Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả

Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả

Trào ngược dạ dày thực quản là một tình trạng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tỷ lệ trào ngược dạ dày thực quản tăng lên trong khoảng thời gian từ 2 tháng đến 6 tháng tuổi (có thể do lượng sữa lỏng tăng lên mỗi lần bú) và sau đó bắt đầu giảm sau 7 tháng.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), tức là trào ngược gây ra các biến chứng, ít phổ biến hơn nhiều. Nhưng rất nhiều vị phụ huynh có lẽ sẽ đặt ra câu hỏi: Vậy trong 2 đến 6 tháng tuổi ấy tôi cần làm gì để làm giảm các triệu chứng trào ngược này? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần biết về trào ngược dạ dày thực quản và cách chữa trào ngược dạ dày cho trẻ sơ sinh.

1. Trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản được định nghĩa là hiện tượng trào ngược không có chủ ý của các chất trong dạ dày vào thực quản, có hoặc không kèm theo nôn trớ hoặc nôn mửa. Đây là một tình trạng sinh lý thường gặp ở trẻ, có thể xảy ra nhiều lần trong ngày, chủ yếu là sau ăn.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) xảy ra khi trào ngược các chất dịch lỏng trong dạ dày lên thực quản gây ra các triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hoặc các biến chứng bệnh lý, chẳng hạn như trẻ không phát triển, khó ăn hoặc ngủ, rối loạn hô hấp mãn tính, viêm thực quản, nôn trớ, ngưng thở và đe dọa rõ ràng đến tính mạng.

2. Nguyên nhân nào dẫn tới trào ngược dạ dày-thực quản ở trẻ?

Bị nôn trớ trong vòng 2 tháng đầu đời là điều bình thường với khoảng 70–85% trẻ sơ sinh và chúng sẽ tự khỏi ở 95% trẻ sơ sinh trước 1 tuổi mà không cần can thiệp. Do khi đó hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, cơ thắt tâm vị còn yếu nên dễ xảy ra hiện tượng trào ngược.

Cơ chế bệnh sinh của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản là đa yếu tố, liên quan đến giãn cơ thắt thực quản dưới thoáng qua và các bất thường gây áp lực cho cơ thắt thực quản dưới khác. Kết quả là xảy ra hiện tượng trào ngược acid, dịch mật, pepsin và men tụy, dẫn đến tổn thương niêm mạc thực quản

Trong đó, Chậm làm rỗng dạ dày là một nguyên nhân có liên quan đến GERD ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Việc làm rỗng dạ dày phụ thuộc vào thể tích, độ thẩm thấu và mật độ calo của bữa ăn được tiêu thụ. Ví dụ việc làm rỗng dạ dày bị chậm lại ở những bệnh nhân bị dị ứng với protein sữa bò.

Khả năng gây bệnh của chất trào ngược được xác định bởi thành phần chủ yếu là acid, pepsin và muối mật. Acid  trong sự kết hợp với pepsin được cho là độc hại nhất đến niêm mạc thực quản.

>>> Xem thêm Trẻ Sơ Sinh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Và Những Điều Cần Lưu Ý

trao-nguoc-da-day-o-tre-so-sinh

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh gây ra bởi những nguyên nhân nào

3. Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh có triệu chứng gì?

Nôn trớ và nôn mửa là những triệu chứng thường gặp nhất của chứng trào ngược ở trẻ sơ sinh. Nhìn chung, cha mẹ chỉ cần chú ý các biểu hiện của trẻ và quan tâm đến các dấu hiệu cảnh báo gợi ý các nguyên nhân khác gây trào ngược dạ dày thực quản là đủ để xác định có xảy ra tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ hay không.

Nghẹt thở, nôn khan, ho khi bú hoặc biểu hiện khó chịu có thể là dấu hiệu cảnh báo của GERD hoặc các chẩn đoán khác

Nếu có hiện tượng nôn mửa dữ dội, cần đến các cơ sở y tế kiểm tra và chụp X quang để loại trừ các nguyên nhân gây nôn khác.

