Đầy Bụng Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Nguy Hiểm Cho Mẹ Bầu

Đầy Bụng Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Nguy Hiểm Cho Mẹ Bầu

Đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu là một vấn đề khiến không ít mẹ bầu cảm thấy băn khoăn, lo lắng nhưng thực tế thì đó là một vấn đề không quá đáng lo vì trong quá trình mang thai: ốm nghén, mệt mỏi, đau nhức có khi là đầy bụng là những biểu hiện thường gặp. Để giải quyết vấn đề “Đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu”, các mẹ bầu hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu một số thông tin về nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng tránh hiện tượng đầy bụng này nhé!

1. Một số thông tin cần biết về đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu

1.1. Đầy bụng khi mang thai là gì?

đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu

Đầy bụng khi mang thai là gì?

Đầy bụng khi mang thai là trường hợp thường gặp do chịu tác động của tình trạng tăng progesterone đã làm cho hệ thống tiêu hóa chứa nhiều hơi hơn mức bình thường và cũng làm cho quá trình tiêu hóa của cơ thể bị chậm lại.

Đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu chỉ gây cho thai phụ sự khó chịu vì thế nên mẹ bầu không cần quá lo lắng.

>>> Xem thêm: Đầy bụng khó chịu thì phải làm sao

1.2. Tìm hiểu nguyên nhân gây đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu

1.2.1. Đầy bụng khi mang thai là do sinh hơi

đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu

Do sinh hơi

Cơ thể của người phụ nữ khi mang thai sẽ bị thay đổi hormone, những thay đổi này rất cần thiết trong việc hỗ trợ cho thai nhi phát triển.

Cùng với đó thì các cơ vùng chậu trong thời gian chuyển dạ sẽ bị kéo giãn nhờ tác động của các chất nội tiết relaxin và progesterone, hai chất này cũng có thể làm cho bạn dễ bị táo bón.

Trong thời gian mang thai, hệ thống tiêu hóa cũng bị chậm lại đáng kể, điều đó làm tăng thêm thời gian để vi khuẩn hoạt động trong ruột nhằm phá vỡ thức ăn bạn ăn vào và tạo thành nhiều khí hơn.

Loại khí này là nguyên nhân gây hiện tượng ợ nóng, ợ hơi và đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu.

>>> Xem thêm: Bạn đã biết tất cả những thông tin liên quan tới ợ hơi đầy bụng này chưa?

1.2.2. Sự thay đổi kích thước của tử cung là nguyên nhân dẫn đến đầy bụng

đầy hơi khi mang thai 3 tháng đầu

Sự thay đổi về kích thước tử cung

Tử cung khi bình thường thì có hình dạng giống như quả lê.

  • Tử cung sẽ to lên một mức độ không đáng kể ở tháng đầu tiên của thai kỳ.
  • Vào tháng thứ 2 của thai kỳ thì lúc này tử cung như một quả cam.
  • Đến tháng thứ 3 của thai kỳ, tử cung đã có hình dạng giống như hình cầu.

Trong thời gian mang thai, đường đi của các mạch máu trong tử cung truyền đến chất dinh dưỡng để nuôi phôi thai phát triển, hiện tượng này làm tăng lên lượng máu đến tử cung làm tử cung to lên và thai phụ có thể nhìn thấy được tử cung hiện rõ ở phía trên vùng mu.

Khi tử cung to lên, không gian trong vùng chậu sẽ hẹp hơn do tử cung khi đó sẽ chiếm phần nhiều và khiến cho mẹ bầu cảm thấy đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu.

1.2.3. Đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu do tình trạng táo bón gây ra

đầy hơi khi mang thai 3 tháng đầu

Táo bón

Hiện tượng táo bón khi mang thai rất phổ biến nhưng lại không có nhiều người quan tâm đến vấn đề này.

Trong thời gian 3 tháng đầu khi mang thai triệu chứng táo bón có thể được cho là không quá trầm trọng nhưng trên thực tế thì một phần cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của bé.

Do trong quá trình mang thai, thai nhi sẽ hấp thụ rất nhiều nước trong thức ăn mà người mẹ ăn vào nên mới dẫn đến tình trạng phân khô, khó đi đại tiện, thậm chí khiến phân bị tích tụ lâu ở trực tràng và cuối cùng là gây ra khí, đầy bụng đi kèm với táo bón và các vấn đề về tiêu hóa.

>>> Xem thêm: Top 5 cách chữa đầy bụng khó tiêu táo bón đơn giản tại nhà

1.2.4. Tăng cân dẫn đến đầy bụng khi mang thai 

đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu

Tăng cân

Do nhu cầu sử dụng chất dinh dưỡng để nuôi thai nhi nên hầu hết các mẹ bầu thường rất dễ đói và ăn nhiều, điều đó làm cho cân nặng của thai phụ tăng lên đáng kể.

