Khó Tiêu Đầy Bụng, Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Những Mẹo Điều Trị Tại Nhà

Khó Tiêu Đầy Bụng, Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Những Mẹo Điều Trị Tại Nhà

Khó tiêu đầy bụng là những triệu chứng thường gặp của bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa, khiến người bệnh lúc nào cũng cảm thấy bụng mình căng cứng, không còn cảm giác thèm ăn, dù có cảm thấy đói nhưng ăn một chút là thấy no tức bụng, không ăn được nữa. Tình trạng này đã dẫn đến việc kém ăn, nếu tiếp kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Để giải đáp những thắc mắc cho các bạn, sau đây hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu những kiến thức bổ ích xoay quanh tình trạng khó tiêu đầy bụng cũng như đưa ra những phương pháp chữa bệnh hiệu quả, cải thiện tình trạng dạ dày của bạn nhé!

 

Khó tiêu đầy bụng 1

1. Khó tiêu đầy bụng và các triệu chứng thường gặp

Ở những người gặp chứng khó tiêu đầy bụng thì thường xuất hiện những biểu hiện như sau:

1.1 Đầy bụng, chướng bụng

Vì thức ăn không tiêu hoặc chưa tiêu hóa được hết kết hợp cùng một lượng lớn hơi do nuốt không khí vào dạ dày nên gây ra hiện tượng khó tiêu đầy bụng. Tình trạng này dẫn đến bụng thường xuyên xuất hiện các triệu chứng như đầy bụng, sôi bụng, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, có cảm giác như mùi thức ăn trào lên họng và mũi làm cho người bệnh thấy khó chịu. Các dấu hiệu này có thể kéo dài vài giờ ngay sau các bữa ăn. 

1.2 Đau nhức, khó chịu tại vùng bụng

Vụng bụng thường xuyên khó chịu với các dấu hiệu đặc trưng như:

  • Đau âm ỉ hay đau quặn bụng, cơn đau xuất hiện thành từng cơn, còn có thể kéo dài.
  • Đau tức ở vùng thượng vị, cảm giác bụng căng cứng, chứa đầy hơi hoặc nước. Đau thường tăng lên sau khi uống rượu, sử các thức ăn nhiều chất béo, cay nóng hay nhiều gia vị kích thích dạ dày. 
  • Người cảm giác mệt mỏi, chán ăn, không có cảm giác đói hoặc khi đói ăn vào rất nhanh no.
  • Đi lại khó khăn, thở nặng, có cảm giác vướng víu ở cổ họng hoặc khó nuốt thức ăn.

1.3 Một số triệu chứng khác

Ngoài khó tiêu đầy bụng, tình trạng còn có kèm theo các triệu chứng khác có thể nói đến như:

  • Thay đổi thói quen đại tiện thường ngày, có thể đi nhiều hơn bình thường, lúc thì táo bón lúc tiêu chảy.
  • Đau bụng giảm bớt khi đi đại tiện, ngoài ra còn kèm theo triệu chứng buồn nôn hoặc nôn vào buổi sáng. 

2. Những nguyên nhân gây khó tiêu đầy bụng thường gặp

Khi hệ tiêu hóa của chúng ta hoạt động bình thường chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái sau ăn khoảng 30 phút vì lúc này thức ăn đã được dạ dày tiêu hóa bớt. Nhưng những người bị khó tiêu đầy bụng thì hoàn toàn ngược lại vì họ sẽ luôn cảm thấy khó chịu, tức bụng, chướng bụng nhiều giờ sau ăn. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu  một số nguyên nhân gây nên tình trạng này:

2.1 Chế độ ăn uống không khoa học

Thực đơn những bữa ăn hàng ngày có mối liên hệ vô cùng chặt chẽ với tình trạng tiêu hóa của dạ dày. Không ít những người gặp phải hiện tượng chướng bụng, đầy hơi khó tiêu do ăn phải những thức ăn không đảm bảo an toàn, không rõ nguồn gốc, ăn đồ lạnh, uống nhiều đồ có cồn… Các thực phẩm có chứa nhiều ký sinh trùng, vi khuẩn còn có thể gây ra rối loạn hệ tiêu hóa, đặc biệt là bệnh tiêu chảy, buồn nôn, nôn… nghiêm trọng hơn nữa là ngộ độc thực phẩm.

