Cách Chữa Đầy Bụng Cho Trẻ Sơ Sinh, Đơn Giản Hóa Chăm Sóc

Cách Chữa Đầy Bụng Cho Trẻ Sơ Sinh, Đơn Giản Hóa Chăm Sóc

Cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh – Đơn giản hóa việc chăm trẻ sơ sinh.

Sơ sinh là khoảng thời gian bé lọt lòng mẹ, bắt đầu hành trình mới ở một thế giới tràn đầy những điều thú vị, nhiều ánh sáng, lạ lẫm và không còn được an toàn trước những tác nhân như trong bụng mẹ. Thời gian này, hàng rào bảo vệ cơ thể bé vẫn đang trong quá trình thích ứng, hoạt động của các cơ quan đang hoàn thiện để tối ưu hơn. Do đó hàng loạt những vấn đề về sức khỏe trẻ có thể gặp phải trong thời gian này, trong đó có những vấn đề về tiêu hóa. Trẻ còi cọc, kém phát triển, trẻ quấy khóc, khó ăn, bụng đầy hơi là những vấn đề luôn khiến những bậc phụ huynh lo lắng, đau đầu. Đó cũng là lý do khiến việc chăm trẻ thời kỳ này, đặc biệt đối với những ai lần đầu làm cha, làm mẹ trở nên khó khăn hơn. Hiểu được nỗi lo đó, Scurma Fizzy muốn chia sẻ tới bạn đọc những cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh với mong ước trẻ khỏe mạnh, cả nhà cùng vui.

Mách bạn một số cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh đơn giản, hiệu quả

Mách bạn một số cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh đơn giản, hiệu quả

 

1. Hiểu đúng về tình trạng đầy bụng ở trẻ để tối ưu những cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh.

Đầy bụng là tình trạng thức ăn không được tiêu hóa, ứ đọng trong dạ dày gây cảm giác chứng, khó tiêu. Đầy bụng ở một số trường hợp nào đó có bao gồm những triệu chứng của đầy hơi. Cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh hay ở đối tượng nào cũng đều hướng đến mục tiêu làm tăng khả năng tiêu hóa, thải ra lượng khí hơi trong dạ dày.

Thức ăn được đưa vào cơ thể từ miệng, rồi qua hầu, họng, ống thực quản xuống đến dạ dày. Ở dạ dày, thức ăn sẽ được nghiền nát cơ học dưới tác dụng co bóp của cơ thành dạ dày, nhào trộn với dịch tiêu hóa trong dạ dày như dịch vị, dịch mật,… và được chuyển xuống tá tràng để tới tiêu hóa ở ruột non, hấp thụ lần hai nước và dinh dưỡng trong thức ăn ở ruột già, hóa phân và thải ra ngoài qua đường hậu môn.

Ở trẻ sơ sinh tức khoảng một năm đầu sau khi sinh chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, đặc biệt kích thước dạ dày còn nhỏ do đó việc tiêu hóa thức ăn chưa hoàn thiện. Vì vậy việc cho trẻ bú đúng cách hay lựa chọn món ăn dặm phù hợp, tập luyện những bài tập thể dục phù hợp cho trẻ là một việc quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tiêu hóa của trẻ. Cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh cũng thường hướng đến những mục này.

Nguyên nhân gây hiện tượng đầy bụng ở trẻ sơ sinh được giải thích là do yếu tố sinh lý và yếu tố sinh hoạt.

2. Nguyên nhân đầy bụng ở trẻ sơ sinh.

2.1. Ăn quá no hay ăn nhiều khí vào bụng là một nguyên nhân gây đầy bụng ở trẻ sơ sinh.

Theo giải phẫu của cơ thể, dung tính của dạ dày sẽ tăng lên theo quá trình phát triển của cơ thể.

Ngày đầu tiên ra đời, dạ dày của trẻ được ví nhỏ như một quả cherry tức dung tích chứa khoảng 5 ml đến 7 ml. Và kích thước của dạ dày tăng lên khoảng từ 22 ml đến 27 ml sau khoảng ba ngày tuổi. Đến một tuần tuổi, từ 45 ml đến 60 ml xấp xỉ một quả đào nhỏ là dung tích của dạ dày.

