Tìm Hiểu Về Xét Nghiệm Máu HP Có Chính Xác Không

Tìm Hiểu Về Xét Nghiệm Máu HP Có Chính Xác Không

Xét nghiệm máu HP có chính xác không và ngoài xét nghiệm máu thì chúng ta còn có những phương pháp nào để khẳng định sự có mặt của vi khuẩn HP trong dạ dày? Đây là những câu hỏi được đặt ra khá nhiều ở bệnh nhân đau dạ dày, khi mà tỉ lệ mắc vi khuẩn HP là rất cao trong cộng đồng. Cùng Scurma Fizzy tìm hiểu những kiến thức về vi khuẩn HP và câu trả lời cho câu hỏi xét nghiệm máu HP có chính xác không nhé!

1. Tìm hiểu về vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là vi khuẩn gram (-) sinh sống và phát triển trong dạ dày người. Vi khuẩn HP có hình dấu phẩy, một đầu có túm roi (3-5 roi) giúp chúng di chuyển trong môi trường nhớt, chúng thường đứng thành đám. Vi khuẩn HP có thể sống trong môi trường dạ dày vì có thể sản xuất urease, các urease sẽ chuyển ure thành amoniac giúp trung hòa acid trong dạ dày tạo môi trường sống thuận lợi cho chúng.

Vi khuẩn HP dương tính là thuật ngữ để chỉ tình trạng vi khuẩn HP tồn tại trong niêm mạc dạ dày nên chúng còn có tên gọi khác là vi trùng bao tử. Cấu tạo cơ thể của H. pylori làm cho chúng rất di động, giúp chúng có khả năng xâm nhập qua lớp chất nhầy và phá hoại biểu mô dạ dày, đặc biệt là khoảng gian bào. Vi khuẩn HP tiết urease mạnh, và việc đứng thành đám khiến nồng độ enzyme này càng cao tại điểm chúng đang bám. Amoniac được tạo ra sau khi phân hủy ure khiến pH dạ dày tăng, có những chỗ pH lên đến 6.5, ngoài ra amoniac còn gây độc trực tiếp cho tế bào niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn HP còn gây ra giảm chất nhầy bảo vệ thành dạ dày khiến cho acid tác động trực tiếp lên thành dạ dày. Sự kết hợp các yếu tố trên khiến dạ dày bị viêm loét và làm trầm trọng thêm các bệnh lý dạ dày khác. Ngoài urease, vi khuẩn HP còn tiết ra các loại enzyme như catalase, protease, ngoại độc tố…

xét-nghiệm-máu-hp-có-chính-xác-không2

Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

1.1. Đường lây truyền của vi khuẩn HP dạ dày

Vi khuẩn HP dễ lây truyền, chúng ta có thể nhiễm HP theo 3 con đường như sau:

– Đường miệng – miệng: Đây là con đường lây truyền chính của vi khuẩn H. Pylori. Đường lây lan này thường do người lành tiếp xúc nước bọt hoặc dịch tiết đường tiêu hóa của người mắc bệnh. Khả năng lây nhiễm theo đường miệng – miệng cao vì đa số chúng ta hay ăn uống và sinh hoạt tập thể. Nếu trong gia đình có người nhiễm HP thì rất có thể các thành viên khác trong gia đình cũng sẽ nhiễm.

– Đường phân – miệng: Vi khuẩn đào thải qua phân ra môi trường bên ngoài môi trường cộng đồng. Thói quen ăn uống sinh hoạt mất vệ sinh là yếu tố chính cho đường lây truyền này.

– Đường khác:  là đường lây truyền gián tiếp qua thiết bị y tế như nội soi dạ dày, soi tai mũi họng, dụng cụ nha khoa,… do khám chung và các thiết bị không được vệ sinh tiệt trùng kỹ lưỡng.