Khó tiêu đầy bụng 2

Chế độ ăn không khoa học là nguyên nhân dẫn đến khó tiêu đầy bụng

2.2 Thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng khó tiêu đầy bụng. Cụ thể là thường xuyên ngồi nhiều một chỗ, lười vận động, tập thể dục ăn không nhai kĩ, bỏ bữa thường xuyên hay nằm ngay sau khi ăn no… Những thói quen xấu này đã khiến cho hệ tiêu hóa trở nên trì trệ, việc chuyển hóa thức ăn bị ảnh hưởng nhiều nên lúc nào bạn cũng cảm thấy ì ạch, khó chịu tại vùng bụng.

2.3 Nhiễm khuẩn

Những vi khuẩn như vi khuẩn Hp, khuẩn lỵ amip xâm nhập vào hệ tiêu hóa làm kích thích khiến cho dạ dày tá tràng hoạt động kém hiệu quả. Lúc này các nhu động ruột sẽ bị rối loạn dẫn đến các triệu chứng như: Khó tiêu đầy bụng, chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi, suy nhược…

2.4 Bệnh lý về đường tiêu hóa

Khó tiêu đầy bụng 3

Các bệnh lý về đường tiêu hóa có thể gây khó tiêu đầy bụng

Như chúng ta đã biết, các bệnh lý gây nên tình trạng khó tiêu đầy bụng phổ biến nhất vẫn là bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Một số bệnh như: Viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng co thắt, viêm dạ dày… đã ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng co bóp và tiêu hóa thức ăn. Chính vì thế, các triệu chứng sẽ kéo dài hơn và nếu không được điều trị dứt điểm và kịp thời thì mức độ tổn thương ngày một trầm trọng.

Hiện tượng khó tiêu đầy bụng cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang mắc một số bệnh về đường tiêu hoá như: 

  • Hội chứng ruột kích thích: Đây còn gọi là đại tràng co thắt, thường gây ra các cơn đau tại vùng hạ vị, hố chậu trái hoặc thượng vị phải dọc theo khung đại tràng, cơn đau sẽ giảm đi sau khi đi đại tiện.
  • Bệnh viêm dạ dày ruột: Là bệnh lý gây khó tiêu đầy bụng kèm theo buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.
  • Tắc ruột: Là tình trạng tắc nghẽn một phần hay toàn bộ ruột làm cho khí và chất lỏng, chất rắn từ trên không thể di chuyển xuống bên dưới. Bệnh có những biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, bí trung đại tiện, bụng căng cứng và chướng.
  • Một số bệnh lý về tuyến tụy: Viêm tụy, ung thư tụy cũng có thể gây nên rối loạn hệ tiêu hóa, thường biểu hiện ở chứng buồn nôn, khó tiêu đầy bụng và các cơn đau quặn khó chịu tại vùng bụng.
  • Một số bệnh về dạ dày, bệnh về tá tràng: Thường nhất là viêm loét đại tràng, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, đại tràng kích thích… Các bệnh lý này cũng gây các ảnh hưởng liên quan đến hệ tiêu hóa khiến acid dạ dày rối loạn.

>>>Xem thêm: Ăn Khó Tiêu Là Gì, Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Khắc Phục

2.5 Có tâm lý căng thẳng kéo dài

Hệ thần kinh trung ương chính là cơ quan kiểm soát hoạt động của quá trình tiêu hóa của con người. Khi người bệnh gặp phải những sang chấn tâm lý, stress nhiều ngày, nó sẽ tác động trực tiếp đến nhu động ruột và quá trình tiêu hóa thức ăn bị trì trệ dẫn hiện tượng ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi. Đặc biệt, những trường hợp stress nặng và lạm dụng thuốc an thần sẽ khiến tình trạng càng nặng thêm.

Khó tiêu đầy bụng 4

Tâm lý gây ảnh hưởng ít nhiều tới hệ tiêu hóa

2.6 Tác dụng phụ của việc sử dụng một số thuốc kháng sinh

Một số loại thuốc kháng sinh có khả năng ức chế những vi khuẩn có hại nhưng lại vô tình tiêu diệt lợi khuẩn gây nên mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Điều này dễ dẫn đến những rối loạn tiêu hóa đường ruột như đau bụng, đi ngoài, ăn không tiêu. Một số trường hợp bệnh nhân chủ quan uống thuốc quá liều còn gây nên các tình trạng khác thuốc khiến cho chức năng đại tràng, dạ dày càng yếu dần đi.