Dung tích chứa của dạ dày sẽ dao động từ 80 ml đến 150 ml khi trẻ được một tháng tuổi. Và tăng lên đến 200 ml sau sáu tháng tuổi. Hết thời kỳ sơ sinh, dạ dày của trẻ có sức chứa lên tới 250 ml. Và đến khi trưởng thành là 1500 ml.

Sự tăng dung tích của dạ dày theo sự phát triển của bé.

Sự tăng dung tích của dạ dày theo sự phát triển của bé.

 

Bình thường, cha mẹ thường cho trẻ ăn nhiều đến no. Tuy nhiên việc này vô tình ảnh hưởng đến chất lượng tiêu hóa của trẻ. Việc cho trẻ ăn nhiều trong cùng một lúc sẽ gây áp lực nên hoạt động của dạ dày, làm chậm trễ việc tiêu hóa và gây đầy bụng khó tiêu.

Một trong những cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh là làm giảm lượng ăn tập trung vào một thời điểm, chia nhỏ khẩu phần ăn, hạn chế tình trạng ăn quá no, ăn nhanh, ăn kèm hoạt động mạnh ở trẻ.

2.2. Tư thế bú vào loại thực phẩm cho trẻ ăn cũng là nguyên nhân thường xuyên gây ra đầy bụng ở trẻ.

Khi trẻ bú mẹ, nếu dùng tư thế bú nằm trẻ dễ bị ọc sữa. Ngoài ra, trẻ bú nhanh lúc đầu sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng bú nhiều hơi vào bụng gây đầy hơi. Từ đó trẻ nhanh no, hay ợ trớ.

Khi trẻ đến tuổi ăn dặm, khoảng 5 tháng tuổi, ba mẹ thường nấu những món ăn nhiều dinh dưỡng cho con. Tuy nhiên có nhiều loại thức ăn như các loại đậu, bắp cải nhí, súp lơ, yến mạch, bơ,… thì dễ gây đầy bụng cho trẻ. Do đó việc chế biến, lựa chọn loại thực phẩm phù hợp cho hoạt động ăn dặm cũng như tiêu hóa của trẻ trong năm đầu đời là rất quan trọng. Tuy nhiên biện pháp không phải bỏ hẳn những loại thực phẩm này mà phải sử dụng với lượng vừa đủ cho trẻ.

>>>> Đọc thêm: Trẻ Sơ Sinh Vì Nguyên Do Gì Mà Bị Đầy Bụng?

2.3. Thói quen cho trẻ bú của mẹ cũng gây nên tình trạng đầy bụng ở trẻ sơ sinh.

Đầy bụng thường rất hay gặp ở trẻ trong ba tháng đầu đời, và vẫn sẽ ghé thăm khi trẻ qua sáu tháng tuổi nhưng với tần số ít gặp hơn. Có một tỷ lệ trẻ nhất định trẻ mắc đầy bụng do chứng không dung nạp lactose– một loại đường có trong sữa mẹ và trong những sữa thành phẩm. Lý do của hiện tượng này là lượng enzym chuyển hóa lactose của trẻ không đủ do đó không hấp thụ được lượng đường này. Có một thói quen cho trẻ bú có thể dễ gây hiện tượng này là không cân bằng được lượng sữa đầu và sữa sau trong khi trẻ bú. 

Cơ thể mẹ sản xuất sữa, khi bầu ngực căng thường có lượng sữa nhất định chảy ra và mẹ thường cho trẻ bú khi ngực căng tức. Và việc mẹ đổi bên ngực cho trẻ bú để làm giảm tình trạng tắc sữa vô tình có thể gây đầy bụng cho trẻ. Theo nghiên cứu, lượng sữa này được gọi là sữa đầu, có chứa hàm lượng lactose cao nhất. Khi sữa trong ngực càng giảm lượng lactose cũng giảm theo và đồng thời lượng chất béo tăng lên.

Ngoài ra, do cơ địa của từng trẻ dị ứng với một số những loại thực phẩm riêng mà gây đầy bụng. Thực trạng có nhiều trẻ đầy bụng sau khi ăn hải sản hay khi ăn một loại hoa quả nào đó.

Một nguyên tắc trong cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh là loại bỏ hoặc hạn chế những nguyên nhân gây nên tình trạng này. Có như vậy, những cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh mới thật sự hiệu quả.

3. Những biểu hiện giúp ba mẹ phát hiện tình trạng đầy bụng ở trẻ.

Những biểu hiện đầy bụng ở trẻ thường là những biểu hiện dễ nhận bằng mắt thường. Sau đây là những biểu hiện thường gặp nhất ở trẻ bị đầy bụng.