Cần loại trừ các nguyên nhân khác gây khó chịu, bao gồm dị ứng protein sữa bò, rối loạn thần kinh, táo bón và nhiễm trùng. Biểu hiện của dị ứng protein sữa bò trùng lặp với GERD và cả hai tình trạng này có thể cùng tồn tại trong 42–58% trẻ sơ sinh. Ở những trẻ này, các triệu chứng giảm đáng kể trong vòng 2-4 tuần sau khi loại bỏ protein sữa bò khỏi chế độ ăn. Đối với trào ngược không phức tạp, hầu hết các trường hợp ở trẻ sơ sinh đều không cần can thiệp.

Hành vi quấy khóc không giải thích được là những triệu chứng có liên quan đến nhiều tình trạng bệnh lý và không bệnh lý ở trẻ sơ sinh. Khó chịu cùng với cong người ở trẻ sơ sinh được cho là tương đương với chứng ợ nóng hoặc đau ngực ở trẻ lớn hơn. Trẻ sơ sinh khóc đã được chứng minh là có liên quan đến các đợt trào ngược trong quá trình theo dõi video và đầu dò pH thực quản.

Việc không phát triển tốt hoặc trẻ chậm có thể là hậu quả của tình trạng nôn trớ kéo dài và là điềm cảnh báo của GERD

Sự trấn an và giáo dục hiệu quả đối với cha mẹ về tình trạng nôn trớ và thay đổi lối sống thường đủ để kiểm soát chứng trào ngược ở trẻ sơ sinh. 

>>> Xem thêm Biểu Hiện Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Sơ Sinh Và Cách Bảo Vệ Dạ Dày Trẻ

trao-nguoc-da-day-o-tre-so-sinh

Trẻ sơ sinh khi bị gerd thường xuất hiện những triệu chứng gì?

4. Khi nào nên đưa trẻ đi khám?

Chắc chắn rằng các bậc làm cha mẹ rất lo lắng cho tình trạng của con mình. Rất muốn biết cách chữa trào ngược dạ dày cho trẻ sơ sinh để làm giảm tình trạng bệnh của con. Vậy có phải cứ có hiện tượng nôn trớ là đi khám hay không? Và lúc nào thì nên đi khám?

trao-nguoc-da-day-o-tre-so-sinh

Khi nào nên đưa trẻ đi khám?

4.1. Trẻ sơ sinh

Đối với hầu hết trẻ sơ sinh, trào ngược là bình thường và sẽ tốt hơn theo thời gian. Các dấu hiệu bao gồm thường xuyên nôn trớ, nôn mửa hoặc cong lưng trong khi bú. Các dấu hiệu nghiêm trọng hơn của GERD ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Nôn ra máu, dịch xanh hoặc vàng
  • Tăng cân kém
  • Khóc dữ dội và ủ rũ
  • Khó hoặc bỏ ăn
  • Các vấn đề về hô hấp, chẳng hạn như ho mạn tính

4.2. Trẻ em 

Hầu hết tất cả trẻ em đều có một chút trào ngược, nhưng thường không nhận thức được nó. Trẻ lớn hơn cũng có thể bị ợ chua, cảm giác nóng rát ở ngực hoặc cổ họng. Các dấu hiệu nghiêm trọng hơn của GERD ở trẻ em bao gồm:

  • Nôn ra máu nhiều lần, dịch xanh hoặc vàng
  • Thường xuyên có cảm giác thức ăn hoặc chất lỏng trào ra lên đến phía sau cổ họng hoặc miệng
  • Thường xuyên đau bụng hoặc đau ngực
  • Khó nuốt hoặc nuốt đau
  • Các vấn đề về hô hấp, chẳng hạn như ho mạn tính

Hãy đến gặp bác sĩ nếu con bạn có biểu hiện của những dấu hiệu này.

