Cách Chữa Đầy Bụng Khó Tiêu, Nguyên Do Và Dấu Hiệu Nhận Biết

Cách Chữa Đầy Bụng Khó Tiêu, Nguyên Do Và Dấu Hiệu Nhận Biết

Cách chữa đầy bụng khó tiêu? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biếtCách chữa đầy bụng khó tiêu đơn giản

Đầy bụng khó tiêu là một tình trang thường gặp, tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho người mắc phải và cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về đường tiêu hóa. Có rất nhiều cách để làm giảm tình trạng này, tùy vào nguyên nhân gây ra mà lựa chọn những cách chữa đầy bụng khó tiêu khác nhau. Cùng Scurma Fizzy tìm hiểu một số cách chữa đầy bụng khó tiêu phổ biến hiện nay nhé.

1. Đầy bụng khó tiêu là gì?

Đầy hơi, khó tiêu là hiện tượng bụng căng cứng, phình to, có cảm giác ọc ạch như đầy nước gây khó chịu ngay cả khi không ăn. Nếu hiện tượng này xảy ra nguyên nhân do thức ăn thì không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài khiến cho cơ thể mệt mỏi, uể oải dẫn đến suy kiệt sức khỏe thì người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám cụ thể.

2. Đầy bụng khó tiêu do đâu mà có

2.1 Do thói quen ăn uống

Ăn quá nhanh và nhai không kỹ gây khó khăn cho dạ dày do acid dịch vị không thấm đều lượng thức ăn nạp vào, vì thế việc tiêu hóa mất nhiều thời gian hơn tạo cảm giác đầy bụng.

Thói quen ăn uống có thể gây đầy bụng khó tiêu

Thói quen ăn uống có thể gây đầy bụng khó tiêu

Ngoài ra việc ăn những loại thực phẩm khó tiêu, không lành mạnh như đồ ăn nhiều chất béo, cà phê,rượu bia, đồ ăn cay nóng, đồ ăn có chứa chất bảo quản độc hại; ăn uống không điều độ, thường xuyên bỏ bữa, ăn quá no, nằm ngay sau khi ăn…đây đều là những nguyên nhân gây ra chứng đầy bụng khó tiêu.

Một số trường hợp cơ thể không dung nạp được một chất nào đó trong thức ăn cũng gây đầy bụng khó tiêu

  • Không dung nạp lactose có trong sữa và các sản phẩm làm từ sữa
  • Không dung nạp fructose có nhiều trong trái cây
  • Bất dung nạp gluten – một loại protein có trong ngũ cốc như lúa mì, yến mạch hoặc lúa mạch đen.

2.2 Ảnh hưởng của các bệnh đường tiêu hóa

Những bệnh về đường tiêu hóa như đại tràng co thắt, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày…đều ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Thực phẩm đi vào không tiêu hóa được  sẽ lên men tạo ra khí gây đầy bụng, khó chịu hoặc tạo cảm giác buồn nôn, ợ hơi.

  • Bệnh co thắt đại tràng: khi hiện tượng đầy bụng khó tiêu kéo dài kèm đau bụng đi ngoài, phân lổn nhổn không thành khuôn, đi ngoài nhiều lần cảm giác vẫn chưa hết phân, có thể sờ thấy những cục u nổi lên dọc theo khung đại tràng.
  • Bệnh trào ngược dạ dày: bệnh nhân bị trào ngược dạ dày ( hay còn gọi là GERD) ngoài đầy bụng khó tiêu còn có các triệu chứng như ợ hơi,ợ chua, buồn nôn hoặc nôn, 
  • Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng: nhiễm Helicobacter Pylori, mất cân bằng vi sinh tại ruột, tăng tiết acid dịch vị, nhiễm độc tố từ các loại thực phẩm là những nguyên do dẫn tới tình trạng tá tràng dạ dày bị viêm loét. Ngoài ra những yếu tố như căng thẳng stress kéo dài,chế độ ăn uống không khoa học hoặc việc lạm dụng thuốc tây, sử dụng sai cách các thuốc giảm đau chống viêm phi steroid, các corticoid cũng có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng. Người bệnh bị viêm loét dạ dày thường kèm theo các biểu hiện như đau thượng vị, ợ chua, nặng hơn là xuất huyết dạ dày.
  • Ung thư dạ dày: triệu chứng của ung thư dạ dày gần giống với những bệnh lý về dạ dày khác. Nó cũng cản trở quá trình tiêu hóa của dạ dày gây đầy bụng khó tiêu. Để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh cần đến cơ sở ý tế để khám và xét nghiệm.

