Cách Giảm Đau Bao Tử Tại Nhà Vừa An Toàn Vừa Có Hiệu Quả Cao
Cách giảm đau bao tử tại nhà thường là lựa chọn thay thế một số loại thuốc trong các trường hợp đau nhẹ và vừa. Ưu điểm của biện pháp này chính là an toàn, lành tính và hầu như không gây ra các tác dụng phụ. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một số cách giảm đau bao tử tại nhà vừa an toàn lại có hiệu quả cao. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!
1. Đau bao tử là gì? Khi nào nên sử dụng các cách giảm đau bao tử tại nhà?
Đau bao tử hay đau dạ dày là tình trạng các cơn đau xuất hiện ở vùng bụng dưới xương ức nằm phía trên rốn (vùng thượng vị). Nguyên nhân gặp phải các cơn đau thường do dạ dày bị kích thích quá mức như: căng thẳng quá độ, sử dụng chất kích thích, ăn thức ăn cay nóng, gặp phải tác dụng phụ của một vài thuốc đang sử dụng… Không những thế, đau bao từ cũng có thể đi kèm với một số triệu chứng khác như: đầy chướng bụng, nôn, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua,…
Nếu như các cơn đau còn ở mức độ nhẹ, bạn có thể sử dụng một số cách giảm đau bao tử tại nhà theo kinh nghiệm của dân gian. Nhưng nếu nó ở mức độ nặng và nguy hiểm bạn cần ngay lập tức đến gặp bác sĩ để tìm được phác đồ điều trị an toàn và hiệu quả. Đa số các mẹo dân gian thường sử dụng nhiệt độ, tác động vật lý và nguyên liệu tự nhiên để làm dịu niêm mạc dạ dày, hạn chế hoạt động co bóp và bài tiết dịch vị quá mức của nó.
2. Các biểu hiện thường gặp của đau bao tử
2.1. Đau vùng thượng vị
Cơn đau thượng vị là dấu hiệu thường gặp nhất. Khi đó người bệnh sẽ có cảm giác cơn đau dữ dội quặn thắt hoặc cũng có thể là cơn đau âm ỉ trong nhiều ngày liền. Tần suất đau thượng vị có thể tăng lên cả về số lần và mức độ khi bệnh trở nặng. Thông thường, người bị đau bao tử khi để bụng quá đói hoặc quá no, sau đó bệnh tiến triển nặng thì cơn đau có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào.
2.2. Chướng bụng, đầy hơi
Khi đau bao tử, vụng bụng trên cũng bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu để bạn nhận biết ở cấp độ nhẹ. Khi mà bệnh phát triển nặng hơn, triệu chứng chướng bụng và đầy hơi sẽ thường xuyên xảy ra hơn làm cho bạn không còn cảm giác thèm ăn thậm chí là chán ăn và bỏ bữa. Khi đó không những chỉ bao tử bị ảnh hưởng mà các cơ quan khác cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
2.3. Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng
Đây là một biểu hiện điển hình khi chức năng vận động của dạ dày bị rối loạn làm cho thức ăn không được đào thải hết mà lưu trữ tại dạ dày, bị vi khuẩn yếm khí có trong dạ dày lên men và sinh hơi gây nên. Lúc này, người bệnh cũng cảm thấy khó chịu và không muốn ăn thêm gì, sử dụng một số cách giảm đau bao tử tại nhà có thể hữu ích.
2.4. Buồn nôn, nôn mửa
Khi cơn đau bao tử ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ cảm thấy đau râm ran kèm theo buồn nôn, và nôn khi thức ăn trong dạ dày bị đẩy ngược lên miệng. Biểu hiện này có thể tạo nên các tổn thương viêm, trợt niêm mạc thực quản do lượng acid dịch vị lẫn vào thức ăn.
2.5. Chảy máu tiêu hóa, đi ngoài ra máu, phân đen, nôn ra máu
Đây là các triệu chứng báo hiệu bao tử của bạn đang đau ở mức độ nặng. Lúc này niêm mạc dạ dày đã bị viêm loét nghiêm trọng mới gây xuất huyết và chảy máu vào ống tiêu hóa. Hơn thế nữa, chảy máu tiêu hóa còn là dấu hiệu điển hình cảnh báo ung thư dạ dày, kèm theo một vài triệu chứng điển hình khác của bệnh thiếu máu như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, choáng váng…
>>>>> Đọc thêm: ĐAU BAO TỬ: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, BIẾN CHỨNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
3. Nguyên nhân đau bao tử thường gặp
3.1. Khó tiêu
Khó tiêu là cảm giác nóng rát ở vị trí dạ dày trên, và đôi khi ở miệng hoặc cổ họng. Cơn đau bao tử cũng có thể có cảm giác như bắt nguồn từ ngực.
