn cũng có tác dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh dạ dày hiệu quả.
– Cách làm món canh sườn heo nấu đu đủ:
+ Sườn heo mua khoảng 300 g, rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Cho sườn vào nồi, thêm chút nước, đun sôi, loại bỏ phần nước đầu.
+ Thêm nước vừa ngập sườn, ninh nhỏ lửa, thời gian khoảng 2 giờ để sườn mềm.
+ Đu đủ rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng vừa ăn. Khi sườn ninh đủ thời gian, cho đu đủ vào, đun khoảng 10 phút, đủ đủ vừa chín mềm là được. Nêm gia vị vừa ăn, thêm chút hành lá để tăng hương vị cho món ăn.
2.3 Sữa chua và món ăn tốt cho dạ dày
– Sữa chua là món ăn tốt cho dạ dày, do chứa các probiotic – đóng vai trò là các lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa. Các probiotic sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngoài ra chúng sẽ tiết ra lactase giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại, kìm hãm sự phát triển của H. pylori – nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày.
– Nên sử dụng sữa chua không đường hoặc ít đường sẽ tốt hơn. Trong sữa chua chứa một lượng acid nhỏ nên nhiều bệnh nhân lo sợ ăn sữa chua sẽ không tốt cho các bệnh nhân đau dạ dày. Tuy nhiên hàm lượng acid này rất nhỏ, không đáng kể nên thời điểm thích hợp bổ sung sữa chua là sau bữa ăn.
– Có thể bổ sung trực tiếp sữa chua sau bữa ăn hoặc làm hoa quả dầm sữa chua cũng khá hợp lý. Nên lựa chọn các loại trái cây tốt cho dạ dày như chuối, đu đủ, táo, nho, bơ,… Trái cây được rửa sạch, gọt vỏ (nếu cần), thêm sữa chua vào trộn đều, bảo quản ở điều kiện mát. – Ngoài việc là món ăn tốt cho dạ dày, hoa quả dầm sữa chua cũng là món ăn giải nhiệt khá được ưu thích, đặc biệt trong những ngày nắng nóng.
2.4 Gừng và món ăn tốt cho dạ dày
– Việc sử dụng gừng trong các món ăn tốt cho dạ dày, đồng thời giúp tăng hương vị của món ăn.
– Thông thường, trong các bài thuốc cổ truyền bổ sung gừng, do gừng giúp làm ấm bụng, cải thiện các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, do thức ăn bị ứ trệ. Uống một cốc trà gừng hoặc ăn kẹo gừng cũng là một cách đơn giản để giảm đau dạ dày.
– Tìm hiểu cách chế biến Gà kho gừng – món ăn tốt cho dạ dày:
+ Gà nửa con sau khi làm sạch, chặt thành miếng vừa ăn.
+ Ướp gà với hành, tỏi băm nhỏ, thêm ít nước mắm, đường, hạt tiêu. Ướp gà 15 – 20 phút.
+ Gừng gọt bỏ vỏ ngoài, thái thành các lát mỏng.
+ Khi gà ướp đủ thời gian, cho 1 chút dầu vào nồi, đợi dầu đủ nóng thì cho gà vào đảo cho săn. Thêm gừng vào đảo đều.
+ Thêm lượng nước vừa đủ, đun nhỏ lửa đến khi nước sệt lại, gà chín đều, dậy mùi thơm là được.
+ Nêm gia vị cho vừa ăn. Món ăn thích hợp ăn nóng, dùng chung cùng cơm khá chuẩn vị.
>>> Xem thêm Giảm Đau Dạ Dày Bằng Gừng Hiệu Quả, An Toàn Và Đơn Giản
2.5 Khoai lang và món ăn tốt cho dạ dày
– Khoai lang cung cấp một lượng dồi dào chất xơ cao. Chất xơ có tác dụng tốt trong việc cải thiện tình trạng táo bón, giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, tăng cường co bóp, giảm đau. Ngoài ra, hàm lượng các chất chống oxy hóa trong khoai cao giúp chống lại các gốc tự do – yếu tố gây bệnh.
– Khoai lang là món ăn tốt cho dạ dày, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều khoai, do tăng nguy cơ co thắt dạ dày, dẫn đến chứng khó tiêu, một số người còn có thể xuất hiện tình trạng tiêu chảy.