Lây từ nước bọt người bệnh trong quá trinh sinh hoạt, ăn uống

Đường lây truyền miệng – miệng là đường lây phổ biến

1.2. Những đối tượng nào dễ bị nhiễm vi khuẩn HP?

Nguy cơ nhiễm HP ở hầu hết mọi đối tượng, tỷ lệ nhiễm HP trên thế giới khá cao chiếm khoảng 50% dân số. Tuy nhiên tỷ lệ mắc các bệnh lý về dạ dày còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, thói quen sinh hoạt, chất lượng cuộc sống,… Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị nhiễm HP cao khi có bố mẹ hoặc người thân nhiễm khuẩn do thói quen hôn môi, mớm thức ăn cho trẻ,…

Người bị nhiễm HP không có biểu hiện hay triệu chứng nào trên đường tiêu hóa cho đến khi chúng gây ra các bệnh lý về đường tiêu hóa. Nhưng không phải mọi trường hợp viêm loét dạ dày, đau dạ dày, ung thư dạ dày… đều bị nhiễm vi khuẩn HP. Vì vậy chúng ta thường kiểm tra vi khuẩn HP có trong dạ dày không để tìm được phác đồ điều trị đúng cho các bệnh dạ dày.

Trong các phương pháp xét nghiệm thì phương pháp xét nghiệm máu là loại có giá thành rẻ, dễ chịu và cho kết quả nhanh nhất. Nhưng xét nghiệm máu HP có chính xác không? Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu xét nghiệm máu HP là gì và nên thực hiện xét nghiệm này khi nào nhé.

>>>> Xem thêm: Hp Trong Bao Tử, Làm Gì Để Phòng Ngừa Và Tiêu Diệt?

2. Xét nghiệm máu HP là gì? – Xét nghiệm máu để xác định có vi khuẩn HP thì có chính xác không?

Khi bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn HP cơ thể sẽ sinh ra kháng thể kháng HP, loại kháng thể này tồn tại trong máu và được phát hiện bằng xét nghiệm tìm kháng thể. Khi xét nghiệm máu cho kết quả có kháng thể HP trong máu có nghĩa là bạn đã bị nhiễm vi khuẩn HP. Đây là loại xét nghiệm phổ biến có mặt ở hầu hết cơ sở khám chữa bệnh và có giá thành hợp lý, ít gây khó chịu.

xét-nghiệm-máu-hp-có-chính-xác-không4

Xét nghiệm máu HP là gì?

2.1. Xét nghiệm máu HP có chính xác không?

Thực tế bất kỳ phương pháp xét nghiệm nào cũng có sai lệch, quan trọng là nhiều hay ít. Với xét nghiệm máu tìm HP chúng được ưa chuộng bởi các ưu điểm:

– Phương pháp xét nghiệm không xâm lấn, giúp bác sĩ chẩn đoán và phát hiện vi khuẩn HP một cách dễ dàng và nhanh chóng. Chỉ cần tuân thủ một số điều kiện trước khi tiến hành lấy mẫu máu xét nghiệm.

– Giá thành rẻ, người bệnh không chịu nhiều đau đớn, khó chịu. Kỹ thuật hầu như có thể thực hiện ở các phòng xét nghiệm và trung tâm xét nghiệm gần nhất.

– Xét nghiệm máu tìm HP được thực hiện bằng xét nghiệm ELISA, đây là xét nghiệm có độ đặc hiệu cao lên đến 90% và độ nhạy từ 60% – 90%. Do đó xét nghiệm HP qua máu cho phép xác định được việc kháng thế HP có tồn tại trong máu hay không.

Vì nhiều ưu điểm như vậy nên người bệnh sẽ nảy sinh thắc mắc, đó là liệu xét nghiệm máu HP có chính xác không. Rất tiếc là việc tìm thấy kháng thể HP trong máu không thể khẳng định rằng dạ dày chúng ta đang nhiễm khuẩn HP, tức không thể khẳng định dạ dày tá tràng chúng ta đang bị tổn thương do nhiễm khuẩn HP.

