Mẹo Chữa Đầy Bụng Cho Bà Bầu An Toàn, Đơn Giản Tại Nhà

Mẹo Chữa Đầy Bụng Cho Bà Bầu An Toàn, Đơn Giản Tại Nhà

Đầy bụng trong thời gian mang thai là triệu chứng phổ biến gặp trên 50% mẹ bầu, là nguyên nhân khiến cho các bà bầu than phiền và lo lắng. Phần lớn liên quan đến sự biến động nồng độ hormon trong cơ thể mẹ hoặc do chế độ dinh dưỡng bất hợp lý. Vậy chữa đầy bụng cho bà bầu như thế nào? Tình trạng này có nguy hiểm không? Đây là vấn đề khó khăn mà nhiều mẹ bầu không biết xử trí như thế nào. Hãy cùng đón đọc bài viết dưới đây về mẹo chữa đầy bụng cho bà bầu an toàn, đơn giản tại nhà.

1. Tổng quát về đầy bụng ở bà bầu

Đầy bụng ở bà bầu là tình trạng rất phổ biến, nó làm cho đường tiêu hóa như một quả bóng căng phồng trong bụng. Điều này gây cảm giác khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là ở các bà bầu.

Cùng với táo bón, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích, thì đầy bụng là một trong những hậu quả của hội chứng rối loạn chức năng ruột. Ở bà bầu, đầy bụng hiếm khi là nguyên nhân đáng lo ngại, tuy nhiên nó khá phổ biến.

Trong một nghiên cứu về đầy bụng ở người đang mang thai cho thấy rằng tỷ lệ bà bầu gặp vấn đề này lên đến 49% ở những người tham gia nghiên cứu.

Đầy bụng ở bà bầu là tình trạng đường tiêu hóa bị tích tự khí quá mức gây cản trở quá trình tiêu hóa, sự di chuyển của thức ăn trong đường tiêu hóa. Tình trạng này phần lớn liên quan đến sự rối loạn nồng độ nội tiết tố trong cơ thể khi mang thai hoặc do xuất phát từ chế độ dinh dưỡng không phù hợp.

2. Nguyên nhân gây đầy bụng cho bà bầu

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu rất thường xuyên xuất hiện các triệu chứng đầy bụng, chướng bụng, đầy hơi.  Chúng gây cảm giác khó chịu, làm bà bầu bực mình, ảnh hưởng đến tâm trạng và cuộc sống hàng ngày của cả mẹ và bé. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến bà bầu hay bị đầy bụng? 

Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra chứng đầy bụng ở bà bầu:

2.1. Thay đổi cân bằng nội tiết tố trong quá trình mang thai

Thay đổi nội tiết tố gây đầy bụng ở bà bầu

Thay đổi nội tiết tố gây đầy bụng ở bà bầu

Sự biến đổi nồng độ hormon trong cơ thể bà bầu trong thời gian mang thai là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng chướng bụng, đầy hơi. Cụ thể trong đó là sự tăng nồng độ quá mức của hormon Progesterone.

Hormon này cần thiết trong việc hỗ trợ trong quá trình mang thai và phát triển của thai nhi, giúp giãn các cơ trong cơ thể; đặc biệt là các cơ vùng chậu trong quá trình chuyển dạ. Tuy nhiên, cũng chính tác dụng này tác động lên các cơ của ruột  làm cho chúng chuyển động chậm lại, ngăn cản quá trình di chuyển và tiêu hóa thức ăn.

Tạo điều kiện cho sư tích tự và sinh khí của thức ăn chậm tiêu hóa và kết quả là gây đầy bụng, đầy hơi, ợ hơi ở bà bầu. Điều này có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ táo bón trên phụ nữ trong thời gian mang thai.

>>>> Tìm hiểu thêm: Đầy Bụng Nên Làm Gì Và Những Thắc Mắc Thường Gặp

2.2. Tăng cân quá nhanh trong thai kỳ

Sự phát triển nhanh của thai nhi gây đầy bụng cho bà bầu

Sự phát triển nhanh của thai nhi gây đầy bụng cho bà bầu

Khi càng tiến tới gần những tháng cuối của thai kỳ thì áp lực của tử cung càng gia tăng do sự phát triển ngày càng lớn lên của thai nhi, làm tăng áp lực, chèn ép lên hệ tiêu hóa, lên dạ dày, gây cản trở quá trình tiêu hóa.

