Cách Chữa Dạ Dày Kết Hợp Thuốc Tây Và Thực Phẩm

Cách Chữa Dạ Dày Kết Hợp Thuốc Tây Và Thực Phẩm

Các bệnh lý liên quan tới dạ dày là một trong những bệnh có tỉ lệ mắc cao nhất hiện nay tại Việt Nam. Thuốc giúp điều trị bệnh nhưng đồng thời cũng có thể mang lại những tác dụng không mong muốn cho cơ thể. Vậy kết hợp thực phẩm với các phác đồ điều trị có phải là  cách chữa dạ dày hiệu quả và làm giảm được thời gian, liều lượng từ đó giảm đi các tác dụng không mong muốn của thuốc. Bạn sẽ có được câu trả lời khi theo dõi hết bài viết này được tham khảo từ các chuyên gia, bác sĩ, dược sĩ của Scurma Fizzy!

1. Những bệnh lý liên quan tới dạ dày 

Dạ dày là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể. Đây là phần phình to nhất của hệ thống tiêu hóa và là nơi đầu tiên chứa đựng cũng như nơi bắt đầu hấp thu thức ăn vào cơ thể.

Khoảng 70% bệnh là do hệ tiêu hóa mà ra vì vậy những bệnh lý tại dạ dày thường phổ biến và gây nhiều bất tiện, khó chịu cho người bệnh. Dưới đây là một số bệnh lý phổ biến liên quan tới dạ dày.

Những bệnh lý liên quan tới dạ dày là gì để tìm hướng đi đúng cho cách chữa dạ dày

Những bệnh lý liên quan tới dạ dày là gì để tìm hướng đi đúng cho cách chữa dạ dày

1.1. Trào ngược dạ dày thực quản

Đây là hiện tượng các dịch tiêu hóa hoặc dịch thức ăn bị đẩy ngược từ dạ dày lên lại thực quản, hầu, họng hay miệng từ đó dẫn đến những triệu chứng và hậu quả như viêm loét thực quản, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, nôn ói, nóng rát vùng thượng vị – thực quản,…

Trào ngược dạ dày thực quản có thể do những nguyên nhân liên quan như hẹp môn vị, cơ vòng trên của dạ dày bị thoái hóa, tắc ruột, dạ dày không tiêu hóa được thức ăn hoặc chịu áp lực lớn

>>> Xem thêm: Trào ngược dạ dày thực quản, nguyên nhân, biểu hiện và thuốc điều trị trào ngược 

1.2. Viêm loét dạ dày – tá tràng

Loét dạ dày – tá tràng là một bệnh lý thường gặp trong các bệnh đường tiêu hóa trên với tỷ lệ mắc mới hàng năm trên thế giới khoảng 0,1-0,3% và nguy cơ mắc bệnh trong suốt cuộc đời một người khoảng 5-10%.

Có nhiều nguyên nhân gây loét dạ dày – tá tràng nhưng hai nguyên nhân phổ biến nhất là do nhiễm vi khuẩn H.pylori và do sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (non steroidal anti-inflammatory drugs – NSAID) kéo dài.

Tuy đây là bệnh lý này có cách chữa dạ dày được nhưng nguy cơ tái phát của bệnh cũng rất cao. Loét dạ dày – tá tràng là bệnh lý mạn tính đặc trưng bởi sự hiện diện của vết loét ăn sâu xuống tận lớp dưới niêm mạc.

Nguyên nhân của bệnh lý này là do mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ (chất nhầy, bicarbonat, prostaglandin, sự tưới máu niêm mạc, khả năng tái tạo của tế bào biểu mô) và yếu tố hủy hoại (acid dịch vị, pepsin, H.pylori, NSAID, stress) tại dạ dày.

Nếu không có cách chữa dạ dày kịp thời thì có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa trên, thủng dạ dày, hẹp môn vị, ung thư dạ dày,…

>>> Xem thêm: Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, kiến thức bệnh dạ dày

2. Triệu chứng của bệnh dạ dày

Triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh lý dạ dày là đau thượng vị, ợ chua, ợ nóng thường kèm theo cảm giác bỏng rát do acid dịch vị. Đôi khi triệu chứng không rõ ràng, bệnh nhân chỉ có cảm giác khó tiêu, đầy bụng hay quặn bụng.