* Cách chế biến khoai:
– Món khoai luộc: Khoai rửa sạch, loại bỏ các phần hỏng nếu có. Cho khoai vào nồi, thêm nước vừa đủ ngập khoai, đun sôi nước đến khi khoai vừa mềm là được. Vớt khoai ra để ráo nước.
– Món khoai nướng mật ong:
+ Khoai rửa sạch, gọt vỏ, ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút để loại bỏ nhựa và tránh thâm đen.
+ Sau đó vớt khoai ra, rửa sạch lại bằng nước, thái miếng vừa ăn.
+ Ướp khoai với dầu oliu và mật ong, trộn đều để yên khoảng 10 phút để khoai ngấm đều gia vị.
+ Bật lò nướng, cài đặt nhiệt độ 200 độ C, nướng khoai 15 phút thì lật khoai, phết thêm 1 lớp mật ong và nướng thêm 15 phút, kiểm tra thấy khoai chín vàng là được.
+ Khoai nướng mật ong là món ăn rất thích hợp vào mùa đông, đặc biệt là món ăn tốt cho dạ dày.
2.6 Đậu bắp và món ăn tốt cho dạ dày
– Đậu bắp là loại rau rất tốt cho sức khỏe và dạ dày. Thành phần của đậu bắp chứa nhiều vitamin C, vitamin nhóm B, pectin, caroten,… đây đều là những chất cần thiết cho cơ thể.
– Đặc biệt, đậu bắp chứa nhiều chất nhầy, có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, polysaccharide hỗ trợ làm lành các vết loét, ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn, cả H. pylori. Chất xơ và hàm lượng nước cao trong đậu bắp giúp cải thiện tình trạng táo bón và hỗ trợ tiêu hóa.
* Một số món ăn tốt cho dạ dày từ đậu bắp:
– Uống nước đậu bắp:
+ Đậu bắp rửa sạch, loại bỏ phần hỏng rồi ngâm với nước muối loãng 15 phút.
+ Vớt đậu bắp ra rửa sạch lại với nước, để ráo rồi cắt thành miếng nhỏ.
+ Cho đậu bắp vào nồi, thêm nước vừa đủ, đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp.
+ Lọc lấy phần nước. Nước đậu bắp nên uống trong ngày. Uống thường xuyên sẽ giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh dạ dày.
– Đậu bắp xào cà chua:
+ Đậu bắp rửa sạch, rồi ngâm với nước muối loãng 15 phút.
+ Vớt đậu bắp ra rửa sạch lại với nước, cắt bỏ đầu, đuôi; để ráo rồi cắt thành miếng vừa ăn.
+ Cà chua rửa sạch thái hạt lưu. Hành khô, bóc vỏ, băm nhỏ.
+ Thêm chút dầu vào chảo, khi chảo nóng thì cho hành vào phi thơm. Thêm cà chua, đảo đều tay. Khi cà chua chín nhuyễn thì cho đậu bắp vào, đảo nhanh tay đến khi đậu bắp mềm là được. Nêm gia vị vừa ăn.
2.7 Nghệ, mật ong
– Nghệ chứa curcumin, là một chất có tính chất kháng viêm mạnh, có tác dụng ức chế các yếu tố gây bệnh, trong đó có cả H. pylori. Curcumin cũng đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, đặc biệt là các ổ loét ở bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng.
– Mật ong từ lâu đã được biết đến có tác dụng tốt với các bệnh dạ dày do thành phần chứa nhiều chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh.
– Mật ong kết hợp với nghệ sẽ đem lại tác dụng tốt đối với dạ dày, ngoài việc giảm đau dạ dày, với các bệnh nhân viêm loét, bị tổn thương niêm mạc sẽ giúp giảm các cơn co thắt, ngăn chặn hình thành các vết loét; kích thích sản xuất gastrin, secretin tăng cường chức năng tiêu hóa thức ăn.
– Sử dụng nghệ và mật ong thường xuyên sẽ cải thiện các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, ợ chua, ợ hơi nhanh chóng
– Cách ngâm nghệ với mật ong:
+ Nghệ sau khi rửa sạch, cạo lớp vỏ ngoài, thái thành từng lát mỏng, cho vào hũ thủy tinh. Đổ mật ong vừa đủ ngập nghệ, đậy kín để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Sau khoảng 1 tuần ngâm là nghệ mật ong có thể dùng được. Khi dùng lấy khoảng 2 – 3 lát nghệ, thêm khoảng 500 ml nước ấm, khuấy đều uống trước bữa ăn 15 phút. Dùng thường xuyên sẽ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh dạ dày.