Đầy bụng ở bà bầu thường xuất hiện ở 3 tháng đầu thai kỳ và có thể trở nên trầm trọng hơn trong 3 tháng cuối khi thai nhi phát triển ngày càng lớn . Đặc biệt, là từ tuần thứ 29 khi thai nhi phát triển chiếm nhiều không gian hơn, tăng cường chén ép lên các cơ quan xung quanh hơn.

Sự chèn ép này lên đường tiêu hóa gây cản trở, làm quá trình tiêu hóa chậm lại, dẫn đến đầy hơi, chướng bụng. Đồng thời, kết hợp với sự lớn lên ngày càng nhanh của thai nhi làm cho tử cung ngày càng to ra tạo cảm giác nặng nề, chướng bụng mẹ bầu hơn.

2.3. Sự biến đổi của cơ thể

Trong thời gian mang thai, người mẹ không ngừng tẩm bổ, dung nạp nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi. Điều này vô tình làm cho cơ thể của chính mẹ bầu tăng cân quá mức.

Đây chính là nguyên nhân gây đầy bụng ở bà bầu và gián tiếp làm cho hoạt động sinh hoạt của bà bầu trở nên khó khăn, dẫn đến tình trạng lười vận động trong thai kỳ và căng thẳng trong suốt thời gian mang thai.

2.4. Một số vấn đề liên quan trong quá trình mang thai

2.4.1. Táo bón gây đầy bụng cho bà bầu

Táo bón là một trong những vấn đề đường tiêu hóa không mấy xa lạ đối với phụ nữ có thai. Nguyên nhân thường do nhu cầu hấp thụ nước của thai nhi. Thai nhi thực hiện hấp thu nước trong thức ăn từ hệ thống tiêu hóa của mẹ, nếu mẹ ít uống nước, lượng nước không đủ sẽ dẫn đến tình trang các chất cặn bã bị hút kiệt nước, khô chúng.

Kết hợp với việc, sự phát triển ngày càng nhanh của thai nhi, tử cung ngày càng to ra, gây chèn ép và đại tràng, làm cho quá trình đi cầu ngày càng khó khăn. Sự tích tư các chất cặn bã lâu gây đầy hơi, chướng bụng cho bà bầu.

2.4.2. Đái tháo đường thai kỳ gây đầy bụng

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng tăng nồng độ đường huyết quá ngưỡng do nhu cầu về insulin của cơ thể tăng cao vượt khả năng đáp ứng của cơ thể, thường liên quan đến sự thay đổi nồng độ các hormone khi mang thai.

Phụ nữ mắc đái tháo đường thường xuyên cảm thấy khó chịu, ăn uống khó tiêu, đầy bụng, chướng bụng, đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ. Hơn nữa, bà bầu bị đái tháo đường phải rất thận trọng trong lựa chọn các loại thực phẩm dung nạp hàng ngày và chú ý đến kiểm soát lượng đường huyết hàng ngày.

2.5. Lực chọn thực phẩm không phù hợp

Phụ nữ có thai là đối tượng nhạy, rất dễ gặp các vấn đề đường tiêu hóa, đặc biệt là đầy bụng. Việc lựa chọn thực phẩm không phù hợp góp phần làm gia tăng nguy cơ xảy ra tình trang khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi ở bà bầu.

Trong đó, các loại vitamin mà mẹ bầu bổ sung trong quá trình mang thai, đặc biệt là chế phẩm có chứa sắt dễ gây táo bón, tạo điều kiện sinh khí trong đường tiêu hóa, gây đầy bụng.

3. Tại sao cần chữa đầy bụng cho bà bầu

3.1. Đầy bụng ở bà bầu có nguy hiểm không?

Bạn bị đầy bụng khi mang thai? Đừng lo lắng, tình trạng này không chỉ gặp đơn độc ở bạn. Đầy bụng là một triệu chứng phổ biến khi mang thai.