Ít phổ biến hơn, chứng khó tiêu có thể do loét dạ dày, trào ngược acid hoặc thậm chí là ung thư dạ dày. Thường xuyên khó tiêu có thể gây đau đớn hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân và là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Thuốc không kê đơn có hiệu quả cao trong việc kiểm soát chứng khó tiêu trong thời gian ngắn. Xác định rõ những tác nhân gây bệnh, chẳng hạn như một số loại thực phẩm mà bạn tiêu thụ, có thể giúp một người thay đổi lối sống lành mạnh.
Những người bị chứng khó tiêu thường xuyên hoặc nghiêm trọng nên nói chuyện với bác sĩ về việc kiểm soát các triệu chứng của họ hoặc chẩn đoán nguyên nhân cơ bản.
3.2. Viêm dạ dày
Viêm dạ dày làm cho niêm mạc dạ dày sưng tấy, đau rát.
Viêm dạ dày cấp tính xảy ra trong một thời gian ngắn và có quá trình diễn biến nhanh chóng, thường là do nhiễm vi khuẩn, chẳng hạn như vi khuẩn Helicobacter pylori.
Một số tình trạng kích thích niêm mạc dạ dày dẫn tới tình trạng viêm dạ dày mãn tính.
Nguyên nhân của viêm dạ dày mãn tính có thể kể tên như:
- Bệnh Crohn
- Bệnh tự miễn
- Bệnh sarcoidosis
- Dị ứng
- Người có hệ miễn dịch đang suy yếu và bị nhiễm virus
Thuốc kháng sinh thông thường có thể điều trị những nhiễm trùng do vi khuẩn. Khi gặp phải viêm dạ dày mãn tính, chẩn đoán và điều trị nguyên nhân cơ bản có thể hữu ích.
Đối với nhiều người, giảm acid trong dạ dày bằng cách ăn một chế độ ăn ít acid hơn hoặc dùng các cách giảm đau bao tử tại nhà có khả năng mang đến nhiều lợi ích hơn. Thuốc giảm đau có vai trò làm giảm các triệu chứng, trong khi thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày lại có thể ngăn các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.
3.3. Đau cơ
Nhiều cơ mở rộng đến bụng trên. Đau do chấn thương hoặc co thắt cơ nhẹ có thể làm cho vùng bụng trên bị đau tạm thời.
Cơn đau thuyên giảm khi thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng và nghỉ ngơi. Một số người cũng cảm thấy nhẹ nhõm bằng cách sử dụng túi chườm nóng.
Nếu cơn đau cơ dữ dội hoặc không thuyên giảm sau vài ngày, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán đúng nhất bệnh mà mình mắc phải.
3.4. Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa được định nghĩa là tình trạng ruột thừa bị nhiễm trùng. Nếu không điều trị kịp thời, nó có thể khiến ruột thừa bị vỡ và tình trạng này có thể trở nên nguy hiểm đến tính mạng.
Trong giai đoạn đầu tiên của viêm ruột thừa, một người có thể nhận thấy một cơn đau âm ỉ xung quanh rốn của họ, nhưng cơn đau này có thể lan đến phần trên của bao tử. Khi tình trạng nhiễm trùng trở nên tồi tệ hơn, cơn đau sẽ di chuyển xuống phía dưới bên phải.
Trong đa số các trường hợp, bác sĩ điều trị viêm ruột thừa bằng cách cắt bỏ ruột thừa.
4. Các cách giảm đau bao tử tại nhà an toàn và hiệu quả
4.1. Cách giảm đau bao tử tại nhà bằng việc uống nước ấm
Yếu tố quan trọng nhất làm cho những cơn đau bao tử xuất hiện chính là do dịch vị được bài tiết một cách quá mức. Acid HCl trong dịch vị sẽ tấn công và phá hủy lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, thúc đẩy quá trình ăn mòn tế bào biểu mô. Hậu quả là vùng thượng vị bị đau và kèm theo các biểu hiện như buồn nôn, nôn mửa. Nếu như không thể kiểm soát kịp thời, trên niêm mạc dạ dày có thể hình thành ổ viêm, loét nặng nhất là xuất huyết.