Vấn đề về cân nặng bị tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đầy bụng trong khi mang thai 3 tháng đầu.

Bên cạnh đó, khi mang thai bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt trong cơ thể đặc biệt là khi gần đến ngày sinh áp lực từ tử cung càng lớn sẽ làm cho quá trình tiêu hóa của cơ thể bị chậm hơn và dẫn đến đầy bụng.

Khi tăng cân, thai phụ sẽ thấy khó khăn hơn khi vận động và dẫn đến hiện tượng căng thẳng về mặt tinh thần trong suốt quá trình mang thai.

1.2.5. Nguyên nhân đầy bụng khi mang thai là do ăn uống không hợp lý, khoa học

Ăn uống không hợp lý, khoa học

Ăn uống không hợp lý, khoa học

Mẹ bầu sẽ bắt đầu có chế độ dinh dưỡng đặc biệt với lượng thức ăn nhiều hơn trước trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Lượng thức ăn vào cơ thể đột nhiên lớn hơn bình thường khiến cho hệ thống tiêu hóa trong cơ thể không kịp “phản ứng” để điều hòa và tiêu thụ kịp số lượng lớn thức ăn như vậy.

Vì vậy nên nguy cơ mắc chứng đầy bụng, khó tiêu của thai phụ sẽ ngày càng cao. Không những thế mà trong thời gian này do thai phụ có thêm tình trạng ốm nghén nên sẽ rất dễ thèm ăn những loại đồ ăn có hại cho đường tiêu hóa như đồ chua, đồ chiên nóng, thức ăn nhanh, đồ ngọt,…

Và có thể nói những đồ ăn như vậy chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu. 

1.3. Biểu hiện của đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu

Khi bị đầy bụng, mẹ bầu thường có những biểu hiện đáng chú ý sau

  • Chán ăn, buồn nôn, nhanh no

Khi đầy bụng mẹ bầu sẽ luôn luôn có cảm giác no và không muốn ăn bất cứ đồ ăn gì, thêm chứng ợ chua hay buồn nôn khiến các chị em có cảm giác sợ ăn, một phần là do việc có chế độ ăn mới và lượng thức ăn đưa vào cơ thể nhiều hơn mức bình thường.

Thực tế thì thai phụ không thấy thèm ăn hoặc khi cố ăn sẽ bị vướng nghẹn ở cổ và buồn nôn là do lúc này dịch tiêu hóa không được tiết ra nên mẹ bầu mới có cảm giác đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu.

  • Tức bụng trên

Phần lớn những người mang thai trong 3 tháng đầu sẽ có hiện tượng bị tức bụng trên. Đặc biệt là sẽ luôn có cảm giác nặng bụng, khó chịu, ọc ạch như có nhiều nước, từ đó sẽ có cảm giác ợ chua, ợ khan và đầy bụng.

  • Tiêu chảy, táo bón

Một trong những tình trạng thường gặp khi mang thai là tiêu chảy hoặc táo bón nhưng một tình trạng thường gặp ở mẹ bầu bị đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu là táo bón.

Do lượng nước trong thức ăn được thai nhi hấp thụ phần lớn để phục vụ cho sự phát triển của bé nên mẹ mới có hiện tượng khó đi ngoài hay phân khô cứng tích tụ nhiều ngày liền từ đó gây ra táo bón.

đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu

Biểu hiện

2. Liệu có nguy hiểm không nếu bị đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu?

Có thể nói việc bị đầy hơi, chướng bụng khi mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ là triệu chứng thường thấy ở phụ nữ khi mang thai vì vậy cho nên chị em không cần quá lo lắng khi gặp hiện tượng này. Hiện tượng này chỉ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.

Bên cạnh đó, dù không quá đáng lo nhưng không nên nhầm lẫn giữa đầy bụng và đau bụng. Nếu có hiện tượng đau bụng và cảm thấy nó quá đau thì nên đi thăm khám bác sĩ, ngoài ra cũng hãy trao đổi với bác sĩ nếu có sự khó chịu ở bụng vẫn tiếp tục diễn ra trong hơn nửa giờ nữa hoặc xảy ra hiện tượng tiêu chảy.

Nếu tình trạng đầy bụng, buồn nôn kéo dài, không thể điều trị dứt điểm thì mẹ bầu sẽ mất cảm giác ngon miệng khi ăn, điều đó đồng nghĩa với việc lượng dinh dưỡng cung cấp cho bé là không đủ, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.

