Đau Bao Tử, Nguyên Do, Biểu Hiện, Biến Chứng, Cách Điều Trị

Đau Bao Tử, Nguyên Do, Biểu Hiện, Biến Chứng, Cách Điều Trị

Bao tử là một túi chứa thức ăn của cơ thể, mà thức ăn là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Một khi cơ quan này xảy ra vấn đề bất thường ví dụ như đau bao tử thì năng lượng cung cấp cho cơ thể sẽ không được đảm bảo, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày của con người. Tìm hiểu về đau bao tử: nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng sẽ giúp mọi người phát hiện ra bệnh của mình sớm hơn và có cách xử trí kịp thời.

1.Đau bao tử là gì?

Đau bao tử (hay đau dạ dày) là một bệnh lý mà những cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị có thể do viêm, loét hoặc ung thư bao tử (dạ dày).

Với tình trạng viêm loét dạ dày, tổn thương có thể là một ổ loét hay nhiều ổ loét ở dạ dày. Đau mang tính chất chu kỳ. Một khi mất đi tính chu kỳ có nghĩa là bệnh nhân đã xuất hiện biến chứng (ung thư dạ dày)

2. Đau bao tử có nguy hiểm không?

Đau bao tử lâu ngày có thể xuất hiện một số các biến chứng

2.1.Chảy máu tiêu hóa (xuất huyết tiêu hóa)

2.1.1.Hội chứng xuất huyết:

Bao tử chứa thức ăn nên máu là tác nhân lạ của bao tử. Bao tử sẽ tống các dị vật ra ngoài. Làm xuất hiện các hiện tượng nôn ra máu và, hoặc đi ngoài ra máu

Phụ thuộc vào thời gian chảy máu và mức độ chảy máu mà máu nôn ra có màu đỏ tươi, đen hay vón cục, số lượng máu ít hay nhiều, chất nôn ra bắt buộc phải lẫn với thức ăn hoặc dịch tiêu hóa.

Đi ngoài ra máu: phân đen và có mùi thối khắm

2.1.2.Hội chứng thiếu máu cấp: 

Gây thiếu máu ở các cơ quan sống còn: thần kinh, hô hấp, tuần hoàn ngoài ra còn da và niêm mạc

Một khi xảy ra tình trạng thiếu máu cấp nếu không cấp cứu kịp thời bệnh nhân có thể tử vong do mất nhiều máu gây trụy tim mạch, hạ huyết áp.

2.2.Thủng bao tử (dạ dày)

Là một cấp cứu ngoại khoa. Thủng các ổ loét nên thức ăn và dịch acid trong bao tử tràn vào ổ bụng.

2.2.1.Acid dạ dày tràn vào ổ bụng

Gây bỏng toàn bộ ổ bụng. Hiện tượng đau thượng vị đột ngột, dữ dội, đau như dao đâm, các khối cơ ở thành bụng co cứng chống lại tình trạng bỏng nên bụng cứng như gỗ.

2.2.2.Thức ăn tràn vào ổ bụng

Gây nên hội chứng viêm phúc mạc. Biểu hiện: sốt, buồn nôn, nôn, lưỡi bẩn, môi khô, hơi thở hôi.

Tình trạng thủng bao tử nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.

>>>> Tìm hiểu thêm: Thủng Bao Tử – 1 Trong Nhiều Biến Chứng Nguy Hiểm Nhất Là Hệ Lụy Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng

2.3.Hẹp môn vị ( Phần cuối của bao tử và đầu của ruột non)

Hẹp môn vị làm cho thức ăn ứ lại dạ dày gây đầy bụng khó tiêu

Ngoài ra thức ăn ứ lại còn làm tăng áp lực dạ dày nên nên nôn thức ăn cũ ra ngoài.

2.4.Ung thư hóa dạ dày từ ổ loét

Đau thượng vị mất đi tính chu kỳ do các tổ chức ác tính xuất hiện, di căn, ăn sâu vào niêm mạc gây tổn thương, đau là do tổ chức ung thư xâm lấn nên đau mất đi tính chu kỳ.

