Cách Chữa Đầy Bụng Cho Bà Bầu, Những Điều Hữu Ích Cần Nắm Rõ

Cách Chữa Đầy Bụng Cho Bà Bầu, Những Điều Hữu Ích Cần Nắm Rõ

Mang thai là giai đoạn cơ thể có những thay đổi lớn mà bà bầu cần phải chăm sóc bản thân nhiều nhất có thể. Nếu không có đủ kiến thức sinh sản và sự chăm sóc phù hợp, bà bầu có thể phải đối mặt với một số vấn đề không chỉ gây hại cho chính bản thân mà còn ảnh hưởng đến thai nhi. Một trong những vấn đề phổ biến mà các bà bầu gặp phải trong quá trình mang thai là chứng đầy bụng. Cách chữa đầy bụng cho bà bầu cũng là một câu hỏi được hầu hết các mẹ bầu đặt ra. 

Vậy để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và những vấn đề liên quan đến cách chữa đầy bụng cho bà bầu, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích xung quanh về vấn đề này.

1. Nguyên nhân gây ra tình trạng bà bầu bị đầy bụng

nguyen-nhan-1

Một số nguyên nhân gây nên chứng đầy bụng ở bà bầu

Nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng đầy bụng khi mang thai là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Hormone progesterone được tiết ra trong thời kỳ mang thai được chứng minh có khả năng làm giãn cơ trong toàn bộ cơ thể bao gồm các cơ đường tiêu hóa khiến tiến trình diễn biến của hoạt động tiêu hóa bị chậm đi. Lúc này, thức ăn trong ống tiêu hóa lưu lại lâu hơn. Nghiên cứu thực tế cho thấy lượng thức ăn lưu lại trong ruột tăng lên 30%. Điều này làm cho bà bầu có cảm giác đầy bụng sau khi ăn. Ngoài ra, quá trình tiêu hóa chậm lại cũng gây ra các vấn đề tiêu hóa khác như ợ hơi và táo bón.

Ngoài yếu tố thay đổi nội tiết tố khi mang thai, một số nguyên nhân gây ra chứng đầy bụng ở bà bầu như:

  • Chế độ ăn uống: Trong quá trình mang thai, bà bầu thường có cảm giác đói và thèm ăn. Trong đó, một số loại thức ăn và đồ uống mà bà bầu tiêu thụ có khả năng gây ra chứng đầy bụng. Thêm vào đó, các bà bầu với suy nghĩ ăn nhiều để cung cấp nhiều dinh dưỡng cho thai nhi cũng như chế độ sinh hoạt ít vận động khiến cho tình trạng đầy bụng xảy ra. Với chế độ ăn quá nhiều và ít vận động còn khiến bà bầu tăng cân nhiều và dẫn đến béo phì. 
  • Bệnh tiểu đường thai kỳ: Sự hiện diện của mức đường huyết cao trong thai kỳ được gọi là bệnh tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ thường xảy ra trong ba tháng cuối của thai kỳ, là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đầy bụng.
  • Sự phát triển của thai nhi: Khi thai nhi phát triển và lớn dần lên sẽ đẩy dạ dày lên phía trên và chèn ép ruột khiến mẹ bầu luôn cảm thấy mệt mỏi, đầy bụng, ợ nóng. Mẹ bầu sẽ cảm nhận được cơ thể nặng nề, mỏi mệt trong những tuần cuối của thai kỳ. Kéo theo đó là tình trạng khó thở, đầy bụng, ăn không tiêu cũng xuất hiện thường xuyên hơn.
  • Tác dụng phụ của việc uống sắt: Bổ sung sắt cũng là một nguyên nhân phổ biến gây đầy bụng trong thai kỳ. Việc bổ sung những loại Sắt khó hấp thu sẽ dẫn đến trong quá trình tiêu hóa sắt bị giữ lại và liên kết với các chất không tiêu hóa khác là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu hóa chậm và táo bón xảy ra ở các mẹ bầu.

2. Triệu chứng đầy bụng ở bà bầu

Sự tích tụ thức ăn trong hệ tiêu hóa gây đầy bụng ở bà bầu có thể xuất hiện một số triệu chứng như: 

  • Đau phần bụng phần trên
  • Chướng bụng
  • Chán ăn, cảm giác ăn nhanh no
  • Đầy hơi
  • Táo bón
  • Chuột rút
  • Tức ngực
trieu-chung-2

Triệu chứng đau bụng phần trên ở bà bầu

3. Chứng đầy bụng ở bà bầu có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Thai nhi được bảo vệ an toàn bởi nước ối trong tử cung nên các triệu chứng khó chịu mà đầy bụng mang lại cho bà bầu không gây ra bất kỳ nguy hại tiềm ẩn nào. Ngoài ra, các triệu chứng đầy bụng cũng biến mất nhanh chóng nếu bà bầu biết cách khắc phục hợp lý và khoa học.