>>>> Tìm hiểu thêm: Ung Thư Dạ Dày Là Bệnh Lý Gì, Những Thông Tin Bạn Cần Nắm Rõ

3. Dấu hiệu đầy bụng khó tiêu

Những dấu hiệu của chứng đầy bụng khó tiêu khá rõ rệt, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng những ảnh hưởng của nó đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh là không hề nhỏ. Nếu không có cách chữa đầy bụng khó tiêu kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình, nhận biết càng sớm để xác định cách chữa đầy bụng khó tiêu càng tốt cho sức khỏe của người bệnh.

  • Ăn không ngon, không có cảm giác đói, ăn nhanh no
  • Cảm giác no từ sau khi ăn không giảm bớt, có thể có hiện tượng xì hơi.
  • Xuất hiện những cơn đau bụng âm ỉ, kéo dài gây khó chịu cho người bệnh
  • Rối loạn tiêu hóa biểu hiện như tiêu chảy hoặc táo bón
  • Xuất hiện những biểu hiện của trào ngược dạ dày: ợ nong, ợ chua, đau thượng vị.
  • Có cảm giác buồn nôn và nôn.
  • Người bệnh luôn có cảm giác nặng nề, ọc ạch ở bụng, khó thở nhất là khi phải thực hiện các vận động mạnh.
  • Bụng căng tròn, cảm giác đầy hơi hoặc nước.

4. Đầy bụng khó tiêu có nguy hiểm không?

Nếu chứng đầy bụng khó tiêu nguyên nhân do thức ăn, do thói quen ăn uống thì chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt. Bệnh hoàn toàn có thể tự khỏi hoặc chữa bằng những cách đơn giản. Tuy nhiên, nếu đầy bụng khó tiêu đến từ những nguyên nhân khác, là do ảnh hưởng của các bệnh đường tiêu hóa thì cần thận trọng vì đó có thể là biểu hiện của những bệnh nguy hiểm và có thể dẫn tới nhiều biến chứng khó lường. 

5. Cách chữa đầy bụng khó tiêu

5.1 Chữa bằng thuốc tây

  • Men tiêu hóa (Panokase) có chứa các enzym giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn, giải quyết vấn đề khó tiêu.
  • Thuốc kháng tiết acid dạ dày (Omeprazol) có tác dụng giảm lượng acid dịch vị có trong dạ dày
  • Thuốc điều hòa co bóp dạ dày (Metoclopramide) hỗ trợ về mặt động học giúp tiêu hóa nhanh hơn.
  • Thuốc kháng acid (Aluminium Hydroxide) giúp trung hòa acid dư thừa trong dạ dày

Ưu điểm của cách chữa đầy bụng khó tiêu bằng thuốc tây là giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do đầy bụng khó tiêu gây ra, những thuốc trên đều có bán ở hiệu thuốc với giá thành hợp lý. Cũng chính vì lý do này mà nhiều người sử dụng thuốc bừa bãi, tự mua thuốc sử dụng mỗi khi có dấu hiệu khó tiêu, đầy bụng. Việc lạm dụng thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe do đó hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

5.2 Chữa đầy bụng khó tiêu bằng thực phẩm

5.2.1 Tỏi

Không chỉ là một loại gia vị trong nhà bếp, tỏi được biết đến là loại thực phẩm có khả năng kích thích tiêu hóa hỗ trợ cách chữa đầy bụng khó tiêu. Tỏi chứa các kháng sinh tự nhiên như glucogen, allicin, fitonxit, aliin có khả năng sát khuẩn, cải thiện các bệnh lý về đường tiêu hóa, giảm hiện tượng ợ hơi, ợ nóng, khó tiêu… 

Sau đây là một số cách chữa đầy bụng khó tiêu bằng tỏi, bạn hoàn toàn có thể áp dụng ngay tại nhà vì nguyên liệu đơn giản và dễ kiếm.