>>> Xem thêm: Khó tiêu, đầy bụng, nguyên nhân triệu chứng và những mẹo điều trị tại nhà

Cơn đau âm ỉ hay dữ dội tùy vào mức độ bệnh của từng bệnh nhân và thường có tính chu kì (khi đói, khi no hay đau giữa đêm,…).

Khi bị loét dạ dày – tá tràng các triệu chứng thường xuất hiện thành từng đợt, kéo dài khoảng vài tuần và sau đó tự hết do quá trình lành loét tự nhiên của cơ thể nhưng nếu không có cách chữa dạ dày kịp thời thì triệu chứng thường tái đi tái lại do vẫn chưa loại bỏ được tác nhân gây bệnh như H.pylori, NSAID,…

Ngoài ra bệnh nhân bị đau dạ dày còn thường kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, nôn ói, chán ăn, chướng bụng, đầy hơi, sụt cân,… Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng đi kèm với loét dạ dày – tá tràng.

Sự thay đổi mức độ hay tần suất của các triêu chứng có thể cho thấy được bệnh nhân có biến chứng của loét dạ dày hay chưa.

Biểu hiện lâm sàng và nguy cơ biến chứng của loét dạ dày – tá tràng cũng khác nhau tùy theo tác nhân gây bệnh.

cách chữa dạ dày so sánh các thể loét

So sánh các thể loét dạ dày – tá tràng do các tác nhân thường gặp.

3. Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh dạ dày

Muốn xác định rõ nguyên nhân của bệnh lý dạ dày thì không chỉ dựa vào triệu chứng và khám lâm sàng mà còn phải sử dụng kết quả của các xét nghiệm cận lâm sàng từ đó mới dễ dàng tìm ra cách chữa dạ dày đúng và hiệu quả được.

3.1. Nội soi

Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng là biện pháp phổ biến nhất để xem xét các vấn đề có liên quan đến bệnh lý dạ dày cũng như xác định cách chữa dạ dày sao cho hiệu quả và chính xác nhất. 

Nội soi giúp xác định được mức độ và tình trạng tổn thương của niêm mạc dạ dày, còn nhờ các thiết bị giúp lấy các mẫu sinh thiết để tiến hành những xét nghiệm cụ thể hơn như xác định tìm vi khuẩn H.pylori, xét nghiệm các mầm mồng ung thư,…

3.2. Xét nghiệm test nhanh urease 

Xét nghiệm này còn có tên gọi y khoa là CLO-test. Sau khi lấy được mẫu dịch tiêu hóa từ dạ dày người ta tiến hành cấy mẫu lên thạch có chứa urea và chất chỉ thị màu, kết quả dương tính khi urea bị phân hủy bởi men urease của H.pylori thành NH3, làm tăng pH của thạch chất chỉ thị sẽ đổi sang màu hồng.

CLO-test rất dễ bị ảnh hưởng bởi các thuốc điều trị dạ dày như thuốc ức chế bơm proton PPI, kháng sinh,… vì vậy xét nghiệm này thường chỉ áp dụng lúc ban đầu để xác định vi khuẩn H.pylori còn không được sử dụng để theo dõi điều trị của cách chữa dạ dày đang áp dụng.

3.3. Xét nghiệm urea hơi thở (UBT)

Đây là xét nghiệm rất thường được áp dụng để theo dõi cách chữa dạ dày diệt trừ H.pylori.

Người bệnh sẽ được cho uống dung dịch ure có chứa nguyên từ carbon được đánh dấu, khi vào dạ dày nếu có H.pylori ure sẽ bị phân hủy thành CO2 mang theo carbon đánh dấu bay ra ngoài theo khí thở và được xác định bằng thiết bị chuyên dụng.

Test này cho kết quả nhanh và khá chính xác, tuy nhiên trước khi làm xét nghiệm này cũng cần ngừng sử dụng các thuốc PPI ít nhất 2 tuần, ngưng kháng sinh và bismuth ít nhất 4 tuần để có kết quả chính xác. 

3.4. Xét nghiệm tìm kháng thể của H.pylori trong huyết thanh

Đây là xét nghiệm tìm H.pylori không bị ảnh hưởng bởi các thuốc điều trị nhưng lại không được sử dụng để đánh giá hiệu quả diệt trừ H.pylori vì kháng thể IgG của H.pylori trong máu có thể tồn tại 6-12 tháng sau khi đã diệt trừ hết vi khuẩn.