Do đó độ chính xác của phương pháp xét nghiệm máu tìm HP không quá cao. Bởi kháng thể kháng HP vẫn có thể tồn tại trong máu sau nhiều tháng sau khi điều trị kể cả khi các xét nghiệm khác cho thấy đã loại bỏ được hoàn toàn HP, do đó khả năng dương tính giả khá cao. Có nghĩa là khi bạn bị tổn thương dạ dày do nhiễm HP và đã tiêu diệt thành công thì khi xét nghiệm máu tìm HP vẫn cho kết quả có kháng thể HP trong máu dẫn đến việc chẩn đoán sai gây ảnh hưởng đến liệu trình điều trị bệnh.

Nếu bạn đã điều trị thành công mà lại vì kết quả xét nghiệm máu HP dương tính mà tiếp tục điều trị thì sẽ gây ra nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe và kinh tế. Việc sử dụng kháng sinh với phác đồ kéo dài gây ảnh hưởng rất lớn lên cơ thể, đặc biệt là đường tiêu hóa với triệu chứng tiêu chảy. Lý do là vì kháng sinh tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi trong ruột. Bệnh nhân không hấp thụ được chất dinh dưỡng từ thức ăn vì thức ăn không giữ được lâu trong ruột để các chất dinh dưỡng kịp vào máu. Sức khỏe bệnh nhân có thể bị giảm sút nghiêm trọng, sức đề kháng suy yếu có thể là cơ hội cho rất nhiều tác nhân gây bệnh khác tấn công, gây ra rất nhiều hệ lụy trong tương lai.

Ngoài ra việc sử dụng kháng sinh liên tục theo phác đồ cũng rất tốn kém, gây ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình và xã hội. Cũng có các trường hợp không thể tiếp tục điều trị do vấn đề kinh tế, sử dụng kháng sinh không đủ liệu trình cũng gây ra kháng kháng sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân trong tương lại. Tóm lại đây là nhược điểm lớn nhất của xét nghiệm máu tìm HP. Mặt khác vi khuẩn HP còn có thể tìm thấy ở một số cơ quan khác trên cơ thể mà ở đó chúng không thể gây ra các bệnh lý về đường tiêu hóa.

Vì không có độ chính xác cao nên xét nghiệm máu HP không phải là xét nghiệm được khuyến cáo trong việc theo dõi và điều trị HP. Cho đến nay, xét nghiệm máu HP không cung cấp được các thông tin cần thiết cho việc quyết định điều trị diệt trừ HP, do đó ngày càng ít được dùng trên lâm sàng. Xét nghiệm máu HP được xem xét trong một số trường hợp các xét nghiệm khác (test hơi thở, nội soi, xét nghiệm qua phân) cho kết quả âm tính giả như: viêm loét dạ dày có chảy máu, u lympho MALT, bệnh nhân đang sử dụng thuốc giảm tiết acid (loại ức chế bơm proton PPI), người bị viêm teo dạ dày cần phải theo dõi thường xuyên và thăm khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện nguy cơ bị loạn sản (giai đoạn tiền ung thư)… Xét nghiệm máu HP chủ yếu sử dụng trong các nghiên cứu dịch tễ với các quần thể khác nhau cần ngưỡng chẩn đoán khác nhau.

Như vậy để trả lời cho câu hỏi xét nghiệm máu HP có chính xác không, câu trả lời đó là không nên chỉ tiến hành đơn độc xét nghiệm máu mà nên sử dụng kết quả xét nghiệm máu cùng với các xét nghiệm khác để độ chính xác đạt cao nhất có thể.

xét-nghiệm-máu-hp-có-chính-xác-không5

Xét nghiệm máu HP có chính xác không?

2.2. Xét nghiệm máu HP có chính xác không – Các lưu ý

– Trước khi lấy mẫu máu để xét nghiệm thì bệnh nhân không nên ăn.