Ngoài những biểu hiện cần có sự can thiệp của bên y tế thì việc hiểu biết về nguyên nhân và một số cách xử trí đơn giản để khắc phục tình trạng đầy bụng khi mang thai sẽ giúp cho thai phụ cảm thấy tự tin hơn để đảm bảo tốt cho sức khỏe của bản thân và con yêu trong quá trình thai nghén. 

3. Cách xử trí đầy bụng cho mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu

Dưới đây sẽ là một số gợi ý về cách điều trị chứng đầy bụng khi mang thai do Scurma Fizzy đưa ra để các bạn có thể tham khảo và áp dụng khi gặp trường hợp tương tự:

3.1. Uống đủ nước

Uống đủ nước

Uống đủ nước

  • Liều lượng

70% cơ thể là nước vậy nên bạn nên uống 2-3 lít nước mỗi ngày để cơ thể luôn ở trạng thái tốt nhất.

Đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai thì càng cần thiết hơn khi phải cung cấp đủ nước cho cơ thể trong suốt thai kỳ, nên uống ít nhất 8-10 ly nước mỗi ngày.

  • Lưu ý

Không nên uống nước trái cây có chứa đường nếu nguyên nhân gây ra đầy bụng là do ruột bị kích thích vì nếu uống nước trái cây có chứa đường sẽ làm cho tình trạng ruột bị kích thích trở nên nghiêm trọng hơn.

Theo một mẹo dân gian, nước chanh ấm hoặc uống nước hạt cỏ cà ri cũng sẽ là một biện pháp hữu ích để xử trí chứng đầy bụng khi mang thai trong 3 tháng đầu.

3.2. Duy trì tập thể dục khi mang thai

  • Công dụng

Tích cực duy trì vận động trong quá trình mang thai sẽ phần nào giúp cho hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa được đầy bụng.

  • Hình thức

Việc duy trì vận động không phải là hàng ngày phải đi một đoạn đường xa để đến phòng tập thể dục, thể hình; bạn có thể lựa chọn một hình thức thể dục phù hợp hơn với bản thân như đi bộ một đoạn đường ngắn và việc đi bộ đó sẽ diễn ra đều đặn hàng ngày là đủ.

Việc lựa chọn hình thức tập thể dục phù hợp sẽ giúp cho tốc độ tiêu hóa tăng lên và khiến cho thai phụ cảm thấy vui vẻ, thoải mái và khoan khoái hơn trong quá trình mang thai đồng thời giảm được tình trạng đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu.

3.3. Hạn chế hoặc không ăn những đồ ăn chứa đường tinh luyện

Những người phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai nên loại bỏ các loại thức ăn và đồ uống có thành phần đường tinh luyện như: nước ép trái cây ngọt, đồ uống có gas,… ra khỏi chế độ ăn của mình bởi các loại thức ăn, đồ uống có chứa đường tinh luyện sẽ chứa fructose sẽ càng làm trầm trọng thêm triệu chứng đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu.

Thay vào đó các bạn nên chọn những loại trái cây tươi như đào, chuối,… để có một cơ thể khỏe mạnh trong suốt quá trình thai kỳ.

3.4. Bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất xơ

Như chúng ta đã biết chất xơ sẽ giúp cho hệ thống tiêu hóa hoạt động một cách dễ dàng và hiệu quả. Các bạn nên tăng cường ăn táo, cà rốt, ngũ cốc nguyên hạt, lá xanh và thêm bánh mì nướng để giúp tăng lượng chất xơ cho cơ thể.

Những thực phẩm giàu chất xơ này hấp thụ nước trong ruột và làm thức ăn di chuyển một cách trơn tru qua ruột.

Các bạn cũng không nên ăn quá nhiều chất xơ vì có thể dẫn đến tình trạng táo bón gây nặng thêm hiện tượng đầy bụng khi mang thai mà hãy cung cấp để tăng lượng chất xơ một cách từ từ dần dần.

đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu

Cách xử trí

3.5. Không nên dùng các thực phẩm dễ gây sinh hơi

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai hãy nói không với các loại đồ uống có gas và các chất lỏng sinh hơi khác. Ngoài các loại đồ uống sinh hơi, thai phụ cũng cần tránh ăn những loại thức ăn sinh hơi như đậu nành, hành, bắp cải, bông cải xanh,…

Các loại đồ ăn nhanh, đồ chiên dầu mỡ có thể không gây ra khí hơi độc nhưng chúng sẽ làm chậm hơn hệ thống tiêu hóa của bạn và gián tiếp gây nên hiện tượng đầy hơi khi mang thai 3 tháng đầu.