3. Mách bạn 10 Cách trị khó tiêu đầy bụng tại nhà

Như chúng ta đã biết, chứng khó tiêu đầy bụng đa phần xuất phát từ thói quen ăn uống không lành mạnh, những vấn đề này chúng ta có thể xử lý tại nhà bằng cách:

3.1 Chữa khó tiêu đầy bụng bằng gừng

Khó tiêu đầy bụng 5

Gừng chữa khó tiêu đầy bụng, có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa

Trong Đông y, gừng còn gọi là Khương, có vị cay, tính ấm, quy vào phổi, lá lách, dạ dày. Gừng có những tác dụng chữa các chứng phong hàn kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường tuần hoàn huyết dịch, làm hưng phấn ruột, kích thích bài tiết dịch vị.

Trong Tây y, gừng chứa thành phần như Cineol khá nhiều, còn có chất kháng sinh, shogaol, gingerol có tác dụng như giãn mạch, chống co thắt cơ trơn ruột, diệt khuẩn, kích thích hệ tiêu hóa, kích thích tuyến nước bọt… 

Cách sử dụng gừng chữa khó tiêu đầy bụng tại nhà như sau: 

Cách 1: Uống kết hợp trà gừng, mật ong, trà xanh 

Nguyên liệu:

  • 3 đến 4 lá trà xanh, 1 thìa mật ong nguyên chất và 1 củ gừng tươi.

Thực hiện:

  • Gừng chúng ta rửa sạch, gọt vỏ, thái gừng thành từng lá mỏng;
  • Nấu gừng cùng với lá trà xanh cùng 200ml nước, vớt bỏ lá trà khi nước sôi, sau đó cho nước ra ly rồi thêm mật ong vào khuấy đều để uống.
  • Uống từ từ từng ngụm nhỏ sẽ giúp giảm chứng khó tiêu đầy bụng.

Cách 2: Uống nước gừng ấm

Thực hiện:

  • Lấy 1 củ gừng nhỏ rửa sạch, gọt vỏ, thái thành lát mỏng
  • Hãm gừng cùng với 100ml nước sôi trong vòng 5 phút
  • Đợi nước sôi nguội bớt thì uống từng ngụm nhỏ 
  • Cũng có thể thay thế bằng cách rửa sạch gừng, thái nhỏ, thêm ít muối rồi nhai nuốt. 

>>>Xem thêm: Đầy Bụng Uống Gì Và Các Loại Đồ Uống Tốt Nhất Hiệu Quả Cao

3.2 Chữa khó tiêu đầy bụng bằng bột baking soda

Baking soda tên hóa học là NaHCO3, là chất tự nhiên có trong máu được sử dụng dùng để điều chỉnh độ axit-kiềm pH, được dùng như một loại thuốc kháng axit trong dạ dày. Từ đó làm giảm chứng khó tiêu đầy bụng xuất phát từ việc dư thừa axit có trong dạ dày. 

Có rất nhiều cách sử dụng baking soda chữa khó tiêu đầy bụng như sau:

  • Cách 1: Chúng ta cho ½ muỗng baking soda vào 1 ly nước, hòa tan dồi uống mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng giảm hẳn.
  • Cách 2: Lấy 1 muỗng baking soda, 1 muỗng nước chanh cùng 2 muỗng cà phê nước ép gừng cho vào cốc nước ấm, khuấy đều cho đến khi tan hết. Uống mỗi ngày sau bữa sáng, đều đặn giúp giảm chứng khó tiêu đầy bụng do suy giảm chức năng tiêu hóa tại dạ dày.

