Cách Chữa Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả Và Dễ Làm

Cách Chữa Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả Và Dễ Làm

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, áp lực cuộc sống ngày càng lớn, các bệnh lý về đường tiêu hóa ngày càng phổ biến, mà nhắc đến ở đây là bệnh trào ngược dạ dày Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ bàn về vấn đề cụ thể là “Bệnh trào ngược dạ dày là gì? Các cách chữa bệnh trào ngược dạ dày là gì? hiệu quả ra sao?

chua-benh-trao-nguoc-da-day-1.pnj

Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày

1. Bệnh trào ngược dạ dày là gì?

  • Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng axit trong dạ dày liên tục và thường xuyên trào ngược lên thực quản, là một rối loạn tiêu hóa. Bệnh này có thể gặp ở bất cứ ai, độ tuổi hay giới tính nào.
  • Thực quản có thể được gọi là ống dẫn thức ăn và là ống vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Theo cơ chế sinh lý, khi nuốt thức ăn, cơ vòng thực quản dưới (một dải cơ tròn xung quanh đáy thực quản) sẽ giãn ra để giúp thức ăn cũng như chất lỏng có thể đi vào trong dạ dày. Ngay sau đó cơ vòng sẽ đóng lại ngăn không cho axit dạ dày hay thức ăn trào ngược lên. Bởi vậy khi axit dạ dày có thể trào ngược lên thực quản của bạn cũng là khi cơ vòng thực quản bị yếu đi và giãn ra bất thường. 
  • Khi mắc trào ngược dạ dày thực quản hay nói cách khác là trào ngược axit, tần suất các cơn trào ngược xảy ra nhẹ thì xảy ra ít nhất hai lần một tuần, hoặc từ trung bình đến nặng xảy ra một tuần ít nhất ba lần.
  • Hiện nay, mọi người đều lựa chọn cho mình những cách chữa bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả và dễ thực hiện khi mắc bệnh này. Đó có thể là sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật, cũng có thể là áp dụng các cách chữa bệnh trào ngược dạ dày tại nhà để cải thiện tình trạng bệnh.
cach-chua-benh-trao-nguoc-da-day-2.pnj

Bệnh trào ngược dạ dày là gì?

>>>> Tìm hiểu ngay: Chữa Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Hiệu Quả Theo Lời Khuyên Bác Sĩ

2. Triệu chứng trào ngược dạ dày?

Axit trào từ dạ dày lên thực quản gây ra chứng ợ nóngcác triệu chứng khác, cũng như có thể gây tổn thương mô và dẫn đến viêm. Một số triệu chứng kể ra sau đây có thể giúp bạn tự dự đoán xem liệu mình có thể bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay không:

  • Cảm giác nóng rát ở ngực, ợ chua: thường xảy ra sau khi ăn, có thể nặng hơn vào ban đêm do lượng acid dạ dày sẽ tăng sau ăn và có một đợt tăng vào ban đêm.
  • Nôn trớ: Thức ăn hoặc chất lỏng bị trào ngược, có mùi chua do kèm theo acid
  • Khó nuốt hay nói cách khác là đau khi nuốt thức ăn
  • Đau họng mãn tính
  • Viêm thanh quản hoặc khàn giọng
  • Viêm nướu ở họng
  • Sâu răng
  • Tiết nước bọt nhiều hơn bình thường
  • Hôi miệng
  • Ho tái phát hoặc mãn tính
  • Bệnh hen suyễn mới hoặc xấu đi
  • Giấc ngủ bị gián đoạn

Hầu như tất cả mọi người đều đã từng gặp tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Điều này được thể hiện qua một số triệu chứng như khi bạn ợ hơi, có vị chua trong miệng hay chính là ợ chua. Bởi vậy nên xem xét tình trạng bệnh của mình, nếu những triệu chứng này ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày của bạn thì đã đến lúc bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám bệnh tình.