3.6. Chia nhỏ bữa ăn, ăn chậm và nhai kỹ

Đã bao giờ bạn thử với chế độ ăn ít hơn và thay vào đó là ăn thường xuyên hơn với những bữa nhỏ chưa? Bây giờ thay vì ăn ba bữa lớn mỗi ngày bạn có thể chia nhỏ thực đơn ra thành 5-6 bữa một ngày mà vẫn đảm bảo đủ về mặt dinh dưỡng.

  • Việc thực hiện chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp cho hệ tiêu hóa được làm việc trong điều kiện môi trường tốt nhất và ngăn chặn được tình trạng đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng cần tạo cho bản thân thói quen ăn chậm và nhai kỹ trước khi nuốt thức ăn. Nhai nhanh nuốt nhanh sẽ gây ra tình trạng nuốt khí dẫn đến đầy bụng.
  • Việc ăn chậm, nhai kỹ sẽ giúp giảm được lượng khí và tránh hiện tượng quá tải ở hệ tiêu hóa.
  • Một điểm cần lưu ý là các mẹ bầu nên ăn trong trạng thái tinh thần, cơ thể thoải mái; tráng ăn khi đang căng thẳng và đang trong tình trạng buồn phiền.
  • Trước khi ăn hãy hít thở một hơi thật sâu để thư giãn và bắt đầu một bữa ăn thật ngon miệng để ngăn ngừa đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu.

3.7. Massage bụng và ngủ đúng tư thế

Mẹ bầu hãy thực hiện động tác xoa đều bụng theo chiều kim đồng hồ và khi ngủ hãy kê gối hơi cao, để thêm một chiếc gối mỏng ở phần lưng để giảm bớt chứng đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu.

>>> Xem thêm: Cách chữa đầy bụng cho bà bầu- Những điều cần biết về đầy bụng khi mang thai

4. Những loại thực phẩm cần tránh nếu đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu

Những loại thực phẩm cần tránh

Những loại thực phẩm cần tránh

Trong quá trình thai kỳ, đặc biệt là trong thời gian ốm nghén, thai phụ rất thèm ăn những đồ chua, đồ chiên,… nhưng những đồ ăn này rất có hại cho hệ tiêu hóa của họ.

Sau đây mình sẽ đưa ra những món ăn có mùi vị mạnh gây ảnh hưởng rất nhiều đến vị giác và tiêu hóa của phụ nữ mang thai

  • Món ăn, trái cây có vị chua, vị cay sẽ khiến dạ dày bị kích ứng gây đầy bụng, ợ hơi.
  • Các món ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ càng khiến cho việc tiêu hóa trở nên khó khăn hơn.
  • Đồ uống có gas, nước tăng lực, nước ngọt, cà phê,… những thức uống này không chỉ gây đầy bụng, ợ hơi mà còn rất không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
  • Những loại thịt hun khói, các loại cá vị tanh vì có thể làm cho hiện tượng đầy bụng khi mang thai trở nên nặng hơn.
  • Các loại thức ăn được lên men tự nhiên như dưa chua, cà muối, kim chi… các món ăn này sẽ làm tăng acid trong dạ dày làm cho chứng đầy bụng nghiêm trọng hơn.

Thay vì ăn những thức ăn không tốt cho quá trình mang thai mà còn gây vấn đề về đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu thì các mẹ bầu nên bổ sung thêm vào chế độ dinh dưỡng các loại thực phẩm giàu chất xơ, nó sẽ giúp kích thích tiêu hóa và làm hệ tiêu hóa trở nên khỏe mạnh hơn, ví dụ như:

  • Các loại trái cây hỗ trợ nhuận tràng, kích thích tiêu hóa như: đu đủ chín, táo, nho, lê,…
  • Các mẹ bầu cũng nên thử uống tinh bột nghệ, chế biến món ăn bằng việc sử dụng nghệ tươi sẽ hỗ trợ tiêu hóa, kháng khuẩn, giảm đau dạ dày.
  • Đầy bụng, khó tiêu có thể điều trị bằng lá tía tô đồng thời lá tía tô cũng hỗ trợ an thai, chữa ho, ho đờm, sốt, cảm cúm,…

Trên đây là một vài lưu ý nhỏ mà Dược sĩ chuyên gia Scurma Fizzy đã tổng hợp lại để gửi đến các bạn và đặc biệt là gửi đến các mẹ bầu đang gặp vấn đề trong việc không biết phải làm sao để phòng tránh và xử trí tình trạng đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu. Chúng mình mong rằng bài viết này đã phần nào giúp được các bạn trong việc tìm ra đáp án để giải được thắc mắc xoay quanh hiện tượng này.

Chúc mẹ và bé luôn có một cơ thể dinh dưỡng và khỏe mạnh!

Hãy liên hệ với chúng mình theo số HOTLINE 18006091 để được tư vấn khi các bạn còn thắc mắc về tình trạng “Đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu” nhé!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091