Không hấp thu được chất dinh dưỡng nên xảy ra tình trạng gầy sút cân, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn.

3.Đau bao tử có triệu chứng gì?

3.1.Đau vùng thượng vị

Cảm giác đau âm ỉ, bỏng rát (vùng sau xương ức) do acid dạ dày (bao tử) tiết ra gây bong niêm mạc dạ dày

Đau có tính chu kì

  • Đau theo nhịp điệu của bữa ăn: Có thể là đau khi no hoặc đau khi đói. Loét dạ dày đau khi no (1-2 giờ sau ăn) dạ dày co bóp, nhào trộn thức ăn dẫn đến thức ăn tác động trực tiếp vào ổ loét gây đau. Loét tá tràng đau khi đói (sau ăn khoảng 4-6h).
  • Đau theo mùa trong năm: Thời gian chuyển mùa đặc biệt trong năm từ mùa thu sang mùa đông. Do sức đề kháng của con thời trong thời gian này rất yếu nên giảm hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày, còn vi khuẩn thì hoạt động, phát triển mạnh mẽ làm cho các cơn đau xuất hiện nhiều, thời gian đau ngắn hơn nhiều so với thời gian nghỉ đau.
dau-thuong-vi

Đau thượng vị

3.2. Kèm theo ợ hơi, ợ chua, đầy bụng

Ợ có đôi khi là thức ăn, dịch chua, dịch đắng lên tận cổ họng làm cho bệnh nhân khó chịu. Mặc dù nó không phải là một dấu hiệu bệnh lý quan trọng nhưng nó gây ảnh hưởng khá lớn đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân. Nguyên nhân gây ợ hơi, ợ chua và đầy bụng là do:

  • Đau bao tử làm cho thức ăn lưu trong bao tử lâu hơn dẫn đến bao tử tăng tiết acid ( cụ thể là acid HCl) kích thích mở tâm vị (lỗ thông giữa thực quản và bao tử (dạ dày)) nên dịch vị trào lên thực quản và xuất hiện triệu chứng ợ chua.
  • Khi bao tử tăng tiết acid thì cơ thể cũng bù trừ bằng cách tăng tiết HCO3-. HCO3- kết hợp với H+ sinh ra khí CO2 gây ra hiện tượng ợ hơi.
  • Thức ăn lưu lâu hơn trong bao tử nên xuất hiện triệu chứng đầy bụng.

3.3.Nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu là biểu hiện khi có biến chứng xuất huyết tiêu hóa

Khi có chảy máu tiêu hóa (xuất huyết tiêu hóa) tình trạng viêm loét dạ dày rất nặng các vết loét đã ăn sâu vào dưới lớp niêm mạc dạ dày, máu sẽ trộn lẫn với thức ăn trong dạ dày gây nên hiện tượng nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu.

>>>> Tìm hiểu thêm: Thật Sự Cần Chú Ý Khi Bạn Gặp Phải Tình Trạng Nôn Ra Máu Đen

3.4.Đau bao tử có thể không xuất hiện triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng

Thể không điển hình: Có khoảng 20% trường hợp bệnh nhân có ổ viêm loét ở bao tử nhưng không xuất hiện triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng. Bệnh tiến triển thầm lặng không có triệu chứng đau và biểu hiện đột ngột bởi một biến chứng (chảy máu tiêu hóa, thủng ổ loét…). Đặc biệt tình trạng loét bao tử ở trẻ em, người già, người suy kiệt cũng thường có các biểu hiện không điển hình. Nên để đề phòng mọi người nên đi khám sàng lọc 6 tháng một lần

4.Đau bao tử nguyên nhân do đâu?

Có nhiều nguyên nhân gây đau bao tử. Có thể là do ăn nhiều thức ăn khó tiêu: khẩu phần ăn nhiều thịt ít chất rau, ăn thức ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên gây đầy bụng gây ra tình trạng đau bao tử. Nếu đau bao tử do khẩu phần ăn thì chỉ cần uống thuốc tiêu hóa thì tình trạng đau sẽ được cải thiện.