3.1. Nôn, trớ

Một biểu hiện dễ gặp nhất là trẻ nôn, trớ đặc biệt ngay sau ăn. Có nhiều nguyên nhân gây nên nôn trớ như trẻ ăn quá no, trẻ quấy khóc khi ăn, trẻ vận động nhiều ngay sau khi ăn và đầy bụng cũng gây nên tình trạng này.

3.2. Ợ hơi, xì hơi

Ợ hơi, xì hơi là phản ứng của cơ thể để loại bỏ lượng khí thừa trong dạ dày, làm thông đường tiêu hóa. Khi trẻ ăn nhiều khí vào bụng hay sữa, thức ăn nên men trong dạ dày sinh khí. Nếu lượng khí tích tụ quá nhiều sẽ khiến trẻ khó chịu, dễ nôn trớ, nhanh no vì vậy cơ thể sinh ra phản ứng ợ hơi và xì hơi để loại bỏ lượng không khí này.

3.3. Trẻ quấy khóc thường xuyên.

Một tình trạng thường xuyên gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt ở lứa tuổi sơ sinh là tình trạng trẻ quấy khóc thường xuyên. Nếu mẹ thấy trẻ quấy khóc ngay cả khi trẻ không đói, không nóng, không lạnh hay không muốn đi vệ sinh thì có thể trẻ đang bị đầy bụng. Những lúc này mẹ nên cho trẻ tập những bài tập giúp làm tiêu hóa tốt hơn.

Những cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh mẹ có thể dễ dàng áp dụng tại nhà, có thể vừa chơi vừa tập cho trẻ sẽ được Scurma Fizzy nêu ra dưới đây. Đây là những mẹo được những y tá có thâm niên trong nghề chăm sóc trẻ sơ sinh chia sẻ.

>>>> Tìm hiểu thêm: Tình Trạng Đầy Bụng Ở Trẻ Sơ Sinh 1 Tháng Tuổi

4. Cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh đơn giản, dễ thực hiện.

Có thể những biện pháp nêu sau đây các mẹ đã được biết đến. Vậy cụ thể chi tiết những cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh đấy là gì. Hãy cùng Scurma Fizzy theo dõi đến cuối bài viết để biết nào.

4.1. Thực đơn ăn dặm dinh dưỡng cân bằng, tiêu hóa dễ dàng- cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh.

Có thể biện pháp này các bậc phụ huynh thường không nghĩ đến mà chỉ mong mang đến cho con ăn những thực đơn giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên việc lựa chọn những món ăn cho trẻ phải tuân theo mục tiêu kép sau là vừa giàu dinh dưỡng, vừa phù hợp với khả năng tiêu hóa của trẻ trong từng giai đoạn phát triển.

Làm thế nào để trẻ ăn ngon, khỏe và tiêu hóa tốt

Làm thế nào để trẻ ăn ngon, khỏe và tiêu hóa tốt

 

Cá đặc biệt là cá hồi giàu DHA tốt cho sự phát triển não bộ ở trẻ ngoài ra lượng chất béo trong cá an toàn và lành mạnh hơn so với ở thịt nên tốt cho phát triển tim mạch, hệ mạch ở trẻ. Rau xanh, ngũ cốc, trứng rất tốt cho dinh dưỡng của trẻ. Bên cạnh đó ở giai đoạn một tuổi, dạ dày của bé vẫn cần thời gian để hoàn thiện nên mẹ cần cho con ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, chế biến mềm, nhiều màu sắc để vừa kích thích thị giác, thu hút sự muốn ăn của trẻ và cũng như kích thích phản xạ cắn, nhai khi trẻ bắt đầu mọc răng( thường là sau tháng thứ sáu sau sinh).

Trẻ ở tuổi ăn dặm, nếu sau khi ăn trẻ có biểu hiện đầy bụng, loại trừ những nguyên nhân về lượng ăn của trẻ, ba mẹ nên xem lại thực đơn trước đó của trẻ, lưu ý những loại thực phẩm đó. Nếu trong những bữa ăn tiếp theo có loại thực phẩm đó, trẻ vẫn xuất hiện biểu hiện đầy bụng có thể trẻ bị dị ứng với thực phẩm đó. Do vậy việc lưu ý đến từng bữa ăn của trẻ là vấn đề quan trọng trong việc làm giảm triệu chứng đầy bụng ở trẻ sơ sinh.