cach-chua-tri-trao-nguoc-da-day-2.jpg

Biến chứng bệnh trào ngược dạ dày

3. Vì sao cần tìm hiểu các cách chữa bệnh trào ngược dạ dày?

Theo thời gian, tình trạng viêm mạn tính tại thực quản của bệnh nhân sẽ xảy ra do sự trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản khá thường xuyên. Không chỉ vậy, nếu không có cách chữa bệnh trào ngược dạ dày thích hợp, tình trạng bệnh ngày càng xấu có thể gây một số biến chứng nghiêm trọng sau:

  • Hẹp thực quản: Acid dạ dày trào lên gây tổn thương thực quản và dẫn đến hình thành mô sẹo. Các mô sẹo này khiến lòng thực quản bị hẹp lại, thu hẹp đường dẫn thức ăn từ miệng về dạ dày, từ đó khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn.
  • Loét thực quản: Acid dạ dày khi trào ngược lên có thể làm mòn mô trong thực quản, gây loét thực quản. Vết loét thực quản này có thể chảy máu, gây đau và khiến bệnh nhân khó nuốt thức ăn, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hằng ngày của bệnh nhân.
  • Tăng nguy cơ ung thư thực quản: Acid dạ dày trào ngược lên có thể mô lót dưới thực quản bị tổn thương, làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
  • Viêm đường hô hấp: Tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp cũng do sự trào ngược acid dạ dày. 

4. Nguyên nhân và các yếu tố gây bệnh trào ngược dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra ở tất cả các lứa tuổi và gây ảnh hưởng khá lớn đến cuộc sống người bệnh nếu không có cách chữa bệnh trào ngược dạ dày dứt điểm. Có rất nhiều nguyên nhân hay nói cách khác là các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày.

Bệnh trào ngược dạ dày thường xảy ra ở những đối tượng:

  • Thừa cân hoặc béo phì vì tình trạng thể lực như vậy sẽ tăng áp lực lên vùng bụng, dễ gây trào ngược
  • Phụ nữ mang thai cũng do tăng áp lực lên vùng bụng
  • Đang sử dụng một số thuốc, bao gồm thuốc điều trị một số bệnh như hen suyễn, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc an thần và thuốc chống trầm cảm

Thường xuyên hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc

  • Thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh: việc thường xuyên ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và ít rau xanh,… dẫn đến kích ứng dạ dày. Ngoài ra, thói quen ăn quá no hoặc quá nhanh cũng là một trong số những nguyên nhân gây ra các vấn đề tiêu hóa nói chung và bệnh lý dạ dày nói riêng, tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày
  • Thoát vị Hiatal: Đây là tình trạng lỗ hở trong cơ hoành. Điều này cho phép phần trên của dạ dày di chuyển lên trên ngực, làm giảm áp lực trong cơ vòng thực quản và tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày.

>>>> Tìm hiểu bài viết: Thuốc Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Hay Được Sử Dụng

5. Các cách chữa bệnh trào ngược dạ dày 

cach-chua-benh-trao-nguoc-da-day-5.pnj

Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày

5.1. Thay đổi thói quen sinh hoạt cũng là cách chữa bệnh trào ngược dạ dày

Nếu bạn đang bị ợ chua lặp lại nhiều lần hoặc bất kỳ triệu chứng nào khác của trào ngược axit bạn có thể thử những cách chữa bệnh trào ngược dạ dày sau:

Ăn ít và chậm: Khi ăn no, dạ dày bị căng, tăng khả năng trào ngược dạ dày lên thực quản. Nếu nó phù hợp với lịch trình của bạn, bạn có thể muốn thử cách chia bữa ăn lớn thành các bữa ăn nhỏ thường xuyên hơn hàng ngày.