3.3 Chữa khó tiêu đầy bụng bằng tỏi

Ngoài là một gia vị thường được sử dụng, tỏi còn được xem như là một loại kháng sinh tự nhiên giúp làm kích thích hệ tiêu hóa và hỗ trợ điều trị chứng khó tiêu đầy bụng. Trong tỏi có chứa nhiều thành phần như chất kháng sinh allicin, glucogen, Aliin, Fitonxit có tác dụng như sát khuẩn, cải thiện các bệnh lý về tiêu hóa, giảm chứng ợ hơi, ợ nóng, khó tiêu…

 Cách chữa khó tiêu đầy bụng bằng tỏi:

  • Cách 1: Lấy 2, 3 tép tỏi khô, đem bóc vỏ, đập dập, sau đó hãm với nước nóng như trà, chúng ta uống sau 15 phút. Ngày uống 2 lần, trước hay sau bữa ăn để đem lại hiệu quả điều trị cao.
  • Cách 2: Chuẩn bị  30g tỏi tươi, 5g đường kính hay đường phèn, 60ml nước sôi. Tỏi đem bóc vỏ, xay nhỏ, trộn với đường rồi cho vào nước sôi rồi khuấy đều. Có thể chia ra làm 2 lần uống mỗi ngày, uống đều đặn cho đến khi các triệu chứng được cải thiện. 
  • Cách 3: Lấy 2 đến 3 củ tỏi tươi, bóc sạch vỏ, ép để lấy nước cốt rồi uống. Sử dụng mỗi ngày 1 lần vào buổi tối hoặc sáng. Có thể thêm một ít mật ong để dễ uống và gia tăng hiệu quả điều trị. 

Lưu ý: Không sử dụng tỏi cho người có bệnh về gan, người bị tiêu chảy, bệnh nhân có các vấn đề về thận. 

3.4 Chữa khó tiêu đầy bụng bằng vỏ cam vỏ quýt

Vỏ cam, quýt là những nguyên liệu tạo nên trần bì, vị thuốc đã được sử dụng nhiều trong Đông y. Khi chúng ta đem vỏ cam quýt phơi khô thì chúng sẽ có tính ấm giúp lưu khí hỗ trợ điều trị các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, chướng bụng và tiêu chảy.

Khó tiêu đầy bụng 6

Trần bì là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y

Cách thực hiện:

  • Trần bì sẽ được sơ chế bằng cách xâu vỏ vào dây lạt thành từng dây sau đó phơi thoáng gió hoặc sấy nhẹ cho khô. 
  • Xé vài miếng trần bì thành sợi rồi rửa qua bằng nước ấm, sau đó hãm với nước sôi từ 15 – 20 phút trong cốc thủy tinh. 
  • Bỏ bã rồi uống còn nóng để phát huy dược tính tốt.

Lưu ý: Không sử dụng bài thuốc cho người bị ho khan, âm hư không có đờm.

3.5 Chữa khó tiêu đầy bụng bằng lá tía tô

Lá tía tô là một loại rau gia vị, rau ăn kèm thường được sử dụng có tên gọi khác là tô diệp, tô ngạnh, tử tô,… Trong Đông y, lá tía tô có vị cay, tính ấm có thể hỗ trợ điều trị các bệnh phong hàn, giải độc hạ khí, các chứng rối loạn tiêu hóa.

Thực hiện

  • Cách 1: Lấy 30g tía tô (cả thân lá) rửa sạch, xay nhuyễn, chắt lấy nước uống đều đặn mỗi ngày. Chúng ta có thể thay thế bằng cách chưng cách thủy, uống khi còn ấm để nâng cao hiệu quả điều trị.
  • Cách 2: Cần chuẩn bị một ít gạo tẻ, một ít hành hoa, một ít lá tía tô để nấu cháo. Gạo nấu với 2 lít nước như bình thường, khi thấy còn sền sệt thì cho tía tô thái nhỏ, hành hoa vào, đổ ra bát để ăn. Sử dụng cháo vào buổi sáng khi cháo còn nóng vừa giúp làm ấm bụng vừa giúp làm giảm chứng khó tiêu đầy bụng.

3.6 Cách chữa đầy bụng khó tiêu bằng cây bạc hà tại nhà

Khó tiêu đầy bụng 7

Bạc hà có khả năng cải thiện khó tiêu đầy bụng

Bạc hà có tên gọi khác là bạc hà ngạnh, liên tiền thảo, tô bạc hà, băng hầu úy.

Theo thông tin từ Trung tâm Y tế Đại học Maryland: “Trong tinh chất của bạc hà có chứa các hoạt chất có khả năng làm tăng tốc độ lưu thông dịch mật, xoa dịu cơ bụng”.