– Vì như câu trả lời cho thắc mắc liệu xét nghiệm máu HP có chính xác không ở trên, kết quả xét nghiệm máu chỉ nên tham khảo và bệnh nhân nên làm thêm phương pháp nội soi để có được chẩn đoán chính xác liệu bệnh nhân có bị nhiễm HP dạ dày không để có phác đồ điều trị thích hợp.

>>>> Xem thêm: Top 9 Thuốc Tốt Nhất Thường Xuyên Được Lựa Chọn Để Trị Hp

3. Khái quát về các phương pháp xét nghiệm phát hiện HP chính xác nhất hiện nay

Sau khi có câu trả lời cho câu hỏi xét nghiệm máu HP có chính xác không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các phương pháp xét nghiệm có kết quả đáng tin cậy hơn đang được áp dụng hiện nay. Có nhiều phương pháp xét nghiệm tìm HP trong dạ dày, mỗi phương pháp điều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Các phương pháp này sẽ được chỉ định phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân và cơ sở vật chất của cơ sở y tế. Có thể chia các phương pháp này thành hai nhóm chính là phương pháp xét nghiệm HP có xâm lấn và phương pháp xét nghiệm HP không xâm lấn.

3.1. Phương pháp xét nghiệm tìm HP có xâm lấn – nội soi dạ dày

Phương pháp nội soi dạ dày sau đó lấy mẫu sinh thiết làm xét nghiệm clo-test chẩn đoán HP là phương pháp được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Sau khi thực hiện thủ thuật nội soi để lấy mẫu sinh thiết, cho mẫu bệnh phẩm vào 1 ống nghiệm nhỏ. Với dung dịch mẫu thử trong ống nghiệm này chúng ta có thể thực hiện các phương pháp test khác nhau để xác định sự có mặt của vi khuẩn HP.

xét-nghiệm-máu-hp-có-chính-xác-không6

Phương pháp nội soi dạ dày

3.1.1. Test urease

 Dùng thuốc thử urease đã chuẩn bị cho vào mẫu bệnh phẩm. Nếu dung dịch chuyển sang màu hồng cánh sen là kết quả test HP dương tính.

Đây là phương pháp toàn diện ngoài tìm HP thì nội soi có thể phát hiện những tổn thương ở thành dạ dày, giúp cho việc chẩn đoán và điều trị hiệu quả hơn. Test urease dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí, và cho kết quả nhanh chóng với độ tin cậy của phương pháp này là 85-90% và độ đặc hiệu là 95-98%. Tuy nhiên xét nghiệm này không đánh giá được mức độ viêm nhiễm, một vài trường hợp sẽ cho kết quả dương tính giả, hoặc do một vài loại vi khuẩn cũng có thể tiết được men urease. Như đã nói ở phần giải đáp xét nghiệm máu HP có chính xác không, khi nghi ngờ kết quả dương tính giả thì xét nghiệm máu sẽ được chỉ định để chẩn đoán được chính xác hơn.

3.1.2. Nuôi cấy vi khuẩn

Sử dụng tế bào niêm mạc dạ dày trong sinh thiết nghiền cùng với nước nuôi sinh lý và được nuôi cấy trong môi trường 37 độ C. Sau 3 ngày, nếu xuất hiện khuẩn lạc khuẩn tròn và bắt sáng rõ thì mẫu sinh thiết là dương tính với HP.

Đây là phương pháp có độ đặc hiệu cao nhất 100%. Có thể cho biết được chuẩn vi khuẩn HP, mật độ vi khuẩn và có thể thực hiện kháng sinh đồ hiệu quả dựa vào kết quả xét nghiệm. Tuy nhiên thời gian làm xét nghiệm dài, chi phí thực hiện xét nghiệm cũng không nhỏ và chỉ được thực hiện ở một số bệnh nhân khi có chỉ định của bác sĩ.

