Cách Nhận Biết Đau Dạ Dày

Cách Nhận Biết Đau Dạ Dày

Hiện nay, tình trạng đau dạ dày khá phổ biến. Tỷ lệ dân số có nguy cơ bị đau dạ dày chiếm khoảng 70% dân số Việt Nam. Vì vậy, để có thể tự biết cách nhận biết đau dạ dày để có thăm khám kịp thời là vô cùng quan trọng. Bài viết sau đây của Scurma Fizzy sẽ cung cấp đầy đủ và chi tiết các thông tin về nguyên nhân đau dạ dày, cách nhận biết đau dạ dày, biến chứng của đau dạ dày và cách điều trị đau dạ dày hiệu quả. 

 

1. Đau dạ dày là gì

Dạ dày là phần phình ra to nhất của ống tiêu hóa, với vai trò dự trữ, tiếp nhận và tiêu hóa một phần thức ăn. Dạ dày có 5 phần bao gồm: tâm vị, đáy vị, thân vị, phần môn vị và môn vị. Bệnh lý đau dạ dày là khi có tổn thương một trong số các bộ phận của dạ dày kể trên. 

Đặc điểm đặc trưng của đau dạ dày là bệnh nhân bị đau vùng thượng vị dữ dội với tần số nhiều. Cơn đau diễn ra theo đợt và đau nhiều hơn khi đói. Có khá nhiều cách nhận biết đau dạ dày trước khi có thăm khám và chẩn đoán chính xác. 

 

2. Nguyên nhân đau dạ dày

Trên thực tế có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới đau dạ dày ở người bệnh. Tùy vào các nguyên nhân mà cách nhận biết đau dạ dày cũng có thể khác nhau. Do đó, việc xác định nguyên nhân gây bệnh rất cần thiết.

Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp trong đau dạ dày:

  • Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori): đây là vi khuẩn gây bệnh đại diện tại dạ dày. Vi khuẩn này dễ xâm nhập vào cơ thể người qua đường thực phẩm, vào hệ tiêu hóa và cư trú tại dạ dày (do có đặc điểm thích nghi được với môi trường acid tại dạ dày). Vi khuẩn Hp tấn công niêm mạc dạ dày tạo điều kiện cho acid đi qua niêm mạc dạ dày gây loét khu vực này. Từ đây, bệnh nhân không chỉ đau dạ dày, mà còn có thể bị xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày mạn tính, ung thư dạ dày,…
    vi-khuan-Hp

    vi-khuan-Hp

>>> Xem thêm Nhiễm Khuẩn HP Và Những Điều Cần Phải Biết

  • Thói quen ăn uống:

 

Thói quen ăn uống đóng một vai trò quyết định trong vấn đề đau dạ dày. Những thói quen ăn uống không tốt sau đây là nguyên nhân gây các vấn đề về dạ dày: ăn uống quá khuya; ăn không đủ bữa khiến cơ thể bị đói thường xuyên; thường ăn thực phẩm cay nóng; vừa ăn vừa làm việc khác; ăn quá nhanh; sử dụng rượu bia và các chất chứa thành phần kích thích thần kinh khác;…

Thói quen ăn uống dễ dàng sửa đổi nên bạn không có lý do cho việc trì hoãn cải thiện vấn đề ăn uống của chính mình. Bạn có thể tham khảo chế độ ăn khoa học từ các chuyên gia dinh dưỡng. 

 

  • Thói quen sinh hoạt:

 

Một số thói quen sinh hoạt không tốt ảnh hưởng tới dạ dày. Khi thực hiện những thói quen xấu này, đau dạ dày thường biểu hiện sớm và bạn tự biết được cách nhận biết đau dạ dày. Các thói quen gây đau dạ dày bao gồm: vận động ngay sau khi ăn no; ăn nhanh, không nhai nhuyễn đồ ăn trước khi nuốt (đưa xuống dạ dày); vệ sinh thực phẩm hoặc chế biến không sạch (thực phẩm chứa vi khuẩn Hp)…. Bạn có thể dần dần tập thói quen nhai chậm, nhai kỹ thức ăn, tránh vận động mạnh sau khi dùng xong bữa để cải thiện sức khỏe bản thân.