Theo như Bác sĩ sản phụ khoa và chuyên gia sức khỏe phụ nữ tại Trung tâm sức khỏe Providence Saint John ở Santa Monica, California, Sheryl Ross, MD cho biết rằng: “Phụ nữ mang thai phải trải quả một quá trình thay đổi về cơ thể cũng như tâm sinh lý, trong đó, đầy bụng là triệu chứng bình thường của cơ thế”

Sự thay đổi của cơ thể bạn trong quá trình mang thai là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy bụng trên đối tượng này. Chúng chủ yếu gây cảm giác khó chịu, nặng nề bụng, thậm chí gây đau đớn cho thai phụ.

Chủ yếu do tình trạng ứ đọng thức ăn quá lâu trong đường tiêu hóa gây ra. Bà bầu có thể cảm thấy khó chịu vì bị đầy hơi, chướng bụng nhưng điều này hiếm khi ảnh hưởng đến thai nhi và không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Do đó, bạn không cần lo lắng về vấn đề này quá nhiều.

>>>> Tìm hiểu thêm về: Mẹo Chữa Đầy Bụng Cho Bà Bầu An Toàn, Đơn Giản Tại Nhà

3.2. Khi nào đầy bụng ở bà bầu cần sự trợ giúp từ bác sĩ?

Khi nào bà bầu cần đến gặp bác sĩ?

Khi nào bà bầu cần đến gặp bác sĩ?

Đầy bụng là triệu chứng phổ biến ở bà bầu, phần lớn liên quan đến sự thay đổi khi mang thai nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một vấn đề sức khỏe khác. Vậy khi nào đầy bụng ở bà bầu cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ điều trị?

Để đảm bảo rằng không có điều gì xảy ra nghiêm trọng hơn, bà bầu được khuyên tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu xuất hiện các triệu chứng đi kèm sau:

  • Đau dữ dội vùng bụng không rõ nguyên nhân kéo dài hơn 30 phút
  • Tình trạng táo bón xảy ra kéo dài trong 1 tuần hoặc tiêu chảy liên tục từ 2 ngày trở lên
  • Đi ngoài phân đen hoặc có máu
  • Thường xuyên buồn nôn, nôn ói bất thường

Khi đầy bụng liên tục kèm theo các triệu chứng trên có thể là hậu quả của một vấn đề nghiệm trọng nào đó. Bạn hãy tìm kiếm sự thăm khám của nhân viên y tế, để nhận được sự đánh giá thích hợp nhất.

4. Phương pháp chữa đầy bụng cho bà bầu tại nhà đơn giản, an toàn

Tuy nhiên, đầy bụng là một vấn đề liên quan nhiều đến sự phát triển của thai nhi, sự mất cân bằng nội tiết trong cơ thể mẹ bầu và điều này ngày càng gia tăng ở những tháng cuối thai kỳ.

Mặc dù hiếm khi là tình trạng nghiêm trọng đối với mẹ bầu nhưng nếu tình trạng này kéo dài và không được điều trị thích hợp sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến cảm giác ngon miệng, gây cảm giác chán ăn cho bà bầu, ảnh hưởng đến sự phát triển của nhi.

 Vậy chữa đầy bụng cho bà bầu như thế nào mới hiệu quả? Đây là câu hỏi mà rất nhiều phụ nữ đang gặp tình trạng này quan tâm. Đối với đầy bụng điều trị bằng thuốc thông thường đều bị gác lại, không được áp dụng trên phụ nữ có thai do đây là các đối tượng nhạy cảm, đặc biệt là với các loại thuốc.

Khi đó, các biện pháp chữa đầy bụng cho bà bầu tại nhà phát huy hiệu quả cao về cả độ an toàn, giúp giảm nhanh tình trạng đầy bụng, chướng bụng trên bà bầu. Hãy cùng các chuyên gia của Scurma Fizzy tìm hiểu về các phương pháp chữa đầy bụng cho bà bầu hay dưới đây:

4.1. Biện pháp điều chỉnh lối sống

Sheryl Ross, bác sĩ sản phụ khoa và chuyên gia sức khỏe phụ nữ cho biết: “ Mang thai là một quá trình lâu dài, không phải là cuộc chạy nước rút. Vì vậy, hãy hãy tự điều chỉnh và giữ thái độ lành mạnh, tích cực vì nó liên quan đến chế độ ăn uống và tập thể dục của bạn”.