3.1.3. Xét nghiệm mô bệnh học

Sử dụng mô bệnh học được lấy ra trong quá trình nội soi, sau đó nhuộm màu và quan sát dưới kính hiển vi. Vi khuẩn HP sẽ nằm trong các khe của niêm mạc dạ dày. Tùy vào các phương pháp nhuộm sử dụng sẽ có những màu sắc đặc trưng để tìm vi khuẩn HP. Phương pháp thực hiện đơn giản, cho kết quả nhanh, ít tốn chi phí và độ chính xác cao. Tuy nhiên kết quả phụ thuộc rất nhiều và kỹ năng của người kỹ thuật viên.

3.2. Phương pháp xét nghiệm tìm HP không xâm lấn

3.2.1. Test hơi thở

Đây là phương pháp tìm HP không xâm lấn được sử dụng nhiều nhất hiện nay, có độ chính xác cao, dễ thực hiện, chi phí thấp. Tuy nhiên không dùng cho những bệnh nhân có cơ địa dị ứng với đồng phân phóng xạ C13 và C14. Đặc biệt với đồng phân C14 là một chất có thể gây chậm phát triển ở trẻ em và thai nhi nên không thể sử dụng cho trẻ em, phụ nữ đang trong giai đoạn có thai và cho con bú.

Lưu ý là phải ngưng sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm tiết acid dạ dày, hoặc thuốc trung hòa acid dạ dày để không làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Nếu bệnh nhân không tuân thủ việc ngưng dùng thuốc thì có khả năng xảy ra dương tính giả. Như đã nói ở phần giải đáp xét nghiệm máu HP có chính xác không, khi kết quả bị nghi ngờ là dương tính giả do các nguyên nhân chủ quan và khách quan thì xét nghiệm máu sẽ được chỉ định để kết quả được chính xác hơn.

Phương pháp test hơi thở tìm HP

Phương pháp test hơi thở với độ chính xác cao

3.2.2. Xét nghiệm phân tìm kháng nguyên HP

Là phương pháp xác định sử dụng sử có mặt của HP bằng cách xác định kháng nguyên của vi khuẩn HP lần trong phân – đây là kháng nguyên được hệ thống miễn dịch tiết ra khi có thể bị tấn công bởi vi khuẩn. Đây là phương pháp có độ chính xác cao và có thể sử dụng cho bất kỳ đối tượng bệnh nhân nào. Tuy nhiên phương pháp này cho kết quả chậm gây bất tiện cho quá trình chẩn đoán, tốn chi phí cho bệnh nhân. Và vì mẫu bệnh phẩm là phân nên không đảm bảo vệ sinh, và mẫu bệnh phẩm được bệnh nhân trực tiếp lấy tại nhà nên không đảm bảo được bảo cho mẫu bệnh phẩm theo đúng quy định trước khi tiến hành xét nghiệm.

>>>> Đọc thêm: Viêm Dạ Dày Có Dương Tính Với Hp Thì Điều Trị Theo Phác Đồ Nào?

Và đó là những thông tin được Scurma Fizzy tổng hợp về vấn đề xét nghiệm máu HP có chính xác không cùng với những phương pháp xét nghiệm khác. Hi vọng những giải đáp trên sẽ giúp độc giả có các nhìn tổng quát hơn về xét nghiệm HP, cũng như trả lời cho câu hỏi xét nghiệm máu HP có chính xác không khi mà hiện nay đây vẫn là một xét nghiệm phổ biến và dễ tiếp cận.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE 1800 6091, để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe miễn phí, cũng như theo dõi chúng tôi để xem được nhiều bài viết chia sẻ từ các chuyên gia đầu ngành về bệnh dạ dày. Scurma Fizzy là lựa chọn đơn giản và tiết kiệm giúp bạn có một dạ dày khỏe mạnh. Tìm hiểu thêm nhiều thông tin chi tiết về sản phẩm hỗ trợ dạ dày đã được đánh giá hiệu quả ngay tại đây.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091