Tuy nhiên, chứng đầy bụng có thể khiến mẹ bầu chán ăn dẫn đến không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho thai nhi trong bụng. Ngoài ra, các triệu chứng đầy bụng xảy ra với tần suất thường xuyên sẽ làm bà bầu cảm thấy lo lắng và không thoải mái. Trong khi đó, thời kì mang thai là thời gian nhạy cảm cần được quan tâm chăm sóc đặc biệt nhất vì vậy cần phải tìm đến các cách chữa đầy bụng cho bà bầu nhằm giúp bà bầu luôn ở trạng thái tâm lý thoải mái trong quá trình mang thai. 

>>>> Tìm hiểu thêm: Khi Đang Mang Thai 3 Tháng Đầu, Mẹ Bầu Bị Đầy Bụng Có Gì Nguy Hiểm Không?

4. Sử dụng thuốc có phải là cách chữa đầy bụng cho bà bầu hiệu quả và an toàn?

 cach-chua-day-bung-cho-ba-bau-3

Bà bầu có nên lựa chọn sử dụng thuốc điều trị chứng đầy bụng hay không?

Các nhà khoa học khuyến cáo rằng không nên sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai trừ khi cần thiết vì nhiều loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi. Nghiên cứu chứng minh 2-3% các dị tật bẩm sinh là do các loại thuốc được sử dụng để điều trị các rối loạn hoặc triệu chứng trong thời kỳ mang thai.

Thuốc có thể đi vào cơ thể người mẹ qua nhau thai-con đường đưa oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Vì vậy, việc sử dụng thuốc có thể gây hại cho chính thai nhi.

Việc sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến thai nhi theo một số cách như:

  • Thuốc có thể tác động trực tiếp lên thai nhi, gây tổn thương, phát triển bất thường dẫn đến dị tật bẩm sinh hoặc tử vong.
  • Thuốc có thể làm thay đổi chức năng của nhau thai, làm giảm việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi từ người mẹ. Kết quả là em bé sinh ra có thể nhẹ cân và kém phát triển.
  • Thuốc có thể khiến cơ tử cung co bóp mạnh, gián tiếp làm tổn thương thai nhi bằng cách giảm lượng máu cung cấp hoặc gây ra chuyển dạ và sinh non.

Mặt khác, đầy bụng được nghiên cứu là tình trạng xảy ra ở hầu hết các bà bầu trong quá trình mang thai và có thể thuyên giảm bằng việc hình thành chế độ ăn uống khoa học. Tuy nhiên, nếu bà bầu cảm thấy quá khó chịu hay xuất hiện những triệu chứng chứng đầy bụng trầm trọng hơn nên đến các cơ sở khám chữa bệnh để được tư vấn và điều trị kịp thời. Ngoài ra, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào (kể cả thuốc không kê đơn) hoặc thực phẩm chức năng, phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ.

5. Một số cách chữa đầy bụng cho bà bầu đơn giản

5.1. Xây dựng thói quen sống khoa học là cách chữa đầy bụng cho bà bầu 

Một số thói quen khoa học đem lại hiệu quả trong việc giảm thiểu chứng đầy bụng mà bà bầu cần lưu ý trong quá trình mang thai:

  • Cắt giảm đường tinh chế: Tránh sử dụng các loại nước trái cây chế biến sẵn, nước ngọt và một số đồ uống có chứa các chất kích thích như cà phê và trà. Việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây ra chứng đầy bụng và bệnh lý tiểu đường trong thai kỳ.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ: Thay vì tập trung vào 3 bữa ăn lớn trong ngày tạo áp lực lên hệ tiêu hóa, bà bầu nên chia nhỏ thành 5 hoặc 6 bữa ăn nhỏ. Bà bầu cũng cần tạo thói quen tốt khi ăn như ăn chậm, nhai kỹ.
  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ rất hữu ích trong việc tiêu hóa thức ăn. Một số thực phẩm giàu chất xơ gồm cà rốt, táo, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh. Những thực phẩm này điều hòa nhu động ruột giúp loại bỏ chứng đầy bụng, vì vậy trong quá trình mang thai bà bầu cần bổ sung nhiều  trái cây và rau quả giàu chất xơ.
  • Hạn chế đồ ăn dầu mỡ, cay, nóng, thực phẩm đóng hộp: Đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ hay đồ ăn cay nóng làm trầm trọng thêm tình trạng đầy bụng khó tiêu và ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Ngoài ra, các loại thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn chứa nhiều phụ gia như xúc xích, mì tôm không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể và không tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu.
  • Xây dựng nhật ký ăn uống hàng ngày: Khi xảy ra tình trạng đầy bụng thường xuyên và không chắc chắn nguyên nhân gây ra, mẹ bầu hãy tạo thói quen ghi lại nhật ký ăn uống hàng ngày. Từ đó có thể tìm ra nguyên nhân và tránh tiêu thụ loại thực phẩm gây ra chứng khó tiêu. Ngoài ra, thói quen này cũng giúp mẹ bầu theo dõi được thực đơn ăn uống và bổ sung nhóm dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi. Thêm vào đó, mẹ bầu cần thăm khám sức khỏe thai nhi đều đặn trong suốt quá trình mang thai và xin ý kiến tư vấn từ các bác sĩ về một chế độ dinh dưỡng phù hợp trong từng giai đoạn.
  • Tránh xa thuốc lá: Thuốc lá hay khói thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, các chất hóa học độc hại trong thuốc lá còn làm dịch vị dạ dày bị đảo lộn gây lên tình trạng khó tiêu trầm trọng.
  • Tập thể dục: Phụ nữ mang thai nên tránh các bài tập nặng. Đi bộ chậm hay một số bài tập yoga là những bài tập thể dục lý tưởng thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn. Bà bầu nên dành khoảng 15-20 phút vào buổi sáng hoặc sau khi ăn tối để tập thể dục. Việc ngồi trong nhiều giờ sẽ khiến tình trạng đầy bụng xảy ra trầm trọng hơn.
  • Mặc trang phục thoải mái: Mẹ bầu nên chọn cho mình những loại quần áo cũng như chất liệu co giãn thoải mái. Tránh chọn những trang phục gò bó chật chội có thể làm tăng sức ép lên vùng bụng tạo cảm giác khó chịu.
  • Tránh căng thẳng: Căng thẳng không những có thể là nguyên nhân xúc tác tạo nên chứng đầy bụng khó tiêu mà còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của người mẹ cũng như em bé sau khi sinh. Vì vậy trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần kiểm soát căng thẳng, luôn giữ tâm lý vui vẻ và thoải mái.

>>>> Tham khảo thêm: Bật Mí Một Số Mẹo An Toàn, Hiệu Quả Giúp Các Mẹ Bầu Giải Quyết Gọn Đầy Bụng

 cach-chua-day-bung-cho-ba-bau-4

Cần bổ sung trái cây có nhiều chất xơ trong quá trình mang thai

5.2. Cách chữa đầy bụng cho bà bầu bằng một số thực phẩm

Cách chữa đầy bụng cho bà bầu bằng việc sử dụng một số loại thực phẩm ngay tại nhà có thể mang lại tác dụng nhanh và hiệu quả cao đối với các triệu chứng đau hoặc khó chịu do đầy bụng gây ra. Tuy nhiên, những cách này chỉ là giải pháp tham khảo. Quá trình mang thai là khoảng thời gian đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi, vì vậy việc tiêu thụ bất kỳ loại thực phẩm nào trong giai đoạn này cũng cần được mẹ bầu lưu ý và xem xét cẩn thận trước khi sử dụng. 

5.2.1. Cách chữa đầy bụng cho bà bầu bằng đu đủ chín

Đu đủ chín là loại trái cây cực kỳ tốt cho sức khỏe. Trong đu đủ chín có chứa papain-một loại enzyme có lợi cho tiêu hóa có tác dụng chống đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, lycopene được tìm thấy trong đu đủ chín được chứng minh có tác dụng cải thiện các vấn đề tiêu hóa như chứng đầy bụng, làm giảm nguy cơ ung thư, chống oxy hóa, nâng cao sức khỏe tim mạch, chống lại các tổn thương trên da.

 cach-chua-day-bung-cho-ba-bau-5

Đu đủ chín chứa các chất hỗ trợ chữa các chứng đầy bụng ở bà bầu

Trên thực tế, đu đủ chín rất giàu chất dinh dưỡng có lợi cho chế độ ăn uống của bà bầu và cũng có thể có tác dụng trong điều trị chứng ốm nghén, ợ chua và táo bón. 

Thêm vào đó, trong đu đủ chín chứa một số chất dinh dưỡng tốt cho phụ nữ mang thai như beta-caroten, choline, chất xơ, folate, kali, các vitamin A, B, C.