  • Cách 1: dùng 2-3 tép tỏi bóc vỏ rửa sạch, sau đó đập dập và hãm với nước nóng như hãm trà. Sử dụng 2 lần một ngày, trước hoặc sau bữa ăn để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Cách 2: chuẩn bị 30g tỏi đã bóc vỏ, xay nhuyễn, trộn đều với 5g đường phèn hoặc đường kính, thêm 60ml nước sôi vào và khuấy đều. Chia nhỏ ra làm 2 lần để uống trong ngày.
  • Cách 3: dùng 2-3 củ tỏi tươi ép lấy nước, thêm 2 thìa mật ong vào trộn đều. Dùng ngày 1 lần vào sáng hoặc tối.

Lưu ý: Người bị bệnh gan, có các vấn đề về thận và bị tiêu chảy không được sử dụng tỏi.

5.2.2 Baking soda

Baking soda là tên gọi khác của Natri Hydrocacbonat (NaHCO3), là một chất có khả năng trung hòa acid do đó được sử dụng để điều trị bệnh đau dạ dày do dư thừa acid dịch vị. Cũng vì thế baking soda được ứng dụng trong cách chữa đầy bụng khó tiêu.

Bạn có thể chọn cách chữa đầy bụng khó tiêu bằng baking soda sau:

  • Cách 1: dùng nửa muỗng baking soda hòa tan vào 1 ly nước, uống vào mỗi ngày để giảm các triệu chứng.
  • Cách 2: dùng 1 muỗng baking soda, 1 muỗng nước chanh, 1 muống nước ép gừng, trộn đều cho tan hết và sử dụng vào buổi sáng sau bữa ăn để hỗ trợ hệ tiêu hóa nhằm giảm chứng đầy bụng khó tiêu.

5.2.3 Vỏ quýt

Vỏ quýt hay còn gọi là trần bì là vị thuốc được sử dụng trong đông y. Trần bì có tính ấm, mùi thơm, vị đắng, có tác dụng kiện tỳ, điều hòa khí huyết, thường được sử dụng chữa đầy bụng, khó tiêu,…

Bạn có thể tự làm trần bì bằng cách dùng vỏ quýt treo nơi khô ráo (tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng) hoặc dùng máy sấy khô. Hoặc có thể mua trần bì tại những hiệu thuốc Đông y.

Cách dùng: trần bì xé nhỏ bỏ vào ấm trà hãm với nước nóng, uống lúc còn ấm để phát huy hết tác dụng.

5.2.4 Gừng

Cách chữa đầy bụng khó tiêu bằng gừng

Cách chữa đầy bụng khó tiêu bằng gừng

Gừng có tên gọi khác là can khương, được sử dụng trong Đông y bởi tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Gừng có vị cay, tính ấm, có khả năng làm giảm triệu chứng đầy bụng khó tiêu. Trong y học hiện đại, gừng được biết đến với các thành phần như cineol, gingerol, kháng sinh có tác dụng chống co thắt cơ trơn ruột, giãn mạch, kích thích tiêu hóa,…

Bạn có thể sử dụng gừng hoặc kết hợp với mật ong, trà xanh để điều trị chứng đầy bụng khó tiêu:

  • Cách 1: Nguyên liệu gồm 1 củ gừng tươi rửa sạch, giữ nguyên vỏ, thái lát mỏng rồi hãm với nước sôi 10-15 phút, sử dụng lúc trà còn ấm. Bạn có thể thêm một thìa mật ong để trà thơm ngon hơn và mật ong cũng rất tốt cho đường tiêu hóa.
  • Cách 2: kết hợp trà gừng với trà xanh và mật ong, bạn cần chuẩn bị 1 củ gừng tươi, vài lá trà xanh, mật ong và nước lọc. Gừng rửa sạch thái lát mỏng hoặc thái sợi, đun cùng lá trà xanh tới khi sôi, vớt bỏ lá trà cho ra cốc, thêm mật ong và uống từng ngụm nhỏ lúc còn nóng.