Tránh một số loại thực phẩm: Có một số thực phẩm dễ gây trào ngược hơn những thực phẩm khác, bao gồm bạc hà, thức ăn béo, thức ăn cay, cà chua, hành, tỏi, cà phê, chè và rượu. Nếu bạn ăn bất kì loại thực phẩm nào trong số này thường xuyên thì bạn nên dừng sử dụng vì chúng gây kích thích dạ dày. Điều này có thể giúp bạn kiểm soát được tình trạng trào ngược của mình. Bên cạnh đó, thử bổ sung một số thực phẩm được khuyên dùng cho những người bị bệnh trào ngược axit hay bệnh trào ngược dạ dày cũng như các chứng rối loạn tiêu hóa khác.

Không uống đồ uống có ga: Đồ uống có ga khiến bạn ợ hơi, dẫn đến trào ngược axit vào thực quản. Uống nước lọc thay vì nước có ga cũng là cách chữa bệnh trào ngược dạ dày.

Ngủ sau khi ăn ít nhất 3 tiếng: Khi bạn đứng, hoặc thậm chí ngồi, chỉ riêng trọng lực sẽ giúp giữ axit trong dạ dày, nơi nó thuộc về. Chỉ đi ngủ sau ăn ít nhất 3 giờ có nghĩa là không ngủ trưa ngay sau bữa trưa và không ăn tối quá muộn cũng như không ăn đồ ăn nhẹ lúc nửa đêm.

Tránh vận động quá mạnh ngay sau khi ăn: Đi dạo sau bữa tối là một thói quen tốt cho sức khỏe, nhưng việc tập luyện hay những lao động cần sức là không nên, đặc biệt là  những vận động như cúi gập người vì nó có thể đưa axit trào vào thực quản của bạn.

Ngủ nghiêng: Tốt nhất, đầu của bạn nên cao hơn chân từ 6 đến 8 inch. Bạn có thể đạt được điều này bằng cách kê gối và dùng đệm cao phần trên hoặc sử dụng các thanh nâng giường ở đầu giường của bạn. Tuy nhiên, đừng cố gắng kê cao đầu bằng cách xếp chồng những chiếc gối. 

Giảm cân nếu nó được khuyên: Trọng lượng cơ thể làm lan rộng cấu trúc cơ hỗ trợ cơ thắt thực quản dưới và giảm áp lực giữ cơ vòng đóng lại. Việc này dẫn đến trào ngược dạ dày và tình trạng ợ chua. Bởi vậy nên giảm cân khi bị béo phì vì đó cũng là cách chữa bệnh trào ngược dạ dày cần thiết.

Bỏ hút thuốc lá: Nicotin có trong thuốc lá làm giãn cơ vòng thực quản dưới, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày. Từ bỏ thuốc lá không chỉ là cách chữa bệnh trào ngược dạ dày mà còn là cách để giảm các bệnh lý đường hô hấp nguy hiểm.

Kiểm soát việc sử dụng thuốc của mình: Một số thuốc bao gồm estrogen sau mãn kinh, thuốc chống trầm cảm ba vòng và thuốc giảm đau chống viêm,…có thể làm giãn cơ vòng, trong khi những loại khác, đặc biệt là bisphosphonates như alendronate (Fosamax), ibandronate (Boniva) hoặc risedronate (Actonel), được dùng để tăng mật độ xương có thể gây kích thích thực quản. Nên tránh sử dụng những loại này để giảm nguy cơ cũng như cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày.

Nếu các cách chữa bệnh trào ngược dạ dày này không hiệu quả hoặc nếu bệnh nhân bị đau dữ dội hoặc khó nuốt, hãy đến gặp bác sĩ để được thực hiện các xét nghiệm tìm nguyên nhân và chữa trị kịp thời. 