>>> Xem thêm Chữa Dạ Dày Bằng Nghệ Tươi Hiệu Quả Và Nhanh Chóng Nhất
2.8 Bánh mì
– Các bệnh nhân mắc bệnh dạ dày thường gặp tình trạng acid dịch vị dư thừa. Bánh mì mềm, dễ tiêu hóa nên dạ dày không cần co bóp nhiều, đồng thời với hàm lượng tinh bột cao, giúp thấm hút acid dịch vị tốt, trung hòa acid trong dạ dày.
– Nên ăn bánh mì đen do chứa ít calo, nhưng hàm lượng chất xơ cao hơn bánh mì trắng nên sẽ giúp cải thiện tiêu hóa, điều hòa vi khuẩn đường ruột tốt hơn.
2.9 Cháo gà ác, món ăn tốt cho dạ dày
– Cháo gà ác là món ăn tốt cho dạ dày, cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, dễ tiêu hóa, phù hợp cho các bệnh nhân đang bị đau dạ dày.
– Cách chế biến món cháo gà ác:
+ Thành phần: Gà ác 1 kg, gạo tẻ 700 g, gạo nếp 300 g, đỗ xanh, gừng, các loại gia vị,…
– Chế biến:
+ Gà làm sạch, chặt miếng vừa ăn, ướp với gừng thái sợi, các gia vị, để yên 10 phút. Sau đó, cho gà vào chảo đảo qua cho săn.
+ Gạo cho vào chảo, rang qua để tăng hương vị, và để cháo nhanh chín khi hầm.
+ Đỗ xanh ngâm nước nóng 30 phút.
+ Cho tất cả nguyên liệu vào nối, thêm gia vị. Hầm trong thời gian khoảng 45 phút, đến khi gà và cháo mềm là được.
3. Một số lưu ý trong chế độ ăn uống cho người đau dạ dày
– Khi đã lựa chọn được thực phẩm và món ăn tốt cho dạ dày, bệnh nhân cũng cần lưu ý đến việc chế biến món ăn sao cho tốt cho sức khỏe. Thức ăn nên được thái nhỏ, nghiền hoặc nấu chín kỹ để dễ tiêu hóa, hạn chế việc dạ dày phải co bóp, nghiền thức ăn quá mức. Nên chế biến các món luộc, hấp hoặc hầm, hạn chế đồ ăn chiên xào, rán nhiều dầu mỡ. Không nên ăn gỏi hoặc các món tái vì nguy cơ nhiễm các vi khuẩn, ký sinh trùng có hại cho hệ tiêu hóa.
– Mỗi bữa nên ăn lượng thức ăn vừa phải, chia làm nhiều bữa trong ngày. Hạn chế việc ăn quá no, hoặc bỏ bữa, ăn không đúng giờ. Sau khi ăn xong nên vận động nhẹ nhàng, tránh việc nằm ngay sau khi ăn hoặc vận động quá sức đều sẽ gây hại cho dạ dày.
– Cần tuyệt đối tránh xa các loại thực phẩm cay, nóng như kim chi, dưa muối,…; các đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nước ngọt có ga, rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích,… Trái cây tốt cho sức khỏe, tuy nhiên với bệnh nhân đau dạ dày, không nên ăn các loại trái cây có vị chua như cam, quất, bưởi,… vì sẽ làm đau dạ dày hơn.
>>> Xem thêm Top 15 Cây Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Và An Toàn Tại Nhà
Kết luận
Bài viết trên đã tổng hợp các loại thực phẩm và món ăn tốt cho dạ dày mà bệnh nhân có thể tham khảo để bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày. Với tình trạng bệnh nhẹ, việc áp dụng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học có thể giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh. Ngoài ra để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh cần sử dụng kết hợp thêm các sản phẩm hỗ trợ.
Scurma Fizzy là sản phẩm ứng dụng công nghệ hướng đích từ hợp chất Curcumin của củ nghệ vàng nhằm tăng tác dụng tập trung gấp 70 lần so với Nano Curcumin thông thường. Tìm hiểu thêm sản phẩm Scurma Fizzy ngay tại đây để bảo vệ dạ dày và hệ tiêu hóa toàn diện hơn.
Liên hệ ngay HOTLINE 1800.6091 để được tư vấn MIỄN PHÍ từ các bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia Scurma Fizzy về các bệnh lý dạ dày và phương pháp điều trị hiệu quả.