4.2. Cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh thông qua việc cho trẻ bú đúng.

Nghe có vẻ vô lý, bởi đơn giản cho trẻ bú chỉ là trẻ bú được sữa mẹ. Tuy nhiên tư thế cho trẻ bú, cách cho trẻ bú cũng ảnh hưởng đến chất lượng tiêu hóa của trẻ.

Khi trẻ bú ở tư thế nằm, thực quản và dạ dày của trẻ ở vị trí ngang bằng nhau. Mặt khác ở trẻ sơ sinh, đặc biệt trẻ dưới sáu tháng tuổi, cơ vòng thực quản dưới còn yếu cộng thêm dinh dưỡng chính của trẻ thời gian này là sữa, là một chất lỏng nên tình trạng nôn trớ sẽ rất dễ xảy ra. 

Do đó mẹ nên cho trẻ bú ở vị trí thực quản cao hơn so với dạ dày để tiện cho việc đưa sữa từ miệng xuống dạ dày. Và sau khi bú, mẹ không nên cho trẻ nằm ngay mà nên để trẻ ở tư thế thẳng trong khoảng từ 20 phút đến 30 phút. Điều này giúp lượng sữa, thức ăn vào hết trong dạ dày trẻ, tránh tình trạng ọc sữa trở lại.

Một vấn đề như đã đề cập ở phần nguyên nhân là trẻ có thể bị đầy bụng khi uống nhiều sữa đầu. Do đó biện pháp có thể là mẹ sẽ vắt bớt lượng sữa đầu để trẻ có thể bú sữa sau nhiều hơn từ đó cân bằng được dinh dưỡng vào cơ thể trẻ mà tránh tình trạng đưa quá nhiều lactose vào cơ thể trẻ.

Một nguyên tắc cần nhớ cho mẹ đó là phải cho trẻ bú hết sữa một bên ngực, sau đó mới đổi bên. Nếu mẹ bị căng sữa có thể vắt sữa và cấp lạnh để bảo quản có thể dùng trong sáu tháng mà không nên cho trẻ bú đổi bên ngực liên tục.

Thời gian sử dụng sữa mẹ tươi sau bảo quản

Thời gian sử dụng sữa mẹ tươi sau bảo quản

 

Biện pháp vừa nêu chủ yếu liên quan đến thói quen cho trẻ ăn của ba mẹ, do đó ba mẹ cần lưu ý và điều chỉnh để con có sức khỏe cũng như dinh dưỡng tốt nhất.

4.3. Những cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh thông qua những bài tập thể dục phù hợp.

Không phải khi trẻ lớn hay ở người trưởng thành việc tập luyện thể dục mới quan trọng mà ngay cả thời kỳ sơ sinh những bài tập thể dục không những giúp trẻ ăn ngon hơn, tiêu hóa tốt hơn mà còn giúp làm giảm tình trạng đầy bụng, chướng bụng ở trẻ.

4.3.1. Xoa bụng- cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh.

Một biện pháp đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao mà ba mẹ có thể áp dụng để chữa đầy bụng cho trẻ là xoa bụng.

Xoa bụng cho bé để kích thích tiêu hóa ở trẻ

Xoa bụng cho bé để kích thích tiêu hóa ở trẻ

 

Đầu tiên mẹ cần làm ấm lòng bàn tay và bắt đầu xoa bụng xoa bé theo chiều kim đồng hồ. Ở biện pháp này, mẹ nên vén áo trẻ lên để thực hiện hoặc có thể thực hiện qua một lớp áo mỏng, thực hiện từ 2-3 phút để bụng trẻ ấm lên. Khi thực hiện, lưu ý, phải thực hiện chậm rãi không được nhanh vì sẽ có thể gây nên tình trạng lồng ruột ở trẻ.

>>>> Tham khảo thêm: Cách Đơn Giản, An Toàn Chữa Được Đầy Bụng Cho Trẻ Sơ Sinh

4.3.2. Vuốt dọc theo chiều xuôi của thức ăn- cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh

Động tác thứ hai mẹ có thể thực hiện cho trẻ đó là vuốt dọc từ trên xuống dưới theo chiều thức ăn đi vào. Động tác này giúp hỗ trợ vận chuyển thức ăn từ miệng xuống đến dạ dày nhanh hơn, cũng như kích thích tiêu hóa hoạt động.