 

  • Yếu tố tâm lý:

 

Môi trường làm việc gò bó, áp lực từ gia đình, áp lực cuộc sống khiến bạn bị stress, chán nản và mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài dẫn đến việc tăng co bóp dạ dày và tăng lượng acid tiết ra tại đây. Từ đó gây nên các vấn đề về dạ dày, bao gồm hàng loạt các cách nhận biết đau dạ dày: nôn, buồn nôn, ợ hơi, kém ăn, sụt cân,… Nếu không cải thiện yếu tố tâm lý kịp thời, hậu quả của stress sẽ nặng nề hơn rất nhiều, bao gồm: mất ngủ, suy giảm trí nhớ, trầm cảm,…

yeu-to-tam-ly

yeu-to-tam-ly

 

  • Do bệnh lý khác gây ra:

 

Một số bệnh lý là nguyên nhân gây đau dạ dày: hội chứng ruột kích thích, viêm thực quản, viêm tụy, ung thư túi mật, bệnh tuyến giáp,… Trong trường hợp này, điều trị bệnh lý nền được ưu tiên và đau dạ dày có thể tự khỏi sau đó. 

 

  • Do thuốc:

 

Một số thuốc gây ra tác dụng không mong muốn lên dạ dày bao gồm: aspirin, corticoid, kháng sinh liều cao,… Nếu bắt buộc phải dùng những thuốc này khi bạn đã hoặc đang có tiền sử mắc viêm loét dạ dày thì vẫn có thể dùng sau khi ăn no hoặc/ và thêm các thuốc bảo vệ dạ dày (dưới sự hướng dẫn của y bác sĩ). 

 

3. Cách nhận biết đau dạ dày

Cách nhận biết đau dạ dày hay triệu chứng của đau dạ dày bao gồm:

Đau vùng thượng vị:

Đau vùng thượng vị là đau ở vị trí trên rốn, dưới xương ức trong vùng bụng. Nhưng không hẳn ai cũng biết, thượng vị không phải là một cơ quan của cơ thể mà là một khu vực của vùng bụng, nên nó được gọi là vùng thượng vị. 

Cơn đau vùng thượng vị được miêu tả như sau: đau dữ dội, đau quặn bụng, đau kéo dài âm ỉ. Cảm nhận đau rõ ràng hơn khi đói hoặc sau khi ăn quá no.

Đau  vùng thượng vị được cho là cách nhận biết đau dạ dày điển hình và đặc trưng nhất. Cơn đau vùng thượng vị cũng đặc trưng nên bệnh nhân dễ dàng nhận biết sớm dấu hiệu tổn thương dạ dày.

>>> Xem thêm 12 Nguyên Nhân Dẫn Đến Đau Thượng Vị Buồn Nôn Và Cách Điều Trị

dau-vung-thuong-vi

dau-vung-thuong-vi

Thường cảm thấy muốn nôn, hoặc nôn nhiều:

Nôn và buồn nôn cũng là một cách nhận biết đau dạ dày. Người bệnh có triệu chứng này do thức ăn không được tiêu hóa hết, trào ngược lên thực quản và bị tống đẩy ra ngoài qua đường miệng. Triệu chứng buồn nôn thường đi kèm với một số triệu chứng khác như: ợ hơi, chán ăn, mệt mỏi,…

 

Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng:

Ợ hơi là biểu hiện đặc trưng của trào ngược dạ dày. Nguyên nhân gây ra ợ hơi có thể do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến các vi khuẩn có lợi bị giảm, không chuyển hóa được enzyme tiêu hóa thức ăn, vi khuẩn có hại thì sinh thêm khí thải gây ợ hơi. Bên cạnh các dấu hiệu ợ hơi, ợ chua, ợ nóng thì bệnh nhân còn có thể ợ đắng như vị dịch mật tiết ra.  

o-chua-trong-dau-da-day

o-chua-trong-dau-da-day

Đầy bụng, cảm giác ì ạch, khó tiêu:

Trạng thái đầy bụng, chướng bụng thường đi kèm với ợ chua ợ hơi. Trạng thái này thường có các biểu hiện sau đây: 

  • Bụng căng lên, phình to, cảm giác khó chịu còn hay được gọi là tức bụng.
  • Tức ngực, có cảm giác muốn ợ nhưng không hoặc khó ợ được để thoát khí.
  • Có thể có hiện tượng xì hơi, ợ hơi, ợ chua kèm theo. Tuy nhiên, sau khi ợ hơi thì tình trạng chướng bụng không thấy đỡ nhiều.