4.1.1. Uống đủ lượng nước giúp giảm đầy bụng

Nước được coi là “cứu tinh” cho tình trạng đầy bụng ở phụ nữ có thai, không những thế việc bổ sung đủ lượng nước hàng ngày rất tốt cho cơ thể mẹ, giúp giảm nguy cơ xảy ra táo bón, giúp thanh lọc và giải độc cơ thể hiệu quả.

Theo học viện quân y Quốc gia Hoa Kỳ (trước đây là Viện y học) khuyến cáo rằng: “Phụ nữ có thai nên uống khoảng 10 cốc nước, tương đương với 2-3 lít nước mỗi ngày”.

Uống nước trước hoặc sau bữa ăn giúp quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày dễ dàng hơn, làm cho thức ăn dễ dàng di chuyển từ dạ dày xuống ruột non, ngăn cản quá trình sinh khí do vi khuẩn lên men khi thức ăn ứ đọng. Do đó, sự bổ sung đủ nước hàng ngày giúp làm giảm sự tích tụ các khí trong đường tiêu hóa.

Đồng thời, cung cấp đủ lượng nước làm giảm nguy cơ xuất hiện táo bón,  hạn chế sự tích tụ chất cặn bã và sinh khí trong đường tiêu hóa hiệu quả. Kích thích  tiêu hóa, giúp làm mềm phần và đi ngoài dễ dàng hơn.

4.1.2. Giảm đầy bụng bằng cách bổ sung thêm chất xơ

Việc lựa chọn thực phẩm hàng ngày có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa tình trạng đầy bụng cho bà bầu. Việc lựa chọn làm sao vừa đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho bà bầu vừa dễ tiêu hóa cho dạ dày ruột.

Brett Worley, MD, một trợ lý giáo sư khoa OB/GYN tại Trung tâm Y tế Wexner, Đại học Bang Ohio khuyến nghị rằng: “Hãy thử loại bỏ các tác nhân tiềm ẩn trong thực phẩm khỏi chế độ ăn uống của bạn cho đến khi các triệu chứng đầy hơi của bạn được cải thiện”

Một số loại thực phẩm làm đầy hơi trong thời gian ngắn lại thực sự có thể giúp kiểm soát táo bón. Điều này có thể không? Theo như chuyên gia Ross giải thích rằng: “chất xơ có tác dụng đưa nước vào ruột, giúp làm mềm phân và cho phép nó đi ra ngoài dễ dàng hơn”.

Các loại thực phẩm nhiều chất xơ là chế độ ăn được ưu tiên lựa chọn cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Mặc dù chất xơ có thể làm tăng sản sinh khí trong một thời gian ngắn nhưng theo thời gian, chúng giúp giảm táo bón, hạn chế sự sinh hơi hiệu quả. Đồng thời, chất xơ rất dễ dàng được tiêu hóa bởi ruột, hạn chế sự sinh khí trong ruột hơn.

Tuy nhiên, việc bổ sung nhiều chất xơ không phải lúc nào cũng là một việc dễ dàng. Bạn cần chuyển sang chế độ ăn này dần, tăng lượng chất xơ dần theo khẩu phần ăn trong vài tháng để có thể quen dần với nó. Hoặc có thể bổ sung chất xơ thông qua các sản phẩm sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ bổ sung chất xơ trên thị trường. Tham khảo ý kiến của nhân viên y tế về điều này.

4.1.3. Tập thể dục thường xuyên tốt cho mẹ bầu

Tập thể dục giúp chữa đầy hơi, chướng bụng cho bà bầu

Tập thể dục giúp chữa đầy hơi, chướng bụng cho bà bầu

Hoạt động thể chất, tập thể dục thường xuyên là yếu tố góp phần vào quá trình chữa đầy bụng cho bà bầu rất hiệu quả được nhiều bác sĩ khuyến cáo áp dụng.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh CDC khuyến cáo rằng “ Phụ nữ có thai khỏe mạnh nên tập thể dục nhịp điệu cường độ trung bình ít nhất 150 phút mỗi tuần, tương đương với 12-20 phút mỗi ngày”.