Nhưng đau bao tử cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý như: loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày…Vậy nguyên nhân gây ra bệnh lý loét dạ dày là gì?

4.1. Đau bao tử do vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori)

Helicobacter pylori đóng vai trò chính trong nguyên nhân và bệnh sinh gây loét dạ dày tá tràng. Nó là một loại xoắn khuẩn Gram âm, di chuyển được và sống ký sinh ở niêm mạc dạ dày, làm tổn thương niêm mạc tại chỗ bằng cách: thoái hóa lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, sản xuất ra men làm tổn thương niêm mạc dạ dày gây ra tình trạng loét dạ dày.

nguyen-nhan-gay-dau-bao-tu

H. pylori nguyên nhân gây đau bao tử

4.2.Đau bao tử do sử dụng thuốc

Thuốc chống viêm không steroid ( viết tắt là NSAIDs): ibuprofen, indomethacin, diclofenac… nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm giảm đau. Các thuốc này ức chế tổng hợp prostaglandin (là chất trung gian hóa học gây viêm đồng thời thời giảm tiết chất nhày có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày) do đó đường tiêu hóa dễ bị tổn thương hơn. Ngoài ra những thuốc này còn có tính acid yếu nó tấn công trực tiếp vào niêm mạc dạ dày và sản phẩm chuyển hóa của thuốc được tiết qua đường mật cũng gây tổn thương.

Thuốc Glucocorticoid: là nhóm thuốc được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Nó có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch rất mạnh. Tuy nhiên nếu dùng thuốc liều cao hoặc kéo dài giảm tổng hợp prostaglandin trên đường tiêu hóa đồng thời tăng tiết acid, tăng nguy cơ gây loét đường tiêu hóa.

4.3. Đau bao tử do yếu tố tinh thần

Stress, chấn thương tinh thần (là một yếu tố nguy cơ gây loét dạ dày) làm tăng tiết cortisol, kích thích tế bào viền ở dạ dày tăng tiết acid, giảm tiết chất nhầy liên tục và kéo dài gây loét dạ dày.

4.4.Vai trò của thuốc lá và rượu

  • Thành phần trong thuốc lá làm tăng tiết acid giảm tiết chất nhầy và nước bọt. Đông thời thành phần khác gây co mạch, giảm tái tạo tế bào nên chậm liền sẹo, giảm đáp ứng với điều trị loét dạ dày.
  • Rượu tác động trực tiếp vào niêm mạc dạ dày, tăng tiết acid, ức chế tổng hợp prostaglandin nên tăng nguy cơ loét dạ dày – tá tràng.

4.5. Yếu tố di truyền

Bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày tá tràng thường có yếu tố tiền sử gia đình do

  • Những người trong cùng gia đình có chế độ ăn uống, sinh hoạt giống nhau
  • Nhiều khả năng cùng nhóm máu O (những người có nhóm máu O có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhóm máu khác 1,4 lần)
  • Có nhiều khả năng lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori

5.Cách điều trị đau bao tử

Mục đích của việc điều trị là làm giảm các yếu tố gây loét dựa trên bệnh căn của từng bệnh nhân, tăng cường các yếu tố bảo vệ và tái tạo niêm mạc, diệt trừ H. pylori bằng các loại thuốc diệt khuẩn và kháng sinh. Để điều trị có hiệu quả, bác sĩ sẽ phải thăm khám thông qua các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng để xác định tình trạng và nguyên nhân gây đau bao tử của bệnh nhân và từ đó kê đơn thích hợp cho từng trường hợp cụ thể.

