Chữa Đầy Bụng Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả

Chữa Đầy Bụng Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả

Chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh như thế nào cho an toàn?

Đây là thắc mắc của rất nhiều bố mẹ có trẻ sơ sinh bị đầy bụng, bởi việc điều trị bệnh ở trẻ sơ sinh phải đặc biệt lưu ý. Vừa điều trị bệnh nhưng vẫn đảm bảo được sự an toàn và phát triển một cách bình thường cho trẻ.

Trẻ khỏe mạnh, bú tốt và mặc tã sạch sẽ nhưng vẫn khó chịu và quấy khóc hàng giờ. Biết rằng tất cả trẻ sơ sinh đều khóc, nhưng khi bị đầy bụng sẽ làm cho bé khó chịu và khóc nhiều hơn bình thường. Điều này có thể khiến các cha mẹ thực sự lo lắng.

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng là hoàn toàn bình thường, một phần do hệ tiêu hóa chưa được phát triển hoàn chỉnh ở trẻ. Vì vậy nếu nhận biết và áp dụng những cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh an toàn hợp lí, thì bố mẹ không nên quá lo lắng về chứng bệnh này.  

Nguyên nhân gây bệnh là gì, biểu hiện của bệnh ra sao và cách chữa như thế nào, các thông tin này sẽ được chúng tôi cung cấp trong bài viết dưới đây. 

1. Tìm hiểu nguyên nhân để có những cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh an toàn

nguyen-nhan-1

Nguyên nhân thường gặp gây tình trạng đầy bụng ở trẻ sơ sinh

Đầy bụng ở trẻ sơ sinh là một tình trạng phổ biến và ước tính ảnh hưởng đến 1/5 trẻ sơ sinh trong vài tháng đầu tiên của chúng đều mắc phải.

Trẻ sơ sinh khóc vì nhiều lý do khác nhau như đói, lạnh, mệt, nóng hoặc vì cần thay tã. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh vẫn khóc ngay cả khi được cho bú, vệ sinh và chăm sóc tốt là vấn đề khác thường trong trẻ. Trẻ cứ lặp đi lặp lại những cơn khóc không nguôi nhưng có vẻ vẫn khỏe mạnh bình thường, thì rất có thể trẻ bị đầy bụng dẫn đến khó chịu.

Nếu trẻ sơ sinh bị đầy bụng, bố mẹ sẽ nhận thấy rằng bé đi ngoài rất nhiều khí và có thể cảm thấy dễ chịu hơn sau đó. Những vấn đề về đầy bụng thường bắt gặp ở trẻ khi mới sinh ra hoặc khi trẻ mới được vài tuần tuổi. Nhưng hầu hết trẻ sơ sinh sẽ ít gặp tình trạng đầy bụng khi chúng được 4 đến 6 tháng tuổi. Tuy nhiên ở một số ít trẻ tình trạng này có thể tồn tại lâu hơn.

Trẻ sơ sinh thường đầy bụng vì chúng có hệ tiêu hóa còn chưa phát triển hoàn chỉnh và nuốt không khí trong quá trình bú. Một số trẻ sơ sinh có thể dễ bị nhạy cảm bởi chế độ ăn của bà mẹ hoặc một số loại sữa ngoài sữa mẹ. Hiểu được điều đó để các ông bố bà mẹ có những cách ngăn chặn cũng như cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh hợp lí.

Đầy bụng ở trẻ sơ sinh có một số nguyên nhân có thể xảy ra: 

  • Nuốt không khí khi bú hoặc khóc: Điều này rất phổ biến và bình thường đối với trẻ sơ sinh. 
  • Hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh: Chính vì vậy mà sữa hoặc thức ăn chưa được tiêu hóa tốt, dễ gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
  • Dễ bị nhạy cảm: Quá mẫn cảm với một số loại sữa ngoài hoặc thực phẩm trong chế độ ăn của mẹ hoặc có thể dị ứng thực phẩm (ít gặp).