 Ngoài ra, còn có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm nhanh các chứng khó tiêu đầy bụng. 

Có nhiều cách sử dụng:

  • Cách 1: Lấy 10g lá bạc hà đem rửa sạch, vò nát và hãm với 500ml nước sôi, chia làm nhiều lần uống trong ngày.
  • Cách 2: Lấy 30g lá bạc hà rửa sạch, xay nhuyễn với 3 đến 4 lát gừng tươi, muối đen, bột hạt tiêu đen và hạt cây thì là. Đen trộn hỗn hợp với nước ấm, chia thành uống 2 lần/ngày. 
  • Cách 3: Chuẩn bị một nắm lá bạc hà, 2 quả chanh tươi, một ít đường cùng nước lọc. Lá bạc hà đem rửa sạch xay nhuyễn hoặc giã nhỏ. Chanh chúng ta chắt lấy nước bỏ hạt. Cho lá bạc hà và nước cốt chanh vào cùng ly nước đã chuẩn bị, có thể thêm đường, khuấy đều để uống. 

3.7 Cách trị khó tiêu đầy bụng bằng sữa chua đơn giản

Bổ sung men vi sinh và prebiotic là một trong những cách hay giúp cho bệnh nhân cải thiện các triệu chứng khó tiêu đầy bụng một cách hiệu quả. Men vi sinh hay còn gọi là lợi khuẩn, là một loại vi khuẩn sống trong đường ruột có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và giảm các triệu chứng đầy hơi, tiêu chảy. Trong khi đó, prebiotic lại là thức ăn riêng dành cho men vi sinh.

Một trong những thực phẩm chứa giàu men vi sinh chính là sữa chua. Do đó, sử dụng sữa chua chữa khó tiêu là cách giảm khó tiêu đầy bụng một cách hiệu quả. Chúng ta nên sử dụng sữa chua nguyên chất không đường, mỗi ngày nên ăn 1 hộp đều đặn sẽ mang lại những hiệu quả tích cực cho người bệnh. 

3.8 Chữa đầy bụng khó tiêu bằng cách chườm nóng

Khó tiêu đầy bụng 8

Chườm nóng có tác dụng kích thích lưu thông máu ở bụng

Một trong những cách chữa khó tiêu đầy bụng tại nhà được nhiều người áp dụng nhất là chườm nóng. Chườm nóng làm cho kích thích lưu thông máu và hỗ trợ tốt cho việc giảm các chứng khó tiêu đầy bụng. 

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 túi chườm chuyên dụng hoặc một cái khăn sạch thấm nước ấm nóng chườm đều quanh vùng rốn, bụng, bẹ sườn phải.
  • Giữ túi chườm 5 – 10 phút, ngày 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ giúp bụng thoải mái và giảm thiểu đáng kể chứng khó tiêu đầy bụng. 

3.9 Chữa khó tiêu đầy bụng bằng cách massage

Massage vùng bụng hỗ trợ tích cực trong việc giúp dạ dày thư giãn. Ngoài ra nó còn làm giảm sự tích tụ của khí và chất lỏng trong bụng, kích thích hoạt động co bóp và tiêu hóa thức ăn của nhu động ruột, dạ dày.

Cách thực hiện: 

  • Xoa bàn tay, làm ấm lòng bàn tay, khép sát các ngón tay, đặt tay ngang ngay sát vùng rốn rồi bắt đầu ấn nhẹ, xoa bụng theo chiều kim đồng hồ.
  • Chúng ta bắt đầu massage từ rốn rồi lại lan ra xung quanh bụng, thực hiện liên tục đều tay từ 10 – 15 phút mỗi ngày. 

3.10 Chữa khó tiêu đầy bụng bằng cách xoa bóp huyệt tam tiêu

Một trong những cách trị chứng khó tiêu đầy bụng tại nhà hiệu quả nhưng lại ít  người biết đến là xoa bóp huyệt tam tiêu. Biện pháp này khá đơn giản, dễ thực hiện và cũng đem lại cho người bệnh nhiều dấu hiệu tích cực.