Trong đó, đi bộ  hoặc yoga cho bà bầu là các bài tập nhẹ nhàng, tương đối thích hợp với các đối tượng này. Di chuyển giúp quá trình vận chuyển ruột kết ở phụ nữ hiệu quả và linh hoạt hơn nên hạn chế táo bón và sinh khí, đầy bụng ở bà bầu tốt hơn.

 Hơn nữa, nó cũng có vai trò hỗ trợ giúp mẹ bầu giữ tăng cường sức khỏe, giữ được thể chất và tinh thần luôn thoải mái, ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ hoạt động đường tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa hiệu quả hơn.

>>>> Tìm hiểu về: Đầy Bụng Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Nguy Hiểm Cho Mẹ Bầu

4.1.4.  Điều chỉnh chế độ ăn 

Điều chỉnh chế độ ăn giúp bà bầu giảm đầy bụng

Điều chỉnh chế độ ăn giúp bà bầu giảm đầy bụng

Bên cạnh các thực phẩm dễ tiêu cũng có các loại thực phẩm dễ gây tình trạng đầy bụng cho bà bầu. Việc lựa chọn sai lầm các loại thực phẩm này làm quá trình tiêu hóa đã khó khăn càng trở nên khó khăn hơn, tạo gánh nặng cho dạ dày, ruột, tăng sự tích tụ và sinh khí gây đầy bụng.

Trong đó, các thực phẩm được khuyến cáo là thủ phạm đầu sỏ gây đầy bụng phổ biến là:

  • Bắp cải
  • Bông cải xanh
  • Lúa mì
  • Khoai tây
  • Đậu
  • Hành 
  • Măng tây

Các loại thức ăn chế biến sẵn, đồ nướng, chiên rán nhiều dầu mỡ hay các loại đồ uống có gas, nước tăng lực,… đều làm tăng nguy cơ sinh khí, tích tụ khí trong đường tiêu hóa, gây chướng bụng, đầy hơi ở bà bầu. Vì vậy, nên tránh sử dụng chúng trong chế độ ăn hàng ngày.

Các loại đường hay thực phẩm chứa nhiều đường như fructose, sorbitol đều là gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Một số người không có khả năng tiêu hóa chúng, bị tích tụ và lên men tại ruột già là nguyên nhân gây đầy hơi, chướng bụng trên người dùng.

Để chữa đầy bụng cho bà bầu ngoài việc lựa chọn đúng thực phẩm, mẹ bầu cũng nên điều chỉnh các thói quen lành mạnh trong ăn uống, bao gồm:

  • Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày:

Thay vì dùng 3 bữa một ngày thì bà bầu nên chia nhỏ, bổ sung các bữa ăn phụ thành 4-5 bữa mỗi ngày, để tránh tập trung ăn quá nhiều trong một bữa, dễ tạo thêm gánh nặng cho đường tiêu hóa. Sử dụng các bữa ăn nhỏ gips thức ăn được tiêu hóa nhanh, tránh tình trạng sinh khí trong đường tiêu hóa do ứ trệ nên hạn chế đầy bụng.

  • Nhai kĩ

Đây là thói quen tốt nên điều chỉnh không chỉ cho riêng mẹ bầu. Nhai kỹ giúp thức ăn nhuyễn hơn, hạn chế thời gian tiêu hóa tại dạ dày, hạn chế sự sinh khí hiệu quả. 

>>>> Tìm hiểu về: Cách Giảm Đầy Bụng Và Các Mẹo Hiệu Quả Có Thể Áp Dụng

4.2. Một số mẹo chữa đầy bụng cho bà bầu từ dân gian hay

4.2.1. Chữa đầy bụng cho bà bầu bằng đu đủ chín

Đu đủ chín giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa hiệu quả

Đu đủ chín giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa hiệu quả

Đu đủ là trái cây được coi món ăn “vàng” cho hệ tiêu hóa. Đối với mẹ bầu, nó giúp giảm nhanh cảm giác khó chịu đầy bụng, là món ăn hiệu quả trong chữa đầy bụng cho bà bầu. Đu đủ chín là một trong những 5 nhóm trái cây tốt nhất cho sức khỏe được WHO bình chọn. 