>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Trẻ Sơ Sinh 1 Tháng Tuổi Bị Đầy Bụng, Nguyên Nhân Và Các Biểu Hiện

2. Biểu hiện để nhận biết trẻ sơ sinh bị đầy bụng

Từ những dấu hiệu bất thường của trẻ, nhận biết được bệnh sớm, áp dụng các cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh hợp lí sẽ giúp chứng bệnh nhanh qua đi. Giúp trẻ vui vẻ thoải mái hơn, bố mẹ an tâm hơn.

Các biểu hiện để nhận biết trẻ sơ sinh bị đầy bụng:

  • Trẻ quấy khóc trong một giờ hoặc lâu hơn một ngày: Đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh bị đầy hơi, nhưng đây chỉ là hiện tượng sinh lí bình thường. Có thể là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh. Tuy nhiên để an toàn, bố mẹ của trẻ nên đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa nếu tình trạng này diễn ra hàng ngày và có vẻ không thuyên giảm. 
  • Trẻ có vẻ không vui trong hầu hết thời gian:  Điều này có thể cho thấy rằng đứa trẻ này đặc biệt nóng nảy, cần được bố mẹ chăm sóc nhiều hơn một chút.
  • Trẻ ăn không ngon ngủ không yên: Khó ngủ hoặc cảm giác trẻ bú ít, ăn không ngon, có thể có nhiều nguyên nhân nhưng đầy bụng ở trẻ sơ sinh có thể là một trong số đó. Đặc biệt nếu có các triệu chứng khác, bố mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
  • Mặt trẻ bị đỏ: Mặt bé đỏ lên khi khóc và có vẻ như bé bị đau.
  • Trẻ ngồi xổm: Trẻ ngồi xổm lên, cảm giác không thoải mái và co chân lên ngực, đặc biệt là khi quấy khóc.
tre-quay-khoc-2

Trẻ sơ sinh quấy khóc kéo dài là biểu hiện của chứng đầy bụng

Đầy bụng ở trẻ sơ sinh đôi khi là dấu hiệu nhận biết của một số vấn đề ở đường tiêu hoá của trẻ. Chẳng hạn, chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) không phải lúc nào cũng biểu hiện bằng triệu chứng nôn trớ, nên đôi khi nó bị nhầm lẫn là trẻ sơ sinh bị đầy bụng. 

Dưới đây là 3 cách các ông bố bà mẹ có thể kiểm tra những vấn đề nghiêm trọng hơn ở con mình:

  • Xem chất phân của trẻ: Nếu trẻ bị táo bón hay tiêu chảy, đó có thể là dấu hiệu của các vấn đề về hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Dấu hiệu có thể là phân trẻ thay đổi về độ lỏng-rắn hoặc màu sắc phân, tất cả đều có thể báo hiệu là trẻ gặp vấn đề về tiêu hoá.
  • Quan sát cảm xúc của trẻ: Ghi nhận cảm xúc chung của trẻ. Nếu trẻ có cảm xúc vui vẻ trong hầu hết thời gian, nhìn chung là không có gì bất ổn với trẻ cả. Nhưng nếu trẻ không muốn bú hoặc khó ngủ, và bố mẹ không thể trấn an bé, đó có thể là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng hơn.
  • Để ý những triệu chứng khác: Các triệu chứng khác của trẻ như sốt cao hoặc có máu lẫn trong phân cũng cảnh báo những vấn đề khác ngoài đầy bụng đơn thuần.

Hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa nếu trẻ sơ sinh có biểu hiện bất cứ triệu chứng nào nêu trên. Để được chẩn đoán và có những cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh hợp lí, an toàn cũng như các bệnh khác kèm theo.

3. Khi nào cần gọi cho bác sĩ để được hướng dẫn những cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh

Đầy bụng ở trẻ sơ sinh nếu chỉ là do hệ tiêu hóa của trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh thì sẽ không gây nguy hiểm. 