>>>> Tham khảo thêm: Dùng Gừng Hiệu Quả, An Toàn Để Giảm Đau Dạ Dày

5.2.5 Giấm táo

Giấm táo có chứa acid acetic và nhiều vi khuẩn tốt cho quá trình tiêu hóa. Cách chữa đầy bụng khó tiêu bằng giấm táo rất đơn giản, bạn dùng một thìa giấm táo pha loãng với nước và uống trước bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.

5.2.6 Sữa chua

sua-chua

Cách chữa đầy bụng khó tiêu bằng sữa chua

Sữa chua chứa men vi sinh và probiotic. Men vi sinh là loại vi khuẩn có sẵn tỏng đường ruột có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, probiotic là thức ăn của men vi sinh. Ăn một hộp sữa chua hằng ngày là cách bổ sung lợi khuẩn tốt cho cơ thể và hệ tiêu hóa, bạn nên sử dụng sữa chua nguyên chất không đường để đạt hiệu quả tốt nhất.

>>>> Tìm hiểu thêm: Có Nên Hay Không Nếu Ăn Sữa Chua Lúc Bị Đau Dạ Dày?

5.2.7 Tía tô

Tía tô là loại rau quen thuộc thường được sử dụng trong nấu ăn hoặc làm gia vị bởi mùi thơm đặc trưng và hàm lượng dinh dưỡng cao. Theo Đông y, tía tô có tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế-tâm-tỳ, có khả năng làm giảm chứng đầy bụng khó tiêu hiệu quả.

Tía tô là loại cây dễ trồng, bạn có thể trồng tía tô tại nhà và sử dụng để tiện lợi và đảm bảo an toàn. Cách chữa đầy bụng khó tiêu tại nhà bằng lá tía tô rất đơn giản:

  • Cách 1: dùng 40g tía tô ( dùng cả phần thân cây) rửa sạch, để ráo nước, cho vào máy xay nhuyễn hoặc giã nát bằng cối rồi ép lấy nước cốt uống mỗi ngày.
  • Cách 2: dùng tía tô làm gia vị nấu cháo ăn sáng, nguyên liệu cần chuẩn bị gồm một nắm gạo tẻ, một ít lá tía tô, một ít hành hoa. Bỏ gạo vào nồi đun thành cháo sệt rồi cho hành hoa và tía tô vào, hạn chế gia vị để có kết quả tốt nhất.

5.2.8 Bạc hà

bac-ha

cách chữa đầy bụng khó tiêu bằng bạc hà

Bạc hà còn có tên là kim tiền bạc hà, bạt đài, anh sinh, liên tiền thảo,…Bạc hà là một vị thuốc quý, vị cay, the, tính ấm dùng mát, có khả năng chữa các bệnh cảm cúm, chứng đầy bụng khó tiêu, hội chứng ruột kích thích.

Đây là 3 cách chữa đầy bụng khó tiêu bằng bạc hà:

  • Cách 1: 10g lá bạc hà rửa sạch (có thể ngâm qua nước muối), vò nát và hãm với 400ml nước sôi, dùng hằng ngày.
  • Cách 2: 30g lá bạc hà, 3-4 lát gừng tươi, 1 thìa muối đen, 1 thìa bột tiêu đen, ½ hạt thì là, xay nhuyễn hỗn hợp này rồi trộn với nước ấm, chia uống 2 lần/ngày.
  • Cách 3: 50g lá bạc hà, 2 quả chanh tươi, 1 ít đường kính, 1 cốc nước lọc. Lá bạc hà xay hoặc giã nhuyễn, cho vào cốc thêm nước cốt chanh và đường quấy đều uống hằng ngày.

5.2.9 Quế

Quế là một loại thuốc, một loại gia vị rất quen thuộc với mùi thơm đặc trưng. Quế có tính ấm, vị cay, có tác dụng kích thích vị giác và hỗ trợ hệ tiêu hóa điều trị các chứng đầy bụng khó tiêu. Bạn có thể thêm quế vào các món ăn hoặc tham khảo cách chữa đầy bụng khó tiêu bằng quế dưới đây.