5. Cách chữa Gerd cho trẻ sơ sinh

Hầu hết trẻ sơ sinh không cần can thiệp mà sẽ dần tự khỏi đối với tình trạng trào ngược dạ dày không quá phức tạp. Ở trẻ sơ sinh, các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản sẽ kết thúc trong vòng 12 tháng tuổi mà không cần điều trị. Sự trấn an hiệu quả của cha mẹ và giáo dục cha mẹ về tình trạng nôn trớ và thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ cho ăn, tránh tiếp xúc với khói thuốc trong môi trường thường là những cách hữu ích để giúp làm giảm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh.

Dưới đây là một số cách chữa trào ngược dạ dày cho trẻ sơ sinh:

5.1. Thay đổi lối sống – Cách chữa trào ngược dạ dày cho trẻ sơ sinh 

Bạn có thể cải thiện và ngăn ngừa các triệu chứng GERD của con mình bằng cách thay đổi lối sống và dùng thuốc.

Thay đổi lối sống cho trẻ sơ sinh giúp ngăn ngừa trẻ sơ sinh nôn trớ hoặc nôn mửa:

  • Tránh cho ăn quá nhiều. Không cho trẻ ăn sau khi trẻ nôn trớ lên, đợi cho đến lần cho ăn tiếp theo. Cho trẻ ăn các bữa nhỏ hơn và thường xuyên hơn. Vào bữa ăn, đảm bảo trẻ ăn chậm và nhai kỹ. Không ép buộc con của bạn để hoàn thành bữa ăn của mình. Tránh tình trạng quá no, làm đầy dạ dày gây khó chịu cho trẻ hoặc nôn mửa, nôn trớ.
  • Giữ trẻ thẳng đứng hoặc ngồi ít nhất 30 phút sau khi bú. Trọng lực có thể giúp thức ăn hay các chất trong dạ dày ở đúng vị trí không bị trào ngược lên.
  • Tránh cho trẻ bú bình ở tư thế nằm. Thức ăn lỏng trong dạ dày dễ dàng trào ngược lên thực quản
  • Dùng tã chật và quần có cạp chun sẽ gây áp lực lớn lên dạ dày và kích thích tâm vị mở ra gây hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản. Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi. Tránh quần áo chật ngang thắt lưng và bụng.
  • Tránh tiếp xúc với khói thuốc. Khói thuốc là tác nhân có mùi khó chịu gây buồn nôn khi trẻ hít phải.
  • Nâng cao gối đầu cho trẻ. Đặt 1 chiếc gối đầu giường của người lớn dưới cũi để nâng cao phần đầu của cũi.
  • Đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ. Tránh để trẻ nằm sấp vì có thể gây ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, tất cả trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi nói chung nên được đặt ở tư thế nằm ngửa khi ngủ, ngay cả khi trẻ bị trào ngược
  • Tránh ăn đồ ăn nhẹ trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ hoặc đêm muộn.
  • Nâng cao đầu giường. Chèn một nệm xốp dưới nệm để nâng cao phần thân từ thắt lưng trở lên.
  • Tránh những thức ăn gây ợ chua. Những thực phẩm này có thể làm tăng các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản: thức ăn béo hoặc nhiều dầu mỡ (gây khó tiêu làm kéo dài thời gian làm rỗng dạ dày), thức ăn cay, đồ uống có caffeine (chẳng hạn như trà và nước ngọt), bạc hà, tỏi và hành tây, và thực phẩm có tính acid như cam hoặc bưởi, nước trái cây và các món ăn chế biến từ cà chua.
cach-chua-trao-nguoc-da-day-cho-tre-so-sinh-6

Nâng cao đầu giường – cách chữa trào ngược dạ dày cho trẻ sơ sinh

5.2. Làm đặc thức ăn cho trẻ – cách chữa trào ngược dạ dày cho trẻ sơ sinh

Các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đã xác định rằng: Thức ăn đặc dường như không làm giảm tình trạng trớ, nhưng làm giảm tần suất nôn trớ quá mức. Nó cũng làm tăng cân mỗi ngày. Các tác nhân như tinh bột gạo, ngô, khoai tây thường được sử dụng. Nhưng việc làm đặc thức ăn có thể làm trẻ tăng cân quá mức và có thể gây táo bón do tăng hàm lượng calo trong thức ăn của trẻ.