Trạng thái chướng bụng xuất hiện sau bữa ăn. Trường hợp ăn quá no và không có các dấu hiệu khác đi kèm thì là trạng thái sinh lý bình thường. Và ngược lại, đầy, chướng bụng lại là một trong số các cách nhận biết đau dạ dày.

 

Ói ra máu, đi ngoài rỉ máu:

Một số cách nhận biết đau dạ dày khi ở trạng thái nặng là biểu hiện nôn ói ra máu hoặc đi ngoài rỉ máu. Xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn đến chảy máu. Sau đó, nếu xuất hiện hiện tượng ợ hơi hoặc buồn nôn đi kèm thì dễ bị ói ra máu. Trường hợp còn lại, máu bị thải ra ngoài theo đường nước tiểu hoặc đường phân. 

Ngay khi gặp hiện tượng này, bệnh nhân phải thật bình tĩnh và đi thăm khám chuyên khoa Nội tiêu hóa để xét nghiệm tình trạng sức khỏe dạ dày.

Hiện tượng nôn ói ra máu thường dễ bị nhầm lẫn với nguyên nhân từ các bệnh khác: giãn tĩnh mạch thực quản, rách thực quản, lạm dụng rượu, nhiễm lao, ung thư gan di căn tới phổi, ung thư phổi,…Nhưng nếu bạn đã từng bị bệnh dạ dày, khả năng bị xuất huyết dạ dày sẽ cao hơn.

non-mau

non-mau

– Đi ngoài phân có màu đen:

Đi ngoài phân đen gợi ý tình trạng có tổn thương đường tiêu hóa trên, bao gồm: thực quản, dạ dày, tá tràng – ruột non. 

Ở trạng thái sinh lý, đi ngoài phân đen có thể do màu thực phẩm hoặc do màu thuốc như thuốc bổ sung sắt, muối bismuth bảo vệ niêm mạc dạ dày,…

Còn trong trường hợp bệnh lý, phân màu đen do lẫn máu, màu phân thay đổi theo thời gian lưu máu trong ruột. Máu này xuất phát từ tổn thương niêm mạc các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa hoặc do dịch tiết từ tai – mũi – họng chảy xuống đường tiêu hóa gây ra.

>>> Xem thêm Bị Xuất Huyết Dạ Dày Và Những Điều Cần Biết Về Xuất Huyết Dạ Dày

Thay đổi thời điểm đi đại tiện khác thường ngày:

Triệu chứng thay đổi thói quen đi đại tiện bao gồm các biểu hiện sau:

  • Thay đổi về giờ thường đi trong ngày. 
  • Thay đổi về thời gian cho một lần đi: thường kéo dài hơn.
  • Thay đổi về số lần đi đại tiện/ ngày.
  • Thay đổi về tính chất phân: rắn hơn hoặc lỏng hơn, có màu đen hoặc đỏ do lẫn máu. Biểu hiện của tiêu chảy hoặc táo bón hoặc kết hợp đan xen.
  • Thay đổi về cách đi đại tiện: mót hơn, mất nhiều sức hơn khi rặn.

Thay đổi thói quen đi đại tiện là một cách nhận biết đau dạ dày, nhưng không điển hình. Nhưng trong Hội chứng ruột kích thích thì nó lại là một dấu hiệu đặc trưng và khá sớm. 

Trường hợp này cần nội soi đại tràng, siêu âm ổ bụng, xét nghiệm phân,… để cho kết luận chính xác về tình trạng bệnh tật.

 

– Chán ăn, giảm cân:

Việc chán ăn, nôn trớ, mệt mỏi, đói nhưng không muốn ăn hoặc ăn không ngon miệng… dẫn đến hậu quả chung là gầy yếu, giảm cân, suy dinh dưỡng, chậm phát triển (ở trẻ).