Sau khi kết quả xét nghiệm dương tính thì phải tiến hành áp dụng các phác đồ cách chữa dạ dày diệt trừ Hp phù hợp ngay.

>>> Xem thêm : Tìm hiểu xét nghiệm máu HP có chính xác không

Các xét nghiệm dùng để chẩn đoán tìm cách chữa dạ dày

Các xét nghiệm dùng để chẩn đoán tìm cách chữa dạ dày

4. Cách chữa dạ dày hiệu quả 

4.1. Cách chữa dạ dày bằng thuốc Tây

Mục tiêu điều trị của các bệnh lý liên quan đến dạ dày

  • Loại bỏ nguyên nhân (H.pylori, NSAID,…)
  • Làm lành lại các tổn thương tại dạ dày
  • Điều trị các biến chứng nếu có.

Cách chữa dạ dày đạt hiệu quả tốt nhất là tái thiết lập lại cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố hủy hoại tại dạ dày, bao gồm :

  • Các thuốc làm giảm acid dịch vị
    • Thuốc ức chế bơm proton PPI 

Là thuốc ức chế bơm H+/K+-ATPase không thuận nghịch, thuốc có hiệu quả giảm tiết acid cao nhất hiện nay và được sử dụng điều trị rộng rãi nhất cho các bệnh lý về dạ dày.

Với hiệu lực kháng tiết acid mạnh như vậy nên PPI thường chỉ sử dụng 1 lần/ngày vào buổi sáng trước khi ăn khoảng 30 phút để hiệu lực được cao nhất.

    • Thuốc kháng histamin H2 

Cơ chế của thuốc là ức chế tiết acid do cạnh tranh với histamin tại thụ thể H2 trên tế bào viền dạ dày. Hiệu lực kháng tiết acid của thuốc kháng histamin H2 yếu hơn PPI, đồng thời thải trừ qua thận là chủ yếu nên là thuốc ưu tiên sử dụng cho bệnh nhân suy gan thay cho PPI (do PPI được chuyển hóa ở gan nhiều).

Trong nhóm có cimetidin nổi bật với nhiều tác dụng không mong muốn như nhức đầu, giảm khả năng tình dục, vú to ở nam giới,… và thuốc này cũng là tác nhân ức chế nhiều enzyme P450 gây ra nhiều tương tác cao với các thuốc khác, do đó cimetidin gần như không còn là lựa chọn trong phác đồ cách chữa dạ dày nữa.

    • Thuốc cạnh tranh K+ 

Vonoprazan đây là thuốc mới được phát minh ra tại Nhật Bản. Do cạnh tranh với dòng ion K+ vào bơm proton nên làm cho bơm bị ức chế hoạt động.

Dù có nhiều ưu điểm hơn PPI như có cơ  chế ức chế bơm thuận nghịch, không cần môi trường pH thấp để hoạt hóa, có thời gian thải trừ dài và khởi phát tác dụng nhanh hơn nhưng các nghiên cứu lâm sàng còn khá hạn chế và chỉ được thực hiện trên hầu hết là người Nhật, chưa có các nhóm dân số khác nên vonoprazan vẫn chưa được đưa vào các phác đồ cách chữa dạ dày chính thức và rộng rãi trên thế giới. 

    • Thuốc kháng acid (antacid) 

Công thức của các thuốc này là muối của các ion như Mg2+, Al3+,… vì các muối này có tính kiềm nên có tác dụng trung hòa pH dạ dày, giảm tác dụng có hại của việc tiết acid quá độ ảnh hưởng lên niêm mạc dạ dày.

Nhưng thuốc chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn nên phải uống nhiều lần trong ngày gây bất tiện cho bệnh nhân.

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén thì không được nhai mà phải uống nguyên viên còn đối với dạng gel của các muối Al3+ thì ngoài tác dụng trung hòa acid còn có thêm vai trò tạo một lớp màng bảo vệ cho niêm mạc dạ dày đặc biệt là ngăn cách vết loét với các tác nhân hủy hoại dạ dày để vết loét có thời gian hồi phục.

Do đó khi dùng antacid sẽ làm giảm đi việc hấp thu của các thuốc khác do tương tác tạo phức với kim loại đa hóa trị nên khi dùng thuốc khác phải cách xa ít nhất 2 giờ với antacid nếu phải dùng thuốc này trong lộ trình cách chữa dạ dày.