Việc uống nước ấm góp phần trung hòa acid dịch vị có trong bao tử. Chính vì thế, nó được xem là một cách giảm đau bao tử tại nhà vừa an toàn lại mang đến hiệu quả đáng kể.
Để làm dịu cơn đau bao tử, bạn nên uống một ly nước ấm. Bởi nước ấm có khả năng trung hòa pH acid của dịch vị, hạn chế mức độ kích thích lên tế bào biểu mô. Sau một thời gian ngắn, cảm giác đau sẽ dần biến mất. Tuy nhiên, nếu muốn hiệu quả đạt được cao hơn, bạn nên uống từ từ từng ngụm nhỏ.
>>>>>> Đọc thêm: Cách Giảm Đau Bao Tử Đơn Giản Có Thể Thực Hiện Ngay Tại Nhà
4.2. Giảm đau bao tử tại nhà bằng cách chườm ấm
Nếu như cách giảm đau bao tử tại nhà bằng việc uống nước ấm chỉ có hiệu quả trong những trường hợp đau nhẹ và âm ỉ thì việc chườm ấm sẽ giúp bạn giải quyết các cơn đau không thuyên giảm khi áp dụng biện pháp trên. Chườm ấm là cách chữa đau bao tử bắt nguồn từ y học cổ truyền nhưng hiện nay nó đã được chứng minh là có hiệu quả và áp dụng trong nhiều trường hợp.
Nhiệt độ cao của túi chườm làm giãn các mạch máu tại vùng thượng vị, bên cạnh đó làm dịu hiện tượng đau dạ dày do co bóp quá mức và hạn chế tần suất xuất hiện những cơn đau một cách đáng kể. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp làm tăng tuần hoàn máu đến dạ dày và ruột, từ đó đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, giảm nhẹ tình trạng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng ở những người gặp vấn đề về bao tử.
Cách chườm ấm đúng cách như sau:
- Túi chườm nên đổ nước ấm có nhiệt độ từ 50 đến 65 độ C
- Chườm trực tiếp túi lên vùng thượng vị trong thời gian từ 10 đến 20 phút
- Sau khoảng thời gian trên, cảm giác đau rát và khó chịu vùng thượng vị sẽ giảm bớt
- Nếu muốn hiệu quả đạt được cao hơn, bạn nên kết hợp hít thở sâu trong quá trình chườm để làm dịu hiện tượng co bóp quá mức của dạ dày.
4.3. Massage bụng – cách giảm đau bao tử tại nhà công hiệu
Massage hay xoa bóp là biện pháp tại nhà đang được nhiều người áp dụng khi bị đau bao tử. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng, tác động cơ học từ thao tác xoa bóp giúp tăng tuần hoàn máu và làm dịu dây thần kinh bị kích thích quá mức.
Do đó, ngoài việc áp dụng các mẹo thông thường bạn cũng nên kết hợp với massage bụng để giảm đau bao tử cùng một số triệu chứng đi kèm. Cách làm này cải thiện rõ rệt những trường hợp đau bao tử do ăn uống quá mức, khó tiêu, đầy hơi và chướng bụng. Không những thế, ngoài tác dụng giảm đau dạ dày, tác động từ việc xoa bóp vùng bụng còn kích thích tiêu hóa và đẩy khí thừa bên ngoài giúp bạn không còn bị ợ hơi, ợ chua…
Cách thực hiện massage vùng bụng đúng cách:
- Sử dụng một ít dầu nóng cho vào lòng bàn tay và xoa đều lên cho nóng
- Tiếp đó, dùng tay massage đều vùng bụng theo chiều từ trên xuống dưới và từ trái sang phải
- Áp dụng cách làm trên trong khoảng từ 10 đến 15 phút sẽ thấy hiệu quả đáng kể
- Nên tác động vào một số huyệt vị có khả năng làm giảm đau bao tử như: huyệt túc tam lý, huyệt thái xung, huyệt trung quản…
Không nên massage khi ăn no, thay vào đó bạn nên dùng biện pháp này sau bữa ăn khoảng 1 tiếng đồng hồ để thúc đẩy tiêu hóa và giảm nhẹ cơn đau.