Mẹ bầu có thể sử dụng trực tiếp đu đủ chín bằng cách bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày hoặc dùng dưới dạng sinh tố. Tuyệt đối không sử dụng đu đủ khi còn xanh do nó có tác dụng ngược lại, dễ gây bệnh đau dạ dày và có nguy cơ gây sảy thai.

4.2.2. Dùng nghệ tươi chữa đầy bụng cho bà bầu

Nghệ tươi tốt cho hệ tiêu hóa của phụ nữ có thai

Nghệ tươi tốt cho hệ tiêu hóa của phụ nữ có thai

Thành phần Cucurmin trong nghệ tươi có tác dụng hiệu quả đối với dạ dày và hệ tiêu hóa, đặc biệt giúp hỗ trợ trong điều trị viêm loét dạ dày. Vì vậy, nghệ được coi là “thần dược” trong chữa đầy bụng cho bà bầu.

Nghệ tươi hoàn toàn an toàn đối với phụ nữ trong thai kỳ nên bạn có thể sử dụng bằng cách là bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày cho bà bầu.

4.2.3. Bài thuốc vỏ bưởi chữa đầy bụng hiệu quả cho mẹ bầu

Tận dụng vỏ bưởi sao chữa khó chướng bụng, khó tiêu trên bà bầu

Tận dụng vỏ bưởi sao chữa khó chướng bụng, khó tiêu trên bà bầu

Vỏ bưởi, vỏ quýt được sử dụng trong một số bài thuốc dân gian với công dụng trong chữa ăn uống không tiêu, đầy bụng, đau bụng rất hiệu quả. Múi bưởi ăn tươi  giúp nhuận tràng, giảm táo bón, hạn chế sự sinh khí đầy bụng nhanh chóng. Việc bổ sung thứ quả này trong chế độ ăn uống cho bà bầu là rất tốt.

Bài thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu từ vỏ bưởi nguyên liệu gồm có: vỏ bưởi khô sao thơm, vỏ quýt khô sao thơm và vài lát gừng tươi. Cho hỗn hợp nguyên liệu này sắc với khoảng 200ml lấy 100ml, chia uống 2 lần trong ngày, nên uống khi còn ấm.

4.2.4. Dùng cau chữa đầy bụng cho bà bầu cực kì hiệu quả

Cau là thứ quả rất quen thuộc với dân Việt Nam nhưng ít ai biết đến tác dụng chữa đầy bụng, khó tiêu hóa của vỏ quả cau. Bài thuốc chữa đầy bụng, chướng khí trong dân gian từ quả cau bao gồm các nguyên liệu sau: vỏ quả cau, vỏ rễ dâu, vỏ quýt, vỏ gừng. Tiến hành sắc các nguyên liệu trên với 300ml nước lấy 200ml và chia uống thành nhiều lần trong ngày.

Bài viết trên là tổng hợp những thông tin hữu ích mà chuyên gia Scurma Fizzy mang lại cho bạn về  “Mẹo chữa đầy bụng cho bà bầu an toàn, đơn giản tại nhà mẹ bầu nên biết”.

Hy vọng bài viết đã giúp có thêm kiến thức về chứng đầy bụng thường gặp ở bà bầu và thông qua một số phương pháp chữa đầy bụng tại nhà, các bạn có thể áp dụng ngay vào trong đời sống, để giúp đỡ mọi người cũng như chính bản thân mình có thể tránh xa triệu chứng khó chịu này.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các bạn có thể đặt câu hỏi cho chúng tôi qua đường dây nóng HOTLINE 1800 6091 để được trả lời nhanh chóng và hài lòng nhất.

Scurma Fizzy kính chúc các bạn luôn có sức khỏe tốt và một cuộc sống chất lượng!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091