Cách chữa dạ dày bằng thuốc tây

Cách chữa dạ dày bằng thuốc tây

  • Diệt trừ H.pylori 

Phác đồ điều trị H.pylori là phối hợp giữa kháng sinh và thuốc giảm tiết acid (thường dùng PPI) , đôi khi có các phác đồ có phối hợp thêm Bismuth.

Để đề phòng khả năng đề kháng của vi khuẩn H.pylori các phác đồ thường sử dụng 2 kháng sinh một lúc và các kháng sinh này phải có khả năng bền trong môi trường acid cũng như có phổ tác động lên vi khuẩn H.pylori.

PPI sẽ giúp cho pH dạ dày tăng lên làm tăng thời gian lưu của thuốc kháng sinh hay bismuth tại dạ dày cũng như làm vi khuẩn H.pylori yếu đi nhờ đó mà hiệu lực của kháng sinh được phát huy tốt hơn.

Khi diệt trừ được H.pylori thì sau đó chỉ cần dùng cách chữa dạ dày làm lành lại vết loét và phòng ngừa tái phát, tái nhiễm lại.

  • Tăng yếu tố bảo vệ niêm mạc : bổ sung prostaglandin (PG), các chất bảo vệ niêm mạc,…
    • Sucralfat 

Đây là polymer của đường saccharose với Al(OH)3, có công dụng tạo cho niêm mạc dạ dày một lớp bảo vệ đặc biệt là ở các vị trí có vết loét.

    • Misoprostol 

Là một dẫn chất tổng hợp của PGE1. Khi xuất hiện thì thuốc có tác dụng giống như PG ức chế tiết acid và kích thích tiết các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày như chất nhầy, bicarbonat.

PGE1 còn có một tác dụng là kích thích co bóp tử cung vì vậy thuốc chống chỉ định với phụ nữ có thai. Những người trong độ tuổi sinh đẻ, cần có những biện pháp tránh thai an toàn khi sử dụng misoprostol để áp dụng trong cách chữa dạ dày.

    • Bismuth 

Hay còn được gọi là Bi, nhờ có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn H.pylori và kích thích tổng hợp PG nôi sinh nên Bi được sử dụng trong phác đồ diệt trừ H.pylori tại Việt Nam.

Tuy nhiên có một tác dụng không mong muốn của Bismuth đó là làm cho phân đen và lưỡi răng đen nếu nhai viên vì vậy cần cẩn thận theo dõi triệu chứng của bệnh nhân để phân biệt giữa tác dụng phụ của Bi hay là xuất huyết tiêu hóa từ đó có cách chữa dạ dày đúng, kịp thời, phù hợp với bệnh nhân.

4.2. Cách chữa dạ dày bằng các thảo dược hay thực phẩm hàng ngày

4.2.1. Nghệ

Cách chữa dạ dày bằng nghệ

Cách chữa dạ dày bằng nghệ

Nếu bạn thấy danh sách dùng nghê để cải thiện sức khỏe của các nhà thảo dược học chắc hẳn sẽ rất ngạc nhiên vì nó có rất nhiều mục đến mức khó tin.

Nghệ tên khoa học là Curcuma longa, thuộc họ Zingiberaceae (họ Gừng), được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam nên đây là thảo dược rất dễ dàng tìm kiếm và sử dụng ở nước ta.

Bộ phần dùng của nghệ là phần thân rễ, trong thân rễ của nghệ có thành phần curcumin được chứng minh là có tác dụng rất tốt trên tình trạng loét nhờ khả năng làm lành vết thương và phòng chống sự viêm nhiễm, ngăn chảy máu và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Trong một nghiên cứu, bệnh nhân bị viêm loét được nhận các viên thuốc nghệ. Sau 12 tuần, 76% người tham gia nghiên cứu không còn chỗ bị loét.

Ngoài ra curcumin còn được nghiên cứu phòng ngừa tái phát ở bệnh nhân từng bị viêm ruột kết.

Nghệ tuy chứa nhiều các hợp chất tốt nhưng lại không dễ hấp thu trong hệ tiêu hóa của chúng ta.