4.4. Uống trà cam thảo là một cách giảm đau bao tử tại nhà an toàn
Cam thảo được xem là một loại thảo dược có công dụng hữu ích trong việc chữa đau dạ dày. Nó được áp dụng trong nhiều bài thuốc do có vị ngọt, tính bình, có công dụng giải độc, thông kinh mạch. Đối với người bị đau bao tử, cam thảo được được dùng để pha trà uống. Trà cam thảo hiệu quả trong các trường hợp: đau bao tử, loét dạ dày, khó tiêu, trào ngược dạ dày thực quản…
Ngoài tác dụng trong y học cổ truyền, cam thảo đã được chứng minh có hiệu quả trong việc giảm đau dạ dày qua nhiều nghiên cứu khoa học. Trong cam thảo có chứa nhiều chất chống oxy hóa như glabrae và glabridin có vai trò trung hòa dịch vị, kích thích nhanh quá trình làm lành vết loét và ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn Hp là nguyên nhân chính gây đau dạ dày.
Theo dân gian, trà cam thảo được pha như sau:
- Cam thảo thu lấy rễ phơi khô, cho khoảng 1 đến 2g vào tách
- Chế thêm 300ml nước sôi vào và đợi khoảng 10 đến 15 phút
- Uống từ từ từng ngụm nhỏ để hiệu quả giảm đau đạt được là tốt nhất
4.5. Dùng nha đam để giảm đau bao tử
Cách giảm đau bao tử tại nhà tiếp theo là sử dụng nha đam. Trong nha đam có chứa nhiều nước, vitamin và các chất vi khoáng khác nhau. Bên cạnh đó, nha đam được tận dụng để chữa đau dạ dày và một số các vấn đề tiêu hóa khác. Theo y học dân gian, nha đam còn có tên gọi là lô hội, vị ngọt nhạt, tính hàn, tác dụng chữa các chứng do nhiệt gây nên như nóng trong, đau dạ dày do ăn nhiều đồ ăn cay nóng và uống nhiều rượu bia.
Trên thực tế, hàm lượng chất xơ và nước dồi dào trong nha đam có khả năng làm giảm pH dịch vị. Ngoài ra, loại thảo dược này còn chứa các hoạt chất là glucomannans và anthraquinone làm giảm tiết acid, giảm hiện tượng trào ngược dạ dày và một số triệu chứng gây khó chịu bao tử khác.
Cách sử dụng nha đam để chữa đau bao tử như sau:
- Lấy khoảng 2 nhánh nha đam tươi, đem rửa sạch và loại bỏ phần vỏ ngoài
- Lấy phần thịt trong suốt đầy gel bên trong rửa sạch rồi xay nhuyễn
- Thêm một ít đường vào theo khẩu vị mỗi người và uống trực tiếp
- Nên uống nước nha đam sau ăn khoảng 20 phút hoặc uống khi đói để làm giảm cảm giác đau và khó chịu ở vùng thượng vị
4.6. Uống trà mật ong để giảm đau bao tử
Một cách giảm đau bao tử tại nhà hiệu quả nữa chính là uống trà mật ong. Mật ong không chỉ là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng mà nó còn được sử dụng nhiều trong dân gian như một vị thuốc. Trong mật ong có chứa nhiều chất chống oxy hóa làm giảm sản sinh các gốc tự do gây nên phản ứng viêm, đẩy nhanh tốc độ làm lành các ổ loét ở niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, các hydrogen peroxide có trong mật ong cũng được chứng minh là có tác dụng kháng khuẩn, nấm mốc và một số virus.
Do mật ong có kết cấu dạng đặc, sánh mịn và khả năng bắt dính cao nên nó có thể tạo ra một lớp màng bao phủ niêm mạc thực quản, ngăn ngừa trào ngược một cách rõ rệt.
Cách sử dụng mật ong để điều trị đau bao tử tại nhà như sau:
- Sử dụng từ 4 đến 5 thìa cafe mật ong cho vào tách trà
- Chế với 250ml nước ấm và khuấy đều
- Uống từ từ từng ngụm để mật ong thẩm thấu tốt vào niêm mạc
- Bạn có thể uống kèm trà mật ong với nước cốt chanh để gia tăng hiệu quả hơn
>>>>>> Tìm hiểu thêm: Cách Trị Đau Bao Tử Tại Nhà Cực Đơn Giản
Bài viết vừa rồi đã giới thiệu đến các bạn cách nhận biết, nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách giảm đau bao tử tại nhà an toàn và hiệu quả. Hy vọng rằng, thông qua bài viết trên, mọi người đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chữa trị đau dạ dày. Nếu còn bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào cần được giải đáp về chủ đề trên mọi người có thể liên hệ tới các Scurma Fizzy theo HOTLINE 1800 6091 để nhận được những tư vấn nhanh và cụ thể nhất về bệnh tình của mình nhé.