Đây là trạng thái giảm cân bệnh lý, dễ dẫn đến các triệu chứng có mức độ nguy hại lớn hơn như mất ngủ, trầm cảm, suy giảm trí tuệ. 

Giảm cân không phải là cách nhận biết đau dạ dày điển hình, nhưng nó cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo quan trọng trong đau dạ dày.

 

– Các cách nhận biết đau dạ dày khác:

  • Sốt: hiện tượng sốt có thể xảy ra nếu có nhiễm khuẩn Hp tại dạ dày.
  • Sờ thấy u trước bụng: khi có khối u bất thường trong dạ dày. Trường hợp bạn sờ thấy được là do khối u đã đạt kích thước khá lớn. Khối u có thể gây đau khi ấn vào. Khi có dấu hiệu này, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất và chất lượng để kịp thời chẩn đoán và điều trị bệnh.

 

4. Điều trị đau dạ dày

Dựa vào cách nhận biết đau dạ dày, và khi có kết luận về tình trạng đau dạ dày từ chuyên viên y tế,  bạn có thể được chỉ định áp dụng 2 phương pháp điều trị đau dạ dày sau đây:

4.1. Dùng thuốc

Các nhóm thuốc được kê đơn trong điều trị đau dạ dày bao gồm:

  • Thuốc kháng acid dạ dày: 

Đại diện: NaHCO3, Al(OH)3,…

Cơ chế tác dụng: trung hòa acid dịch vị, giảm cơn đau dạ dày cho người bệnh. 

Nhóm này được chỉ định trong trường hợp viêm loét dạ dày thực quản do thừa acid dạ dày.

  • Thuốc giảm tiết acid HCl và pepsin: bao gồm các thuốc kháng Histamin H2 (cimetidin, ranitidin, famotidin) và các thuốc ức chế bơm proton (omeprazol, lansoprazol, pantoprazol). Đây là nhóm thuốc đang được thịnh hành và cho ít tác dụng không mong muốn.
  • Kháng sinh: có tác dụng trong trường hợp đã xác nhận tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Hp.

Có thể sử dụng một số loại thuốc sau: Amoxicillin, erythromycin, metronidazol,…

Khi sử dụng kháng sinh, bệnh nhân cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của thầy thuốc.

  • Thuốc bao bọc niêm mạc dạ dày: có thể kể đến Muối bismuth (lưu ý không dùng cùng với sữa), các Prostaglandin, Sucralfat (giúp giải phóng nhôm làm săn se bề mặt và chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày trước sự tấn công của acid dịch vị).

4.2. Không dùng thuốc

Các phương pháp điều trị đau dạ dày không dùng thuốc bao gồm:

– Thay đổi thói quen ăn uống:

che-do-an-cho-nguoi-dau-da-day

che-do-an-cho-nguoi-dau-da-day

  • Tham khảo ý kiến từ chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn cá nhân.
  • Bổ sung chất xơ, các vitamin tự nhiên.
  • Không ăn các loại thực phẩm cay, nóng, chiên dầu mỡ. Kiêng ăn đêm sau 21h.
  • Ăn chậm, nhai kỹ thức ăn để giảm tải “công việc” cho dạ dày.
  • Hạn chế sử dụng một lượng lớn và thường xuyên rượu, bia cùng các chất kích thích như cafe,…
  • Đảm bảo nguồn thực phẩm sạch và lành mạnh.
  • Ăn vừa đủ no, không để cơ thể trong trạng thái quá đói hoặc quá no.

– Thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh:

  • Thường xuyên tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai.
  • Tham khảo về thiền, yoga.
  • Không thức quá khuya.
  • Tránh vận động mạnh ngay sau khi ăn, không tắm sau khi ăn chưa đến 30 phút.
  • Có chế độ nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý để tránh yếu tố stress.

– Sử dụng các dược liệu, chế phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên: gừng, mật ong, nha đam, cúc hoa, nghệ, chuối tây xanh,…

nha-dam

nha-dam

– Cung cấp cho bác sĩ thăm khám về các thuốc đang sử dụng để có điều chỉnh thích hợp về liều dùng, thời điểm dùng (nếu có).