Dưới đây là một số thuốc thường được sử dụng trong điều trị loét dạ dày

5.1.Dùng thuốc diệt vi khuẩn H. pylori: 

  • Hợp chất Bismuth hữu cơ: TDB (Tripotassium Dicitrato Bismuthate) hoặc CBS (Colloidal Bismuth Subnitrat)
  • Kháng sinh: amoxicillin, tetracycline, clarithromycin.
  • Các dẫn chất 5 nitro-imidazol: metronidazol, tinidazol…

5.2.Thuốc trung hòa acid dịch vị (các antacid)

  • Các Hydroxyd và muối của magie (Mg) hoặc nhôm (Al): Maalox, Alus
  • Những thuốc này có tác dụng nhanh và ngắn. Không dùng kéo dài chỉ dùng khi có triệu chứng, nhằm trung hòa acid vì antacid có bản chất là base khá mạnh nên có khả năng gây loét, bào mòn niêm mạc dạ dày

5.3.Thuốc tác dụng lên thần kinh trung ương và thần kinh thực vật

  • Thuốc tác dụng lên thần kinh trung ương có tác dụng an thần: diazepam, sulpirid, meprobamat…
  • Thuốc tác dụng lên thần kinh thực vật làm giảm đau do co thắt, giảm tiết dịch: atropin, pirenzepine.

5.4.Thuốc bảo vệ niêm mạc và băng bó ổ loét

  • Băng bó ổ loét: Alumin saccharose sulfat
  • Kích thích tiết nhầy và bicarbonat: misoprostol, cam thảo, teprenone…
  • Thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc, điều hòa độ acid, giúp cơ thể hấp thu nhanh các chất dinh dưỡng là các vitamin như vitamin B1, B6, PP

5.5. Thuốc chống bài tiết HCl

  • Thuốc ức chế thụ thể H2 (anti H2): cimetidin, famotidin, ranitidin, nizatidin
  • Ức chế bơm proton: omeprazole, lansoprazole, pantoprazole, rabeprazole

* Phác đồ diệt H. pylori thường dùng hiện nay là

2 kháng sinh diệt H. pylori + các thuốc thuộc nhóm ức chế bài tiết acid

Ví dụ: Omeprazole + Amoxicillin + Clarithromycin

Khi sử dụng các loại thuốc trên sẽ giảm được tình trạng đau bao tử của bạn. Nhưng hãy chú ý dùng đúng liều lượng, đúng thời gian, theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng không mong muốn.

5.6. Chế độ ăn uống sinh hoạt làm giảm đau bao tử

Ngoài việc sử dụng thuốc và tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để giảm các triệu chứng đau bao tử:

5.6.1.Ăn nhiều bữa, nhai kỹ: 

Việc ăn nhiều bữa sẽ làm giảm lượng thức ăn lưu trong dạ dày nên sẽ làm giảm áp lực của dạ dày. Nếu ăn một bữa quá no sẽ làm căng cứng dạ dày, đồng thời dạ dày phải co bóp, nhào trộn, tiết ra nhiều acid dịch vị để tiêu hóa thức ăn làm tăng sự va chạm, cọ xát của thức ăn vào các vết loét trên niêm mạc, điều này làm gia tăng tình trạng đau bao tử.

Nhai kỹ sẽ làm gia tăng sự bài tiết nước bọt, góp phần trung hòa acid trong dạ dày. Ngoài ra nhai kỹ làm cho thức ăn khi xuống đến dạ dày sẽ nhỏ hơn giảm áp lực co bóp cho dạ dày nên cải thiện được tình trạng đau bao tử.

5.6.2.Nên ăn một số loại thực phẩm

Uống trà ấm: một thói quen tốt đối với bệnh nhân đau bao tử, nhiệt độ thích hợp nhất là từ 30-32 độ C, thấp hơn là lạnh hơn so với dạ dày, dễ gây co thắt mạch máu, dẫn đến phòng vệ của dạ dày giảm, ảnh hưởng tới khả năng sinh lý của nó. Có thể uống trà hoa cúc hoặc trà gừng

>>>> Tham khảo thêm: Trị Đau Bao Tử Tại Nhà Với Những Phương Pháp An Toàn, Giản Đơn Nhưng Vẫn Có Hiệu Quả

dau-bao-tu-nen-su-dung

Đau bao tử nên sử dụng trà hoa cúc

Nên ăn các loại thực phẩm mềm có khả năng bao bọc niêm mạc dạ dày như cháo, bánh mỳ, cơm nếp các loại khoai, soup. Đồng thời ăn loại thức ăn này dạ dày sẽ không phải hoạt động nhiều để co bóp nhào trộn thức ăn nên cũng làm giảm tình trạng đau bao tử.