  • Cách 1: dùng ½ thìa cafe bột quế, 1 thìa cafe mật ong hòa tan với 200ml sữa nóng. Nếu bạn gặp vấn đề về tiêu hóa với sữa không nên áp dụng cách này.
  • Cách 2: đun sôi 250ml nước và 1 thìa cafe bột quế, gạn lấy phần nước trong, sử dụng khi có dấu hiệu đầy bụng khó tiêu.

5.3 Matxa 

Xoa nóng hai lòng bàn tay hoặc dùng dầu xoa bóp bôi vào lòng bàn tay, đặt tay lên bụng rồi xoa nhẹ nhàng từ sườn bên phải qua bên trái, xoa theo chiều kim đồng hồ và lặp lại nhiều lần sẽ giúp giảm hiện tượng đầy bụng, cải thiện quá trình tiêu hóa.

5.4 Chườm nóng

Hơi nóng có thể làm giảm co cơ, kích thích tuần hoàn. Khi gặp những triệu chứng đầy bụng khó tiêu, bạn có thể dùng một túi chườm nóng hoặc dùng khăn nhúng vào nước ấm và đặt nhẹ nhàng lên bụng, sau 5-10 phút cảm giác khó chịu sẽ giảm đi đáng kể.

5.5 Tập yoga

Yoga có thể cải thiện tình trạng đầy bụng khó tiêu, không đòi hỏi kỹ thuật cao, những động tác yoga cơ bản đơn giản có thể giúp bạn thoát khỏi cảm giác nặng nề khó chịu.

6. Cách phòng tránh 

Để tránh chứng đầy bụng khó tiêu, bạn cần chú ý thói quen ăn uống và chế độ sinh hoạt khoa học. Điều này không chỉ giúp bạn tránh những ảnh hưởng khó chịu của đầy bụng khó tiêu mà còn giúp bạn có một sức khỏe tốt, phòng chống bệnh tật.

Cách phòng tránh

Cách phòng tránh đầy bụng khó tiêu

  • Ăn đúng giờ, đủ bữa, ăn chậm nhai kỹ, không làm việc riêng khi đang ăn như dùng điện thoại, đọc sách, xem tivi sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa.
  • Có chế độ dinh dưỡng khoa học: bổ sung nhiều rau củ quả, hạn chế những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, rượu bia, cà phê, đồ uống có ga hay các loại nước ngọt đóng chai. 2 lít nước là số lượng tối thiểu mà bạn nên nạp vào cơ thể mỗi ngày.
  • Ngủ đúng giờ,đủ giấc; có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng stress.
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, vừa giúp rèn luyện bản thân vừa tăng cường trao đổi chất giúp tiêu hóa hiệu quả hơn.
  • Chia nhỏ 3 bữa chính thành 4-5 bữa nhỏ trong ngày để tránh tình trạng ăn quá no, quá nhanh. Không ăn trước khi đi ngủ, bữa ăn cuối cùng nên ăn trước khi ngủ từ 2 đến 3 giờ. 

Nếu áp dụng những cách trên bạn vẫn mắc chứng đầy bụng khó tiêu thì  nguyên nhân có thể đến từ những bệnh lý khác của đường tiêu hóa. Bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn và có phương pháp điều trị an toàn hiệu quả nhất.

7. Lời khuyên

Đầy bụng khó tiêu không phải một triệu chứng nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh, đồng thời cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho những bệnh lý khác nguy hiểm hơn. Nếu gặp tình trạng này thường xuyên và áp dụng cách chữa đầy bụng khó tiêu nhưng không khỏi, bạn cần đến cơ sở y tế gặp bác sĩ để nhận được những kết luận chính xác nhất cũng như tìm ra được phương hướng điều trị kịp thời.

 

Trên đây là những chia sẻ về cách chữa đầy bụng khó tiêu, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới vấn đề này hoặc những bệnh lý khác về đường tiêu hóa hãy liên hệ ngay HOLINE 1800.6091 đề được các chuyên gia hàng đầu và các bác sĩ, dược sĩ của Scurma Fizzy tư vấn miễn phí nhé.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091