Có hai cách có thể làm tăng sinh khả dụng của nghệ khi vào cơ thể :

  • Đầu tiên đó là sử dụng nghệ chung với một lượng nhỏ tiêu đen (khoảng 3% so với lượng nghệ sử dụng) vì trong tiêu có chất piperine được nghiên cứu làm tăng sinh khả dụng của curcumin lên tới 2000%;
  • Cách thứ hai là làm dầu nghệ, đun nghệ trong dầu nóng, nhiệt và dầu sẽ giúp chiết xuất curcumin ra khỏi nghệ tốt hơn, giúp cơ thể dễ hấp thu hơn.

Liều lượng khuyến khích dùng để phòng ngừa bệnh không cao lắm khoảng 1g/ngày. Tuy nhiên khi sử dụng để hỗ trợ cách chữa dạ dày thì liều cần cao hơn để có hiệu quả như mong muốn và thường uống viên nghệ là lựa chọn dễ dàng nhất.

  • Dạng bột : 1-10g/ngày
  • Dạng rượu thuốc : tỷ lệ 1:2 , 60% cồn là 2-4 ml, 2-3 lần/ngày

4.2.2. Gừng

Cách chữa dạ dày bằng gừng

Cách chữa dạ dày bằng gừng

Gừng đã được dùng ở Đông Nam Á từ hơn 5000 năm trước, rất lâu trước khi con người biết ghi chép về nó. Tên khoa học của gừng là Zingiber officinale, thuộc họ Zingiberaceae.

Bộ phận dùng của gừng là thân rễ hay củ. Gừng được coi là một trong những thảo dược tốt nhất cho tiêu hóa.

Nó có tính nóng, kích thích xì hơi do đó chữa chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, trào ngược sau khi ăn hiệu quả. Ngoài ra gừng còn giúp chống buồn nôn hiệu quả, chỉ một lượng nhỏ đã cho hiệu quả rõ rệt. 

Nếu bạn đang loay hoay tìm cách chữa dạ dày, giảm các triệu chứng một cách hiệu quả thì một tách trà chanh gừng ấm nóng là lựa chọn vô cùng phù hợp để giảm đi cơn buồn nôn, cồn cào hay chướng bụng, đầy hơi.

  • Cách pha đơn giản

Chuẩn bị 1 thìa cà phê tỏi thái sợi mỏng, một chút nước cốt chanh cùng mật ong tùy theo khẩu vị của bạn được ngâm trong nước đun sôi,

Sau khoảng 15 phút bạn đã có thể thưởng thức một cốc trà ấm nóng thơm xoa dịu ngay bao tử của bạn.

4.2.3. Cúc la mã

Cách chữa dạ dày bằng cúc la mã

Cách chữa dạ dày bằng cúc la mã

Cúc la mã có vị rất đắng, bộ phận dùng là hoa thực ra phần “hoa” được sử dụng thực ra là tập hợp của những nụ hoa nhỏ hơn, vài phần nhụy vàng ở chính giữa và cánh hoa màu trắng.

Cúc la mã có nguồn gốc từ miền Đông và Nam châu Âu sau đó được nhân rộng và trồng ở nhiều nơi, đôi khi có thể bắt gặp cúc la mã mọc dại ở các mảnh đất bỏ không. 

Cúc la mã có tác dụng giảm viêm đáng kể vì vậy rất có hiệu quả với các bệnh viêm nhiễm tại đường tiêu hóa như loét dạ dày, tiêu chảy, dị ứng vì thức ăn,…

Ngoài ra vì tác dụng giảm căng thẳng, lo lắng nên cũng làm giảm đi những cơn co thắt ruột đau đớn của bệnh nhân.

Khi dùng một cốc trà trước khi ăn có tác dụng kích thích cảm giác thèm ăn bằng vị đắng của mình, còn sử dụng sau ăn sẽ giảm được các vấn đề tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, trào ngược, co thắt, ợ nóng,… 

Mỗi ngày dùng một lượng nhỏ cúc la mã ủ trong thời gian ngắn sẽ giúp tinh thần luôn thoải mái, thư giãn, các triệu chứng đường tiêu hóa cũng giảm dần. Nếu muốn có hiệu quả rõ ràng hơn có thể sử dụng đậm đặc hơn.

  • Dạng trà : 9-15g/ngày
  • Dạng cồn thuốc (hoa khô) : 1:5, 40% cồn, 3-6 ml, 3 lần/ngày.

Vì vậy kết hợp điều trị theo phác đồ với việc sử dụng trà hoa cúc mỗi ngày là cách chữa dạ dày hữu hiệu và an toàn.