Ngoài ra, Cam thảo là một loại thảo mộc giúp giảm chứng khó tiêu và thúc đẩy làm liền vết loét dạ dày. Một số nghiên cứu cho rằng thành phần hoạt chất của Cam thảo có thể loại bỏ sự phát triển quá mức của vi khuẩn H. pylori. Nhìn chung cam thảo làm dịu đường ruột giảm tình trạng viêm và nhiễm trùng. Nên ăn hoặc uống Cam thảo trước khi ăn từ 20 – 30 phút vì lúc này nó hoạt động như một màng bảo vệ bao lấy niêm mạc dạ dày.

dau-bao-tu-nen-su-dung

Đau bao tử nên sử dụng cam thảo

Trường hợp viêm dạ dày mạn tính, bệnh nhân bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng: như thiếu vitamin B12, sắt, chất đạm dẫn đến tình trạng thiếu máu. Do dạ dày không nghiền nhỏ được thức ăn, chất dinh dưỡng trong thức ăn không được giải phóng nên ruột non không thể hấp thu được chất dinh dưỡng làm cho cơ thể bệnh nhân mệt mỏi, sút cân. Cần bổ sung đầy đủ vitamin, sắt cho bệnh nhân.

5.6.3.Không ăn những chất dễ gây kích thích

Ở bệnh nhân loét dạ dày, không nên uống nước lạnh. Do nước lạnh dễ gây kích thích đường tiêu hóa làm nhu động tiêu hóa tăng nhanh và làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt đối với đối tượng bệnh nhân là người già, chức năng tiêu hóa đã kém, khả năng chịu lạnh cũng giảm nên thức ăn, đồ uống lạnh sẽ làm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của họ.

Những loại quả chua như chanh hay những loại rau dưa muối, cà muối, giấm là những thực phẩm mang tính acid. Khi vào dạ dày nó sẽ làm tăng nồng độ acid trong dạ dày và tình trạng đau bao tử sẽ trầm trọng hơn. 

Khi viêm dạ dày cấp tính, bệnh nhân nên nhịn ăn từ 1-2 ngày để tình trạng vết loét được cải thiện tốt hơn. Vì nếu lúc này ăn luôn, thức ăn xuống dạ dày kích thích dạ dày tiết acid thì tình trạng bệnh càng nghiêm trọng hơn. Giai đoạn này bệnh nhân chỉ nên uống nước khoáng để tránh khát và mất nước.

5.6.4.Không hút thuốc lá, uống rượu, bia

Thuốc lá, rượu bia là những yếu tố nguy cơ trực tiếp dẫn đến viêm loét dạ dày. Nên để tình trạng bệnh được cải thiện tốt nhất không nên hút thuốc lá và bỏ rượu bia.

5.6.5.Mát xa trước khi đi ngủ

Sau khi ăn và trước khi đi ngủ bạn có thể xoa tay theo chiều kim đồng hồ trên bụng và kết thúc là xoa tay xuống đến phần bụng dưới. Bạn có thể thực hiện thao tác này từ 5-10 phút, nó sẽ giúp bạn kích thích dạ dày hoạt động tốt hơn và đồng thời còn xoa dịu cảm xúc tiêu cực của bạn.

Đau bao tử có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người cao tuổi nhưng bệnh có thể được phát hiện, kiểm soát và phòng ngừa tốt nếu bạn biết được các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh kết hợp với một chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. 

Hy vọng bài viết này giúp bạn đọc nâng cao vốn hiểu biết về đau bao tử. Nếu cần thêm các thông tin chi tiết bạn vui lòng liên hệ đến số điện thoại hotline 18006091 mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091