Khó tiêu đầy bụng 9

Xoa tam tiêu giúp giảm chứng khó tiêu đầy bụng

Cách thực hiện như sau:

  • Điều chỉnh tư thế cho phù hợp, ngồi thõng chân hoặc nằm hơi chống chân.
  • Xoa hạ tiêu( vùng bụng bên dưới ): Trước hết chúng ta nắm một bàn tay lại, tay kia úp lên trên tay nắm rồi xoa theo chiều kim đồng hồ từ 10 – 20 lần rồi thực hiện tương tự theo chiều ngược lại. 
  • Xoa trung tiêu( vùng bụng trên dạ dày, ruột non, tụy tạng…): Vẫn thực hiện động tác nắm một bàn tay, tay kia úp lên trên bàn tay nắm. Xoa tương tự như đối với xoa hạ tiêu.
  • Vuốt cạnh sườn: Vuốt xương sườn từ dưới cùng đến vùng mỏm xương ức, mỗi bên 10 lần dùng tác động đến gan và lách.
  • Xoa thượng tiêu (vùng ngực phần tim, phổi…): Xòe một bàn tay áp lên ngực, tay kia đan chồng lên. Thực hiện xoa theo một chiều từ 10 – 20 lần rồi thực hiện tương tự ngược lại. 

>>>Xem thêm: Hay Bị Đầy Bụng Có Nguy Hiểm Không, Làm Thế Nào Để Điều Trị

4. Một số lưu ý khi chữa khó tiêu đầy bụng tại nhà

Khi áp dụng thực hiện cách chữa khó tiêu đầy bụng tại gia, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Chỉ áp dụng những biện pháp trên cho trường hợp bệnh nhân mắc chứng khó tiêu đầy bụng xuất hiện độc lập do những thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh, chế độ dinh dưỡng không phù hợp.
  • Phải kiên trì thực hiện đồng thời tích cực thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống khoa học thì mới có hiệu quả điều trị tốt.
  • Không nên tiếp tục ăn, sử dụng các thực phẩm dễ gây chướng bụng đầy bụng như cà phê, pho mát, các loại đậu, súp lơ… 
  • Không sử dụng thực phẩm cay nóng, rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có gas tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Không nên ăn quá muộn, ăn quá nhanh khiến không khí lọt vào dạ dày, đường ruột làm bụng càng khó chịu. 
  • Tránh sử dụng các thực phẩm nhiều đường như mứt, bánh kẹo, sữa và các sản phẩm từ sữa. 
  • Bệnh nhân nên tăng cường sử dụng các loại rau củ quả, trái cây tươi giàu vitamin và chất xơ, các thực phẩm giàu đạm như thịt cá, trứng kèm với tỏi để chống đầy hơi. 

5. Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Khó tiêu đầy bụng 10

Nếu bệnh kéo dài còn kèm theo nhiều triệu chứng khác thì nên nhanh chóng đến thăm khám bác sĩ

Trường hợp tình trạng khó tiêu đầy bụng của bạn xuất hiện đơn lẻ không kèm theo triệu chứng khác thì có thể áp dụng những biện pháp trên. Nếu hiện tượng này có các biểu hiện dưới đây thì bạn nên nhanh chóng thăm khám để bác sĩ tìm rõ nguyên nhân:

  • Sau khi áp dụng phương pháp điều trị tại nhà một thời gian nhưng không thấy kết quả mà có xu hướng kéo dài liên tục và nghiêm trọng hơn thì nên nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ.
  • Tình trạng này còn kèm theo các triệu chứng như thay đổi thói quen đại tiện, có thay đổi khuôn phân hoặc phân không thành khuôn. Hay bị sôi bụng, có thể đôi lúc sờ bụng có thể thấy những u cục nổi lên dọc theo đại tràng. Đau bụng dữ dội, lúc thì táo bón lúc tiêu chảy, sụt cân đột ngột; đi cầu ra máu; phân đen, có mùi thối. Sốt cao, không thèm ăn, kèm theo nôn ói thường xuyên.  

 

6. Các thuốc trị chứng khó tiêu đầy bụng

Thuốc uống sau bữa ăn (1 giờ):

– Thuốc chứa chất hấp thu khí: Carbophos, Smecta…

– Thuốc dạng viên sủi bọt: Normogastryl, Orthogastrin, Alka-Seltzer.

Thuốc uống trước bữa ăn: thường 3 lần/ngày

– Thuốc giúp điều hòa nhu động: Metoclopramid, Domperidon (Motilium-M), Cisaprid (Prepulsid).