Nhưng nếu tình trạng thường xuyên, kéo dài và kèm theo các triệu chứng khác thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị, các triệu chứng cụ thể như:

  • Trẻ không tăng cân trong một thời gian dài hoặc thậm chí là sụt cân.
  • Trẻ sơ sinh thường xuyên không muốn ăn hoặc bỏ bú. Đó cũng có thể là dấu hiệu của chứng trào ngược axit ở trẻ hoặc một vấn đề đường tiêu hóa khác, tất cả đều cần gặp bác sĩ để được điều trị.
  • Trẻ có vẻ bị khó tiêu, táo bón. 
  • Trẻ bị phản ứng dị ứng như nổi mề đay, nôn mửa, phát ban, sưng mặt, khó thở.
  • Trẻ bị trớ sữa nhưng vẫn tăng cân và đi vệ sinh bình thường. Thì có thể chỉ là tình trạng sinh lí bình thường và tình trạng nôn trớ sữa sẽ khỏi sau một thời gian. Nhưng, nếu tình trạng này cứ kéo dài và ngày càng có nhiều triệu chứng khác xuất hiện, thì bố mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ.

>>>>>> Đọc thêm: Trẻ Sơ Sinh Bị Đầy Bụng Do Đâu? Mẹ Nên Đưa Trẻ Đến Gặp Bác Sĩ Khi Nào?

 chua-day-bung-cho-tre-so-sinh-3

Đưa trẻ đi gặp bác sĩ nhi khoa để được chẩn đoán chính xác

4. Chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh bằng các biện pháp tại nhà

Vì đầy bụng là một chứng bệnh bình thường trong cuộc sống của một số trẻ sơ sinh, ít gây hại và có thể thuyên giảm nếu trẻ được bố mẹ chăm sóc đúng cách, nên thường không được khuyến cáo sử dụng thuốc. Những trường hợp cần thiết sử dụng thuốc thì cần phải được bác sĩ chuyên khoa chỉ định mới được thực hiện. Tránh tình trạng gia định tự ý cho trẻ sử dụng thuốc, việc làm này có thể gây ra nguy hiểm cho trẻ. 

Một số cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh tại nhà, đã được chứng minh là có hiệu quả, các biện pháp cụ thể sẽ được nêu dưới đây.

4.1. Giúp trẻ ợ hơi là một cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh đơn giản

Thoát đầy hơi cho trẻ bằng cách ợ đúng cách. Đa số các trường hợp mà bé bị đầy bụng thông thường là do khi cho con bú, các mẹ đã vô tình tạo ra các bọt khí. Những bọt khí này đi vào dạ dày của trẻ. 

Vậy cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh tốt nhất trong những trường hợp như vậy là giúp cho trẻ ợ được. Có nhiều cách giúp cho trẻ ợ và mỗi bé sẽ thích một cách riêng, bố mẹ có thể thử những tư thế và phương pháp khác nhau để tìm ra cách mà bé thích.

Một số cách thoát đầy hơi cho trẻ sơ sinh như:

  • Ẵm bé ở tư thế đầu tựa vào vai mẹ và vỗ lưng nhẹ nhàng cho trẻ. Tốt nhất là làm sau khi bé vừa được bú để bé có thể ợ thoát hơi mới vừa nuốt vào.
  • Vẫn theo tư thế tựa đầu vào vai nhưng lần này bố mẹ nhẹ nhàng xoa lưng bé theo chuyển động tròn dọc từ xương sống lên cổ. 
  • Cho bé ngồi lên đùi dùng tay xoa lưng cho trẻ, hoặc cho bé nằm sấp hẳn xuống đùi xoa hoặc vỗ lưng nhẹ.