Lưu ý là không được vuốt theo chiều ngược lại sẽ gây nôn, trớ ở trẻ đặc biệt ở những trẻ nhỏ tháng tuổi.

Về hai biện pháp xoa bụng và vuốt dọc theo chiều xuôi của thức ăn, mẹ nên làm sau ăn để hỗ trợ cho hoạt động tiêu hóa của trẻ.

4.3.3. Đạp xe đạp- cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh.

Động tác này mô phỏng hành động đạp xe đạp cho trẻ, vừa giúp trẻ vui chơi lại vừa làm giảm tình trạng đầy bụng ở trẻ.

Mẹ nắm hai đầu gối của trẻ, từ từ nhẹ nhàng đưa từng chân của con lên như động tác trẻ đang đạp xe. Mẹ lưu ý lừ nên làm chậm, nhẹ nhàng và nên giao tiếp với con trong thời gian thực hiện. Việc giao tiếp với trẻ không chỉ làm tăng sợi dây tình cảm mà còn kích thích trẻ học nói, học phát âm nhanh hơn. Đôi khi nếu mẹ chỉ chăm thực hiện các động tác mà không trò chuyện với bé, bé sẽ cảm thấy nhàm chán và có thể không hợp tác thực hiện các động tác với mẹ.

4.3.4. Bắt chéo tay chân khác bên.

Về cách thực hiện, mẹ nắm tay và chân khác bên của con, từ từ đưa lên như động tác tập thể dục bình thường. Với động tác này, mẹ cũng cần thực hiện nhẹ nhàng, chậm rãi, và chú ý đổi bên. Về lượng thực hiện mẹ có thể làm khoảng 10 lần/ bên và làm nhiều lần trong ngày.

Việc thực hiện những động tác thể dục cho bé thường xuyên còn giúp hoạt động tay chân, các chi của trẻ trở nên linh hoạt nhanh nhẹn hơn. Và cũng hạn chế tình trạng thừa cân sau này ở trẻ.

4.3.5. Ép chân vào bụng- cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh.

Động tác tiếp theo mẹ có thể áp dụng cho con là ép chân vào bụng. Mẹ nắm hai chân của trẻ, ép sát vào bụng, làm liên tục như vậy khoảng 10 lần. 

Một số biện pháp chữa đầy bụng cho trẻ

Một số biện pháp chữa đầy bụng cho trẻ

 

4.3.6. Vỗ lưng- ợ hơi- cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh.

Một động tác kích thích trẻ ợ hơi làm giảm tình trạng đầy hơi ở trẻ là mẹ nên vỗ lưng cho trẻ.

Vỗ lưng- cách chữa đầy bụng ở trẻ sơ sinh sau ăn

Vỗ lưng- cách chữa đầy bụng ở trẻ sơ sinh sau ăn

 

Khi trẻ bú được khoảng 10- 15 phút, mẹ có thể bế bé để đầu tựa vào vai, một tay ôm giữ trẻ, một tay khum lại, xoa theo chiều kim đồng hồ và vỗ nhẹ lên lưng trẻ. Ngoài ra mẹ có thể đặt trẻ ngồi lên đùi hoặc nằm lên chân để thực hiện động tác vỗ nếu ba mẹ sợ sẽ làm ngã bé khi bế.

Về kỹ thuật vỗ, mẹ cần vỗ ra tiếng tuy nhiên không được vỗ quá mạnh sẽ gây đau cho trẻ và gây ợ trớ ở trẻ.

Lời kết

Đầy bụng sẽ khiến trẻ sơ sinh quấy khóc, khó chịu, ăn không ngon. Vì thế, việc áp dụng những cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh rất cần thiết. Scurma Fizzy mong rằng những chia sẻ trên đây là phần nào giúp ích cho việc chăm sóc các bé của cha mẹ. Ba mẹ có thể thực hiện kết hợp những mẹo kể trên thường xuyên để đạt được hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra nếu bé đặc biệt yêu thích động tác nào thì ba mẹ hãy chiều theo sở thích của bé.

Hãy gọi HOTLINE 1800 6091 nếu có bất kỳ thắc mắc nào về cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh để nhận sự tư vấn tốt nhất từ các bác sĩ Scurma Fizzy.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091