4.2.4. Thì là 

Thì là

Cách chữa dạ dày bằng thì là

Nhà thảo dược học Natalie Vickery đã nói rằng :

“Cây thì là làm tôi thấy rất ngưỡng mộ…Bởi hương vị ngọt ngào kết hợp loại hạt mang mùi thơm đặc trưng của loại cây này thật giống như phiên bản của một loại kẹo tới từ thiên nhiên”.

Thật vậy hạt của cây thì là có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, giảm căng cơ và giảm đau. Cách chữa dạ dày làm giảm đi triệu chứng đầy bụng, khó chịu, ợ hơi, trào ngược là gì? Hãy thử thì là.

Thì là giảm co thắt giúp giảm đau bụng do co thắt ruột hiệu quả.

Dưới đây là hai cách sử dụng thì là để hỗ trợ hiệu quả cho bệnh lý đường tiêu hóa:

Thuốc nhai đắng chữa tiêu hóa : mặc dù vị chính của thuốc này là vị đắng nhưng mật ong cùng các thảo dược có mùi thơm khác cũng làm giảm nhẹ nó để dễ dàng ăn hơn.

  • 1 thìa cà phê bột rễ cây bạch chỉ 
  • 1 thìa cà phê bột rau mùi
  • ½  thìa cà phê bột rễ cây long đởm
  • ½ thìa cà phê bột vỏ cam
  • ¼ thìa cà phê tiêu hạt đen đã xay
  • 2 thìa cà phê mật ong

Trộn các nguyên liệu này lại với nhau rồi viên thành viên nhỏ như hạt đậu.

Sau đó lăn qua hỗn hợp bột gồm:

  • 2 thìa cà phê (khoảng 6g) bột hạt thì là
  • ¼ thìa cà phê bột muối biển mịn

Ngoài ra nếu không có nhiều thời gian để chuẩn bị thuốc nhai đắng như trên thì có một giải pháp đơn giản hơn đó chính là trà thì là.

Cho 1 thìa canh hạt thì là (6g) cùng 1 thìa canh bạc hà chanh khô hay 2 thìa canh lá tía tô tươi ngâm trong khoảng 100 ml nước đun sôi, có thể cho thêm mật ong tùy theo khẩu vị của bạn.

Đây là loại trà hoàn hảo dành cho tình trạng dạ dày trào ngược.

4.2.5. Bạc hà

Bạc hà

Cách chữa dạ dày bằng bạc hà

Bạc hà là một loại thảo dược có tính cay mát, có tác dụng kích thích tiêu hóa và giảm buồn nôn – nó giúp loại bỏ cảm giác no căng bụng và chứng khó tiêu, trào ngược,…

Không chỉ có lợi cho những cơn đau bụng bình thường, bạc hà còn được chứng minh có tác dụng lên hội chứng ruột kích thích IBS.

Tuy không giúp chữa khỏi IBS nhưng tinh dầu trong bạc hà giúp giảm đáng kể các triệu chứng khó chịu đi kèm như chướng bụng, đau quặn bụng,…

Khi cảm thấy khó chịu thì cách chữa dạ dày là hãy thử pha một cốc trà bạc hà bạn sẽ kiểm chứng được hiệu quả của loại thảo dược nhỏ mà có võ này.

4.2.6. Hương nhu

Hương nhu cũng giống các loại húng nấu ăn thông thường, có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa. Hương nhu, đôi khi còn được gọi là tulsi, là một loại thảo dược có tính ám nhẹ và có mùi thơm đặc trưng.

Nó thường được kết hợp với gừng khô đó là cách chữa dạ dày làm giảm đi các triệu chứng như khó tiêu, chướng bụng, ợ hơi, chán ăn, buồn nôn.

Ngoài ra hương nhu còn có khả năng làm lành vết loét.

Dưới đây là công thức làm siro hương nhu – gừng :

  • 2 thìa canh lá hương nhu cắt vụn hoặc 1 thìa canh hương nhu khô
  • 1 ½  thìa cà phê gừng tươi nạo
  • ½ cốc mật ong

Đun sôi ½ cốc nước, trộn với hương nhu, gừng ngâm cùng nhau trong cốc có nắp 15 phút, lọc bỏ phần lá, vắt kiệt nước sau đó thêm mật ong khuấy đều và thưởng thức. Bảo quản ở trong tủ lạnh và có thể dùng được trong khoảng 1 tuần.