5.2.2. Cách chữa đầy bụng cho bà bầu đơn giản bằng cà rốt

Trong cà rốt có một lượng chất xơ dồi dào, tiêu thụ cà rốt thường xuyên có thể kích thích dạ dày tiết dịch vị, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa giúp bà bầu khắc phục chứng đầy bụng. Cà rốt cũng giúp hạn chế các vấn đề tiêu hóa khác như đầy hơi, táo bón. Thêm vào đó, trong thành phần của cà rốt chứa photpho cũng được chứng minh mang lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa chuột rút khi mang thai.

cach-chua-day-bung-cho-ba-bau-6

Cà rốt hỗ trợ điều trị triệu chứng đầy bụng cho bà bầu

Sử dụng một cốc nước ép cà rốt vào thời điểm đầy bụng sẽ giúp bà bầu giảm nhanh các triệu chứng khó chịu. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể nấu cháo loãng với cà rốt để ngăn ngừa chứng đầy bụng quay trở lại.

5.2.3. Cách chữa đầy bụng cho bà bầu đơn giản và hiệu quả bằng lá trầu không

Lá trầu không là một nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa mang lại hiệu quả trong chữa các bệnh lý như viêm nhiễm, táo bón, tiểu đường, đau đầu và đau lưng.

Đặc biệt, trong lá trầu không có chứa rất nhiều tinh dầu được nghiên cứu có khả năng ức chế nhiều loại vi khuẩn và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhất là đối với các vấn đề tiêu hóa. Vì vậy, chữa đầy bụng cho bà bầu bằng lá trầu không là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn sử dụng. 

cach-chua-day-bung-cho-ba-bau-7

Sử dụng lá trầu không là cách chữa đầy bụng cho bà bầu

Bà bầu có thể sử dụng lá trầu không đắp lên bụng để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do đầy bụng gây ra theo hướng dẫn sau:

  • Nguyên liệu: 1 nắm lá trầu không.
  • Cách thực hiện: Lá trầu không rửa sạch được giã nhuyễn và đắp lên bụng trong khoảng 30 phút. Thực hiện cách này khi xuất hiện chứng đầy bụng khoảng 2 lần/ngày, các triệu chứng khó chịu sẽ giảm dần.

5.2.4. Cách chữa đầy bụng cho bà bầu hiệu quả bằng nước chanh ấm

Trong quả chanh có nhiều loại acid hỗ trợ hoạt động của dạ dày, thúc đẩy nhanh quá trình tiêu hóa. Sau khi dùng bữa, bà bầu nên uống một cốc nước chanh ấm để giảm thiểu các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, sử dụng nước chanh ấm pha với mật ong vào buổi sáng cũng là một phương pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề về tiêu hóa ở bà bầu. 

Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác được thực hiện trên một nhóm nhỏ phụ nữ mang thai cũng cho kết quả rằng nước chanh với hàm lượng vitamin C có tác dụng tăng cường mạch máu, giảm chứng tăng huyết áp do mang thai. 

>>>> Tham khảo thêm: Mẹ Bầu Bị Đầy Bụng Khó Tiêu Cần Biết Những Biện Pháp Khắc Phục Này

5.2.5.Cách chữa đầy bụng cho bà bầu bằng việc ăn táo mỗi ngày

Bà bầu bị xuất hiện các triệu chứng đầy bụng nên ăn táo mỗi ngày. Nghiên cứu đã chứng minh hoạt chất protopectin trong táo có tác dụng kích thích tiêu hóa nhanh và ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Hơn nữa, trong táo còn có pectin có khả năng kích thích nhu động ruột, giúp thúc đẩy quá trình thức ăn di chuyển từ dạ dày xuống ruột non và ruột già nhanh hơn. Điều này làm giảm thiểu triệu chứng đầy hơi chướng bụng ở bà bầu.

5.2.6. Cách chữa đầy bụng bằng sữa chua

Sữa chua luôn là lựa chọn hàng đầu cho các vấn đề về tiêu hóa. Sữa chua chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột có tác dụng cải thiện sự tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dinh dưỡng đường tiêu hóa. Chính vì vậy, ăn sữa chua mỗi ngày là cách đơn giản và hiệu quả giúp giảm các chứng đầy bụng ở bà bầu.

Ngoài ra, sữa chua có chứa thành phần canxi có tác dụng rất quan trọng trong việc hấp thụ vitamin D trong cơ thể và hình thành xương, răng của thai nhi. Bà bầu nên sử dụng khoảng 600 gram sữa chua mỗi ngày để hỗ trợ các vấn về đề tiêu hóa. 

Trên đây là một số thông tin liên quan đến chứng đầy bụng thường gặp ở bà bầu và cách chữa đầy bụng cho bà bầu bằng một số loại thực phẩm. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích xung quanh vấn đề này. 

Liên hệ HOTLINE 1800.6091 để được các chuyên gia Scurma Fizzy tư vấn miễn phí.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091