 

5. Biến chứng của đau dạ dày

Nếu không lưu ý tới cách nhận biết đau dạ dày để có những can thiệp y tế kịp thời, bạn có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm của đau dạ dày như sau:

 

  • Xuất huyết dạ dày:

Xuất huyết dạ dày là một biến chứng cấp tính nguy hiểm của đau dạ dày. 

Hiện tượng xuất huyết dạ dày xảy ra sau khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, gây chảy máu dạ dày. Máu này được đào thải ra ngoài qua đường phân, nước tiểu hoặc đường miệng do trào ngược dạ dày. Biểu hiện: đau quặn vùng thượng vị, đi ngoài phân dính máu hoặc có màu đen, nôn ra máu.

Một số yếu tố làm tăng tình trạng xuất huyết dạ dày bao gồm: rượu, stress, một số thuốc gây tác dụng không mong muốn lên dạ dày như corticoid, aspirin,…

  • Viêm dạ dày mạn tính: 

Viêm dạ dày mạn tính là hệ quả của việc điều trị viêm dạ dày cấp tính không hiệu quả, dẫn đến bệnh lặp lại nhiều lần. Viêm dạ dày mạn tính để kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ cao gây ung thư dạ dày, lúc này việc điều trị hết sức khó khăn và gặp nhiều rủi ro về tính mạng. Vì vậy, cần áp dụng các cách nhận biết đau dạ dày để sớm có hướng giải quyết triệt để bệnh, tránh biến chứng mạn tính. 

Viêm dạ dày mạn tính thường do vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) gây ra. Nên việc điều trị thuốc thường có thành phần kháng sinh. Người bệnh nếu tuân thủ tốt: đúng thuốc, đúng liều, đúng thời gian điều trị thì cơ thể sẽ có tiến triển tốt.

  • Thủng dạ dày:

Trong các cách nhận biết đau dạ dày thì khi bị thủng dạ dày, các dấu hiệu này sẽ có xu hướng gia tăng và nặng nề hơn. Cụ thể: cơn đau kéo đến bất chợt và dữ dội, đau như có vật nhọn xuyên vào nội tạng (vị trí dạ dày). Ngoài ra là triệu chứng nôn tháo, khó đứng thẳng lưng, tim đập nhanh, hơi thở gấp gáp,…

Thủng dạ dày thường là thủng 1 lỗ và nguyên nhân chủ yếu được nói đến là rượu. Đây là một biến chứng khá nặng nề của đau dạ dày. Trong trường hợp thủng dạ dày, bệnh nhân cần được cấp cứu ngay. 

 

  • Ung thư dạ dày: 

Ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm nhất mà ai cũng biết của đau dạ dày do tỷ lệ tử vong cao. Tình trạng viêm loét dạ dày mạn tính khiến biến dị các tế bào niêm mạc dạ dày, phát triển thành ung thư dạ dày. Các cách nhận biết đau dạ dày cũng giống với cách nhận biết ung thư dạ dày, nên ung thư dạ dày khó phát hiện ở giai đoạn đầu do người bệnh chủ quan. Các dấu hiệu ban đầu bao gồm: ợ chua, chướng bụng, chán ăn, sụt cân nhanh, đau bụng dữ dội, xuất huyết đường tiêu hóa gây phân máu, tiểu máu hoặc dịch nôn lẫn máu. 

Hiện nay có nhiều phương pháp giúp giám sát nguy cơ ung thư dạ dày như: nội soi dạ dày, chụp dạ dày cản quang kép, các xét nghiệm phát hiện dấu vết khối u trong máu.

 

Tóm lại, cách nhận biết đau dạ dày rất đơn giản nhưng cần lưu ý và không nên chủ quan. Hãy thăm khám y khoa kịp thời để phát hiện điều trị đau dạ dày nhanh chóng, tránh những biến chứng nguy hiểm.

 

Bạn đọc tìm hiểu thêm về Scurma Fizzy ngay tại đây hoặc liên hệ ngay với HOTLINE 18006091 để được đội ngũ các bác sĩ chuyên môn tư vấn cụ thể hơn về vấn đề đau dạ dày nhé.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091