5.2. Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày tại nhà dễ làm và hiệu quả

Dùng lá tía tô như một cách chữa bệnh trào ngược dạ dày:

  • Cách làm:
    • Bước 1: Chuẩn bị khoảng 300g lá tía tô tươi và rửa sạch bằng nước muối.
    • Bước 2: Sau khi vẩy cho ráo nước, đem đi giã nát và lọc lấy phần nước cốt.
    • Bước 3: Uống trực tiếp phần nước cốt đó của lá tía tô. Có thể bỏ thêm một chút muối nếu khó uống. Duy trì uống nước tía tô như vậy 2 lần mỗi ngày và liên tục trong vòng 15 ngày để thấy hiệu quả
  • Công dụng: Thành phần chính trong lá tía tô là glycosid và tanin. Đây đều là những hoạt chất không chỉ có thể hạn chế tiết axit mà còn tạo nên lớp bảo vệ cho niêm mạc của dạ dày. Bởi vậy uống nước lá tía tô cũng là cách chữa bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả.

Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng lá mơ lông

  • Cách làm:
    • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu như sau: 30 gam lá mơ lông + 5 gam cam thảo + 10 gam mạch môn + 15 gam bạch biến đậu.
    • Bước 2: Dùng nước muối rửa sạch lá mơ và để ráo
    • Bước 3: Đem lá mơ cùng các nguyên liệu đã chuẩn bị trước đó cho vào rồi và sắc với 750ml nước.
    • Bước 4: Đun sôi hỗn hợp đến khi cạn còn 1/2 nồi thì bỏ bếp. Uống nước này trước mỗi bữa ăn khoảng 20 đến 30 phút
  • Công dụng: Theo các bài thuốc dân gian, lá mơ lông có tính mát, giúp hoạt huyết, kháng khuẩn, tiêu sưng, giảm viêm cũng như đào thải độc tố cho cơ thể nên thường được dùng điều trị các bệnh đường tiêu hóa nói chung và bệnh trào ngược dạ dày nói riêng. 

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng cây lô hội (nha đam)

  • Cách làm: 
    • Bước 1: Rửa sạch nha đam rồi gọt vỏ, lấy phần thịt trong suốt.
    • Bước 2: Rửa phần thịt trong suốt này bằng nước sạch nhằm loại bỏ tạp chất cũng như nhựa của chúng.
    • Bước 3: Xay nhuyễn nha đam đã chế biến cùng với một ly nước. Mỗi ngày uống 2 lần nước nha đam, tình trạng bệnh trào ngược dạ dày sẽ được cải thiện đáng kể.
  • Công dụng: Nước lô hội có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, điều trị táo bón, và đặc biệt là ức chế lượng acid ở trong dịch vị dạ dày, bởi vậy giảm tình trạng trào ngược dạ dày.

Sử dụng chuối xanh cũng là cách chữa bệnh trào ngược dạ dày

  • Cách làm:
    • Bước 1: Chuẩn bị chuối xanh và một chút mật ong.
    • Bước 2: Để hết nhựa chuối xanh, ta gọt vỏ chuối xanh rồi ngâm với nước muối, sau đó đem thái thành những lát mỏng.
    • Bước 3: Lấy chuối đã cắt lát đem đi sấy khô rồi tán thành bột mịn.
    • Bước 4: Cho một lượng mật ong vừa đủ dùng vào bột chuối xanh chế biến ở trên, trộn đều rồi vo tròn thành các viên nhỏ. Đựng trong lọ thủy tinh khi bảo quản và uống mỗi ngày 4-6 viên.
  • Công dụng: Các thành phần trong chuối xanh không chỉ giúp kháng khuẩn, kháng viêm mà còn có tác dụng nhuận tràng. Bởi vậy, việc dùng chuối xanh được coi như cách chữa bệnh trào ngược dạ dày là hoàn toàn hợp lý. Tuy so với các cách khác, cách này tốn khá nhiều thời gian cũng như công sức nhưng hiệu quả nó mang lại cũng không thể phủ nhận.