Các sản phẩm có công thức chống nôn chứa tinh bột gạo, ngô hoặc khoai tây đã qua chế biến, được các công ty sản xuất để phù hợp với trẻ bị trào ngược dạ dày có sẵn ở các cửa hàng và hiệu thuốc. Chất làm đặc thức ăn hoặc sữa công thức làm đặc trước nếu cần thiết  có thể được sử dụng theo lời khuyên của một chuyên gia dinh dưỡng. Nên dùng thử chất làm đặc trong tối đa 2 tuần trước khi xem xét phương pháp điều trị khác

>>> Tham khảo thêm Điều Trị Và Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Bị Trào Ngược Dạ Dày

5.3.  Thay đổi chế độ ăn uống – cách chữa trào ngược dạ dày cho trẻ sơ sinh

Một nhóm nhỏ trẻ sơ sinh bị dị ứng với protein sữa bò có biểu hiện nôn trớ giống như trào ngược dạ dày thực quản. Ở những trẻ này, các triệu chứng giảm rõ rệt trong vòng 2 tuần sau khi loại bỏ protein sữa bò khỏi chế độ ăn. Ở trẻ bú mẹ, chế độ ăn của bà mẹ nên loại bỏ sữa và các chế phẩm từ sữa. Ở trẻ bú sữa công thức, sữa công thức được thủy phân hoặc dựa trên axit amin nên được xem xét để dùng thử trong 2–4 tuần.

cach-chua-trao-nguoc-da-day-cho-tre-so-sinh-2

Thay đổi chế độ ăn – cách chữa trào ngược dạ dày cho trẻ sơ sinh

5.4. Sử dụng thuốc – cách chữa trào ngược dạ dày cho trẻ sơ sinh

Cách chữa trào ngược dạ dày cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn là đầu tiên nên thay đổi lối sống và sinh hoạt và chế độ ăn của trẻ. Nếu các biện pháp không có tác dụng thì hãy tìm đến bác sĩ của bạn để được tư vấn sử dụng đúng thuốc. Không nên tự ý mua thuốc khi không có đơn hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là một số thuốc thường được sử dụng cho trẻ em bị trào ngược dạ dày thực quản.

cach-chua-trao-nguoc-da-day-cho-tre-so-sinh

Sử dụng thuốc – cách chữa trào ngược dạ dày cho trẻ sơ sinh

5.4.1. Thuốc kháng acid có chứa alginate

Thuốc kháng axit có chứa alginate có thể được sử dụng để làm giảm các triệu chứng. 

Alginate là muối của acid alginic với kim loại như natri và calci. Acid alginic là một polysaccharide thành phần tự nhiên có trong thành tế bào của tảo nâu. Alginate giúp hình thành một rào chắn vật lý bảo vệ niêm mạc thực quản khỏi acid trào ngược từ dạ dày, giảm nguy cơ viêm do trào ngược acid, pepsin và acid mật.

Thuốc kháng acid làm trung hòa acid trong dạ dày, giảm triệu chứng ợ nóng, trào ngược dạ dày, giảm sự tiếp xúc của acid dịch vị với thực quản khi xảy ra hiện tượng trào ngược.

Việc sử dụng thuốc kháng acid có chứa alginate vừa giúp bảo vệ niêm mạc thực quản vừa trung hòa acid dạ dày nên nó có tác dụng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Và có thể cân nhắc sử dụng nó trong cách chữa trào ngược dạ dày cho trẻ sơ sinh.