Hương nhu

Cách chữa dạ dày bằng hương nhu

4.3. Những thói quen cần có để hỗ trợ cho cách chữa dạ dày hiệu quả

Bên cạnh việc chữa trị bằng thuốc hay phối hợp với các thảo dược thì việc duy trì và thay đổi những thói quen đúng với bệnh lý cũng góp phần tăng hiệu quả của phác đồ điều trị bệnh. 

  • Tạo dựng cho bản thân một thói quen ăn uống có tính khoa học và hợp lý

Người bị đau dạ dày thường có niêm mạc đang hoặc đã bị tổn thương vì vậy việc ăn những thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa sẽ giảm được rất nhiều áp lực lên dạ dày giúp việc hồi phục nhanh hơn.

Đồng thời chế độ ăn đủ dinh dưỡng, nhiều rau củ quả trái cây, sử dụng những thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc

Cùng với đó là thói quen ăn uống đúng giờ, đúng bữa, đủ bữa, không ăn những món có gia vị quá đậm (quá cay, quá chua, quá nóng,…) cũng làm giảm đi những triệu chứng thường gặp của bệnh dạ dày như ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, đau quặn nóng rát thượng vị,… 

  • Giảm căng thẳng, stress

Stress là một trong những yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng tăng tiết acid dạ dày từ đó gây nên tổn thương không đáng có tại đó.

Nên việc để tâm lý thư giãn, không quá lo lắng, căng thẳng là rất cần thiết trong quá trình điều trị bệnh lý về dạ dày

  • Thực hiện lối sống lành mạnh

Không hút thuốc, hạn chế rượu bia, chất kích thích,…thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao tăng cường sức khỏe là vô cùng cần thiết để duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh nói riêng cũng như một sức khỏe tốt nói chung

  • Khám sức khỏe định kì

Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ cũng là thói quen nên duy trì mỗi 6 tháng/lần. Việc khám định kỳ không chỉ giúp theo dõi điều trị mà còn tầm soát được những nguy cơ bệnh lý có thể xảy ra để có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả hơn.

Ở nước ta thói quen này chưa được phổ biến trong cộng đồng, thường là các bệnh lý sẽ được phát hiện khi đã ở giai đoạn khá trễ, có nhiều biến chứng nguy hiểm và rất khó kiểm soát, điều trị.

Do đó hãy thực hiện ngay thói quen này cho chính bạn và người thân để bảo vệ được sức khỏe một cách chủ động hơn. 

Trên đây là một số phương pháp và cách chữa dạ dày hiệu quả được tổng hợp lại. Người bệnh cần sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị nhằm hướng đến mục tiêu tăng hiệu quả điều trị lên một cách nhanh chóng, đồng thời hạn chế tái phát và nâng mức an toàn cho các cơ quan khác trong cơ thể khi sử dụng thuốc Tây bên cạnh tạo lập thói quen ăn uống khoa học, tập thể dục thể thao cùng với giảm stress, căng thẳng,… Scurma Fizzy là kết quả nghiên cứu trong 3 năm của các nhà khoa học Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ và ĐH Quốc gia Hà Nội với mong muốn tăng hiệu quả tác dụng tập trung gấp 70 lần Nano Curcumin thông thường từ nghệ bằng cách ứng dụng công nghệ hướng đích từ hợp chất Curcumin của củ nghệ vàng. Song song với đó là tăng hiệu quả chữa lành, hồi phục vết loét và chống oxy hóa của cơ thể hơn khi so sánh với các dạng bào chế khác.

Tìm hiểu rõ thêm về các thông tin của sản phẩm Scurma Fizzy ngay tại đây nhằm giúp dạ dày của bạn được bảo vệ toàn diện hơn.

Đặt hàng ngay để trở thành 1 thành viên tiếp theo trong cộng đồng dạ dày khỏe mạnh của SCurma Fizzy.

Nếu như quý độc giả muốn được tư vấn rõ ràng hơn về tình trạng dạ dày mà bản thân đang gặp phải nhưng băn khoăn về chi phí thì đừng ngần ngại liên hệ tới HOTLINE 18006091 để lắng nghe tư vấn MIỄN PHÍ từ các bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia của Scurma Fizzy.

cách chữa dạ dày băng scurma fizzy

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091