Mật ong được sử dụng như một cách chữa bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả

  • Cách làm: 
    • Bước 1: Chuẩn bị 10 bông hoa cúc cùng mật ong nguyên chất
    • Bước 2: Đem hoa cúc đi nấu trà hoa cúc
    • Bước 3: Khi uống trà hoa cúc, bạn thêm một chút mật ong vào cùng và khuấy lên. Kiên trì thực hiện và uống trà hoa cúc mật ong 3 lần mỗi ngày trong khoảng 2 tuần sẽ nhận thấy kết quả đáng kinh ngạc.
  • Công dụng: Mật ong được coi là chất kháng sinh trong tự nhiên, vừa có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, vừa hỗ trợ tiêu hóa nên cũng là một cách chữa trào ngược dạ dày hiệu quả.

cach-chua-benh-trao-nguoc-da-day-them

Mật ong được sử dụng như một cách chữa bệnh trào ngược dạ dày hiệu quảNghệ tươi cũng có công dụng chữa trào ngược dạ dày

  • Cách làm:
    • Bước 1: Lấy khoảng 1-2 thìa con bột nghệ tươi cùng 1 thìa mật ong.
    • Bước 2: Trộn đều hỗn hợp lên rồi vo tròn thành viên nhỏ
    • Bước 3: Uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 3 viên
  • Công dụng: Nhiều hoạt chất trong nghệ tươi rất hữu ích cho dạ dày như: demethoxycurcumin, turmerone và curcummin,… Chúng đều có tác dụng giúp giảm tình trạng đầy hơi, ợ chua, khó tiêu,… 

>>>> Tìm hiểu ngay: Top 6 lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản cực hay cần biết

5.3. Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng thuốc hay dùng gần đây

Hiện nay, có nhiều cách chữa bệnh trào ngược dạ dày, có thể sử dụng thuốc hoặc làm các phẫu thuật để điều trị dứt điểm bệnh.

Sử dụng thuốc:

  • Thuốc ức chế bơm proton: là một trong những lựa chọn điều trị dược phẩm chính được dùng gần đây cho những người bị trào ngược dạ dày. Chúng có tác dụng ức chế bơm proton, ngăn H+ tiết ra trong lòng dạ dày và làm giảm lượng axit do dạ dày tạo ra.
  • Thuốc chẹn H2: Thuốc này giúp giảm sản xuất axit, nhưng tác dụng không mạnh bằng thuốc ức chế bơm proton.
  • Thuốc kháng axit: Nhóm thuốc này có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày bằng các chất hóa học có tính kiềm. Tuy nhiên có một số tác dụng không mong muốn như tiêu chảy và táo bón
  • Prokinetics: Những chất này giúp thức đẩy tiêu hóa, khiến dạ dày trống rỗng nhanh hơn nhưng cũng có các tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn và lo lắng .
  • Erythromycin: Đây là một loại kháng sinh cũng có tác dụng giúp làm trống dạ dày.

Các lựa chọn phẫu thuật: Nếu việc thay đổi lối sống không cải thiện các triệu chứng của trào ngược dạ dày và việc sử dụng những nhóm thuốc trên cũng không mang lại hiệu quả, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa có thể sẽ đề nghị bệnh nhân thực hiện một số phẫu thuật sau:

  • Phương pháp cơ bản: Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật khâu phần trên của dạ dày xung quanh thực quản nhằm tạo thêm áp lực cho phần dưới của thực quản đồng thời giảm tình trạng trào ngược.
  • Thủ thuật nội soi: Đây là một loạt các thủ thuật bao gồm khâu nội soi, sử dụng các mũi khâu để thắt chặt cơ vòng, sử dụng nhiệt để tạo ra các đốt nhỏ có công dụng thắt chặt cơ vòng thực quản dưới.
cach-chua-benh-trao-nguoc-da-day-5.pnj

Phẫu thuật LINX

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng như các cách chữa bệnh trào ngược dạ dày. Nếu gần đây bạn đang gặp các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, thì bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để được  thực hiện xét nghiệm chẩn đoán và điều trị bệnh một cách sớm nhất.

Để được Scurma Fizzy thăm khám và tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ về các triệu chứng hoặc dấu hiệu bất thường của dạ dày qua HOTLINE 18006091

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091