– Thuốc là những men tiêu hóa: Các men tiêu hóa cũng được coi là thuốc giúp tiêu hóa, nó được chiết xuất từ các cơ quan súc vật heo, bò, có được trong các chế phẩm hỗn hợp gồm nhiều những loại enzyme. Nên uống ngay trước bữa ăn để tăng hiệu quả.

– Thuốc là mật hoặc làm tăng tiết mật tại gan: (còn trị táo bón).

+ Mật: Deschophyline, Spasmenzyme, Biliflurine.

+ Thuốc giúp lợi mật (cholérétiques): có tác dụng tăng làm sản xuất mật bằng cách kích thích gan tiết ra mật.

Trị khó tiêu đầy bụng, táo bón, giải độc gan.

Chống chỉ định: bệnh nhân suy gan, tắc nghẽn đường mật.

+ Thuốc thông mật: (Cholagogues)

Không gây ảnh hưởng đến tế bào gan và có khả năng sản xuất mật tác dụng kích thích làm túi mật co bóp, làm giãn nở ống dẫn mật để tống mật có sẵn vào ruột. Gồm có:

– Natrium Thiosulfat (Hyposulfène, Sagofène)

– Sorbitol (Sorbitol Delalande).

 

Trên đây là những loại thuốc mà người mắc chứng khó tiêu đầy bụng có thể sử dụng để cải thiện tình trạng rối loạn. Liều lượng và cách uống cần nên hỏi dược sĩ, nhân viên bán thuốc tại các nhà thuốc, quầy thuốc để được hướng dẫn dùng đúng.

Những điều cần chú ý khi sử dụng thuốc khó tiêu đầy bụng

 

  • Bệnh nhân nên quan tâm đến cách ăn uống, sinh hoạt để tránh chứng khó tiêu đầy bụng như ăn chậm, nhai kỹ, tạo những yếu tố thoải mái trong bữa ăn, tránh dùng những loại thực phẩm mà gây chứng khó tiêu như thức ăn chiên quá nhiều dầu mỡ, không lạm dụng những chất như rượu, cà phê, thuốc lá, những gia vị gây kích thích, gây tiết nhiều acid.
  • Chỉ nên dùng thuốc trên trong khoảng 5-7 ngày, nếu các chứng khó tiêu đầy bụng không cải thiện rõ rệt ta nên đi thăm khám bác sĩ.

         Có một số trường hợp rất cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, nếu chậm trễ trong chẩn đoán           sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Đó là những người đã ngoài 45 tuổi, các triệu chứng khó tiêu đầy               bụng ở những người này có thể dẫn đến khởi đầu của bệnh viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày. Hoặc ở             những bệnh nhân có dấu hiệu sụt cân, đi tiêu phân đen, bị vàng da, nuốt khó.

  • Đối với những loại thuốc nói chung trong đó có thuốc trị khó tiêu đầy bụng, khi dùng cần phải biết rõ những điều thận trọng. Nếu dùng thuốc dạng viên sủi bọt kháng acid, bệnh nhân cần biết rằng thuốc dạng này luôn chứa natri. Người đang kiêng muối (như những người bị bệnh tăng huyết áp, bác sĩ dặn ăn nhạt không được ăn mặn, kiêng ăn mặn hay kiêng muối thực chất là kiêng natri) nên tránh không được dùng thuốc dạng sủi bọt chứa natri.

 >>>Xem thêm: Đầy Bụng Chướng Hơi, Chữa Trị Hiệu Quả Với 5+ Dược Liệu

Qua bài viết trên, Dược sĩ, Bác sĩ Scurma Fizzy đã giúp bạn đọc có thể hiểu hơn phần nào về triệu chứng khó tiêu đầy bụng rồi phải không? Vậy thì hãy cố gắng khắc phục những thói quen xấu, tự tạo cho mình lối sống lành mạnh để khỏe mạnh các bạn nhé! Scurma hy vọng những thông tin này sẽ giúp có những kiến thức quan trọng về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị và biện pháp phòng tránh khó tiêu đầy bụng nhé!

Nếu quý vị và các bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi Hotline: 18006091 để nhận được sự chăm sóc, giải đáp một cách nhanh chóng và hài lòng nhất. Rất hân hạnh được phục vụ quý vị và các bạn!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091