Tuy nhiên việc thoát đầy hơi cho trẻ chỉ giúp cho trường hợp trẻ đầy bụng do nuốt phải những khí thừa trong quá trình mẹ cho trẻ bú, các cách này sẽ không hiệu quả với các trường hợp bị đầy hơi do quá trình tiêu hóa.

chua-day-bung-cho-tre-so-sinh-4

Giúp trẻ ợ hơi là một cách chữa đầy bụng đơn giản

4.2. Massage cho trẻ sơ sinh là một cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Theo một số nghiên cứu thì việc massage cho trẻ nhất là trẻ sơ sinh, không chỉ giúp cho trẻ mau ăn chóng lớn, điều hòa nhịp tim, cải thiện hoạt động của não bộ mà giúp cho trẻ giải phóng khí rất là hiệu quả. 

Trong trường hợp này, bố mẹ có thể để cho trẻ nằm ngửa sau đó dùng tay nhẹ nhàng xoa bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ. 

Tuy nhiên khi trẻ vừa bú xong hoặc ăn no xong thì không được phép massage, sẽ gây phản tác dụng. Khoảng thời gian massage tốt nhất là sau 1 tiếng khi trẻ ăn xong.

4.3. Chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh bằng cách dùng men vi sinh

Probiotics là vi khuẩn hỗ trợ hệ thống tiêu hóa của trẻ và được tìm thấy tự nhiên trong các loại thực phẩm lên men như kim chi và sữa chua cũng như trong các chất bổ sung và sữa công thức được bán trên thị trường để chữa các bệnh về dạ dày ở trẻ sơ sinh. 

Nghiên cứu ở những người bị bệnh đường ruột như hội chứng ruột kích thích (IBS) đã phát hiện ra rằng men vi sinh có thể giúp giảm đầy bụng. Nhiều nghiên cứu đang được thực hiện để chứng minh chúng có tác dụng đối với trẻ sơ sinh. 

Tuy men vi sinh thường được coi là an toàn, nhưng vẫn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ dùng bất kỳ sản phẩm men vi sinh nào.

4.4. Cho trẻ bú đúng cách cũng là một cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh

chua-day-bung-cho-tre-so-sinh-5

Cho trẻ bú đúng cách cũng là một cách giúp chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh

Cho dù bữa ăn của trẻ đến từ sữa mẹ hay sữa bình, nên cho trẻ bú ở tư thế đúng để giảm bớt không khí trẻ nuốt vào.

Đối với trẻ bú bình, có thể dùng núm vú và bình sữa chống đầy hơi, chúng có thể làm thay đổi dòng chảy của sữa và giảm lượng không khí mà bé nuốt vào. Đảm bảo rằng núm vú luôn chứa đầy sữa để trẻ không nuốt không khí vào dạ dày. Và cố gắng tránh lắc bình quá nhiều, vì có thể tạo thêm bọt vào sữa.

4.5. Khuyến khích nằm sấp

Nằm sấp rất tốt để củng cố các cơ mà bé cần để nâng đầu, bò và đi. Nằm sấp sẽ tạo một áp lực nhẹ nhàng lên bụng của em bé, có thể giúp giảm đầy bụng. Vậy nên, bên cạnh những cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh, thì nằm sấp cũng là một biện pháp hỗ trợ.

Vì một số trẻ sẽ tiết nhiều nước bọt nếu chúng nằm sấp ngay sau khi ăn, nên hãy đợi ít nhất 20 đến 30 phút sau khi săn rồi mới cho trẻ nằm sấp. Luôn giám sát bé trong thời gian nằm sấp. 

Lưu ý là không cho trẻ nằm sấp khi ngủ, vì ngủ sấp sẽ khiến trẻ tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

4.6. Kiểm tra chế độ ăn uống của bà mẹ đang cho con bú

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thực phẩm trong chế độ ăn của bà mẹ có thể khiến trẻ bú sữa mẹ bị đầy hơi, nhưng bằng chứng vẫn chưa thể kết luận. Trước khi thay đổi hoàn toàn những gì bà mẹ đang ăn, hãy xem liệu có những cách tinh tế nào khác mà bà mẹ có thể giúp trẻ nuốt ít không khí hơn trong bữa ăn. Bao gồm cả việc ngậm chặt núm vú của mẹ, cho trẻ ợ hơi hai lần trong mỗi lần bú và thử các núm vú hoặc bình sữa khác nhau nếu trẻ uống sữa bình.