Những trẻ không đáp ứng với các biện pháp này hoặc có các vấn đề như rối loạn hô hấp hoặc nghi ngờ viêm thực quản cần được chuyển đến bệnh viện.

5.4.2. Thuốc kháng thụ thể Histamin H2

Theo lời khuyên của bác sĩ nhi khoa, thuốc đối kháng thụ thể histamin H2 có thể được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, thúc đẩy quá trình chữa lành niêm mạc và cho phép giảm tiêu thụ thuốc kháng acid.

Cơ chế của thuốc đối kháng thụ thể Histamin H2: đối kháng cạnh tranh thuận nghịch với histamin tại receptor H2 của tế bào thành do đó ức chế tiết acid. Ức chế được 70 % sự tiết acid dạ dày trong suốt 24 giờ. Đặc biệt hiệu quả trong ức chế tiết acid về đêm nhưng thuốc bị hạn chế tác dụng trong ức chế tiết acid sau bữa ăn

5.4.3. Thuốc ức chế bơm proton

Thuốc ức chế bơm proton (PPI) ức chế bài tiết axit bằng cách ngăn chặn bơm Na+ – K + – ATPase thực hiện bước cuối cùng trong quá trình tiết acid. Khả năng chữa bệnh vượt trội của PPI phần lớn là do khả năng duy trì pH trong dạ dày bằng hoặc trên 4 trong thời gian dài hơn và ức chế tiết acid do bữa ăn.

Thuốc ức chế bơm proton có thể được sử dụng để điều trị viêm thực quản vừa, không ăn mòn, không đáp ứng với thuốc đối kháng thụ thể H2.

Bệnh ăn mòn, loét hoặc nghiêm trọng hơn được xác nhận qua nội soi ở trẻ em thường được điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton. Cần thiết phải đánh giá lại nếu các triệu chứng vẫn tồn tại mặc dù đã điều trị 4-6 tuần;

Không nên sử dụng lâu dài thuốc đối kháng thụ thể H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton mà không đánh giá đầy đủ tình trạng bệnh cơ bản. Đối với bệnh ăn mòn, loét hoặc bệnh nghiêm trọng được xác nhận nội soi, chất ức chế bơm proton thường cần được duy trì ở liều hiệu quả tối thiểu.

5.4.4.Các chất kích thích vận động

Các chất kích thích vận động, chẳng hạn như erythromycin có thể cải thiện sự co thắt của cơ vòng dạ dày – thực quản và đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày.

5.5. Điều trị phẫu thuật

Ít cần áp dụng ở đối tượng trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày. Trừ khi trẻ không đáp ứng với các liệu pháp điều trị trên và tình trạng hô hấp mãn tính, hoặc bị mất trương lực thực quản (teo thực quản) có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ thì có thể xem xét cân nhắc điều trị phẫu thuật.

Điều trị GERD tùy thuộc vào các triệu chứng và độ tuổi của con bạn. Nôn trớ, khóc và khó chịu là những triệu chứng phổ biến nhất mà trẻ sơ sinh tìm kiếm đến sự chăm sóc của bác sĩ. Cách chữa trào ngược dạ dày cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả là liệu pháp không dùng thuốc chỉ cần thay đổi lối sống và chế độ ăn uống của trẻ. Liệu pháp này có thể được dạy cho các bậc cha mẹ để chăm sóc cho trẻ làm giảm việc điều trị bằng thuốc không cần thiết. 

Hy vọng bài viết này có thể cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về trào ngược dạ dày thực quản và cách chữa trào ngược dạ dày cho trẻ sơ sinh. Nếu cần thêm các thông tin chi tiết bạn vui lòng liên hệ đến số điện thoại hotline 18006091 mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp.

Tài liệu tham khảo:

British National Formulary for Children (BNFC), 2016-2017

Czinn, S. J., & Blanchard, S. (2013). Gastroesophageal Reflux Disease in Neonates and Infants. Pediatric Drugs, 15(1), 19–27

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091