Nếu em bé bú sữa mẹ vẫn còn đầy hơi và người mẹ nhận thấy rằng mỗi khi mình ăn một loại thức ăn nào đó, bé có vẻ khó chịu hơn hoặc quấy khóc hơn bình thường. Khi đó, người mẹ nên cắt những thức ăn gây khó chịu cho trẻ khỏi chế độ ăn, để xem có giúp ích gì không.

Các loại thực phẩm mà bà mẹ ăn thường gây đầy hơi cho trẻ như:

  • Các loại rau xanh nhiều chất xơ như súp lơ, bắp cải
  • Các loại sữa và trứng
  • Các bữa ăn rất cay, nhiều dầu mỡ hoặc nhiều dầu mỡ

>>>>>>> Xem thêm: Cách Chữa Đầy Hơi Cho Trẻ Sơ Sinh Mà Phụ Huynh Cần Biết

5. Chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh bằng các thuốc đặc trị

Sau khi dùng các cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh trên mà tình trạng đầy bụng ở trẻ vẫn không giảm, thì chúng ta sẽ nghĩ đến việc sử dụng thuốc. Với sự chỉ định của bác sĩ bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng các loại thuốc đặc trị, thông thường sẽ có 2 nhóm.

 chua-day-bung-cho-tre-so-sinh-6

Chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh bằng các thuốc đặc trị

5.1. Thuốc làm giảm bọt khí

Loại đuổi bọt khí ở đường tiêu hóa nhờ cơ chế làm giảm sức căng bề mặt của các bong bóng khí làm cho chúng bị xì hơi nhanh chóng. Các loại thuốc này được bán rất nhiều cho thị trường, nhưng tốt nhất là nếu dùng thì nên thăm khám trực tiếp để bác sĩ chẩn đoán đúng tình trạng của bé. Sau đó nếu phải sử dụng thuốc thì bác sĩ sẽ cho lời khuyên sử dụng thuốc hiệu quả.

Mặc dù chúng không có tác dụng với mọi trẻ sơ sinh, nhưng thuốc giảm khí thường được coi là an toàn cho trẻ sơ sinh. Và hãy chắc chắn nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa trước khi tiến hành.

Thuốc làm giảm bọt khí cho trẻ sơ sinh có chứa simethicone, chất này làm vỡ bong bóng khí và cũng là thành phần chính trong các loại thuốc chống đầy hơi thông thường cho người lớn. Thuốc giảm khí simethicone cho trẻ sơ sinh rất an toàn và một số cha mẹ thấy rằng chúng rất hiệu quả.

5.2. Thuốc từ thảo dược thiên nhiên

Ngoài ra cũng có một số loại thuốc tổng hợp từ các loại thảo dược tự nhiên, có thành phần giúp chữa đầy hơi cho trẻ. Yêu cầu về sử dụng thuốc, thông thường phải có sự chỉ định của bác sĩ vì đây là dùng thuốc cho trẻ nhỏ nên phải cực kì cẩn trọng.

Chỉ sử dụng thuốc khi đã áp dụng các biện pháp đơn giản tại nhà rồi mà tình trạng đầy bụng ở trẻ vẫn không thuyên giảm. Và việc sử dụng thuốc phải được sự tư vấn chỉ định của bác sĩ, gia đình không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống, việc làm này là rất nguy hiểm.

Những thông tin trên đã phần nào giải đáp thắc mắc cho các bố mẹ khi có con bị mắc chứng đầy bụng. Cung cấp thêm các thông tin về một số điều cần biết về bệnh cũng như những cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh

Liên hệ HOTLINE 1800.6091 để được Scurma Fizzy tư vấn miễn phí.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091